Biện pháp xử lý nợ đối với các con nợ không có khả năng trả nợ

8 606 14
Biện pháp xử lý nợ đối với các con nợ không có khả năng trả nợ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nợ nước ngoài là một khái niệm cần làm rõ để quản lý một cách hiệu quả, với cách hiểu khác nhau sẽ cho số liệu khác nhau dẫn đến đánh giá và giải quyết vấn đề nợ khác nhau. Nợ nước ngoài (NNN): là sự huy động vốn từ bên ngoài của các chủ thể nước ngoài (chính phủ, tư nhân, các tổ chức quốc tế) để sử dụng cho chi tiêu trong nước và phải hoàn trả trong một thời gian nhất định bao gồm cả lãi và gốc.

ĐỀ TÀI Biện pháp xử lý nợ đối với các con nợ không có khả năng trả nợ Phần 1: Tổng quan về nợ nước ngoài 1.1. Khái niệm nợ nước ngoài Nợ nước ngoài là một khái niệm cần làm rõ để quản lý một cách hiệu quả, với cách hiểu khác nhau sẽ cho số liệu khác nhau dẫn đến đánh giá và giải quyết vấn đề nợ khác nhau. Nợ nước ngoài (NNN): là sự huy động vốn từ bên ngoài của các chủ thể nước ngoài (chính phủ, tư nhân, các tổ chức quốc tế) để sử dụng cho chi tiêu trong nước và phải hoàn trả trong một thời gian nhất định bao gồm cả lãi và gốc. Theo quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính Phủ):” Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung hạn phải trả lãi hoặc không trả lãi do Nhà nước, chính phủ ,doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam vay của chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài”. Như vậy theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). 1.2. Các hình thức vay nước ngoài - Vay nước ngoài của chính phủ: là các khoản vay ưu đãi đã hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế (dưới hình thức phát hành trái phiếu ra nước ngoài) do cơ quan được ủy quyền của Nhà nước hoặc chính phủ Việt Nam (CPVN) ký vay vốn dưới danh nghĩa nhà nước hoặc chính phủ (CP) nước CHXHCN với người cho vay nước ngoài. - Vay nước ngoài của doanh nghiệp (DN): là khoản vay do DN tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của VN trực tiếp kí vay vốn với người cho vay với nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu 1 trách nhiệm trả nợ hoặc vay vốn thống qua phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc thu mua tài chính với nước ngoài. - Nợ được khu vực công bảo lãnh: là khoản nợ mà việc chi trả các nghĩa vụ nợ (gốc, lãi, phí…) được CP hoặc tổ chức được cấp phép cấp bảo lãnh thược khu vực công (các tổ chức tài chính, tín dụng Nhà nước) đứng ra bảo lãnh theo pháp luật hiện hành. - Vay ODA: là khoản vay nhân danh Nhà nước,CP VN từ nhà tài trợ là CP nước ngoài, tổ chức tài trợ ( song phương, đa phương …) có yếu tố không hoàn lại (thành tổ ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không có ràng buộc. - Vay thương mại: là khoản vay theo điều kiện thị trường. - Nợ nước ngoài của Quốc gia: là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ dự phòng về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của VN. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. - Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của CP, NNN(nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, NNN của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước trực tiếp vay vốn nước ngoài - Nợ của CP: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của CP - Nợ nước ngoài khu vực tư nhân: là NNN của các DN, tổ chức kinh tế của các khu vực tư nhân Phần 2: Các biện pháp xử lý đối với nợ khó đòi - ứng dụng trong một số nước 2.1. Các biện pháp xử lý đối với nợ khó đòi 2.1.1. Đối với bên chủ nợ - Chuyển đổi nợ 2 Việc chuyển đổi một khoản nợ thành một nghĩa vụ khác không phải nghĩa vụ nợ, ví dụ như chuyển thành cổ phần hoặc thành viện trợ trong trường hợp là khoản nợ đó được sử dụng để tài trợ cho một dự án hoặc một chính sách cụ thể nào đó. Thường được sử dụng tại các nước thực hiện đồng thời chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng và khu vực DN đặc biệt là các DN thuộc sở hữu nhà nước. Triều Tiên (ví dụ cho phương thức chuyển đổi nợ và tái cơ cấu) Năm 2012, Hạ viện Nga đã thông qua thỏa thuận ký kết giữa Nga và Triều Tiên với nội dung xóa gần 90% khoản tiền 10.86 tỷ USD mà Triền Tiên nợ Liên Xô trước đây. Số nợ còn lại khoảng 1.09 tỷ USD sẽ được trả góp trong 6 tháng/lần trong vòng 20 năm và sẽ do Ngân hàng quốc gia Nga quản lý. Theo thỏa thuận này, Nga sẽ dùng số tiền nợ còn lại của Triều Tiên phải trả để đầu từ vào các dự án y tế, giáo dục và năng lượng tại Triều Tiên. Bộ Tài chính Nga cho biết, khoản tiền này cũng có thể được dùng để xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường sắt đến Hàn Quốc xuyên qua Triều Tiên. - Tái cơ cấu nợ Là hoạt động được thực hiện bởi cả người cho vay và người đi vay, kết quả là dẫn đến sự thay đổi về nghĩa vụ nợ theo hướng làm giảm bớt gánh nặng nợ cho người đi vay. Hoạt động này có thể là tổ chức lại nợ cho vay hoặc giảm nợ. Đối với trường hợp xoá nợ thì hoạt động này chỉ được thực hiện bởi người cho vay. Tái cơ cấu lại nợ bao gồm giãn nợ, xóa nợ và hoạt động tái tài trợ. Hi Lạp (ví dụ cho phương thức tái cơ cấu nợ) Năm 2010, nền kinh tế Hi Lạp cùng lúc phải đối mặt với 2 vấn đề nan giải: Nợ công quá cao (147.8%) và thâm hụt chính sách lớn (13.6% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lớn (trung bình khoảng 9% GDP – so với mức trung bình của khu vực Châu Âu là 1%). Nợ công của Hi Lạp đến thời điểm này đã lên tới con số 330 tỷ euro, tương đương 147.8% GDP. Các chuyên gia dự 3 báo dù Hi Lạp có thực hiện được kế hoạch thắt lưng buộc bụng kéo dài 3 năm thì nợ của Hi Lạp đến năm 2012 vẫn tăng lên đến 172% GDP. Các biện pháp đã được áp dụng tại Hi Lạp: Tháng 5/2010, các lãnh đạo khu vực Châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố gói cứu trợ kỳ hạn 3 năm trị giá 110 tỷ EUR dành cho Hi Lạp. Sau đó, vào tháng 10/2010, IMF cho nước này vay thêm 2.5 tỷ EUR, nâng tổng giá trị các khoản vay khẩn cấp mà IMF dành để ngăn chặn khả năng vỡ nợ của nước này lên đến 10.58 tỷ EUR. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2010 và 6/2011, ngân hàng trung ương Châu Âu đã mua khoảng 45 tỷ EUR trái phiếu chính phủ Hi Lạp. Ngoài ra các khoản hỗ trợ thanh toán mà tổ chức ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) dành cho các ngân hàng Hi Lạp tăng từ mức 47 tỷ EUR vào tháng 1/2010 lên mức 98 tỷ EUR vào tháng 5/2011. - Hoãn nợ Hoãn nợ đề cập tới việc hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và áp dụng kỳ hạn mới, dài hơn đối với khoản tiền được hoãn nợ. Hoãn nợ là một cách giúp cho người mắc nợ giảm nhẹ gánh nặng nợ thông qua việc trì hoãn hoàn trả và trong trường hợp hoãn nợ có ưu đãi sẽ dẫn đến giảm nghĩa vụ nợ. Bồ Đào Nha (ví dụ cho phương thức hoãn nợ) Chương trình cứu trợ tài chính dành cho Bồ Đào Nha (BĐN) trị giá 78 tỷ Euro (106 tỷ USD) do bộ ba chủ nợ gồm Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF) giám sát sẽ kết thúc vào giữa tháng 5/2014, sớm hơn 1 tháng so với dự kiến. Để có được gói cứu trợ nợ, chính phủ BĐN đã phả thực hiện một loạt các biện pháp cải cách cứng rắn để kiểm soát tài chính gồm tăng thuế, cắt giảm chi tiêu, lương và các phúc lợi xã hội khác. 4 BĐN vừa thực hiện kế hoạch hoán đổi nợ, theo đó, giảm số tiền nước này cần huy động trong năm nay xuống còn 7.1 tỷ euro (tương đương 9.6 tỷ USD). - Tái tài trợ Là một loại thỏa thuận vay hoặc một loại tài trợ. Tái tài trợ đề cập tới một thỏa thuận trong đó người cho vay hoặc là một tổ chức đại diện cho người cho vay tài trợ cho việc thanh toán các nghĩa vụ phát sinh của khoản vay trước đây thông qua một khoản vay mới. Argentina ( ví dụ cho phương thức tái tài trợ nợ) Cuối năm 2001, Argentina đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với các khoản nợ nước ngoài lên đến146 tỷ USD (trong đó, riêng các khoản nợ chính phủ đạt tới 132 tỷ USD, chiếm 46% GDP cùng năm của nước này). Chính phủ Argentina đã buộc phải tuyên bố đình chỉ các khoản nợ nước ngoài lớn nhất trong lịch sử. Nếu tính trung bình nợ nước ngoài bình quân/người của Argentina thì mỗi người phải gánh trên mình tới 3000 USD. Bên cạnh đó, nước này còn tiến hành phá giá đồng Peso 29 % và cho tạm ngưng vô thời hạn tất cả các giao dịch ngoại hối cho tới khi Chính phủ tìm được một chương trình kinh tế ngăn chặn dòng vốn tháo chạy ồ ạt khỏi các ngân hàng thương mại (trung bình khoảng 100 triệu USD/ngày). Một số sự kiện liên quan đến khủng hoảng nợ tại Argentina: Tháng 3/2000: IMF đồng ý một thỏa thuận cho vay dự phòng trị giá 7.2 tỷ USD trong 3 năm với điều kiện, nước này phải điều chỉnh tài chính chặt chẽ và đạt mức tăng trưởng 3.5% vào năm 2000 (thực tế, mức tăng của nước này vào năm 2000 chỉ là 0.5%). Tháng 1/2001: IMF tiếp tục tăng thỏa thuận này lên thêm 7 tỷ USD như một phần của gói 40 tỷ USD viện trợ cả gói liên quan đến Ngân hàng phát triển trung ương Mỹ, Ngân hàng thế giới (WB), Tây Ban Nha và tư nhân cho vay, do nền kinh tế nước này vẫn còn trong suy thoái mạnh. Thỏa thuận này nhằm đảm bảo GDP của 5 Argentina sẽ tăng trưởng ở mức 2.5% năm 2001 (thực tế năm 2001, GDP nước này chỉ đạt mực -5%). Tháng 6/2001: Chính phủ thông báo khoản nợ trị giá 29.5 tỷ USD được hoán đổi từ khoản nợ ngắn hạn thành khoản nợ mới với thời gian đáo hạn dài hơn và lãi suất cao hơn. 2.1.2. Đối với bên con nợ - Thực hiện tự do hóa thương mại đầu tư - Đàm phán với các chủ nợ, sắp xếp lại nợ - Đơn phương thực hiện cam kết với chủ nợ - Hoãn, xin ra hạn, cơ cấu lại nợ 2.2. Hình thành các công ty AMCs Trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á, Chính phủ các nước như: Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Các quốc gia này đã thiết lập Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (IBRA), Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA) và Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO). Riêng Thái Lan ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của các công ty tài chính. Đến năm 2001, Thái Lan mới chính thức thành lập Công ty quản lý tài sản (TAMC). Hàn Quốc Nguồn vốn để Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) sử dụng để xử lý nợ xấu là khoản tiền trong Quỹ quản lý tài sản xấu (NPA) với quy mô lên tới 21,6 nghìn tỷ won trong đó 20,5 nghìn tỷ won là từ nguồn tiền phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo đảm. Phương thức đổi nợ thành vốn cổ phần là phương pháp được Hàn Quốc sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nợ xấu và gặt hái được khá nhiều thành công. Thái Lan 6 Đối với các khoản vay có thế chấp không còn khả năng trả nợ, TAMC thực hiện tịch thu tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời-lỗ giữa TAMC và các tổ chức tín dụng bán nợ. Đối với các khoản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC chủ động phối hợp với cơ quan đại diện các khu vực kinh tế để đưa ra các giải pháp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực đó, tạo nguồn vốn trả nợ. Phần 3: Áp dụng mô hình AMCs vào Việt Nam Đối với Việt Nam, lựa chọn, áp dụng phương thức nào để xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, dù áp dụng phương thức nào trước hết cần có đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm các vấn đề sau: - Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chứng khoán hóa chưa có. Trong một số trường hợp, có thể phải cân nhắc tới việc ban hành một đạo luật khẩn cấp cho hoạt động của AMC. - Chính phủ có thể cân nhắc việc thành lập công ty AMC nhưng xác định rõ mục tiêu chỉ để thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó, cơ sở của nguồn vốn hoạt động và lộ trình hoạt động của công ty cần được làm rõ. - Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt. 7 - Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn. - Cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi. Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Với kinh nghiệm của các nước ở châu Á trong xử lý nợ xấu trên và những hàm ý cho Việt Nam, hy vọng rằng Việt Nam sẽ đưa ra cho mình giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay. 8 . Các biện pháp xử lý đối với nợ khó đòi - ứng dụng trong một số nước 2.1. Các biện pháp xử lý đối với nợ khó đòi 2.1.1. Đối với bên chủ nợ - Chuyển đổi nợ 2 Việc chuyển đổi một khoản nợ thành một. TÀI Biện pháp xử lý nợ đối với các con nợ không có khả năng trả nợ Phần 1: Tổng quan về nợ nước ngoài 1.1. Khái niệm nợ nước ngoài Nợ nước ngoài là một khái niệm cần làm rõ để quản lý một cách. Đối với bên con nợ - Thực hiện tự do hóa thương mại đầu tư - Đàm phán với các chủ nợ, sắp xếp lại nợ - Đơn phương thực hiện cam kết với chủ nợ - Hoãn, xin ra hạn, cơ cấu lại nợ 2.2. Hình thành

Ngày đăng: 18/09/2014, 00:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan