văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn

151 1.8K 4
văn hóa tinh thần của người tày ở huyện bắc sơn tỉnh lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG HẢI YẾN VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN BẮC SƠN TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa khọc:TS. HOÀNG NGỌC LA Thái Nguyên, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN TỘC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA DÂN CƢ 10 1.1. Đặc điểm tự nhiên 10 1.1.1. Vị trí địa lí 10 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10 1.2. Dân tộc, dân cƣ 14 1.3. Hoạt động kinh tế của dân cƣ 16 1.3.1. Kinh tế sản xuất 16 1.3.2. Kinh tế tự nhiên 25 1.3.3. Chợ phiên 27 CHƢƠNG 2: VĂN HÓA TINH THẦN 31 2.1. Tổ chức xã hội 31 2.1.1. Cộng đồng làng bản – dòng họ 31 2.1.2. gia đình và hôn nhân 39 2.2. Các tập quán liên quan đến chu kì đời ngƣời 52 2.2.1. Tập quán sinh đẻ, nuôi dạy con cái 52 2.2.2. Nghi lễ đám cưới 59 2.2.3. Nghi lễ đám ma 68 2.3. Tín ngƣỡng dân gian 76 2.3.1. Quan niệm về hồn và các loại ma 76 2.3.2. Các hình thức tín ngưỡng liên quan đến gia đình, cộng đồng 78 2.3.3. Các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp 83 2.3.4. Các tàn dư và biểu hiện của hình thái ma thuật 85 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.3.5. Phong tục, tín ngưỡng làm nhà mới của người Tày 87 2.4. Văn học dân gian 91 2.4.1. Tự sự dân gian 91 2.4.2. Trữ tình dân gian 91 2.4.3. Tục ngữ, câu đố Tày 98 2.5. Lễ hội và trò chơi dân gian 102 CHƢƠNG 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƢỜI TÀY Ở HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN 107 3.1. Những yếu tố tác động đƣa đến sự biến đổi của văn hóa tinh thần của ngƣời Tày ở Bắc Sơn 107 3.1.1. Yếu tố nội sinh 107 3.1.2. Yếu tố ngoại sinh 108 3.2. Những biến đổi của văn hóa tinh thần 117 3.2.1. Những biến đổi về tổ chức xã hội 117 3.2.2. Biến đổi của các tập tục lễ nghi liên quan đến chu kì đời người 123 3.2.3. Biến đổi trong tín ngưỡng dân gian của người Tày ở Bắc Sơn 127 KẾT LUẬN 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . Văn hóa được hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của các dân tộc, là một yếu tố cấu thành một quốc gia, vì vậy văn hóa là nét đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt giữa các quốc gia dân tộc. Đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển đối với mỗi quốc gia dân tộc qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình để phục vụ cho cuộc sống của họ. Như vậy, nói đến văn hóa ta nhận thấy có thể chia làm hai mảng : văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần (hay còn gọi là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể). Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời với nét đặc trưng nổi bật đó là một nền văn hóa “đa dạng trong thống nhất”. Nền văn hóa ấy hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước, thể hiện bản sắc chung của một dân tộc thống nhất với 54 dân tộc anh em, nhưng đều có cùng một nguồn gốc tổ tiên, đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, gắn bó keo sơn cùng nhau chung tay góp sức xây dựng nước nhà. Nền văn hóa thống nhất của Việt Nam lại được biểu hiện ra với những sắc thái đa dạng ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau đang sinh sống trên đất nước Việt Nam. Những sắc thái riêng đó không tách rời bản sắc chung của văn hóa Việt Nam mà còn góp phần làm phong phú thêm bản sắc chung của văn hóa Việt Nam. Dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc thiểu số, tuy nhiên đây là dân tộc có số lượng đông đảo (đứng thứ hai sau dân tộc Kinh), là cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên đất nước Việt Nam. Dân tộc Tày phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đông nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Tuyên Quang, Thái Nguyên . . . Trong quá trình tồn tại và phát triển, gắn liền với các thời kì lịch sử của đất nước người Tày đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm tính chất riêng biệt của mình, đồng thời cũng hòa chung vào nền văn hóa chung của dân tộc, là một mảng văn hóa trong tổng thể văn hóa Việt. Người Tày ở Bắc Sơn chiếm 67,8 % trong tổng số 65.930 người. Gốc bản địa, thuộc nhóm ngữ hệ Tày – Thái. Người Tày ở Bắc Sơn có mặt ở tất cả 19 xã và cả thị trấn, sinh sống trong một khoảng không gian rộng trong thung lũng Bắc Sơn, hòa hợp với các dân tộc khác trong địa bàn của huyện. Do có mặt sớm và là dân bản địa nên dân tộc Tày ở Bắc Sơn đã xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền trống phong phú và mang đậm bản sắc địa phương, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Hiện nay đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập, nên vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc đang rất được coi trọng. Đảng ta xác định “ xây dựng một nền văn hóa tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc”. Năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta xác định: Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Chủ trương đó được tiếp tục khẳng định rõ hơn trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII ( 1998 ) của Đảng “ Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống( bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể ” [20;63]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Nắm bắt tinh thần chung về gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn cũng chỉ rõ : “ Khai thác và tìm hiểu truyền thống của tỉnh, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí cho nhân dân trong tỉnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết ” Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và của người Tày nói riêng, chúng tôi quyết định chọn “ Văn hóa tinh thần của ngƣời Tày ở huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận văn, trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản là văn hoá tinh thần của người Tày huyện Bắc Sơn và sự biến đổi của văn hóa ngày nay, nhằm xây dựng lên bức tranh văn hóa huyện Bắc Sơn trong lịch sử và hiện tại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn hoá nói chung và văn hoá các tộc người thiểu số nói riêng luôn là đề tài được các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các nhà nghiên cứu văn hoá xã hội quan tâm. Văn hoá đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong nhiều công trình, của nhiều tác giả khác nhau : - Trước hết phải kể đến cuốn “Các bài hát đám cưới của người Thổ ở Lạng Sơn - Cao Bằng” của Nguyễn Văn Huyên do Viễn Đông Bác Cổ xuất bản năm 1942 [33]. Công trình nghiên cứu của tác giả đã đề cập tới các bài hát và các lễ nghi trong đám cưới của người Tày ở Lạng Sơn. - Cuốn “Dân ca đám cưới Tày - Nùng” của Nông Minh Châu, NXB Việt Bắc xuất bản năm 1973 [7]. Tác phẩm đã tập hợp và giới thiệu một số điệu dân ca của dân tộc Tày, Nùng. - Cuốn “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng” của Vi Hồng, NXB Văn hoá ấn hành năm 1979 [31]. Tác phẩm là sự tập hợp các điệu Sli, lượn tiêu biểu của dân tộc Tày, Nùng ở các địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Cuốn “Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, NXB Văn hoá, xuất bản năm 1984 [42]. Cuốn sách đã giới thiệu khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hoá của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam. Tuy nhiên nhiều đặc trưng văn hoá mang tính địa phương, trong đó có Bắc Sơn chưa được các tác giả quan tâm và đề cập một cách đầy đủ. - Cuốn “Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” do NXB Viện KHXH và Viện dân tộc học xuất bản năm 1992 [12]. Đây là cuốn sách đề cập tương đối đầy đủ về điều kiện tự nhiên, dân cư Tày, Nùng, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, tổ chức xã hội của các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam. - Cuốn “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của nhóm tác giả Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn do NXB văn hoá dân tộc xuất bản năm 1993 [56]. Là tác phẩm tìm hiểu tương đối toàn diện trên lĩnh vực văn hoá của hai dân tộc Tày, Nùng : xã hội và văn hoá của người Tày, Nùng; chữ Nôm của người Tày, Nùng - Cuốn “Phong tục tập quán của người Tày ở Việt Bắc” của tác giả Hoàng Quyết, Tấn Dũng, NXB Văn hoá dân tộc xuất bản năm 1994 [57] đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc, với những phong tục tập quán, về tín ngưỡng, lễ hội từ xa xưa của người Tày. - Cuốn “Tục cưới xin của người Tày” của Triều Ân, Hoàng Quyết, do NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1995 [3] giới thiệu các thủ tục, lễ nghi của dân tộc Tày ở Việt Nam. - Cuốn “Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam” (cách nhìn hệ thống loại hình) của Trần Ngọc Thêm do NXB Thành phố Hồ Chí Minh (1997) [60] đã tiến hành phân loại các hình thái tín ngưỡng, những nét đặc trưng trong phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 tục được quy định bởi văn hoá truyền thống, phân tích sự giao lưu ảnh hưởng giữa các nền văn hoá Đông - Tây được biểu hiện trong văn hoá Việt Nam. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 1999 “Tín ngưỡng dân gian Tày lịch sử và hiện tại” của tác giả Hoàng Ngọc La và Hoàng Hoa Toàn [37] trình bày khá chi tiết về tín ngưỡng dân gian Tày với các tục thờ cúng, các tàn dư ma thuật cùng các lễ nghi trong đời sống đồng bào Tày. - Các tác giả: Hoàng Ngọc La (chủ biên) – Hoàng Hoa Toàn – Vũ Anh Tuấn đã biên soạn cuốn “Văn hóa dân gian Tày”, Sở Văn hóa thông tin Thái Nguyên xuất bản năm 2002. Tác phẩm đã trình bày nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày trong lịch sử. - Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Duy do NXB Văn hoá thông tin xuất bản năm 2001 [18] đã trình bày khá đầy đủ về khái luận về tín ngưỡng tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái tín ngưỡng dân gian đặc trưng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc và những giáo lý cơ bản của các lọai hình tôn giáo trong đời sống hiện nay. - Cuốn “Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001 [68] đã nêu lên những khái niệm chung về tôn giáo, xu thế chung của tôn giáo, đời sống tôn giáo trong nhân dân. - Cuốn “Lạng Sơn vùng văn hoá đặc sắc” của Phạm Vĩnh, NXB Văn hoá thông tin xuất bản năm 2001 [72]. Tác phẩm đã tìm hiểu về các dân tộc ở Tỉnh Lạng Sơn cùng với các nét đặc trưng về văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc, trong đó có dân tộc Tày ở Bắc Sơn. - Từ năm 1990 đến năm 2000, Huyện uỷ Bắc Sơn lần lượt biên soạn và cho xuất bản các cuốn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 + Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn ( 1930 - 1954) [40]. + Lịch sử Đảng bộ huyện Bắc Sơn 1955 – 1985 [41]. Các cuốn sử này ít nhiều đề cập tới bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Sơn. Trong những năm gần đây công tác sưu tầm, nghiên cứu, khôi phục văn hóa Tày ở Lạng Sơn đã được đẩy mạnh, có một số công trình tiêu biểu: - Cuốn “Tục lệ Lạng Sơn (trước năm 1920)”, do Viện nghiên cứu Hán Nôm và Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn biên soạn, Nxb VHDT xuất bản năm 1998 [70] đã phản ánh đầy đủ những quy tắc, tập tục, diện mạo, bản sắc văn hóa riêng của từng làng, xã. Các làng, bản người Tày là đối tượng nghiên cứu chính của công trình. - Cuốn “Địa chí Lạng Sơn” do UBND tỉnh biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản 1999 [66] là một công trình “bách khoa” về mảnh đất, lịch sử và đời sống văn hóa các dân tộc trong tỉnh, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa Tày xứ Lạng. - Cuốn “Lễ hội dân gian Lạng Sơn”, do Hoàng Văn Páo chủ biên, Sở VH Lạng Sơn xuất bản năm 2002 [53] giới thiệu đầy đủ diễn trình của các lễ hội và những vấn đề có liên quan đến lễ hội như truyền thuyết và di tích, trong đó, lễ hội dân gian của người tày và người Nùng chiếm một phần chủ yếu. - Cuốn “Nghi lễ then giải hạn (hắt khoăn) của người Tày” của Nguyễn Thị Hoa, Hội VHNT Lạng Sơn xuất bản năm 2004 [30] giới thiệu về diễn xướng then của người Tày ở Xứ Lạng. - Cuốn “Đặc điểm dân ca đám cưới Tày – Nùng xứ Lạng” của Lộc Bích Kiệm, Hội VHNT Lạng Sơn xuất bản năm 2004 [36] đi sâu tìm hiểu về một loại hình dân ca đặc biệt của hai dân tộc này ở Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Các công trình trên mặc dù không đi sâu vào nghiên cứu văn hoá của người Tày ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), song cũng đã cung cấp một số nguồn tư liệu liên quan đến đề tài. Các tác phẩm nói trên chưa đi sâu nghiên cứu, chưa làm rõ được những đặc trưng trong văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn. Mặc dù vậy, các tác phẩm trên đã giúp cho tác giả luận văn một số tài liệu và những nét tổng quát về văn hóa tinh thần của người Tày làm cơ sở nghiên cứu và thực hiện đề tài. 3, Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ đề tài - Mục đích đề tài Nghiên cứu văn hoá tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhằm làm rõ văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Tày trong giai đoạn lịch sử hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là văn hoá tinh thần của cư dân dân tộc Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn đề cập đến những đặc điểm sinh thái tự nhiên, dân tộc và hoạt động kinh tế của cư dân Tày ở Bắc Sơn. Trọng tâm của luận văn nghiên cứu văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn trong xã hội cổ truyền và trong hiện tại. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Luận văn của chúng tôi dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu sau: + Nguồn tài liệu thành văn - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. [...]... trưng văn hóa tộc người Tày ở địa phương 5 Đóng góp của đề tài - Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Góp phần làm rõ nét những bản sắc văn hóa Tày ở địa phương, đồng thời khẳng định và bổ sung thêm các nét tương đồng với văn hóa dân tộc Tày ở các địa phương khác và với các dân tộc khác Thông qua việc tìm hiểu văn hóa tinh thần của dân... văn hóa tinh thần của người Tày 6 Cấu trúc của đề tài Luận văn gồm 142 trang, ngoài phần mở đầu (9 trang), phần kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (7 trang), còn lại là phần nội dung (122 trang) được chia làm 3 chương : Chƣơng 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân tộc và hoạt động kinh tế của cƣ dân Chƣơng 2: Văn hóa tinh thần Chƣơng 3: Những biến đổi của văn hóa tinh thần của ngƣời Tày ở huyện Bắc. .. Lạng Sơn, đời Nguyễn (Gia Long) vì kị huý tên chúa Nguyễn Phúc Lan đổi là châu Văn Quán Sau năm 1945 là huyện Bắc Sơn Hiện nay Bắc sơn có 20 đơn vị hành chính, bao gồm một thị trấn (Bắc Sơn) , là trung tâm của huyện và 19 xã Bắc Sơn ở về phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn Phía Đông tiếp giáp với các huyện Văn Quan, Chi Lăng, phía Tây tiếp giáp với huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, phía Nam tiếp giáp với huyện. .. trồng nhiều ở Bắc Sơn, nhất là các xã Long Đống, Tân Tri, Vạn Thủy Rừng hồi là tài sản của cha ông để lại cho con cháu, gắn bó mật thiết đối với đời sống văn hóa của người Tày ở Bắc Sơn Thuốc lá là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng rất nhiều ở Bắc Sơn Thuốc lá Bắc Sơn thơm ngon nổi tiếng, thường được trồng ở những chân ruộng cạn, các nương bằng nơi chân núi nơi thuận tiện nước tưới Ở Bắc Sơn mỗi năm... của vùng đất này, đó chính là người Tày cổ Theo niên giám thống kê của huyện thì tính đến năm 2009 dân số của huyện Bắc Sơn đã lên tới 65.930 người, mật độ trung bình là khoảng 95 người/ km2 , bao gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau như Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh và dân tộc Hoa, dân tộc Sán Dìu Bảng thống kê một số dân tộc ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Dân tộc STT Số lƣợng ( ngƣời) Tỉ lệ(%) 1 Tày. .. tộc Tày, đề tài làm nổi bật lên những đặc trưng văn hóa tinh thần của dân tộc Tày, giúp cho các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 cơ quan chức năng đánh giá một cách toàn diện hơn về công tác bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của người Tày ở Bắc Sơn - Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc học tập và giảng dạy lịch sử địa phương ở. .. gia đình của đồng bào Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn không thể không kể đến vai trò của các loại cây công nghiệp, nổi tiếng nhất là hồi, thuốc lá và quế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Hồi là loại cây lưu niên, quả cho tinh dầu, có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn và miền Nam Trung Quốc, nhưng hồi ở Lạng Sơn mới cho chất lượng tinh dầu... thủy đã có con người sinh sống Tại Bắc Sơn các nhà khoa học đã phát hiện được những dấu tích thuộc thời đại đồ đá tiêu biểu thuộc vào nền văn hóa Bắc Sơn, là nền văn hóa khảo cổ có vị trí rất quan trọng trong thời đại đồ đá mới ở Việt Nam, với chiếc rìu mài lưỡi - rìu mài Bắc Sơn Như vậy, cách đây hàng ngàn năm con người với nền văn minh lúa nước đã có mặt ở một số nơi thuộc huyện Bắc Sơn ngày nay,... lịch của huyện, sự quan tâm của huyện về việc duy trì và phát triển các vườn cây đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 sản đã làm cho đồng bào dân tộc Tày ở Bắc Sơn có thêm động lực để mở rộng và phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và của các dân tộc trong huyện nói chung Chăn nuôi: Dân tộc Tày ở. .. cư trú của mình Với những đặc điểm sinh thái tự nhiên, đặc trưng kinh tế đã có những ảnh hưởng sâu sắc và tạo nên những sắc thái đặc trưng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Tày ở Bắc Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 CHƢƠNG 2 VĂN HÓA TINH THẦN 2.1 Tổ chức xã hội 2.1.1 Cộng đồng làng bản – dòng họ Cộng đồng làng bản: Sự hình thành của làng . Nghiên cứu văn hoá tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn nhằm làm rõ văn hóa tinh thần của người Tày ở Bắc Sơn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Tày trong. và hoạt động kinh tế của cƣ dân. Chƣơng 2: Văn hóa tinh thần Chƣơng 3: Những biến đổi của văn hóa tinh thần của ngƣời Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu. tố đặc trưng văn hóa tộc người Tày ở địa phương. 5. Đóng góp của đề tài. - Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Góp phần

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan