nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa

90 845 4
nghệ thuật truyện ngắn phạm duy nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM *** ĐOÀN THỊ HẢI YẾN NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tôn Thảo Miên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà văn Phạm Duy Nghĩa, người đã nhiệt thành giúp đỡ tôi khi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với BGH, bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Mỏ Trạng, Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Giang cùng những người thân yêu trong gia đình đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Đoàn Thị Hải Yến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp của luận văn 7 6. Cấu trúc luận văn 7 PHẦN NỘI DUNG 8 CHƢƠNG 1: CỐT TRUYỆN TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 8 1.1. Khái niệm cốt truyện 8 1.2. Các kiểu cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 10 1.2.1. Cốt truyện liền mạch, tuyến tính 10 1.2.2.Cốt truyện huyền ảo 19 1.2.3. Cốt truyện ghép mảnh 24 1.2.4. Cốt truyện khung 27 1.2.5. Cốt truyện tâm lí 29 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 33 2.1. Khái niệm nhân vật 33 2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 34 2.2.1. Nhân vật hướng sáng 35 2.2.2. Nhân vật tha hoá 49 CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 61 3.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học 61 3.2. Ngôn ngữ truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 62 3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ và nhạc tính 62 3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất họa 71 PHẦN KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Văn xuôi Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ 1986 đến nay, đã có những thay đổi lớn lao và phát triển mạnh mẽ. Đi cùng với sự thay đổi chung ấy, thể loại truyện ngắn cũng ngày càng khẳng định vị thế của mình. Trong những thập niên qua, truyện ngắn đã có những thay đổi sâu sắc từ tư duy nghệ thuật, quan niệm về con người đến nghệ thuật trần thuật Điều đó không những đã làm nên một diện mạo mới cho truyện ngắn mà còn đem lại những thành tựu rực rỡ cho thể loại này. Góp phần vào sự “lên ngôi” của truyện ngắn đương đại, không chỉ có những cây bút kỳ cựu, những nhà văn thuộc thế hệ đi trước mà còn có sự đóng góp không nhỏ của thế hệ nhà văn trẻ đang rất sung sức hôm nay. Nhà văn trẻ, theo quan niệm chung hiện nay, là các cây bút dưới 40 tuổi, chủ yếu thuộc thế hệ 7X, 8X (những người sinh trong khoảng thời gian những năm 1970, 1980). Họ đang xuất hiện ngày càng đông đảo, là một lực lượng viết trẻ, khoẻ, có chất, và ngày càng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng. Trong những năm vừa qua, giới lí luận – phê bình cũng đã dành cho thể loại truyện ngắn nhiều sự quan tâm. Đã có những hội thảo được mở rộng và có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều đựơc trình bày. Cũng đã có nhiều bài viết, chuyên luận nghiên cứu về truyện ngắn đương đại. Nhưng thực tế cũng đang đặt ra những câu hỏi : Truyện của các nhà văn trẻ như thế nào ? Họ đang viết về điều gì? Viết như thế nào? Những tác phẩm của họ kế thừa thế hệ đi trước điều gì và cách tân, sáng tạo ra sao? Họ đã và đang đóng góp gì cho sự phát triển của truyện ngắn đương đại? Quả thật, còn hiếm những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nghiên cứu chuyên sâu về các cây bút văn xuôi trẻ hiện nay mặc dù họ đang xuất hiện đông đảo và khá thuyết phục. 2. Bằng giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệ 2003 – 2004 (với tác phẩm Cơn mưa hoa mận trắng), Phạm Duy Nghĩa đã gia nhập làng văn với một cốt cách văn xuôi “trang trọng”, “vững chãi”, “cổ điển” và anh ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Miệt mài hơn 10 năm trong nghề viết Phạm Duy Nghĩa đã trở thành một nhà văn có dấu ấn và bản sắc riêng. Anh đã được trao một số giải thưởng như: Giải thưởng Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2006, Giải thưởng Phan Xi Păng tỉnh Lào Cai 2002 – 2007, , được kết nạp vào Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, là Uỷ viên Ban nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Hà Nội, nhất là được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007 với số phiếu bầu cao nhất. Hiện nay anh đang giữ chức Trưởng ban Lí luận phê bình của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Liên tục từ năm 2002 đến 2010, tác phẩm của anh đều đặn được in ấn bởi các nhà xuất bản có uy tín như Nxb Văn học, Nxb Lao động, Nxb Quân đội, , và được độc giả trân trọng đón nhận. Tất cả đã cho thấy sự tin yêu, kỳ vọng của giới chuyên môn và độc giả dành cho một nhà văn trẻ tài năng, triển vọng. Phạm Duy Nghĩa là "một trong số ít những nhà văn nam viết hay hiện nay"[24]. Truyện ngắn của anh “cổ điển” mà vẫn “có sức hấp dẫn và thuyết phục cao, khiến người đọc phải ngỡ ngàng về khả năng chiếm lĩnh và bút lực” của nhà văn. Tìm hiểu “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”, đề tài nhằm khám phá những điều làm nên sức cuốn hút của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Đồng thời, qua đó góp phần định vị một gương mặt nhà văn trẻ bắt đầu có dấu ấn riêng trong nền văn xuôi đương đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đến với văn chương, mỗi người một vạch xuất phát, một con đường. Nhiều người chọn cách xuất hiện ồn ào, đình đám, với những tuyên ngôn, lập thuyết gây xôn xao dư luận, có người lại chọn cách âm thầm, từ tốn nhưng cũng không kém phần rạng rỡ, vinh quang. Phạm Duy Nghĩa đến với văn chương như mối duyên kì ngộ. Năm 1999, khi còn là một thầy giáo, trong một lần đưa giáo sinh đi xóa mù ở vùng cao, những ám ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi đây đã thôi thúc anh phải cầm bút. Và, anh lặng lẽ viết, lặng lẽ kể những câu chuyện sâu sắc, ảm ảnh về xứ sở gói trong mây trắng ấy bằng những áng văn tinh tế, đầy chất thơ, bằng một giọng kể có nghề đầy sức gợi Để rồi khi xuất hiện, ngay lập tức được công nhận là nhà văn, một nhà văn thực tài. Nguyễn Trọng Hoàn đã cho rằng tập truyện Tiếng gọi lưng chừng dốc là “một khởi đầu đầy ấn tượng” của Phạm Duy Nghĩa. Tác giả cũng nhận thấy “phần lớn truyện của Phạm Duy Nghĩa đậm đặc chất thơ” và “yếu tố ngoại cảnh được khai thác triệt để, tạo ra sức biểu hiện tự nhiên đồng thời trở thành những dẫn dụ mê hồn và cuốn hút". Nhận xét về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Phạm Duy Nghĩa, tác giả này cho rằng : “Nhân vật trong tác phẩm của Nghĩa đa dạng, ít nhiều đều có yếu tố nổi trội, đôi lúc khác thường đó là những đầu mối cắt nghĩa của anh với khát vọng hoàn thiện về tâm hồn và nhân cách”. Kim Ngọc Đại, cũng từ Tiếng gọi lưng chừng dốc, đã nhận thấy "một cốt cách văn xuôi trang trọng" của “Một nhà văn chân thành mà sắc sảo, chầm chậm mà dứt khoát, toàn tâm toàn ý với văn chương”. Tác giả này cũng phát hiện ra, sự lôi cuốn hấp dẫn của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa không chỉ ở những “chi tiết đời sống”, “những phong tục tập quán’, “những cá tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 làm nên những số phận rất đời ” đã được nhà văn, “chất, chở, đẩy, vạch, ném toang ra trước mắt mọi người một cách hồn nhiên mà trang trọng, tha thiết mà u trầm, khoáng đạt mà viên mãn, xưa cũ mà tươi rói ” mà còn hấp dẫn ở “rất nhiều đoạn văn đẹp đến lung linh”. Nhà văn Sương Nguyệt Minh nhận ra ở Phạm Duy Nghĩa một “lối hành văn hoạt, cái sự tươi xanh con chữ tuôn chảy lấp lánh, dào dạt từ trong bút có nghề”, cái cách đặt nhân vật “trong các hoàn cảnh đặc biệt để lộ diện, lộ hồn”. Cho rằng “hiện thực kết hợp với lãng mạn pha trộn huyền ảo là bút pháp cơ bản trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”, nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng khẳng định: "Những câu văn hay, những đoạn văn hay cộng với những chi tiết đặc sắc, nhưng đồng thời chỉ khi nào thiên về lãng mạn và huyền ảo thì Nghĩa mới là Nghĩa nhất". Dành nhiều tình cảm cho nhà văn trẻ, Sương Nguyệt Minh cũng chân thành chỉ ra truyện ngắn của Phạm Duy đây đó còn sự “giản đơn”, “bố trí sắp đặt” ở một số truyện. Nhưng nhà văn, đại tá này cũng không ngần ngại khi khẳng định: Phạm Duy Nghĩa là "một nhà văn đích thực". Còn nhà văn Dạ Ngân, người đã nhìn thấy ở Phạm Duy Nghĩa một “bản lĩnh văn xuôi trời cho” cũng thấy được sự “từng trải”, “thái độ nhân sinh điềm đạm được truyền tải bằng giọng văn đượm buồn lấp lánh” hay sự “vững chãi, trang trọng”, “đào xới và tôn vinh tính người trong con người” ở truyện ngắn của anh. Theo dõi bước đường thành danh của Phạm Duy Nghĩa, nhà văn Dạ Ngân cũng thấy rõ trong tác phẩm của anh bên cạnh những truyện ngắn “trong suốt” khi viết về núi rừng Tây Bắc, gần đây “bắt đầu có sự sắc sảo gai ngạnh khi đề cập đến tình trạng tha hoá của một bộ phận giới chức hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 thời”, “sự bứt phá, giễu nhại một cách chát chúa mà vẫn nghiêm trang, tỉ mẩn” của “một ngòi bút vâm váp, bạo liệt trong những tình huống nhiều tác giả khác có thể ngại miêu tả”. Bùi Việt Thắng thì cho rằng “Khu vườn văn chương của Phạm Duy Nghĩa tràn đầy màu xanh - chất thơ của đời sống và được tắm gội bằng ánh sáng nhân văn rực rỡ, nồng thắm” và “nhìn thấy trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa những con người ở phần thánh thiện, dù họ ở lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, địa vị xã hội nào”. Còn nhà văn Mã A Lềnh đã đi từ “thích thú” đến “chia sẻ” và cuối cùng là bị “ám ảnh” bởi những trang văn “đặt nhân vật vào đúng hoàn cảnh và không gian cuộc sống cộng với nhiều chi tiết rất thật, sống động như những cuốn phim ngắn ít lời, tỏ rõ sự chắc tay xảo thuật văn chương” và “có thể coi mỗi truyện là một bài thơ”. Với kinh nghiệm của một người đi trước, Mã A Lềnh cũng chỉ ra sự sắp đặt trong cốt truyện, giáo điều trong lời văn hay sự khiên cưỡng trong quá trình phát triển tâm lí nhân vật ở một số truyện. Tuy vậy, nhà văn này cũng khẳng định chắc nịch, Phạm Duy Nghĩa “đích thực là một nhà văn”. Vẫn còn đây đó, một số ý kiến cho rằng, Phạm Duy Nghĩa không chịu thay đổi không gian và nhân vật trung tâm, ngôn ngữ đặc kinh như là một vị khách của miền núi, hay sự bố trí, sắp đặt trong tổ chức truyện, Nhưng hầu hết các ý kiến đều dành những lời khen ngợi và khẳng định tài năng Phạm Duy Nghĩa. Là một nhà văn cả tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhưng với những thành công của mình, Phạm Duy Nghĩa đã và đang đặt dấu ấn của mình trong nền văn xuôi đương đại. Cùng với những tác giả thuộc thế hệ thứ tư trong “bốn thế hệ đang cùng chung sức tôn tạo nên một nền truyện ngắn Việt Nam hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 đại”. Phạm Duy Nghĩa đang góp sức làm nên một nền văn xuôi trẻ khoẻ khoắn và đa sắc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, bên cạnh những lời nói đầu trong các tập truyện ngắn, chủ yếu mới dừng lại ở cấp độ các bài viết, bài phỏng vấn in trên các báo, tạp chí và internet, hoặc được nghiên cứu một phần trong các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Thậm chí, dù được coi là một trong nhưng cây viết trẻ người kinh tiêu biểu viết về miền núi hiện nay, nhưng trong luận án tiến sĩ “Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi” của mình, nhà văn hầu như không đề cập đến tác phẩm của mình ngoài vài dòng mang tính giới thiệu, điểm qua. Chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về nghệ thuật Phạm Duy Nghĩa. Những ý kiến đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình, các bạn học viên, sinh viên đi trước là những gợi ý thiết thực giúp chúng tôi triển khai công trình nhỏ mang tên “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nhằm tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, luận văn đi sâu nghiên cứu các sáng tác của tác giả: 1. Tập truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học, H, 2002 2. Tập truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng,NxbThanh niên, H, 2007. 3. Tập Phạm Duy Nghĩa - 12 truyện ngắn, Nxb Lao động, H, 2010. 4. Tập Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Nxb Văn học, H, 2010. Để có cái nhìn phong phú và toàn diện, luận văn cũng tham khảo sáng tác của một số tác giả trẻ cùng thế hệ với Phạm Duy Nghĩa ( như Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Ngọc Tư,…) và sáng tác, nghiên cứu của một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 số tên tuổi lớn ( như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Vi Hồng, Ma Văn Kháng, Cao Duy Sơn, Nguyễn Huy Thiệp…) 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê. 4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Về mặt lí luận Góp phần khám phá, phát hiện những sáng tạo mới mẻ, độc đáo trong việc tiếp cận hiện thực, con người đương đại (nhất là ở miền núi) và một số phương diện nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc, nổi bật của nhà văn trẻ Phạm Duy Nghĩa. 5.2. Về mặt thực tiễn - Góp thêm một tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến sáng tác của Phạm Duy Nghĩa. - Tìm ra những nét chung và dấu ấn riêng cũng như sự đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Chƣơng 2: Nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Chƣơng 3: Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. [...]... số cốt truyện mang yếu tố cách tân Đó là các kiểu cốt truyện huyền ảo, cốt truyện khung (truyện lồng truyện) , cốt truyện ghép mảnh, cốt truyện tâm lí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.2 CÁC KIỂU CỐT TRUYỆN TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 1.2.1 Cốt truyện liền mạch, tuyến tính Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cảm nhận đầu tiên của người đọc đó là chất "cổ điển"... Trong truyện ngắn đương đại, cốt truyện đang có xu hướng trở nên mờ nhạt Nhiều truyện ngắn biểu hiện sự co giãn cốt truyện Nhiều truyện ngắn được lắp ghép bởi các mảng trần thuật khác nhau, biểu hiện của sự phân rã cốt truyện những năm đầu thế kỉ 21 Có thể nói rằng, truyện ngắn là "nơi phô diễn những cách tân về cốt truyện một cách hiệu quả nhất" và độc giả hôm nay đang chứng kiến sự đổi thay của cốt truyện. .. tính tương đối Khó có thể phân định ranh rới truyện ngắn nào của Phạm Duy Nghĩa mang cốt truyện truyền thống hay truyện nào mang cốt truyện cách tân (ngay cả khái niệm cốt truyện truyền thống và cốt truyện cách tân ở đây cũng mang tính tương đối) Vì dù ở cốt truyện lồng khung hay cốt truyện ghép mảnh, huyền ảo ta vẫn bắt gặp một mạch truyện cơ bản được duy trì theo trật tự tuyến tính, tuân theo quy... miền núi, vì thế mà cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cũng không thể bỏ quá xa những kết cấu truyền thống Đó là cốt truyện liền mạch, tôn trọng trật tự tuyến tính, duy trì quan hệ nhân quả Văn học là cuộc vận động không ngừng, nhà văn muốn tồn tại cũng phải không ngừng sáng tạo, Phạm Duy Nghĩa bên cạnh những cốt truyện truyền thống, đã có ý thức làm mới mình bằng một số cốt truyện mang yếu tố cách...8 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CỐT TRUYỆN TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 1.1 KHÁI NIỆM CỐT TRUYỆN Cốt truyện (plot) là "Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm tự sự" [11] Cần phân biệt hai khái niệm truyện (story) và cốt truyện (plot) "Truyện là chuỗi những sự kiện về một vấn... http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 ngắn của Phạm Duy Nghĩa trở nên sống động cuốn hút như (thậm chí là hơn) những truyện ngắn có cốt truyện phức tạp, li kì, đầy biến động với vô số sự kiện cũng như nhiều cách tân khác Bằng cách ấy, Phạm Duy Nghĩa, dù đi trên lối cũ, vẫn để lại dấu ấn của riêng mình 1.2.2.Cốt truyện huyền ảo Cốt truyện huyền ảo, ra đời từ thời cổ đại và phát triển đến thời hậu hiện đại thế kỉ XXI, là cốt truyện. .. http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Cốt truyện ghép mảnh đã thể hiện nỗ lực cách tân trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa Dù có tạo nên một sự gián cách, lỏng lẻo nhất định nhưng không hoàn toàn đánh mất cốt truyện, cũng không quá lộn xộn đến mức làm người đọc mất phương hướng, khó nắm bắt sự đổi mới trong cốt truyện ghép mảnh của Phạm Duy Nghĩa vẫn giữ được mối dây liên kết mạch truyện, người đọc vẫn nắm bắt được nội dung truyện khá... giả hôm nay đang chứng kiến sự đổi thay của cốt truyện ngắn đương đại Ngoài việc kế thừa phát huy cốt truyện truyền thống, truyện ngắn hôm nay còn thừa nhận sự xuất hiện và thay thế của cốt truyện mới Có thể kể đến các kiểu cốt truyện như : cốt truyện ghép mảnh, cốt truyện khung (truyện lồng truyện) , cốt truyện huyễn ảo, cốt truyện dòng ý thức, cốt truyện siêu văn bản, Văn xuôi miền núi là một bộ phận... là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự Truyện ngắn có thể không có cốt truyện nhưng không thể nghèo chi tiết bởi "truyện ngắn là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết" (Nguyễn Công Hoan) Trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, những "chi tiết đời sống" rất thật đã góp phần làm nên hồn cốt tác phẩm Có chi tiết đóng vai trò trung tâm thẩm mỹ, là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng nghệ thuật, như chi tiết giấc mơ về cơn... quan điểm, thái độ của tác giả, giúp người đọc tiếp cận sâu sắc hơn tác phẩm Phạm Duy Nghĩa đã tận dụng những ưu thế đó của yếu tố ngoài cốt truyện để làm giàu có thêm cho cốt truyện của mình Dù cốt truyện đơn giản, nhưng truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa luôn được làm sinh động và tự nhiên bởi những mẩu chuyện luôn được bổ sung cho cốt truyện chính Đó là “những chuyện tầm phào” Minh (Lá bạch đàn) nhặt nhạnh, . 3 chương: Chƣơng 1: Cốt truyện truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Chƣơng 2: Nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Chƣơng 3: Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Số hóa bởi Trung. trình nhỏ mang tên Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa . 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nhằm tìm hiểu, khám phá những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, luận văn đi. Nhân vật tha hoá 49 CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA 61 3.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học 61 3.2. Ngôn ngữ truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 62 3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan