tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao

134 1.8K 7
tìm hiểu phần mở đầu trong truyện ngắn nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM o0o TRẦN THU HOÀI TÌM HIỂU PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM o0o TRẦN THU HOÀI TÌM HIỂU PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ QUANG NĂNG THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khác. Tác giả TRẦN THU HOÀI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Quang Năng, người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp, các bạn học viên trong lớp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu đầu tay này. TÁC GIẢ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 9 1.1 Đoạn văn và đoạn văn mở đầu 9 1.1.1 Khái niệm về đoạn văn 9 1.1.2 Khái niệm về đoạn mở đầu 12 1.2 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản truyện ngắn 13 1.2.1. Quan niệm về phần mở đầu của văn bản 13 1.2.2. Quan niệm về phần mở đầu của truyện ngắn 17 1.3. Liên kết và mạch lạc 24 1.3.1. Khái niệm về liên kết 24 1.3.2 Khái niệm về mạch lạc 27 Tiểu kết 33 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 34 2.1 Kết quả khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. 34 2.2 Đặc điểm hình thức của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 41 2.2.1. Phần mở đầu có hình thức bình thường 42 2.2.2 Phần mở đầu có hình thức đặc biệt 52 2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 57 2.3.1 Phần mở đầu trực tiếp 57 2.3.2 Phần mở đầu gián tiếp 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v Tiểu kết 64 CHƢƠNG 3. CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỞ ĐẦU VÀ QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI BỘ PHẬN KHÁC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 65 3.1 Chức năng của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 65 3.1.1 Chức năng chỉ dẫn về thời gian, không gian nghệ thuật 65 3.1.2 Chức năng chỉ dẫn về hình tượng nhân vật 70 3.1.3 Chức năng dẫn dắt mạch lạc cho cốt truyện 76 3.1.4 Chức năng chỉ dẫn về phong cách nghệ thuật của tác giả Nam Cao. 80 3.2. Quan hệ của phần mở đầu với các bộ phận khác trong truyện ngắn Nam Cao 85 3.2.1. Quan hệ của phần mở đầu với đầu đề tác phẩm 85 3.2.2. Quan hệ của phần mở đầu với đoạn văn tiếp 90 Tiểu kết 97 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ những năm 40 của Thế kỉ XX, đoạn văn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều góc độ. Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu về hình thức, nội dung mà ít chú ý đến chức năng của đoạn văn, nhất là đoạn văn mở đầu trong văn bản. Trong văn bản, đoạn văn mở đầu có vai trò rất quan trọng trong quá trình triển khai chủ đề. Bên cạnh đó, tùy theo loại hình văn bản, mỗi đoạn văn mở đầu có những đặc điểm riêng về hình thức cấu tạo, nội dung, chức năng và quan hệ… Vì vậy nghiên cứu đoạn văn mở đầu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất của đơn vị này trong văn bản nói chung và từng thể loại văn bản nói riêng, góp phần tìm hiểu quy tắc xây dựng văn bản, lý giải quan hệ ngữ nghĩa của các bộ phận trong chỉnh thể văn bản. 1.2. Truyện ngắn là thể loại văn xuôi nghệ thuật rất gần với đời sống hàng ngày. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và ở nước ta đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Đối với đội ngũ sáng tác, truyện ngắn mang rõ các chất của người viết, thể hiện phong cách, dấu ấn cá nhân của người viết. So với nhiều thể loại văn xuôi nghệ thuật, truyện ngắn Việt Nam là thể loại phát triển nhanh và thu được nhiều thành tựu nhất. Đặc biệt giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn bùng nổ truyện ngắn Việt Nam với những phong cách viết truyện ngắn độc đáo như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển… những nhà văn góp phần tạo cho truyện ngắn Việt Nam một diện mạo mới. 1.3. Nam Cao là một nhà văn xuất sắc về thể loại truyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945, ông đã hình thành nên một phong cách viết văn riêng với rất nhiều tác phẩm, nhân vật đi vào lòng người đọc. Đã có rất nhiều công trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nghiên cứu về Nam Cao, tuy nhiên việc nghiên cứu phần mở đầu trong các truyện ngắn của Nam Cao chưa được quan tâm nhiều trong các công trình nghiên cứu văn học cũng như ngôn ngữ học. Để góp phần vào các công trình nghiên cứu về nhà văn Nam Cao, về đặc điểm truyện ngắn Nam Cao với tên luận văn là: “Khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao” .Trong luận văn này chúng tôi sẽ tập trung làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. 1.4. Xét về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu thành công phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao sẽ góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về truyện ngắn Nam Cao và sẽ có một cách cảm nhận mới mẻ hơn về nội dung, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Chúng tôi cũng mong kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những gợi mở cho việc khai thác vai trò, ý nghĩa của phần mở đầu trong việc dạy học văn bản truyện ngắn trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về đơn vị mở đầu văn bản Khi bàn về đơn vị mở đầu văn bản các nhà nghiên cứu thường gọi đó là “phần mở đầu văn bản”, còn cách gọi “đoạn văn mở đầu” thì ít dùng hơn. I.R.Galperin (1981) trong khi bàn về tính khả phân của văn bản, đã nói rõ vai trò của phần mở đầu mà ông cho mà ông gọi là “tiền văn bản” như sau: “Đặc trưng văn bản của những lời nói đầu, nhập đề, mào đầu là tính tự nghĩa tương đối của chúng. Có thể gọi chúng là tiền văn bản. Tuy nhiên chúng vẫn là bộ phận của chỉnh thể: tách khỏi bản thân tác phẩm thì không tồn tại lời nói đầu.” [17, tr 123]. Ở Việt Nam, Diệp Quang Ban (1998), khi bàn đến việc phân đoạn văn bản cũng đã có đề cập đến đoạn văn, trong đó có đoạn văn mở. Theo tác giả, trong loại văn bản cỡ vừa, đoạn văn mở làm nhiệm vụ của phần mở [6, tr Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 213]. Tác giả lưu ý: “Cần phân biệt đoạn văn mở của một bài viết chặt chẽ với việc trình bày mở đầu, thường là của bài nói miệng, về một sự vật, sự việc, vấn đề” [6, tr215]. Nguyễn Quang Ninh (1993) trong một quyển sách hướng dẫn thực hành xây dựng đoạn văn cũng sử dụng thuật ngữ “đoạn văn mở” và đề cập đến chức năng của đoạn văn mở đầu, các kiểu mở đầu: “Đoạn văn mở đầu cần phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết, tạo điều kiện tốt cho việc viết phần phát triển (phần thân bài, phần chính). Đoạn văn mở đầu có 2 loại: mở trực tiếp và mở gián tiếp [37, tr36]. Phan Mậu Cảnh (2005) thì bàn về tính đặc thù và tính thống nhất của đoạn văn mở đầu trong các loại văn bản khác nhau. Tác giả viết: “Đoạn văn, trong đó có đoạn văn mở đầu, là một phần của văn bản; văn bản thuộc phong cách khác nhau thì cách mở đầu cũng không giống nhau. Tuy vậy, chúng vẫn có những điểm chung, nhất là vai trò, chức năng của chúng trong cấu trúc chung của văn bản”. [12,tr244] 2.2. Về đơn vị mở đầu truyện ngắn. Trong các công trình nghiên cứu về truyện ngắn, giới sáng tác và nghiên cứu mới tập trung khai thác các khía cạnh như quan niệm về thể loại, cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự kiện… mà ít chú ý đến chức năng của các đơn vị tạo nên truyện như đoạn văn mở đầu, đoạn văn ở giữa và đoạn văn kết thúc…, nhất là đoạn văn mở đầu văn bản. Tuy nhiên cũng đã có một số ý kiến khẳng định vai trò của đơn vị mở đầu văn bản. Chẳng hạn, A.Tsêkhôp, nhà văn Nga bậc thầy về truyện ngắn khẳng định: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và kết luận” [dẫn theo 35, tr92]. Nói về kinh nghiệm viết truyện ngắn, Y.U. Nagibin , nhà văn hiện đại Nga, cũng cho rằng: “… nên nghĩ cho kĩ về mở đầu và kết luận”, “… cần phải nhớ rằng đoạn mở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 đầu và đoạn cuối tác phẩm là một cái gì tinh tế, phức tạp, yêu cầu chú ý thật cao”. [ dẫn theo 33, tr121] Ở Việt Nam, dưới góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử đã tìm hiểu về phần mở đầu trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Tác giả thừa nhận kết cấu 3 phần của văn bản và từ mô hình kết cấu này chỉ ra các phương tiện tu từ văn bản được thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan như: Rút gọn phần mở đầu, mở rộng phần mở đầu, rút gọn phần kết thúc… [44, tr35]. Phần mở đầu trong truyện ngắn đã được tác giả quan tâm đến nhưng chỉ trên phương diện là biện pháp tu từ văn bản. Tác giả Đinh Trọng Lạc, từ góc độ tu từ văn bản, đã phân tích một số đặc điểm của “lời mở đầu”. Ông cho rằng: trong văn học dân gian truyền miệng, phần mở đầu luôn có một nội dung đầy đủ, trọn vẹn và cô đúc…, “Trong các tác phẩm văn xuôi ngày nay – khác với tác phẩm văn học dân gian ngày xưa – phần mở đầu thường không được viết tập trung, mà trải dài trong suốt cả một đoạn cắt khá lớn”. [28, tr12,13]. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là: phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 3.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm về hình thức, ngữ nghĩa của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. Trên cơ sở đó chỉ ra những chức năng cơ bản của phần mở đầu đối với việc triển khai thế giới nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm cũng như việc thể hiện giọng điệu, phong cách nghệ thuật của nhà văn. Xác định đối tượng nghiên cứu như trên, luận văn tập trung khảo sát trên phạm vi 55 truyện ngắn được in trong: Tuyển tập Nam Cao,NXB Thời Đại, 2010 [...]... bản nói chung, văn bản truyện ngắn nói riêng - Tìm hiểu đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa, phần mở đầu truyện ngắn của Nam Cao để thấy được những đặc trưng cơ bản của phần mở đầu truyện ngắn nói chung và mở đầu truyện ngắn Nam Cao nói riêng - Tìm hiểu chức năng chỉ dẫn của phần mở đầu trên cơ sở đặt chúng trong mối quan hệ với các phần khác của tác phẩm: + Tìm hiểu block sự kiện mở đầu, các tiêu điểm nghĩa... quả Để khảo sát, nhận xét về phần mở đầu truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi phân loại phần mở đầu như sau Căn cứ vào đặc điểm hình thức của phần mở đầu chúng tôi phân loại: phần mở đầu có hình thức bình thường và phần mở đầu có hình thức đặc biệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Phần mở đầu có hình thức bình thường là những phần mở đầu được cấu tạo bởi một hoặc... tôi phân loại: phần mở đầu trực tiếp và phần mở đầu gián tiếp Phần mở đầu trực tiếp là kiểu mở đầu mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp đi thẳng vào vấn đề cần bàn đến trong truyện, hướng thẳng vào nội dung của truyện Kiểu mở đầu này thường đã có sự khái quát giúp bộc lộ chủ đề của toàn truyện Phần mở đầu gián tiếp là phần mở đầu tác giả không đi thẳng vào vấn đề cần bàn đến trong truyện Vấn đề... riêng Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra quan niệm về khái niệm phần mở đầu và cách phân loại phần mở đầu trong tác phẩm truyện ngắn để sử dụng trong quá trình nghiên cứu sau: Về mặt hình thức, phần mở đầu của truyện ngắn là phần xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm ngay sau tiêu đề, chúng có thể trùng khít với đoạn mở đầu, hoặc lớn hơn một đoạn mở đầu; chúng có thể được đánh dấu hoặc không được đánh dấu Điều... phương diện hình thức cũng như nội dung 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn trên gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Đặc điểm của phần mở đầu trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 3: Chức năng của phần mở đầu và quan hệ của nó với các bộ phận khác trong truyện ngắn Nam Cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... dành phần mở đầu để đối thoại với người nghe chuyện và chỉ cho họ những tiêu điểm để đọc truyện đó tức “vừa dẫn người đọc vào một truyện kể nhất định vừa chỉ cho người ấy thấy những gì phải tự mình tìm hiểu trong một truyện kể, từ đó tạo ra những hứng thú thưởng thức nghệ thuật cho mình” [24, tr443] Truyện ngắn có thể có phần mở đầu, có thể không có phần mở đầu Tuy nhiên, theo chúng tôi, một truyện ngắn. .. ngắn nói riêng đều có đoạn mở đầu Tùy thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn mà đoạn mở đầu có thể có hình thức bình thường hay đặc biệt Tuy nhiên, theo chúng tôi, không phải bao giờ đoạn mở đầu cũng là phần mở đầu của văn bản truyện ngắn Vấn đề này chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ ở những mục sau 1.2 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản truyện ngắn 1.2.1 Quan niệm về phần mở đầu của văn bản “Các loại... lại bao gồm: lốc giao tiếp mở đầu, lốc giao tiếp kết thúc và lốc giao tiếp liên kết Lốc giao tiếp mở đầu tương ứng với phần mở đầu của văn bản nói chung, tác phẩm truyện ngắn nói riêng Trong tác phẩm nghệ thuật, các lốc giao tiếp mở đầu được hiện thực hóa trong cái phần của văn bản vốn tương ứng với phần trình bày (…) mang hình thức nhập đề” [29, tr10] Trong tác phẩm truyện ngắn, tùy thuộc vào đề tài,... giao tiếp mở đầu trong phần mở đầu Ngày nay “việc lược bỏ phần mở đầu là nét đặc biệt của truyện ngắn hiện đại Sự khuyết thiếu phần trình bày (gọi theo lối truyền thống) dẫn dắt người đọc đi ngay vào bề sâu của những biến cố được miêu tả, dường như làm cho người đọc trở thành người tham gia hoặc người quan sát trực tiếp những biến cố đó” [29, tr47] Phần mở đầu của truyện ngắn thường là phần mà người... vị mở đầu của văn bản, các nhà nghiên cứu vẫn sử dụng song song hai thuật ngữ: phần mở đầu hoặc “đoạn mở đầu Tuy nhiên, theo chúng tôi, thuật ngữ “đoạn mở đầu thiên về mặt cấu trúc hình thức hơn là mặt chức năng, ngữ nghĩa của đơn vị mở đầu khi xem xét chung trong mối tương quan với cấu trúc chung của một văn bản Trong thực tế không phải bao giờ “đoạn mở đầu cũng tương ứng (1-1) với phần mở đầu . CỦA PHẦN MỞ ĐẦU TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 34 2.1 Kết quả khảo sát phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. 34 2.2 Đặc điểm hình thức của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 41 2.2.1. Phần mở. phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao. 1.4. Xét về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu thành công phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao sẽ góp phần giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về truyện. mở đầu có hình thức bình thường 42 2.2.2 Phần mở đầu có hình thức đặc biệt 52 2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của phần mở đầu trong truyện ngắn Nam Cao 57 2.3.1 Phần mở đầu trực tiếp 57 2.3.2 Phần mở

Ngày đăng: 17/09/2014, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan