thơ khuê phụ đời đường

251 551 0
thơ khuê phụ đời đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thơ Đường không chỉ là đỉnh cao trong lịch sử thơ ca Trung Quốc mà còn có vị trí đặc biệt trong lịch sử thơ ca nhân loại. “Thơ Đường vừa có nền rộng rãi vừa có những đỉnh cao”, như một thế giới rộng lớn, muôn màu, muôn sắc gợi mở không cùng. Vì thế, đến nay dù đã hơn một ngàn năm, dù đã có biết bao công trình nghiên cứu, khám phá cái hay, cái đẹp của thơ Đường nhưng thơ Đường vẫn là một thế giới còn nhiều điều bí ẩn, vẫn luôn tràn đầy sinh lực và hấp dẫn. Lựa chọn nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn khám phá thêm một vùng đất màu mỡ còn ẩn chứa nhiều điều thú vị trong thế giới rộng lớn của Đường Thi. 1.2. Cũng là đề tài thơ vốn được người đương thời ưa ngâm vịnh như thơ biên tái, sơn thủy, điền viên, tống biệt…., mảng thơ khuê phụ với sự phản ánh chân thực, cảm động những vấn đề cuộc sống của một nhóm phụ nữ tương đối đặc biệt trong xã hội đương thời: những người phụ nữ phải sống trong cảnh tương tư li biệt với chồng, đã tạo được một dấu ấn đậm nét trên thi đàn đời Đường. Mảng thơ này ở Trung Quốc đã được quan tâm nghiên cứu nhưng đến nay chưa hoàn toàn thống nhất về tên gọi, về nội hàm khái niệm, vì vậy vẫn còn một vài điểm trống khoa học cần bổ sung. Ở Việt Nam, so với mảng đề tài về biên tái, tống biệt, sơn thủy, điền viên, vịnh vật….thì thơ viết về người khuê phụ với tư cách là một mảng đề tài của thơ Đường vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu thích đáng. Nghiên cứu sâu về mảng thơ khuê phụ này sẽ góp phần giúp độc giả yêu thơ Đường có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về diện mạo phong phú của Đường thi. 1.3. Việt Nam cũng như một số dân tộc phương Đông có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa Trung Hoa, trong quá trình xây dựng ngôn ngữ thơ ca của mình đều ít nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường. “Mã Đường thi” xuất hiện nhiều nhất trong thơ ca thời kỳ trung đại Việt Nam. Mảng thơ khuê phụ cũng có ảnh hưởng đến mảng sáng tác về đề tài phụ nữ. Trong đó, tiếp thu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu đậm nhất phải kể đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Vì vậy, nghiên cứu mảng thơ này cũng có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn mảng thơ cùng đề tài trong văn học trung đại Việt Nam. 2 Hiện nay, thơ Đường vẫn được giảng dạy trong chương trình đại học, cao đẳng và THPT ở Việt Nam. Với việc thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung một lượng kiến thức nhất định về thơ Đường, đặc biệt là về đề tài của thơ Đường cho thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường trong các nhà trường hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Kiến giải những nhân tố đặc thù tạo nên sự hưng thịnh của thơ khuê phụ đời Đường. 2.2. Nghiên cứu những đặc trưng nổi bật về nội dung và nghệ thuật của mảng thơ khuê phụ để khẳng định vị trí và dấu ấn đặc biệt của mảng thơ này trong toàn cảnh thơ Đường. 2.3. Khẳng định sự trưởng thành và tiến bộ trong nhận thức và tình cảm của thi nhân đời Đường về con người và cuộc đời qua việc khám phá thế giới nội tâm với nhiều khát vọng và ẩn ức của những người khuê phụ. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Khuê phụ là một đề tài xuất hiện sớm trên thi đàn thơ cổ Trung Hoa. Cũng như các đề tài: tống biệt, sơn thủy, điền viên, vịnh vật…đã có mặt ở thời kỳ trước, nó đặc biệt hưng thịnh ở đời Đường. Rất nhiều nhà thơ nổi tiếng thời kỳ này như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh…đã lấy khuê phụ làm đề tài sáng tác, tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị. Do đó, để nhận biết sâu sắc diện mạo thơ Đường không thể không tìm hiểu mảng thơ đặc biệt này. 3.2. So với các đề tài khác của thơ Đường như thơ sơn thủy, điền viên, biên tái, tống biệt…. nét nổi bật của thơ khuê phụ là sự giản dị, tinh tế mang đậm nét nữ tính. Cũng giống như người khuê phụ dịu dàng, nhỏ bé, lời thơ tuy nhẹ nhàng, thầm kín nhưng ẩn chứa “tiếng nói lớn”- tiếng nói phản kháng và khẳng định sự theo đuổi nhu cầu cuộc sống rất Người của những phụ nữ bất hạnh trong xã hội nam quyền thống trị. Những vấn đề mà thơ khuê phụ đặt ra không chỉ khiến người đương thời cảm động mà cho đến ngày nay, người đọc hiện đại khi tiếp cận cũng không khỏi ngạc nhiên, rung động. Nghiên cứu mảng thơ khuê phụ này có thể thấy được sự đột phá về mặt nhận thức, chiều sâu tư tưởng, tình cảm nhân đạo của những nhà thơ cổ điển sống cách chúng ta hơn một ngàn năm. 3 Điều đặc biệt là mảng thơ này ít có chủ thể trữ tình trực tiếp, chủ yếu là chủ thể trữ tình nhập vai “nam tử tác khuê âm”, luận án sẽ tập trung làm rõ nét đặc trưng của chủ thể trữ tình trong thơ, nhất là chủ thể trữ tình nhập vai để thấy được vai trò ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Trong văn học Việt Nam cũng có nhiều trường hợp tương tự, việc phân tích mảng thơ này có thể gợi ý cho việc phân tích những tác phẩm có nét tương đồng ở Việt Nam. 3.3. Khi cuộc sống của con người hiện đại càng nhiều “ưu tư” thì những “ưu tư” của những người khuê phụ càng tìm được sự đồng cảm, sẻ chia. Nhất là khi quan niệm về giới càng tiến bộ, cuộc sống của người phụ nữ càng được quan tâm chú ý thì mảng thơ khuê phụ đời Đường cũng trở nên thu hút hơn. Do đó tìm hiểu cuộc sống của người phụ nữ thời xưa qua mảng thơ khuê phụ đời Đường cũng là một cách chiêm nghiệm những giá trị cuộc sống nhân sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi văn bản khảo sát: Về phạm vi của thơ khuê phụ, chúng tôi có dựa trên cách khái niệm hóa từ khuê phụ (闺闺). Theo nghĩa gốc: 1. Khuê (闺): Thời xưa chỉ phòng ở của con gái (thâm khuê, khuê các ). 2. Phụ (闺): Người con gái đã lấy chồng (phụ nhân, thiếu phụ ); Thê (vợ), tương phản với phu (chồng); Nàng dâu (phụ cô, tức phụ); Chỉ chung giới nữ (phụ nữ). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, “khuê” không chỉ là biểu tượng cho giới hạn không gian sống của người phụ nữ mà còn là biểu tượng liên quan đến mối quan hệ vợ chồng, và hình tượng nhân vật khuê phụ không chỉ chung phụ nữ mà là những người phụ nữ đã có chồng (người vợ). Nét đặc trưng của nhân vật là thế giới nội tâm phong phú, tinh tế với tình điệu chính là buồn thương ai oán. Nguyên nhân sâu xa của những tâm tình nơi khuê phòng ấy là hoàn cảnh vợ chồng ly biệt hoặc người phụ nữ bị chồng phụ bạc bỏ rơi, phải một mình cô quạnh nơi phòng vắng. Trực tiếp hoặc gián tiếp, những khuê phụ ấy đều thổ lộ một mong ước thiết tha là được đoàn tụ với chồng để được hưởng một cuộc sống gia đình hạnh phúc bình thường. Họ đã nhận được sự trân trọng, xót thương, đồng cảm của thi nhân đời Đường. Các nhà thơ đã cho họ cơ hội được giãi bày tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc phong phú, sâu sắc của 4 đời sống cá nhân thực sự. Đó là những nhớ thương ngút ngàn gói chặt trong chữ tư (思), là nỗi buồn vô tận như dòng nước chảy gửi theo chữ sầu (愁) , cũng có khi là nỗi oán hận thâm sâu dù họ không thốt ra lời một chữ oán (怨), thậm chí cá biệt còn có cả nỗi hân hoan, vui mừng trong chữ hỉ (喜) hiếm hoi Thơ khuê phụ là thơ viết về đề tài khuê phụ (có những bài thơ trực tiếp lấy nhan đề là Khuê phụ), trong đó có cả thơ của người khuê phụ tự bạch nỗi lòng và phần nhiều là thơ của nhà thơ nam giới thay lời người khuê phụ mà giãi bày tâm tư tình cảm. Những khuê phụ ở đây cụ thể là những người vợ của những người lính đi binh dịch nơi biên ải xa xôi (chinh phụ - 征闺), là những người vợ có chồng đi buôn bán xa nhà (thương nhân phụ - 商人闺), là vợ của những người làm quan phải nhậm chức, hoặc đôi khi bị biếm trích đi xa (hoạn phụ -宦闺), là vợ của những người thích du ngoạn ngắm cảnh đẹp núi sông, kết bạn tâm giao khắp bốn phương, thực hiện lý tưởng…(du tử phụ - 遊子闺), hoặc những người vợ có chồng bội bạc, bị ruồng rẫy, bỏ rơi trong cô đơn, sầu tủi (khí phụ - 闺闺). Thơ khuê phụ được khu biệt với các mảng đề tài thơ khác trong thơ Đường bằng tên gọi hình tượng nhân vật chính trong thơ: khuê phụ. Nội hàm khái niệm thơ khuê phụ có một số điểm khác biệt so với thơ khuê oán (thơ về nỗi oán giận nơi khuê phòng), khuê tình (thơ về tình cảm nơi khuê phòng) và thơ tư phụ (thơ về người vợ tương tư). Về thơ khuê oán (闺怨诗), theo tác giả Lưu Khiết trong cuốn Bàn về các loại đề tài của thơ Đường, thơ khuê oán được hiểu là “đề tài nhỏ” trong sáng tác thi ca, chủ yếu phản ánh nỗi niềm li sầu biệt hận của những người phụ nữ chốn khuê phòng” [141.283]. Đây là mảng thơ miêu tả một cách sinh động và chân thực những tình cảm tinh tế, kín đáo, sâu sắc về thế giới nội tâm đầy bi khổ ai oán của người phụ nữ, luôn khát khao một cuộc sống bình thường mà không được. Chủ thể của khuê oán có thể là thiếu nữ chưa chồng, ví như thiếu nữ trong bài Xuân nữ oán của Tưởng Duy Hàn. Tuy nhiên đối tượng được miêu tả nhiều nhất trong mảng thơ này là người phụ nữ đã có chồng nhưng phải sống trong cảnh cô đơn, sầu muộn vì ly biệt, tương tư hay bị ruồng bỏ, như thiếu phụ trong bài Xuân tứ của Lý Bạch, Khuê oán của 5 Vương Xương Linh, Hàn khuê oán của Bạch Cư Dị Nguyên do của “oán” cũng có rất nhiều, có thể nhớ người, có thể nhớ quê, có thể nuối tiếc chuyện xưa, cũng có thể là thương tiếc người đã mất…Đối tượng của “oán” có thể là người chồng đi xa chưa quay về, có thể là tình lang trong mộng, có thể là phu quân chết trận, có thể là chiến tranh tàn khốc, có thể là những kẻ phụ tình, cũng có thể là thời thanh xuân đã mất đi…Cũng có những bài không rõ thân phận của nhân vật chính trong thơ, chỉ thấy tâm tư sầu muộn oán hờn của người phụ nữ nơi khuê phòng, không rõ chủ thể của “oán”, nguyên do của “oán”. Còn Khuê tình (闺情) là cách gọi tên mảng thơ viết về tình cảm của người phụ nữ nơi khuê phòng, cũng gần giống khái niệm thơ khuê oán, miêu tả tình cảm của người phụ nữ có chồng đi xa nhớ nhung, oán hờn ly biệt, hoặc của thiếu nữ chưa chồng đương tuổi xuân thì bày tỏ khát vọng yêu đương “Khuê oán”, “khuê tình” có thể là cách gọi tên mảng thơ được gợi ý từ nhan đề quen thuộc của các bài thơ thuộc mảng đề tài này, chẳng hạn “Khuê oán” có: Khuê oán (Vương Xương Linh); Khuê oán (Trương Hoành); Khuê oán (Ngư Huyền Cơ); Khuê oán từ (Bạch Cư Dị); Khuê oán từ (Lưu Vũ Tích); Hàn khuê oán (Bạch Cư Dị) “Khuê tình” có : Khuê tình (Lý Đoan); Khuê tình (Mạnh Hạo Nhiên), Khuê tình (Lý Bạch) Về phạm vi của Tư phụ thi (思闺诗)(thơ về người phụ nữ nhớ nhung chồng) lại hẹp hơn nhiều. Chủ thể của “thơ miêu tả hình tượng người tư phụ” chỉ giới hạn trong nội dung miêu tả những người phụ nữ nhớ nhung người chồng đi xa. Cách phân loại thơ này dựa vào đặc trưng tâm trạng của nhân vật chính trong thơ: tư - 思 (nhớ), chẳng hạn Tử Dạ thu ca; Ô dạ đề (Lý Bạch); Văn dạ châm (Bạch Cư Dị); Dạ địch từ (Thi Kiên Ngô) Những khái niệm nhằm phân loại mảng thơ như trên đều có những cơ sở hợp lý, tuy nhiên nó chưa thực sự tập hợp, xâu chuỗi được một hệ thống nhân vật trong thơ Đường nhiều điểm thống nhất, tương đồng về ý nghĩa hình tượng và nội dung miêu tả. Chúng tôi gọi mảng thơ miêu tả cuộc sống (chủ yếu là cuộc sống tinh thần) của những người phụ nữ cô đơn nơi phòng vắng do cảnh ngộ vợ chồng ly biệt hay vì chồng phụ bạc bỏ rơi là thơ khuê phụ. Do vậy, những bài thơ về tâm tư của những thiếu nữ nơi khuê phòng, như tâm trạng oán hờn của cô gái mới lớn vì những ràng buộc của giới 6 hạn không gian sống: khuê phòng luôn phải cửa đóng then cài, không được tự do yêu đương trong bài Xuân nữ oán của Tưởng Duy Hàn không thuộc phạm vi khảo cứu của luận án. Cũng là mảng thơ viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội đương thời nhưng thơ khuê phụ (闺闺诗) có nhiều khác biệt so với mảng thơ cung oán (诗诗诗). Nhân vật của thơ khuê phụ là những người phụ nữ có chồng đi xa, hoặc không đi xa nhưng phải một mình sống cô đơn nơi phòng vắng. Nhân vật của thơ cung oán là những cung nữ được tuyển chọn vào hầu hạ vua, là hoàng hậu, là những cung phi đã nhận được ân sủng của quân vương. Trong đó, cung (诗) cũng là biểu tượng cho giới hạn không gian sống của người phụ nữ nhưng là không gian sống hoàn toàn khác biệt với khuê (闺), vì chủ nhân của hai không gian ấy có thân phận khác nhau. Về nghĩa đen, khuê (phòng, buồng trong, chỗ con gái ở) nhỏ hơn rất nhiều so với cung (cung cấm, một thế giới khác hẳn: thế giới của vua – Thiên tử) nhưng dù sao vẫn còn có thể là không gian mở. Những người phụ nữ nhớ chồng quanh quẩn trong cái không gian bé nhỏ, chật hẹp ấy nhưng vẫn còn có hy vọng, còn có lối thoát, còn có manh mối liên kết với cuộc đời bên ngoài kia. Những cung nữ đã nhập cung thì coi như vĩnh viễn cắt đứt với thế giới bên ngoài. Đây là nơi giam hãm vĩnh viễn linh hồn và thể xác những người con gái đẹp, hy vọng sống còn duy nhất của họ chỉ là ơn mưa móc của quân vương. Nếu những khuê phụ, bi kịch chính của họ là do hoàn cảnh vợ chồng ly biệt tạo nên thì với nhân vật của thơ cung oán, bi kịch chủ yếu do “dĩ sắc sự tha nhân” (nhan sắc hiến cho người), nỗi đau khổ của những người phụ nữ đẹp bị nhốt chung vào một không gian sống (cung) là giành giật sự sủng ái của một người (Vua) và oán cũng có căn nguyên chính từ sự thất sủng này. Hiện thực đời sống được phản ánh trong thơ khuê phụ rộng hơn, phong phú hơn thơ cung oán vì đối tượng liên quan trực tiếp đến những tâm tình nơi khuê phòng là người chồng – bao gồm rất nhiều người trong xã hội, có hoàn cảnh, địa vị, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau (chinh nhân, quan nhân, thương nhân, du tử…). Đối tượng liên quan trực tiếp đến những oán hận nơi cung cấm chỉ có một là vua. Do đó những bài thơ miêu tả cuộc sống của những người phụ nữ nơi cung cấm là một mảng đề tài khác, mặc dù có nhiều nét tương đồng với mảng thơ khuê phụ, cũng không thuộc phạm vi khảo cứu của luận án này. 7 Từ thời Sơ Đường đến Vãn Đường đều có những nhà thơ sáng tác về mảng đề tài này và chắc chắn với số lượng không nhỏ, trong đó có nhiều bài thơ xuất sắc gắn liền với những nhà thơ có danh tiếng. Tuy nhiên, do một số hạn chế nhất định chúng tôi không thể thống kê chính xác số lượng bài thơ khuê phụ và các nhà thơ có sáng tác mảng đề tài này trong gần năm vạn bài thơ và hơn hai nghìn nhà thơ của Toàn Đường thi. Chúng tôi tổng hợp khảo cứu được 234 bài thơ về hình tượng khuê phụ, từ các tuyển tập thơ Đường được tuyển chọn và dịch sang tiếng Việt như Thơ Đường (2 tập), Nam Trân ; Thơ Đường (3 tập), Trần Trọng San; Đường thi tam bách thủ, Hành Đường Thoái Sĩ tuyển chọn, Trần Uyển Tuấn bổ chú (Ngô Văn Phú dịch); Đường thi tuyển dịch (2 tập), Lê Nguyễn Lưu; Đường thi trích dịch, Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản… Ngoài ra, từ gợi ý của một số chuyên luận nghiên cứu liên quan đến mảng thơ này chúng tôi có tham khảo thêm một số bài từ nguyên tác tiếng Hán trong Toàn Đường thi, Bành Định Cầu (彭定求, 1960, 全唐 诗 ); Đường thi giám thưởng từ điển, Lưu Học Khải, Viên Hành Bái bổ sung, sửa chữa năm 2007 (闺闺凱, 袁行闺 , 唐 诗诗诗诗诗 ). 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Hướng tiếp cận chủ đạo của chúng tôi trong phạm vi đề tài này là khám phá mảng thơ khuê phụ đời Đường từ phương diện thi pháp học, tìm hiểu những nét đặc trưng của hệ thống hình tượng nhân vật và những quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc đời mà các nhà thơ gửi gắm trong đó. Nghiên cứu tổng thể thơ khuê phụ rất rộng, là việc làm công phu, vì vậy chúng tôi chỉ tập trung vào những vấn đề rất cơ bản như: - Nội dung tư tưởng chủ đạo của thơ khuê phụ qua việc “giải mã” nét đặc trưng của chủ thể trữ tình và nhân vật trong thơ . - Đặc trưng hình thức nghệ thuật của thơ khuê phụ trong tính cách là một mảng đề tài của thơ Đường. 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi thực hiện Luận án này dựa trên sự phối hợp của hai cách tiếp cận: thi pháp học và văn hóa, trong đó cách tiếp cận từ thi pháp học là chủ đạo. Cách tiếp cận thi pháp học: Chúng tôi bắt đầu từ việc miêu tả đặc điểm của các phương thức, phương 8 tiện biểu hiện nhân vật để thâm nhập hình tượng nghệ thuật, tìm hiểu tư tưởng nhận thức và tình cảm của các nhà thơ. Cách tiếp cận văn hoá: Chúng tôi tiến hành giải mã thơ khuê phụ đời Đường bắt đầu từ mã văn hoá truyền thống Trung Hoa. Đồng thời chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp liên ngành: Sử dụng các khái niệm và thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: văn hóa học, sử học, tâm lý học…để nghiên cứu sâu hơn, làm nổi bật đặc điểm của mảng thơ khuê phụ trong toàn cảnh thơ Đường. - Phương pháp thống kê, phân loại: Hệ thống, thống kê, phân loại các đơn vị kiến thức như: nhân vật, sự kiện, các hình ảnh, biểu tượng…để đánh giá, rút ra các kết luận có ý nghĩa khoa học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp văn bản thơ, tư liệu tham khảo làm cơ sở rút ra những đánh giá, kết luận chính xác, triển khai chương mục, Luận án theo cấu tứ phù hợp. - Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu mảng thơ khuê phụ ở đời Đường với mảng thơ khuê phụ ở các thời đại khác, trước đó và sau đó (văn học cổ trung đại); so sánh tác phẩm của những tác giả khác nhau để làm nổi bật những nét truyền thống và sáng tạo, đa dạng và độc đáo của mảng thơ khuê phụ đời Đường. 6. Cấu trúc của Luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của Luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu Chương 2: Sự hưng thịnh của thơ khuê phụ đời Đường Chương 3: Chủ thể trữ tình trong thơ khuê phụ đời Đường Chương 4: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong thơ khuê phụ đời Đường Quy ước trong luận án: - Trích dẫn tài liệu tham khảo: Trong ngoặc vuông, đứng đầu là số thứ tự tài liệu tham khảo trong Thư mục tài liệu tham khảo của luận án, sau là số trang được trích dẫn, ví dụ [2. 415]. - Phụ lục luận án: Những bài thơ đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam chúng tôi chỉ thống kê tên bài và tác giả, những bài chưa dịch sang tiếng Việt chúng tôi trích 9 nguyên văn chữ Hán và phần Tạm dịch do tác giả luận án thu thập và tham khảo, phiên dịch sang tiếng Việt. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu thơ khuê phụ ở Trung Quốc 1.1.1. Về tuyển thơ Việc nghiên cứu thơ khuê phụ đã bắt đầu manh nha từ thời Đường, thông qua việc tuyển thơ – phương pháp nghiên cứu nguyên thủy nhất của Đường thi học. Tuyển tập thơ đầu tiên có liên quan đến thơ khuê phụ là bản Dao trì tân vịnh của Sái Tỉnh Phượng ghi chép lại thơ của phụ nữ. Về sau trong các tuyển tập thơ Đường dù lớn hay nhỏ đều ít nhiều có tuyển thơ khuê phụ, cố nhiên chỉ là những bài thơ riêng lẻ như là dẫn chứng tiêu biểu cho một thể thơ, một giai đoạn hay một nhà thơ cụ thể nào đó, chẳng hạn như Tập thơ Nhạc phủ của Quách Mậu Sảnh đời nhà Tống có tuyển bài thơ Trường tương tư của Lý Bạch, Đường thi tam bách thủ, Hoành Đường Thoái Sĩ tuyển chọn, Trần Uyển Tuấn bổ chú tuyển 19 bài thơ khuê phụ (theo thể thơ)… Đây đều là những bài thơ nổi tiếng, không chỉ là đại diện tiêu biểu cho mảng thơ khuê phụ mà còn là đại diện tiêu biểu của Toàn Đường thi và cũng là những tác phẩm có giá trị trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Sau này việc biên tuyển càng cụ thể, phong phú hơn, hoặc theo thể thơ như cuốn Đường thi giám thưởng từ điển, Lưu Học Khải, Viên Hành Bái (闺闺凱, 袁行闺 , 唐 诗 诗诗诗诗, 2007 ) có khoảng 30 bài thơ khuê phụ; hoặc theo đề tài, giai đoạn phát triển, theo nội dung, theo tác giả…Chẳng hạn, cuốn Đường thi giám thưởng từ điển do tác giả Tôn Dục Hoa chủ biên năm 1996 (闺育诗 (1996), 唐闺闺闺闺 诗),dù không có tên đề tài thơ khuê phụ nhưng có thể tìm thấy một số bài thơ khuê phụ dưới tên đề tài khuê tình và khuê oán. Trong Khuê tình, các tác giả dẫn bài Trường tương tư của Lý Bạch; Giang lâu khúc của Lý Hạ, đồng thời cũng cho rằng những bài thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của những người vợ người buôn bán như Trường Can hành của Lý Bạch; La cống khúc tam thủ của Lưu Thái Xuân; Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị; Nam Lăng đạo trung của Đỗ Phủ…cũng là thơ tình khuê phụ. Thơ Khuê oán các tác giả giới thiệu bài Khuê oán của Vương Xương Linh; Giang Nam khúc của Vu Cô Trong bộ Trung 10 Quốc lịch đại danh thi phân loại đại điển tập 3, tập 4, các tác giả Hồ Quang Chu, Chu Mãn Giang (胡光舟, 周滿江, 中闺 诗诗诗诗诗诗诗诗) cũng tuyển thơ của các nhà thơ nổi tiếng theo đề tài qua các triều đại, trong đó có mảng thơ tống biệt, biên tái, vịnh vật…, không có tên mảng thơ khuê phụ. Những bài thơ về hình tượng khuê phụ lại xuất hiện trong các mảng đề tài nhỏ như: Tư phụ; Khuê tình; Phu phụ; Khí phụ. Mỗi đề tài giới thiệu khoảng trên dưới mười bài thơ của các triều đại. Ở đề tài Khuê tình tác giả tuyển chọn những bài thơ nói về tình cảm nơi khuê phòng: tâm trạng nhớ nhung, oán hờn… của những người phụ nữ (thiếu nữ chưa lấy chồng và cả phụ nữ đã có chồng). Ở đề tài Phu phụ (vợ chồng), có tuyển những bài như Trường Can hành nhị thủ của Lý Bạch, Nguyệt Dạ của Đỗ Phủ (là những bài thơ đã khắc họa rất thành công hình tượng nhân vật khuê phụ). Còn ở đề tài Tư phụ (những người phụ nữ nhớ nhung) có thể thấy nhiều bài thơ về hình tượng khuê phụ không chỉ có tâm trạng tư (nhớ) mà còn có cả sầu, oán, như: Xuân oán của Kim Xương Tự; Tử Dạ thu ca, Ô dạ đề của Lý Bạch; Giang Nam khúc của Lý Ích; La Cống khúc tam thủ của Lưu Thái Xuân…Cách phân chia này, thực ra mới chỉ căn cứ sự liên kết mặt ngoài chứ chưa dựa vào sự thống nhất, tương đồng bên trong, bề sâu nội dung tư tưởng giữa các bài thơ. Tuy vậy, các biên tuyển vẫn có thể tạo “hạ tầng cơ sở” cho việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật thơ. 1.1.2. Về tên gọi Ngay từ giai đoạn sơ khai nhất của Đường thi học, các nhà nghiên cứu đời Đường đã chú ý đến những bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ khi lựa chọn cho những tuyển thơ hoặc những tác phẩm chuyên ghi chép các tích, bình thơ, phẩm vựng. Tuy có nhiều tuyển thơ, bình thơ, chú giải về thơ Đường nhưng ở giai đoạn này vẫn chưa có tác phẩm nào gọi tên mảng thơ này, việc tuyển chọn chủ yếu theo kiểu ấn tượng, cảm tính về những bài thơ riêng lẻ. Trên cơ sở khảo cứu những tư liệu hiện có, chúng tôi cho rằng, những bài thơ miêu tả tâm tư tình cảm của những người phụ nữ sống trong cảnh tương tư sầu khổ, một mình nơi phòng vắng được bàn đến lần đầu tiên với tư cách là một mảng thơ của thơ Đường là trong cuốn Đường thi giải của tác giả Đường Nhữ Tuần đời nhà Minh. Đây là tác phẩm phân tích, lý giải, hướng dẫn thưởng thức nhiều bài thơ Đường khá lý thú, làm cơ sở cho nhiều chuyên luận nghiên cứu sâu về thơ Đường sau này. Trong tập [...]... trong thơ Lý Bạch” [79.605]… Tác giả Lê Thị Anh trong công trình nghiên cứu Thơ Mới với Thơ Đường mặc dù không chủ đích nghiên cứu thơ khuê phụ đời Đường nhưng trong quá trình tìm tòi, so sánh Thơ mới với thơ Đường cũng đã có những khám phá về mảng thơ này khi nhận định: Nhiều nhà thơ đã tiếp thu, ảnh hưởng thơ khuê phụ đời Đường, như Thái Can, trong bài Trông chồng đã đề từ bằng cả bài thơ Khuê oán... nhan đề bài thơ của Bạch Cư Dị (Khuê phụ) ; Thôi Hiệu (Khuê phụ thi) và cách gọi tên nhân vật chính của các nhà nghiên cứu về mảng đề tài này của thơ Đường: Khuê phụ, chúng tôi gọi tên mảng thơ miêu tả hình tượng người phụ nữ (người vợ) một mình nơi khuê phòng là thơ khuê phụ Phạm vi văn bản khảo sát của luận án là những bài thơ miêu tả đời sống (chủ yếu là đời sống nội tâm) của những người phụ nữ (người... mảng thơ khuê phụ đời Đường 1.2 Nghiên cứu thơ khuê phụ ở Việt Nam 1.2.1 Về tuyển thơ Cũng như ở Trung Quốc, hiện nay ở Việt Nam chưa có một tuyển tập thơ nào về riêng đề tài khuê phụ Những bài thơ khuê phụ chỉ có mặt trong các tuyển tập thơ Đường tiêu biểu, gắn với một thể thơ, một nhà thơ cụ thể Tuy nhiên, hầu hết những bài thơ khuê phụ nổi tiếng nhất (như Khuê oán của Vương Xương Linh ; Xuân Tứ, Tử... bài thơ về hình tượng nhân vật khuê phụ trong thơ Đường đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam Một trong những cuốn sách dịch và khảo cứu thơ Đường ở Việt Nam sớm nhất là cuốn Phiên dịch và khảo cứu thơ Đường của nhà văn Ngô Tất Tố (nhà xuất bản Tân Dân năm 1940) có dịch, tìm điển tích và giải nghĩa 12 bài thơ khuê phụ Ngoài ra có thể kể tên những tập thơ Đường ở Việt Nam đã tuyển thơ khuê phụ như: Thơ. .. đây là nhóm phụ nữ tương đối đặc biệt dưới thời nhà Đường, cũng là đối tượng được miêu tả nhiều nhất trong mảng thơ khuê oán đời Đường Đồng thời trong luận văn này tác giả cũng có những nhận định xác đáng về thơ khuê oán như : “Trong nhiều tác phẩm thơ ca phản ánh cuộc sống của người phụ nữ thì thơ khuê oán là thể quan trọng trong thơ Đường phản ánh cuộc sống của người phụ nữ lúc đó Thơ khuê oán chủ... Thơ Đường (2 tập), Nam Trân ; Thơ Đường (3 tập), Trần Trọng San; Đường thi, Trần Trọng Kim; Thơ Đường, Khương Hữu Dụng; Đường thi tam bách thủ, Hoành Đường Thoái Sĩ (Ngô Văn Phú dịch); Đường thi tuyển dịch (2 tập), Lê Nguyễn Lưu; Đường thi trích dịch, Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản; Tứ tuyệt Đường thi, Nguyễn Hà; Thơ Đường, Tản Đà; Bình giảng 100 bài thơ Đường hay nhất, Nguyễn Danh Đạt; Tuyển tập thơ Đường, ... người phụ nữ qua thơ ca trước Đường và thời Đường (诗诗诗 (2006) , 唐前 和唐代诗歌中的女性 “情” “性 狀況, 及心理生疾病探析”, 江西社闺科闺, 2006 年 第 6 期), khi nghiên cứu tâm sinh lý của những người phụ nữ Trung Quốc thời cổ đại qua những tác phẩm thơ ca cổ điển đã chú ý phân tích một số bài thơ miêu tả người vợ bị ruồng bỏ từ Kinh thi đến thơ Đường, đây là một nhóm phụ nữ cũng thuộc đối tượng miêu tả của thơ khuê phụ đời Đường (khí phụ) ... điển hình là những thành tựu nổi bật của thơ khuê oán đời Đường Lý Hồng trong Luận văn thạc sỹ cũng với đề tài Nghiên cứu thơ khuê oán đời Đường (2002) (诗诗, 唐代诗诗 诗诗诗, 诗诗诗诗诗诗诗诗诗诗 ) lại tiếp cận nội dung và nghệ thuật thơ khuê oán ở một hướng khác Một là, tìm hiểu ba thủ pháp sáng tạo của thơ khuê oán đời Đường: Đi sâu khai thác thế giới nội tâm của người khuê phụ; Sáng tạo bối cảnh không gian, thời gian... hoặc liên hệ Một bài thơ hay của Mạnh Giao và một câu thơ bất hủ của Nguyễn Du (bài thơ hay của Mạnh Giao là Khí phụ, còn câu thơ bất hủ của Nguyễn Du là Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng trong Truyện Kiều), đều là những bài thơ hay về đề tài khuê phụ Ngoài ra, các bài thơ khuê phụ tiêu biểu ở đời Đường còn được bàn đến trong một số công trình nghiên cứu về thơ Đường khác, như Thi pháp thơ Lý Bạch, một số... người phòng khuê trong thơ khuê oán Có thể tên gọi khác nhau nhưng đối tượng miêu tả trong thơ cơ bản giống nhau: cuộc sống (mà chủ yếu là cuộc sống tinh thần) của người phụ nữ bị bỏ rơi chốn khuê phòng lạnh lẽo Nhiều bài thơ được xếp vào thơ khuê oán lại được dẫn chứng khi bàn về thơ tư phụ hay thơ khuê tình và ngược lại So sánh cách tuyển thơ của hai tác giả Lưu Khiết (Bàn về đề tài trong thơ Đường) và . thơ: khuê phụ. Nội hàm khái niệm thơ khuê phụ có một số điểm khác biệt so với thơ khuê oán (thơ về nỗi oán giận nơi khuê phòng), khuê tình (thơ về tình cảm nơi khuê phòng) và thơ tư phụ (thơ. cứu Chương 2: Sự hưng thịnh của thơ khuê phụ đời Đường Chương 3: Chủ thể trữ tình trong thơ khuê phụ đời Đường Chương 4: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong thơ khuê phụ đời Đường Quy ước trong luận. hoi Thơ khuê phụ là thơ viết về đề tài khuê phụ (có những bài thơ trực tiếp lấy nhan đề là Khuê phụ) , trong đó có cả thơ của người khuê phụ tự bạch nỗi lòng và phần nhiều là thơ của nhà thơ

Ngày đăng: 16/09/2014, 16:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 152.  宋柏年, 主编 (1994),  中国古典文学在国外, 北京语言学院出版社 出版时间.

  • 156.  张文生 (1992), 唐诗中的女性形象 , 錦州师院学报, 第2期.

  • LÝ THƯƠNG ẨN

  • 李 商 隐《清 夜 怨》

  • Sông xứ Ba chảy xiết như tên bắn. Thuyền xứ Ba lướt như bay. Mười tháng ba ngàn dặm. Chàng đi bao giờ mới về ?

  • LƯU PHƯƠNG BÌNH

  • 刘方平《梅花落》

    • UNG DỤ CHI

      • Tạm dịch: NỖI OÁN TRONG PHÒNG KHUÊ Lá mi vu đầy trên tay, khóc trong nắng chiều Nghe nói nhà hàng xóm, chồng đã trở về Ngày chia tay chim hồng phía nam đã giỏi bay lên bắc Sáng nay nhạn miền bắc cũng bay về nam Xuân đến thu đi, nỗi tương tư còn mãi Thu đi xuân đến, tin tức rất hiếm hoi Then cài cửa đóng không ai vào được Vậy cớ gì tiếng đập áo xuyên qua màn lụa đến đây?

      • TỪ DẦN 徐寅 梦断

      • 斜凭绣床愁不动,红销带缓绿鬟低。 辽阳春尽无消息,夜合花前日又西。

      • VƯƠNG DUY

      • 王维《伊州歌》

      • TIẾT ĐÀO

      • 薛涛《春望词四首》

        • LÝ ĐOAN

        • 乌 栖 曲

        • 闺 情

          • 李端《宿石涧店闻妇人哭》

          • 张窈窕《赠 所 思》

            • 刘驾《贾客词》

            • 贾客灯下起, 犹言发已迟, 高山有疾路, 暗行终不疑。 寇盗伏其路, 猛兽来相追, 金玉四散去, 空囊委路歧。 扬州有大宅, 白骨无地归。 少妇当此日, 对镜弄花枝。

            • 孟 郊 《古 意 》

            • TRIỆU HỖ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan