Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank

22 2.1K 9
Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài Thảo Luận Môn : Quản Trị Ngân Hàng Chủ Đề : Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank 1 Lời Mở Đầu 2 Lời Mở Đầu Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt 2 động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. Với 1 số thành viên trong nhóm là khách hàng thường xuyên của MaritimeBank, nhận thấy những tiện ích khác biệt mà ngân hàng mang lại cho khách hàng so với những ngân hàng khác nên nhóm đã quyết định chọn MaritimeBank là ngân hàng đại diện cho nhóm và sử dụng những kiến thức học được để phân tích đánh giá hoạt động của MaritimeBank 1 cách toàn diện và khách quan. 1. Đánh giá khả năng tự cân đối vốn – C ( Capital adequacy ) Đối với ngân hàng, vốn tự có có vai trò vô cùng quan trọng, chẳng những nó đảm bảo an toàn vốn, tạo cơ sở cho huy động vốn, tạo cơ sở để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng. Vốn tự có còn giúp cho ngân hàng tự chủ hơn, sử dụng để mua sắm tài sản cố định, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, để phát triển bền vững, hoạt động ổn định. Ngoài ra, vốn tự có cũng xác định vị thế của ngân hàng. Với những ý nghĩa quan trọng đó, nhóm xin phân tích kĩ, trọng tâm những chỉ tiêu khi xem xét vốn tự có của MaritimeBank. Bao gồm 3 chỉ tiêu chính, cơ bản: 1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( CAR ) CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% Trong đó : (theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) 3 +Vốn tự có của tổ chức tín dụng bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, vốn cấp 2 là các nguồn vốn tự bổ sung hoặc có nguồn gốc từ bên ngoài của tổ chức tín dụng). +Tài sản đã điều chỉnh rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (bao gồm, ngoài những mục khác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) và tài sản “Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng và chấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Theo tính toán của ngân hàng thì tỷ lệ an toàn vốn qua các năm được thể hiện cụ thể như sau: Theo Thông tư 13/2010/NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN đưa ra là 9% và ngân hàng đã đạt yêu cầu duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong cả 2 năm 2010 và 2011. (Theo thông tư 13/2010/NHNN Điều 4. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 1. Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ). 2. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại Khoản 1 Điều này, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất). - Năm 2011, hệ số CAR theo tiêu chuẩn VAS đạt 10,58%. Với hệ số CAR như trên giúp Maritimebank có thể đảm bảo được việc hỗ trợ thanh toán của 4 Năm 2011 2010 CAR 10.58% 9.19% khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Hệ số CAR có tăng từ 9.19% (năm 2010) lên tới 10,58%( năm 2011) đó là do hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng với các danh mục đầu tư với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng. Chính vì lý do trên mà vốn tự có đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng. 1.2 Tỷ số tự tài trợ : Năm 2011 Năm 2010 VCSH/ Tổng tài sản 8,305% 5,486% Tổng tài sản 114.374.998 115.336.083 VCSH 9.499.881 6.327.589 Đến 31/12/2011, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 9.499.881 tỷ đồng tăng hơn 50% so với năm 2010, đưa tỷ lệ VCSH/ tổng tài sản từ mức 5,486% lên tới 8,305%, góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Để đạt được kết quả này là chủ yếu do vốn điều lệ tăng 60% ( năm 2011: 8.000 tỷ đồng và năm 2010: 5.000 tỷ đồng) và quỹ dự trữ tăng mạnh. Bên cạnh đó, năm 2011 với khoản lợi nhuận trước thuế đạt 1.036 tỷ đồng, giảm 31,7% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 797 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2010.Kết quả lợi nhuận trong năm đạt ở mức cao khiến cho lỗ lũy kế của ngân hàng giảm xuống. Bảng so sánh tỷ số tự tài trợ năm 2011 với các ngân hàng VCB MSB ACB BIDV Vietinbank 5 VCSH/Tổng TS 7,8% 8,305% 4,26% 6,01% 6,19% Tổng TS 366.722 114.374.998 281.019 405.755 460.604 VCSH 28.639 9.499.881 11.959 24.390 28.491 Qua bảng biểu trên ta thấy tỷ số tự tài trợ của là 8.035% cao so với các ngân hàng còn lại, chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của MSB tương đối tốt. 1.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động : 31/12/2011 Triệu đồng 31/12/2010 Triệu đồng Tiền gửi của TCKT 37.765.025 28.396.429 Doanh nghiệp nhà nước 20.173.785 13.139.709 DN ngoài nhà nước và các đối tượng khác 16.993.253 15.121.070 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 597.987 135.650 Tiền gửi của các cá nhân 24.527.058 20.226.888 Tiềm gửi của các đối tượng khác 2.440 3.391 Tổng 62.294.523 48.626.708 - Tổng tiền gửi của năm 2011 của ngân hàng là 62.294.523 triệu đồng tăng hơn 28% so với năm 2010 là 48.626.708 triệu đồng.Trước sự biến động của lãi suất thị trường, Maritimebank đã có những chính sách phù hợp với sự thay đổi đó nhằm thu hút thêm nguồn vốn từ phía khách hàng. Chỉ tiêu MSB VCB ACB BIDV Vietinbank 6 Nguồn vốn huy động 62.294 227.017 142.218 244.83 8 257.274 2. Đánh giá chất lượng tài sản – A ( Asset quality ) Nội dung hoạt động chủ yếu của một ngân hàng thể hiện ở phía tài sản có thể hiện trên tiêu tổng hợp nói bảng cân đối kế toán của nó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo có đủ vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn. Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời luôn chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Thông thường, chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ số: Tỷ lệ giữa nợ quá hạn so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa tổn thất nợ ròng so với tổng dư nợ; tỷ lệ giữa dự phòng phải thu khó đòi so với tổng số nợ tổn thất ròng và so với tổng dư nợ. Tỷ lệ và tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Một ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra 7 những tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán. Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một ngân hàng. Do đó, để đánh giá chất lượng tài sản và mức độ hoạt động của ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác, một mặt phải xem xét toàn diện cơ cấu, tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mặt khác phải nghiên cứu mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ. Mối tương quan này giúp đánh giá tính tối ưu trong cơ cấu tài sản, khả năng phản ứng của ngân hàng trước những biến động của thị trường, khả năng đứng vững trước những hiện tượng bất thường của môi trường kinh doanh và đáp ứng yêu cầu rút tiền của công chúng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia. Khi đánh giá chất lượng tài sản của ngân hàng trong trường hợp này, cần tính đến tình hình sử dụng tài sản ở nước ngoài, mối tương quan giữa tài sản của nước ngoài và tài sản bằng ngoại tệ trong tổng tài sản ngân hàng. 2.1 Tăng trưởng tổng tài sản Tổng tài sản của Ngân hàng Maritime Bank trong 2 năm 2010 và 2011 lần lượt là 115.336.083 và 114.374.998 triệu đồng. Năm 2011 giảm 961.085 triệu đồng so với năm 2010. Tổng tài sản giẩm là do nhiều yếu tố như : Năm 2011 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế cả thế giới lẫn Việt Nam, tiền vàng gửi và cho vay các TCTD khác giảm, chứng khoán kinh doanh giảm, tài sản có khác giảm. Việc giảm này không đáng lo ngại, tuy đây đều là các tài sản có tính sinh 8 lời nhưng tính sinh lời không cao. Tuy tổng tài sản trong năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng một số tài sản có tính sinh lời cao trong năm 2011 như : cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư, góp vốn, đầu tư dài hạn đều tăng tương đối mạnh trong năm 2011. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý năm 2011 tăng 308.682 triệu đồng so với 2010 ( từ 912.185 lên 1.220.867 triệu đồng). Tiền gửi tại NHNN Việt Nam năm 2011 tăng 510.637 triệu đồng so với 2010 (từ 964.132 lên 453.495 triệu đồng). Tiền gửi tại các TCTD khác năm 2011 giảm 1.898.322 triệu đồng (từ 30.375.903 xuống 28.477.581 triệu đồng). Những tài sản trên hay còn gọi là ngân quỹ của Ngân hàng – những tài sản này có khả năng thanh khoản cao nhưng tính sinh lời thấp. Tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng Maritime Bank năm 2011 tăng khá cao so với năm 2010 điều này có thể đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên nếu mức tăng quá cao thì sẽ lại là dấu hiệu không tốt bởi như vậy ngân hàng sẽ bị dư thừa ngân quỹ gây lãng phí. Trong mấy năm trở lại đây, tình hình kinh tế bất ổn và trong lĩnh vực ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy Ngân hàng cần xác định được mức ngân quỹ hợp lý để vừa có thể đảm bảo khả năng thanh toán mà không gây lãng phí, ứ đọng vốn… Chứng khoán kinh doanh : Đầu tư chứng khoán kinh doanh của Maritime Bank vào ngày 31/12/2011 là 89.186 tỷ đồng giảm 3.639 tỷ đồng so với 92.825 tỷ đồng năm 2010. 9 Đầu tư chứng khoán cuối năm đạt 34.212 tỷ đồng, tăng 5.619 tỷ đồng tuowg đương với mức tăng 20% so với năm 2010. Đầu tư chứng khoán bao gồm 34.123 tỷ đồng là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và 89 tỷ đồng chứng khoán kinh doanh. Danh mục đầu tư chứng khoán của Maritime Bank chủ yếu là chứng khoán nợ giá trị 34.053 tỷ đồng chiếm 99,5% tổng danh mục. Trong tổng số chứng khoán nợ, trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do các tổ chức khác phát hành chiếm chủ yếu là 62% thê hiện tính an oàn cao trong danh mục đầu tư. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán tăng làm khả năng thanh khoản tăng nhưng khả năng sinh lời trung bình và chúng chỉ cung ứng nguồn thanh khoản bổ sung cho ngân hàng. Ngân hàng trong năm 2011 đã chi nhiều hơn vào chứng khoán đầu tư đồng thời cũng tăng Dự phòng giảm giá chứng khoán từ đầu tư 28.211 năm 2010 lên 35.629 triệu đồng năm 2011. Việc tăng dự phòng này là do ngân hàng đã chi mạnh vào đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán. 2.2 Tăng trưởng dư nợ Cuối năm 2011, tổng dư nợ của Maritime Bank đạt 37.753 tỷ đồng tăng 18,6% so với mức 31.830 tỷ đồng cuối năm 2010. Mức tăng trưởng tín dụng thấp là do trong năm 2011, thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng thấp của toàn ngành ngân hàng, Maritime Bank đã giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ 32% năm 2010 xuống còn dưới 20% năm 2011. Cho vay khách hàng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng giúp ngân hàng có thể mở rộng tài sản của mình, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu mức cho vay quá cao cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như khả năng thu hồi lại vốn kém, khách hàng trì chệ trong việc trả nợ ngân hàng, khiến ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Việc cho vay khách hàng trong năm 2011 tăng là do trong năm 2011 Maritime Bank đã có những chính sách phù hợp và nhạy bén đó là định hướng cho vay vào đối tượng khách hàng vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, thủy hải sản, phân bón, hóa chất, dược phẩm, thương mại, hàng tiêu dùng… Bên cạnh việc cho vay Ngân hàng cũng rất chú trọng vào việc giám sát nợ vay giúp Maritime Bank đạt 10 [...]... huy tác dụng của đòn bẩy tài chính một cách hợp lý Tốc độ tăng của NPT nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng TSC để đảm bảo chỉ số trên luôn tăng 6 Đánh giá độ nhạy với lãi suất – S ( Sensitivity ) Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát,... là ngân hàng đang dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng cũng hoạt động trong nhiều mảng lĩnh vực nên sẽ chịu nhiều rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi 20 ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá do vậy ngân hàng cũng cần phải có sức khỏe, và sự đề kháng tốt để có thể chống đỡ tốt với rủi ro Tình hình kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô trong năm có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân. .. liên ngân hàng thường có kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng) Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của ban lãnh đạo, cân đối vốn của Ngân hàng và quy định của NHNN Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn Đối với hoạt động cho vay, Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù... động / doanh thu hoạt động của MaritimeBank đã tăng từ 35,8% năm 2010 lên 52% năm 2011, đây là 1 tỷ lệ khá cao so với những ngân hàng cùng quy mô khác như với ACB ( 42% ), STB ( 48,7%) Điều này làm giảm tính cạnh tranh của MaritimeBank so với những ngân hàng khác, tuy nhiên lí giải cho lí do này chủ yếu là do trong năm 2011 MaritimeBank đã cố gắng mở rộng mạng lưới đại lí của Ngân hàng ra toàn quốc với... sinh lời của VCSH, chứng tỏ khả năng tạo ra LN của VCSH mà DN sử dụng Chúng ta có thể thấy ROE năm 2011 của MaritimeBank đã có sự sụt giảm đáng kể, từ 14,6% năm 2010 còn lại 10% năm 2011 Điều này được lí giải là do chi phí hoạt động tăng lên đã làm giảm lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng trong khi đó tổng thu nhập cũng giảm so với năm trước Bên cạnh đó so sánh với ROE trung bình của hệ thống ngân hàng thương... của NHTM Nếu ngân hàng không đảm bảo được khả năng thanh khoản dẫn đến mất tín nhiệm với khách hàng và có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản Việc đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau: Qua các báo cáo, có thể thấy ngân hàng thường xuyên duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa tài sản có động so với tổng số tiền gửi, đặc biệt chú ý tới thành phần tiền gửi dễ biến động, mối quan... các nguồn vốn huy động ngoại tệ cùng đồng tiền, đảm bảo cân khớp về khối lượng do vậy không phát sinh rủi ro tiền tệ đối với hoạt động huy động vốn và cho vay Rủi ro lãi suất: Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng (ngắn hạn), lãi suất đầu tư được xác định tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chi phí vốn của Ngân hàng Các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng thường có kỳ... thưởng Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam, Giải top 5 Ngân hàng có Logo ấn tượng nhất năm 2012…Đây là 1 trong những bước đi dần dần giúp MaritimeBank đạt chất lượng cao trong việc quản lý và xây dựng một hình ảnh tốt với Chính phủ và khách hàng, cùng với các định chế tài chính trong và ngoài nước Tuy nhiên MaritimeBank vẫn còn những điểm yếu về mặt hiệu quả hoạt động, tỷ lệ chi phí hoạt động / doanh thu hoạt. .. do làm tăng chi phí hoạt động của Ngân hàng lên cao 1 cách đáng kể 4 Đánh giá khả năng sinh lời - E ( Earnings strength ) Năm 2011, MaritimeBank đạt tổng doanh thu thuần là 2.412 tỷ đồng , lợi nhuận trước thuế đạt 1.036 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 797 tỷ đồng Theo đó, lợi nhuận có giảm so với năm 2010 nhưng chủ yếu là do chi phí hoạt động tăng cao trong khi doanh thu hoạt động vẫn duy trì ở mức... hướng chung của các ngân hàng hiện đại là giảm cơ cấu thu nhập lãi , giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi và tăng thu từ dịch vụ Các hoạt động kinh doanh ngoại hối , kinh doanh 15 chứng khoán và các hoạt động khác mang lại thu nhập thuần 511 tỷ tăng 13% so với năm ngoái Chi phí hoạt động của MaritimeBank trong năm 2011 là 1.255 tỷ đồng tăng 331 tỷ so với năm 2010 Tỷ lệ tăng 36% chủ yếu là do MaritimeBank . Bài Thảo Luận Môn : Quản Trị Ngân Hàng Chủ Đề : Sử Dụng Mô Hình CAMELS Phân Tích, Đánh Giá Hoạt Động Của Ngân Hàng MaritimeBank 1 Lời Mở Đầu 2 Lời Mở Đầu Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. khách hàng so với những ngân hàng khác nên nhóm đã quyết định chọn MaritimeBank là ngân hàng đại diện cho nhóm và sử dụng những kiến thức học được để phân tích đánh giá hoạt động của MaritimeBank. sở để ngân hàng thực hiện cho vay, đầu tư, kinh doanh, qua đó giúp cho ngân hàng phát triển các hoạt động, mở rộng đối tượng khách hàng. Vốn tự có còn giúp cho ngân hàng tự chủ hơn, sử dụng

Ngày đăng: 15/09/2014, 13:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2 Tỷ số tự tài trợ :

  • 4.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan