phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hà thành

115 349 6
phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh hà thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI *** PHẠM TIẾN THÀNH PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 2014 P H Ạ M T I Ế N T H À N H L U Ậ N V Ă N T H Ạ C S Ỹ K I N H T Ế L Ớ P C H 1 8 B T C N H ( 2 0 1 2 – 2 0 1 4 ) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI *** PHẠM TIẾN THÀNH PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HÀ THÀNH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ HÀ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tác giả Phạm Tiến Thành i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA B GI O D C V O T OỘ Á Ụ À ĐÀ Ạ 1 B GI O D C V O T OỘ Á Ụ À ĐÀ Ạ 2 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBCNV Cán bộ công nhân viên Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành CHLB Nga Cộng hoà Liên bang Nga CVTD Cho vay tiêu dùng MHB Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long NHBL Ngân hàng bán lẻ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHQ Nợ quá hạn OCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Seabank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Ngân hàng Kỹ thương TSĐB Tài sản đảm bảo TTCK Thị trường chứng khoán VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam iii DANH MC BNG BIU Danh mc s S 1.1: Cỏc chc nng chớnh ca ngõn hng a nng hin i 9 B GI O D C V O T O 1 B GI O D C V O T O 2 2.2. Phân loại cho vay của ngân hàng thơng mại 11 2.3. Quy trình cho vay của ngân hàng thơng mại 12 2.1. Căn cứ thời hạn vay 16 2.2. Căn cứ phơng thức hoàn trả 16 2.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 19 Sơ đồ 1: Sơ đồ CVTD gián tiếp 20 Sơ đồ 2: Sơ đồ CVTD trực tiếp 21 2.4. Căn cứ tài sản bảo đảm 22 2.5. Căn cứ vào mục đích của khoản vay 23 3. Vai trò của cho vay tiêu dùng 23 3.1. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội 23 3.2. Đối với ngân hàng thơng mại 24 3.3. Đối với khách hàng 25 2.1. Chỉ tiêu doanh số 26 2.2. Chỉ tiêu doanh số và d nợ 54 1.1. Trở thành một trong những ngân hàng thơng mại hàng đầu Việt Nam và một ngân hàng đa năng tiên tiến hiện đại ở khu vực ASEAN 79 1.2. Cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam và TTCK quốc tế 79 1.3. Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, nâng cao giá trị doanh nghiệp 80 1.5. Tạo lập nền tảng khách hàng bền vững và đa dạng hóa 81 1.6. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại, chủ động cho quá trình hội nhập81 1.7. Đột phá trong ứng dụng cng nghệ ngân hàng 81 Biu 2.11: Cho vay mua ụ tụ Error: Reference source not found iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay các Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Công cuộc đổi mới đã tạo cơ hội cho sự phát triển rất nhiều hoạt động kinh tế, nổi bật phải kể đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, với sự bùng nổ các NHTM cổ phần trong nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Các ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ chính các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính như: các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán…. Do đó thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả và bán chúng với một mức giá cạnh tranh. Sức mạnh của cạnh tranh làm thay đổi dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, thay đổi vai trò của các NHTM trong hệ thống tài chính, từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu của các NHTM. Như vậy, để tăng tính cạnh tranh của các NHTM cần phải phát triển một cách toàn diện hoạt động của ngân hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh việc phát triển những dịch vụ mới như tư vấn tài chính, bảo hiểm, các ngân hàng còn phát triển dịch vụ cũ theo hướng mới, đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Trước đây, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay với cá nhân và hộ gia đình vì ngân hàng cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ nhưng rủi ro vỡ nợ tương đối cao, do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ 20, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tiến hành cho vay thương mại. Sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng vào người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành. 1 Cùng với sự phát triển của thời gian, nhiều công ty chuyên môn hoá như các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các công ty tài chính đã tham gia vào thị trường tài chính để cung cấp cho người tiêu dùng mà trước đây lĩnh vực này do công ty tài chính và ngân hàng thực hiên. Từ đó, cho vay tiêu dùng đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động trong nghiệp vụ ngân hàng. Một yếu tố khách quan khác làm cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển là xuất phát từ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Thông qua các mối quan hệ này, ngân hàng thấy được nhu cầu từ phía các nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cần có sự hỗ trợ để gia tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ, người tiêu dùng cần tìm người tài trợ cho các nhu cầu của mình. Như vậy, với xu hướng ngày càng phát triển của nền kinh tế thế giới, nhu cầu đòi hỏi của người dân ngày càng cao, phục vụ cho đời sống xã hội, sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng là một tất yếu khách quan, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và làm tăng mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan tới việc cho vay tiêu dùng và phát triển các hoạt động này chưa được nghiên cứu nhiều và có hệ thống. Đây có thể được coi là một trong những hạn chế đang gây khó khăn cho việc phát triển cho vay tiêu dùng ở Việt Nam nói chung và ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Thành” để nghiên cứu và luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát triển cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng và sức cạnh tranh của các NHTM, đồng thời đưa ra 2 một số giải pháp để thực hiện phát triển sản phẩm cho vay này tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành. Để đạt được mục tiêu đó, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là đòi hỏi tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển của các NHTM. Hệ thống hóa và xác định rõ những nội dung kiến thức cần được trang bị để có thể phát triển CVTD. - Đánh giá thực trạng việc phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành trong thời gian qua. Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân. - Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Thành trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn lấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành làm đối tượng nghiên cứu trực tiếp. Từ đó, đề xuất các giải pháp thực hiện việc phát triển cho vay tiêu dùng trong giai đoạn tới. Các nghiệp vụ cho vay tiêu dùng được trình bày trong luận văn là các sản phẩm hiện có của các NHTM cũng như các sản phẩm mới được đề xuất áp dụng trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu CVTD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành trong giai đoạn 2009 đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp biện chứng và lôgic trong khái quát tổng quan và phân tích luận giải vấn đề, đồng thời cũng sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, lí thuyết hệ thống… để phân tích lý luận và luận giải thực tiễn liên quan. 3 Luận văn cũng sử dụng, vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có chất lượng liên quan để củng cố và làm sâu sắc thêm các luận điểm của đề tài. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố trí làm 03 chương sau: Chương I: Khái quát về cho vay tiêu dùng và phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Thát triển Hà Thành Chương III: Định hướng và các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành 4 [...]... dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác” “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận... sử dụng vốn, cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và cũng là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng Bên cạnh đó, đầu tư cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, theo đó, ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào các chứng khoán mà ngân hàng lựa chọn Các hình thức cho vay và đầu tư hết sức đa dạng, tuỳ theo các tiêu thức mà người ta phân chia chúng thành nhiều loại... khoản tại ngân hàng e Căn cứ vào mục đích của khoản vay Căn cứ vào mục đích của khoản vay, CVTD được chia thành: - Cho vay phục vụ nhu cầu về nhà ở; - Cho vay mua ôtô; - Cho vay hỗ trợ du học; - Cho vay lao động xuất khẩu; - Thấu chi tài khoản tiền gửi; - Cho vay cán bộ công nhân viên’ - Cho vay tiêu dùng khác Hiện nay, các khoản CVTD phục vụ nhu cầu nhà ở và cho vay cán bộ công nhân viên là các khoản vay. .. người tiêu dùng (khi vay và sử dụng nhiều quá khả năng trả nợ), ngân hàng và đối với nền kinh tế Tuy nhiên, trong luận văn này, phát triển cho vay tiêu dùng chỉ xem xét dưới giác độ NHTM 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển cho vay tiêu dùng Phát triển CVTD được phản ánh qua một số chỉ tiêu: 1.3.2.1 Chỉ tiêu doanh số và tốc độ tăng trưởng doanh số Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho. .. dụng 1.2 Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng (CVTD) là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ và nhu cầu khác Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du... CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Khái niệm NHTM Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế của mỗi quốc gia Đó là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại Ngân hàng được chia làm hai loại: ngân hàng thương mại và. .. gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán” Ở nhiều nước, khái niệm cho vay tiêu dùng không bao hàm khoản cho vay để mua nhà cửa mà chỉ là những khoản cho vay để mua các động sản như ô tô, các đồ điện dân dụng và cho các nhu cầu sinh hoạt khác (cưới xin, du lịch ) Cho vay tiêu dùng cho phép người vay được tiêu dùng hàng hoá trước khả năng mua, do đó tác động gián tiếp kích thích sản xuất phát triển. .. 1.1: So sánh CVTD và cho vay khác STT Các đặc điểm CVTD 1 Lãi suất Cố định, cao hơn 2 Chi phí trên 1 triệu Cao hơn đồng cho vay 3 Cho vay tiêu dùng Phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, mức thu nhập và trình độ học vấn 4 Đối tư ng khách Cá nhân, sự hiểu biết hàng về lĩnh vực cho vay của ngân hàng thấp 5 Nguồn trả nợ Thường là thu nhập hàng tháng 1.2.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng Cho vay khác Linh hoạt,... thức cho vay này thực tế rất ít và do thời gian dài nên rủi ro cho ngân hàng cao Chủ yếu là cho vay mua đất làm nhà hoặc cho vay xây dựng nhà ở Thông thường, cho vay tiêu dùng có thời hạn vay là ngắn hạn hoặc trung hạn Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dài hạn là rất ít, chỉ mới có một số ngân hàng triển khai Việc phân chia CVTD theo thời gian có liên quan mật thiết với phương thức hoàn trả của khoản vay. .. b Hoạt động sử dụng vốn Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ sử dụng vốn đó để cho vay, đầu tư và thực hiện hoạt động ngân quỹ Hoạt động ngân quỹ của ngân hàng là nhằm bảo đảm khả năng chi trả hoặc thanh toán thường xuyên cho khách hàng Thông qua việc đầu tư trở lại cho nền kinh tế, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nhu cầu chi tiêu hàng hoá, dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng năng . triển cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. 1.1.1. Ngân. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBCNV Cán bộ công nhân viên Chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành CHLB Nga Cộng hoà. triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Chương II: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Thát triển Hà Thành Chương III: Định hướng và các giải pháp phát triển

Ngày đăng: 15/09/2014, 03:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan