Thảo luận về mô hình ngân hàng trung ương ở Việt Nam

27 1.5K 8
Thảo luận về mô hình ngân hàng trung ương ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V ĐO TO TRƯỜNG ĐI HỌC KINH TẾ THNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  THẢO LUẬN VỀ MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Ở VIỆT NAM TP.HCM, tháng 3 năm 2014 1 HỌ V TÊN LỚP HUỲNH ĐĂNG KHOA KD001 NGUYỄN THỊ THÙY TRANG KD003 VŨ THỊ LAN PHƯƠNG KD003 NGUYỄN NGỌC DIỄM PHƯƠNG KD001 LÊ HONG H PHƯƠNG KD003 HONG THỊ THẢO KD002 ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG KD003 TRẦN NGỌC NH KD001 LÊ THANH SƠN KD001 TRƯƠNG MINH NHỰT KD003 Đề tài tiểu luận: Thảo luận về mô hình ngân hàng trung ương tại Việt Nam. A. Tầm quan trọng của đề tài: 2 Will Rogers - một nhà văn hài hước người Mỹ từng nói: “There have been three great inventions since the beginning of time: fire, the wheel, and central banking” (tạm dịch là: “Có 3 phát minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung ương”). Hàm ý sâu xa của câu nói này cho thấy Ngân hàng Trung ương (NHTW) có tầm quan trọng như thế nào trong lịch sử phát triển của loài người. Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một NHTW thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của NHTW cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, NHTW cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài đối sinh viên đặc biệt là khối chuyên ngành kinh tế, chúng em đã thực hiện đề tài này với mong muốn giải quyết được phần nào những thắc mắc của các bạn. Trong quá trình tìm tòi tài liệu và chắt lọc thông tin không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, chúng em rất mong được cô chỉnh sửa và giải đáp thêm để những thông tin chúng em sẽ đưa đến cho các bạn trong giảng đường là thông tin chính xác và cần thiết. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô! B. Phần nội dung của đề tài: Trang I. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của NHTW Việt Nam 5 1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của NHTW Việt Nam. 5 3 2. Mô hình tổ chức của NHTW Việt Nam. 7 II. Chức năng của NHTW Việt Nam. 9 1. Độc quyền phát hành tiền. 9 2. Chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian. 9 3. Chức năng cố vấn đối với chính phủ 11 4. Chức năng trực tiếp quản lí dự trữ quốc gia. 12 5. Quản lí vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và hoạt động. 12 III. Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW. 13 1. Ảnh hưởng của cung ứng tiền đối với nền kinh tế. 13 2. Mục tiêu và phương thức điều tiết kinh tế vĩ mô bằng cung ứng tiền của ngân hàng trung ương. 13 3. Các công cụ điều tiết. 14 IV. Hoạt động của NHTW. 15 1. Hoạt động tín dụng. 15 2. Hoạt động mở tài khoản, thanh toán và gây quỹ. 16 3. Hoạt động ngoại hối. 16 V. Những đóng góp của NHTW Việt Nam đối với nền kinh tế. 17 1. Đóng góp của NHTW. 17 2. Thành tựu đã đạt được. 18 4 3. Những cơ hội. 19 4. Thách thức. 20 VI. Phân tích chuyên sâu. 21 Thảo luận về vấn đề: “ Mô hình nào cho NHTW Việt Nam?” 1. Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. 21 2. Mô hình ngân hàng trung ương phụ thuộc chính phủ. 22 3. Thảo luận và một số ý kiến đánh giá của các chuyên gia. 23 C. Các nguồn tham khảo 26 I. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của NHTW Việt Nam. 1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của NHTW Việt Nam. Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 thời kỳ như sau: 5 1. Thời kỳ 1951-1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch. 2. Thời kỳ 1955-1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc. - Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. 3. Thời kỳ 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. 6 4. Thời kỳ 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam: - Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN. - Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. - Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật. - Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông. - Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998. - Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và 7 ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Mô hình tổ chức của NHTW Việt Nam. Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc, trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp. Mô hình NHTW Việt Nam: 8 KHỐI CHÍNH SÁCH 64 chi nhánh Tỉnh, Thành phố • Vụ chính sách tiền tệ • Vụ chiến lược phát triển • Vụ quản lý ngoại hối • Vụ quan hệ quốc tế II. Chức năng của NHTW Việt Nam. 1. Độc quyền phát hành tiền. Với vai trò phát hành độc quyền tiền trên toàn quốc như phương tiện trao đổi, ngân hàng trung ương trực tiếp quản lý cung ứng tiền mặt. Việc quản lý mức độ cung ứng 9 BAN LÃNH ĐO KHỐI NGHIỆP VỤ KHỐI QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH KHỐI THANH TRA KIỂM SOÁT • Vụ tài chính-kế toán. • Vụ tín dụng • Sở giao dịch • Văn phòng • Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo • Vụ NV phát hành và kho quỹ • Cục quản trị • Học viện ngân hàng • ĐH Ngân hàng TPHCM • Cục công nghệ tin học NH • Thời báo Ngân hàng • Thanh tra ngân hàng • Vụ Tổng kiểm soát • Vụ Pháp chế • Vụ các ngân hàng Các doanh nghiệp trực thuộc NHNN tiền mặt là công cụ thứ nhất giúp ngân hàng trung ương điều tiết mức cung ứng tiền tổng hợp. Với việc độc quyền phát hành tiền thì chính phủ có thể điều chỉnh được lượng tiền lưu thông để có thể kiểm soát lạm phát và từ đó có thể tăng giảm lãi suất để tăng lượng cầu hay giảm lượng cầu ứng với mỗi thời điểm của nền kinh tế. 2. Chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian. a. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian. Vì các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong nước đều phải mở tài khoản và kí quỹ tại ngân hàng trung ương nên hoàn toàn thực hiện được vai trò điều tiết thanh toán giữa các ngân hàng giống như những thân chủ mua bán lẫn nhau cùng có một tài khoản ở một ngân hàng. Vai trò này giúp ngân hàng trung ương kiểm soát, theo dõi, quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước. Mặt khác có thể quản lý được lượng tín dụng ra vào trong hệ thống tài chính vào những thời điểm nhất định. b. Ngân hàng trung ương là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trung gian. Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng hay kí gửi tại ngân hàng trung ương, không được cho vay hết. Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại. Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng trung ương quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian. c. Ngân hàng trung ương là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian. 10 [...]... hai mô hình ngân hàng trung ương (NHTW): ngân hàng trung ương độc lập chính phủ; ngân hàng trung ương phụ thuộc chính phủ, cùng với những ưu và nhược điểm của hai mô hình này từ đó đưa ra những nhận định về việc xây dựng mô hình nào cho ngân hàng trung ương Việt Nam trong tương lai Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ: Khái niệm: Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là mô hình. .. thế khi ngân hàng trung gian không còn chỗ vay mượn nào khác, không thu hồi về kịp những khoản vay về kịp thì nó phải đến ngân hàng trung ương vay tiền như cứu cánh cuối cùng Ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay với phương thức gọi là cho vay chiết khấu Đó là hình thức cho vay qua cửa sổ chiết khấu Lãi suất của sự cho vay này là lãi suất chiết khấu Ngân hàng trung ương là ngân hàng duy... hiện để quản lý vĩ mô hiệu quả Mô hình ngân hàng trung ương phụ thuộc chính phủ: Khái niệm: Mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương nằm trong nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ Các nước áp dụng mô hình này phần lớn... ngân hàng trung gian vay khi có yêu cầu Ngân hàng trung gian có thể cho vay hết dự trữ bắt buộc vì khi cần thiết nó có thể vay ngân hàng trung ương với lãi suất cũng giống như vay của nhân dân để thanh toán cho nhân dân Nhưng giả sử ngân hàng trung ương quy định, tuy lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian là 10%, nhưng nếu ngân hàng trung gian cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc và phải vay đến ngân. .. trữ bắt buộc và phải vay đến ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương sẽ cho vay với lãi suất 12% Lúc đó ngân hàng trung gian sẽ cân nhắc, nếu nó cho vay dưới tỉ lệ dự trữ bắt buộc với lãi suất chỉ 10% , thì khi kẹt thanh toán nó phải vay lại của ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn Việc lỗ trông thấy khi vay tiền của ngân hàng trung ương sẽ buộc các ngân hàng trung gian giảm lượng cho vay xuống,... năng chống đỡ rủi ro còn kém Vì thế, NHTW Việt Nam sẽ khó có thể kiểm soát ngân hàng trong nước Các ngân hàng trong nước mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết... hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Kể từ đó đến nay, ngành ngân hàng nói chung và NHTW Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến khá dài trên con đường phát triển Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII vừa thông qua Luật NHTW Việt Nam (sửa đổi) và Luật Các tổ chức... nền kinh tế, NHTW và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quá trình xây dựng và trưởng thành, cụ thể là: Đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, nhờ đó đã thiết lập được một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng phong phú, phục vụ mọi thành phần kinh tế Tính đến cuối năm 2005, hệ thống các TCTD Việt Nam bao gồm 5 NHTMNN, 1 Ngân hàng Chính sách xã hội, 25 NHTMCP... chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 44 văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam, 6 công ty tài chính, 9 công ty cho thuê tài chính, gần 900 quĩ tín dụng nhân dân Đáng chú ý, hai Luật ngân hàng có hiệu lực từ cuối năm 1998 là bước tiến mới về củng cố, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng Năng lực xây dựng và điều hành, quản lý tiền tệ – tín dụng – ngân hàng của... tiết lượng tiền cung ứng của hệ thống ngân 11 hàng trung gian và của nền kinh tế Qua đây ta thấy được đây là một công cụ giúp chính phủ quản lý nền kinh tế một cách vĩ mô Xét về mối quan hệ giữa NHNN Việt Nam với các ngân hàng thương mại, gần đây nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể thấy có những luồng tin liên quan tới một ngân hàng thương mại cổ phần rất lớn đó là Sacombank . sâu. 21 Thảo luận về vấn đề: “ Mô hình nào cho NHTW Việt Nam? ” 1. Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. 21 2. Mô hình ngân hàng trung ương phụ thuộc chính phủ. 22 3. Thảo luận và. tế. 2. Chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian. a. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán, chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian. Vì các ngân hàng thương mại và. và cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng trung gian. c. Ngân hàng trung ương là cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng trung gian. 10 Không có ngân hàng trung gian nào hoặc

Ngày đăng: 14/09/2014, 14:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đề tài tiểu luận:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan