Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế và giải pháp hạn chế rủi ro đề xuất, nghiên cứu một số tình huống cụ thể

29 2.3K 26
Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế và giải pháp hạn chế rủi ro đề xuất, nghiên cứu một số tình huống cụ thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường đại học Ngoại Thương Khoa: Kinh tế và kinh doanh Quốc tế Bộ môn: Thanh toán Quốc tế ***** TIỂU LUẬN NHÓM Đề tài: Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế và giải pháp hạn chế rủi ro đề xuất, nghiên cứu một số tình huống cụ thể Tác giả: Nhóm 3 Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Đặng Thị Nhàn MỤC LỤC Lời mở đầu………………………………………………………………………. Chương I: Cơ sở lý thuyết……………………………………………………… I Rủi ro trong thanh toán quốc tế …………………………………………………… 1 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế …………………………………… 1.1 Rủi ro là gì……………………………………………………………………. 1.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế………………………………………………. 2 Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế…………………………… 3 Các bên chịu ảnh hưởng khi có rủi ro phát sinh……………………………… II Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế ……………………….……………. 1 Khái niệm – đặc điểm ………………………………………………………… 1.1 Khái niệm ……………………………………………………………………. 1.2 Đặc điểm …………………………………………………………………… 2 Nguyên nhân phát sinh…………………………………………………………. 2.1 Nguyên nhân chủ quan……………………………………………………… 2.2 Nguyên nhân khách quan…………………………………………………… Chương II: Nghiên cứu một số tình huống ví dụ thực tế về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế I Tóm tắt 1 số ví dụ điển hình về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế……. 1. Tranh chấp do từ chối thanh toán trong hợp đồng mua bán cà phê giữa nguyên đơn là người bán Singapore và bị đơn là người mua Việt Nam. 2. Hãng hàng không Vietnam Airlines thua kiện luật sư Maurizio Liberati và phải trả 5,2 triệu Euro (chưa tính đến lãi suất từ tháng 11/2003 đến 2006) cho luật sư này. 2 Trg 4 5 5 5 5 5 6 7 7 7 7 8 8 8 8 10 10 10 11 12 13 3 Vụ CENTRIMEX thiệt hại 1,5 triệu USD do không chịu thanh toán tiền mua phân U-rê cho công ty HELM (Đức) mà cũng không chịu nhận hàng. II Phân tích cụ thể 1 trường hợp về phán quyết của trọng tài trong tranh chấp pháp lý liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế 1 Nội dung cơ bản……………………………………………………………… 2 Tóm tắt vụ việc………………………………………………………………… 3 Phán quyết của trọng tài……………………………………………………… 3.1 Về việc không mở L/C của Bị đơn…………………………………………… 3.2 Về sai sót ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C của Nguyên đơn………… 3.3 Về số tiền phạt 18.544 USD………………………………………………… 4 Một số nhận xét của nhóm …………………………………………………… 4.1 Về thời hạn mở L/C………………………….……………………………… 4.2 Về việc vi phạm hợp đồng…………………………………………………… 4.3 Về cách giải quyết khi xảy ra vi phạm hợp đồng……………………………. 4.4 Về việc phạt do không thực hiện hợp đồng…………………………………. 5 Ý kiến của nhóm về bài học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam……………… Chương III: Ý kiến đề xuất về việc hạn chế rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế I.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước (NHNN) và các cơ quan quản lý vĩ mô 1. Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước, tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động thanh toán quốc tế 2. Hoàn thiện hệ thống thông tin ngân hàng……………………………………… 3. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài…………. 4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế……… II Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp…………………………………………………… 1. Nâng cao nhận thức về pháp luật…………………………………………… 3 13 13 15 15 16 16 17 17 17 18 19 20 22 22 22 22 23 24 24 24 25 26 26 27 28 2. Nâng cao năng lực đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam…………………………. 3. Tạo thói quen sử dụng chuyên gia pháp lý…………………………………… 4. Tìm hiểu rõ đối tác……………………………………………………………. 5. Sử dụng dịch vụ thanh toán của những ngân hàng có uy tín………………… Kết luận………………………………………………………………………… LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ với quy mô lớn và sức tăng trưởng nhanh chóng, hoạt động thanh toán quốc tế do đó cũng phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, các bên khi tham gia vào thanh toán quốc tế luôn phải đối mặt với những nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn. Trong đó, rủi ro pháp lý là điều mà những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán xuyên biên giới lo ngại gặp phải nhất. Bởi một khi các bên đã phải sử dụng tới các hành động pháp lý, kiện tụng thì chắc chắn sẽ rất mất thời gian, tốn kém và đặc biệt là ảnh hưởng tới tên tuổi của mình. Vậy rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế là gì, phải làm sao để tránh và khắc phục hậu quả của nó ra sao ? Những vấn đề này sẽ được nhóm tác giả đề cập tới trong bài tiểu luận “ Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế và giải pháp đề xuất, nghiên cứu một số tình huống cụ thể” Bài tiểu luận của chúng tôi gồm 3 phần chính sau: I Cơ sở lý thuyết II Nghiên cứu một số tình huống ví dụ thực tế về rủi ro trong thanh toán quốc tế III Ý kiến đề xuất việc hạn chế rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận, do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết thực tiễn, nhóm không thể tránh khỏi những sai sót cả về mặt chuyên môn, cũng như sai sót kỹ thuật. Chúng tôi rất mong nhận được sự 4 đóng góp ý kiến từ phái người đọc để có thể hoàn thiện hơn nữa bài nghiên cứu của nhóm. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I Rủi ro trong thanh toán quốc tế 1 Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 1.1 Rủi ro là gì Từ khi con người sáng tạo, phát triển và làm phong phú các loại hình hoạt động của mình thì khái niệm rủi ro và các ảnh hưởng của nó cũng bắt đầu xuất hiện và cho tới nay, có nhiều quan điểm cùng tốn tại nhưng nhìn chung , các quan điểm đều có sự thống nhất khi cho rằng rủi ro là sự không may mắn, tai nạn, tai họa hay sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Hậu quả tất yếu của rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Đối với các doanh nghiệp, rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Rủi ro xuất hiện trong gần như mọi trường hợp của cuộc sống cũng như trên mọi khía cạnh của quá trình giao lưu buôn bán quốc tế 1.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế Với sự phát triển ngày càng nhanh của xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, khối lượng hàng hóa được mua bán giữa các quốc gia cũng đang trên đà tăng mạnh, thanh toán quốc tế (thanh toán quốc tế) ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, thanh toán 5 quốc tế không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho nền kinh tế quốc gia, cho ngân hàng tham gia và đặc biệt là cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là vấn đề bất lợi, bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các điều khoản khác của hợp đồng, kết quả làm giảm lợi nhuận và xấu hơn là làm thất thoát tiền và hàng hóa của các bên tham gia. Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro là lớn hơn so với thanh toán giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một quốc gia do khoảng cách về địa lí, khác biệt về các chính sách vĩ mô, văn hóa, luật điều chỉnh … 2 Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế Rủi ro trong thanh toán quốc tế được chia thành 2 loại chính: Rủi ro thương mại và Rủi ro thanh toán. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tập trung vào loại thứ 2 (Rủi ro thanh toán). Đó là những bất ngờ, gây hậu quả tổn thất cho các bên tham gia thanh toán, đặc biệt đối với các ngân hàng khi thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên tham gia kinh doanh, giao dịch quốc tế. Rủi ro thanh toán được chia thành 6 loại chính như sau: + Rủi ro tín dụng: là rủi ro mất khả năng thanh toán của 1 trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ. + Rủi ro đạo đức: là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại lớn tới quyền lợi người khác. + Rủi ro quốc gia: là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia. + Rủi ro pháp lý: là rủi ro xảy ra trong trường hợp có tranh chấp, hay khiếu kiện giữa các bên tham gia thanh toán. 6 + Rủi ro ngoại hối: là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng một ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá biến động sẽ gây nên tổn thất cho một trong hai phía đối tác tham gia thanh toán. + Rủi ro tác nghiệp: là những rủi ro sai sót kĩ thuật do chính các bên tham gia gây nên. Đặc biêt xảy ra nhiều trong phương thức tín dụng chứng từ. Trong quá trình thương lượng và đàm phán dự thảo hợp đồng, trong đó có điều khoản thanh toán, những rủi ro pháp lý luôn tiềm ẩn và có sự ảnh hưởng đáng kể đến các bên tham gia, không chỉ đối với Ngân hàng mà còn cả người xuất, nhập khẩu. Chính vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích những rủi ro pháp lý điển hình trong thanh toán quốc tế. 3 Các bên chịu ảnh hưởng khi có rủi ro phát sinh Khi rủi ro trong thanh toán quốc tế phát sinh, nó sẽ ảnh hưởng tới các bên có liên quan tới quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ quốc tế : - Bên xuất khẩu : rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán… - Bên nhập khẩu : rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá… - Các ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán quốc tế: tùy vào vai trò của ngân hàng khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế mà ngân hàng có thể phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Ví dụ như ngân hàng bảo lãnh gặp rủi ro khi đối tượng được bảo lãnh không đủ khả năng chi trả và ngân hàng phải đứng ra trả hộ, hoặc ngân hàng thông báo không thông báo đủ lỗi của L/C dẫn tới người mua bị thiệt hại và ngân hàng phải bổi thường… II Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế 1 Khái niệm – đặc điểm 7 1.1 Khái niệm Trên phương diện chung, rủi ro pháp lý là khả năng khách quan xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính liên quan tới các quy định của pháp luật. Rủi ro pháp lý xét trên góc độ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là những sự kiện pháp lý bất lợi xảy ra một cách bất ngờ, gây nên thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. 1.2 Đặc điểm Là khả năng xảy ra sự sai lệch bất lợi so với dự tính của doanh nghiệp và xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Rủi ro liên quan tới các vấn đề pháp lý, thường dẫn tới việc kiện tụng và tranh chấp tại tòa án. Là loại rủi ro mà các doanh nghiệp không muốn gặp phải nhất do việc theo đuổi các vụ kiện pháp lý thường mát rất nhiều thời gian, chi phí và dễ gây ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. 2 Nguyên nhân phát sinh 2.1 Nguyên nhân chủ quan Do chưa có thói quen tuân thủ và thượng tôn pháp luật và coi nhẹ yếu tố pháp lý trong kinh doanh. Ở nhiều nước chưa phát triển, trong đó có Việt Nam, đây là một điều khá phổ biến. Các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế nhưng lại thiếu ý thúc tuân thủ pháp luật của quốc tế dẫn tới dễ vi phạm và bị kiện ra tòa. Do không hiểu biết pháp luật của nước ngoài, pháp luật và thông lệ quốc tế. Do không có sự chuẩn bị kỹ càng cần thiết hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn đối tác và thương thảo hợp đồng. Điều này rất dễ xảy ra đối với bất cứ bên tham gia nào của hoạt động thanh toán quốc tế. Nếu như lựa chọn người nhập khẩu thiếu uy tín, bên xuất khẩu có thể xuất hàng mà không nhận được tiền dẫn tới phải tranh chấp pháp lý. Hoặc khi ký hợp đồng mà không ghi rõ luật điều chỉnh có thể dẫn tới việc vi phạm pháp luật các bên mà không biết… 8 2.2 Nguyên nhân khách quan Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, việc phát sinh các rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế còn bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, đó là sự xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Đầu tiên, nguyên nhân sâu sa của rủi ro pháp lý chính là môi trường pháp lý và luật pháp quốc gia của các bên tham gia có sự khác biệt. Trong quan hệ thanh toán quốc tế, luôn có sự tồn tại của ít nhất 2 hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các mối quan hệ về trao đổi buôn bán cũng như việc thực hiện thanh toán. Trong khi đó, luật pháp của mỗi quốc gia thì có nét đặc trưng riêng biệt của quốc gia, việc có những sự khác biệt là điều rất dễ xảy ra. Sự khác biệt đó dù ít hay nhiều cũng có thể dẫn tới những sự vi phạm của 1 trong các bên tham gia thanh toán quốc tế, tạo ra rủi ro pháp lý. Không chỉ vậy, sự xung đột pháp luật trong thanh toán quốc tế còn thể hiện ở sự khác biệt trong pháp luật quốc gia với hệ thống pháp lý quốc tế. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu với thông lệ quốc tế nhưng không phải là hoàn toàn không có mâu thuẫn. Khi điều đó xảy ra mà hợp đồng không ghi rõ sử dụng luật nào để điều chỉnh, thì luật quốc gia sẽ là luật có hiệu lực cao hơn. Như đối với việc thanh toán qua thư tín dụng chứng từ, quan điểm của ICC (phòng Thương mại quốc tế), là UCP không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt nhất là để cho tòa án xem xét và phán quyết. Có thể lấy một ví dụ cho sự xung đột pháp luật ở đây là trong UPC 600 thì quy định, nếu như L/C mở mà không có ghi chú gì thì đó sẽ được coi là L/C không thể hủy ngang. Tuy nhiên, luật của Nga lại quy định ngược lại, rằng nếu không có ghi chú cụ thể thì L/C sẽ được coi là L/C có thể hủy ngang. Như vậy các doanh nghiệp quốc tế buôn bán thanh toán L/C với các doanh nghiệp Nga có thể gặp phải rắc rối nếu như ký hợp đồng mà không ghi rõ nguồn luật điều chỉnh. 9 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ I Tóm tắt 1 số ví dụ điển hình về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế 1. Tranh chấp do từ chối thanh toán trong hợp đồng mua bán cà phê giữa nguyên đơn là người bán Singapore và bị đơn là người mua Việt Nam. Ngày 10 tháng 6 năm 1997 giữa Nguyên đơn và Bị đơn ký hợp đồng 9623/INUT.97, theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 9.937 Kg cà phê và bột kem theo điều kiện CIF HCMC, thanh toán bằng TTR trong vòng bảy ngày sau khi người mua nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là người bán (Nguyên đơn). Thực hiện hợp đồng, Nguyên đơn đã giao hàng cho Bị đơn ngày 21 tháng 6 năm 1997. Sau khi giao hàng, Nguyên đơn đã chuyển cho Bị đơn Vận đơn gốc và Hoá đơn thương mại số 059/97 đề ngày 21 tháng 6 năm 1997 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng Nguyên đơn vẫn không nhận được tiền hàng. Việc Bị đơn không thanh toán tiền hàng cho Nguyên đơn làm cho Nguyên đơn phải chịu nhiều thiệt hại. Qua nhiều lần đòi mà không được trả tiền, Nguyên đơn đã khởi kiện Bị đơn ra trọng tài đòi Bị đơn phải trả các khoản tiền sau: Tiền hàng, tiền lãi của tiền hàng, phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax. Sau khi xem xét, trọng tài đã ra phán quyết bị đơn phải thanh toán toàn bộ tiền hàng và tiền lãi của tiền hàng cho Nguyên đơn. Còn về phí tư vấn pháp lý, phí 10 [...]... kinh nghiệm và đưa ra các đề xuất nhằm hạn chế các rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế Từ các kết quả nghiên cứu được, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng rủi ro pháp lý là một sự kiện mà không một bên tham gia thanh toán quốc tế nào muốn gặp phải Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan mà bản thân các doanh nghiệp không thể thay đổi được, việc gặp phải rủi ro pháp lý là điều không thể hoàn toàn... khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế Trong thương mại quốc tế, doanh nghiệp thường gặp các loại rủi ro pháp lí cơ bản như: rủi ro liên quan đến quá trình đàm phám, giao kết và thực hiện hợp đồng, rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro. .. dự phòng trong trường hợp không thỏa thuận được với đối tác phương thức tối ưu có lợi cho mình 27 KẾT LUẬN Như vậy, thông qua bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã làm rõ được các vấn đề về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế là gì, nghiên cứu được một số 1 tình huống tranh chấp thực tế và đi sâu phân tích vụ tranh chấp mua bán thép của 1 doanh nghiệp Việt Nam Chúng tôi cũng đã rút ra một số bài học... khác về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế, điều đó cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả phía ngân hàng lẫn công ty xuất nhập khẩu II Phân tích cụ thể 1 trường hợp về phán quyết của trọng tài trong tranh chấp pháp lý liên quan tới hoạt động thanh toán 1 Nội dung cơ bản - Các bên: + Nguyên đơn: Người bán Áo + Bị đơn: Người mua Việt Nam - Các vấn đề được đề cập: + Về... vậy việc xảy ra rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam không hiếm gặp Do vậy, NHNN cần lập kế hoạch cho việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng để theo kịp với tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, từ đó giảm thiểu rủi ro khi thực hiện thanh toán quốc tế Hiện nay, công nghệ thanh toán của các ngân... năng lực và phẩm chất của đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế- những người trực tiếp làm nghiệp vụ thanh toán với đối tác ( doanh nghiệp hoặc ngân hàng) nước ngoài Việc thường xuyên tổ chức hội thảo hay các lớp đào tạo ngắn ngày về thanh toán quốc tế là một trong những biện pháp NHNH có thể áp dụng để giúp nhân viên làm thanh toán quốc tế được cập nhập những thông tin mới nhất về thanh toán quốc tế cũng... thức về pháp luật và tập quan trong kinh doanh quốc tế, cũng như chuẩn bị các kỹ năng cần thiết khi tìm kiếm đối tác và thương thảo hợp đồng Từ phía các cơ quan nhà nước cũng cần phải tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt về các vấn đề pháp luật Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho người đọc nhiều điều bổ ích về vấn đề rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế hiện... cách xử lý tình huống thực tế trong thanh toán quốc tế II Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp 1 Nâng cao nhận thức về pháp luật 24 Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính... thanh toán quốc tế tuy có những biến chuyển tích cực trong thời gian gần đây nhưng vẫn cần phải được bổ sung liên tục cả về nghiệp vụ, trình độ ngoại thương, kiến thứ pháp luật , đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng tránh rủi ro cũng như cần phải có kế hoạch đào tạo nhân viên nâng cao năng lực công nghệ và trình độ ngoại ngữ Rủi ro pháp lý có thể được hạn chế một cách hữu hiệu nếu NHNN có những cơ chế. .. thể thấy việc nêu nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng là vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp nắm rõ hơn vị thế của mình khi tham gia thực hiện hợp đồng cũng như khi tranh tụng 21 CHƯƠNG III: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ I.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước (NHNN) và các cơ quan quản lý vĩ mô 1 Hoàn thiện chính sách kinh tế của nhà nước, tạo môi trường pháp . Kinh tế và kinh doanh Quốc tế Bộ môn: Thanh toán Quốc tế ***** TIỂU LUẬN NHÓM Đề tài: Rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế và giải pháp hạn chế rủi ro đề xuất, nghiên cứu một số tình huống cụ. quan…………………………………………………… Chương II: Nghiên cứu một số tình huống ví dụ thực tế về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế I Tóm tắt 1 số ví dụ điển hình về rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế …. 1. Tranh chấp. Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế Rủi ro trong thanh toán quốc tế được chia thành 2 loại chính: Rủi ro thương mại và Rủi ro thanh toán. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,

Ngày đăng: 13/09/2014, 11:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp……………………………………………………

    • + Bị đơn: Người mua Việt Nam

    • II Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan