cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định

94 526 2
cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước và của quốc gia, nhà nước quy định hệ thống pháp luật về tài chính vụ thuế bắt buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân sách nhà nước là thu, chi nhưng không đơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh mức độ quyền lực, ý chí và sơ nguyện của nhà nước, đồng thời biểu hiện quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác của nền kinh tế trong qúa trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới sáng tạo ra. Để nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước, nhà nước ban hành cơ chế quản lý để quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách sách nhà nước, trong đó lập dự toán ngân sách là một trong những công cụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong quá trình thực hiện lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, ở địa phương còn nhiều bất cập từ cơ chế chính sách, hệ thống văn bản, quy trình thực hiện, chất lượng cán bộ nên chất lượng dự toán ngân sách nhà nước chưa cao, chưa phát huy vai trò trong quản lý tài chính. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Hàng năm, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. 1 Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “ Cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Lập dự toán ngân sách nhà nước là công tác thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cấp mình và cấp dưới. Việc thực hiện đúng quy trình, chất lượng công tác dự toán ngân sách nhà nước góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính như: Đổi mới chính sách tài chính trong quá trình xã hội hoá hoạt động giáo dục Đại học ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Quốc Huy, Vụ Kế hoạch tài vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Nghệ An của tác giả Hoàng Xuân Thành; Hoàn thiện cơ chế chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo ở tỉnh Nghệ An của tác giả Nguyễn Thanh Tùng chỉ đề cập khía cạnh lập, chấp hành, kế toán ngân sách nhà nước với góc độ là bộ phận của cơ chế quản tài chính ngân sách. Tác giả là người triển khai lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Bộ Tài chính theo quy định; vì vậy lựa chọn nghiên cứu đề tài dưới góc độ kinh tế chính trị là mới mẻ và thiết thực, không trùng lắp với các công trình và đề tài đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn về lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương; Tìm hiểu thực trạng việc triển khai lập dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương trong thời gian qua đã đảm bảo cơ sở khoa học hay không; Nghiên cứu những tồn tại, khuyết điểm trong quá trình lập dự toán do chưa thực hiện hoặc thực hiện lập dự toán chưa đúng căn cứ khoa học. 2 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để để áp dụng vào việc lập dự toán ngân sách địa phương mang tính khoa học; Phân tích quá trình lập dự toán ngân sách địa phương ở tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã đảm bảo tính khoa học ở mức độ nào. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới có cơ sở khoa học. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ lý luận và thực tiễn việc lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, phí và đơn vị thụ hưởng ngân sách của địa phương theo quy định) Phạm vi lãnh thổ: Trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phạm vi thời gian từ năm 2007 đến 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng phương pháp lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị được coi trọng sử dụng trong luận văn là phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế 6. Đóng góp của luận văn: Hệ thống các vấn đề lý luận chung cơ sở khoa học về lập dự toán ngân sách nhà nước nói chung, lập dự toán ngân sách địa phương nói riêng. Đánh giá tổng quát xây dựng căn cứ khoa học và thực tiễn trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định gắn với việc chấp hành, kế toán, quyết toán và kiểm toán nhà nước trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 đến 2010. - Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định. 3 7. Kế cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kế luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự toán ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định Chương 3: Quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. 1. Ngân sách nhà nước và sự cấn thiết lập dự toán ngân sách NN 1.1.1. Quan niệm về ngân sách nhà nước. Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002 quy định: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Nội dung cơ bản của ngân sách nhà nước là: - Ngân sách nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã hội. - Quyền lực về ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước. Mọi khoản thu, chi tài chính của nhà nước đều do nhà nước quyết định, nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Bản chất của ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước, do đó hoạt động của ngân sách nhà nước là động viên các nguồn lực tài chính vào tay nhà nước (những khoản đóng góp theo nghĩa vụ hoặc tự nguyện của mỗi thành viên trong xã hội cho nhà nước), là các khoản cấp phát của nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tích luỹ, đó cũng là những khoản chi phí mà nhà nước cấp cho các thành viên. Như vậy, hoạt động của ngân sách nhà nước không hề mang tính tự cấp tự phát hoặc nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Mọi khoản thu, chi của ngân sách nhà nước đều được tính toán, dự định có chủ định nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế xã hội. Các khoản thu được chế định bằng các luật, pháp lệnh, các khoản chi đều được phân bổ theo các quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. 5 Như vậy, ta có thể hiểu khái quát về bản chất ngân sách nhà nước như sau: Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và các chủ thể khác trong phân phối tổng sản phẩm quốc dân, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền ở các chủ thể kinh tế khác thành thu nhập của nhà nước và phân phối chuyển dịch nguồn thu nhập đó đến các đối tượng sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Cụ thể là ngân sách cấp tỉnh; ngân sách cấp huyện (huyện, thành phố); ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn). 1.1.2. Nội dung của ngân sách nhà nước. Nội dung ngân sách nhà nước bao gồm: thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước. 1.1.2.1. Nội dung thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng quyền lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: - Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm: Tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của nhà nước (cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh 6 tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự tham gia góp vốn của nhà nước theo quy định của Chính phủ; - Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp; - Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; - Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; - Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; - Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; - Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; - Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; - Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương theo quy định; - Thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định; - Thu kết dư ngân sách theo quy định; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, gồm: Các khoản di sản nhà nước đang hưởng; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nước; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang 1.1.2.2. Nội dung chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Xuất phát từ vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nội dung chi ngân sách rất đa dạng. Theo quy định của Luật ngân sách thì chi ngân sách nhà nước bào gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 7 Chi ngân sách nhà nước gồm: - Chi đầu tư phát triển về: Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn liên doanh; chi bổ sung dự trữ nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật; - Chi thường xuyên về: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; hoạt động của cơ quan nhà nước; hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội; trợ giá theo chính sách của nhà nước ; - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; - Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước; - Chi cho vay của ngân sách trưng ương; - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; - Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định; - Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; - Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. 1.1.3. Quản lý ngân sách nhà nước: 1.1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước; trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về ngân sách nhà nước. - Quốc hội thực hiện làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính ngân sách; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước, bao gồm: tổng số thu ngân sách nhà nước, tổng số chi ngân sách nhà nước, mức bội chi ngân sách và nguồn bù đắp; quyết định phân bổ ngân sách trung ương; quyết định các dự án, công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 8 [...]... ổn định ngân sách ở địa phương Phân cấp ngân sách là nội dung quan trọng đầu tiên trong cơ chế quản lý tài chính ngân sách; là tiền đề thực hiện lập, chấp hành, kế toán, quyết toán và kiểm toán ngân sách nhà nước 12 1.2 Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện cơ sở khoa học đối với dự toán ngân sách nhà nước; những nhân tố ảnh hưởng 1.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng cơ sở khoa học trong lập dự toán ngân. .. đến lập dự toán ngân sách nhà nước - Chính sách, văn bản: Lập dự toán ngân sách phải căn cứ vào các chính sách nhà nước đã ban hành, bao gồm cả chế độ, định mức vì vậy trước khi lập dự toán phải cập nhất toàn bộ hệ thống các văn bản liên quan đến thu chi ngân sách để việc lập dự toán đảm bảo cơ sở khoa học và có tính khả thi cao, đồng thời là cơ sở cho việc cân đối ngân sách cho từng cấp ngân sách. .. quan để tổng hợp dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh 34 1.3.3 Bài học đối với tỉnh Nam Định Thứ nhất: Thực hiện đúng quy trình lập dự toán Trên cơ sở các quy định của nhà nước và thực tế triển khai ở các nước và các tỉnh bạn, yêu cầu đặt ra là khi tiến hành lập dự toán phải thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán từ đơn vị, cơ sở (các đối tượng nộp thuế và đơn vị sử dụng ngân sách) , trong đó... các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, bảo vệ môi trường; 23 Cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương tích cực, lành mạnh, vững chắc, đảm bảo tài chính quốc gia, an toàn ngân sách từng địa phương Nội dung chủ yếu: * Công tác xây dựng dự toán thu (gồm 3 nội dung): Dự toán thu nội địa: Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế đối với... theo biểu mẫu gửi cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách để tổng hợp chung theo cấp ngân sách; - Cơ quan thuế ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước (thu nội địa) trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu, thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn trong phạm vi quản lý gửi cơ quan thuế cấp trên trực tiếp và... sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; tình hình thực hiện ngân sách năm trước 1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá đối với lập dự toán ngân sách: Để đánh giá chất lượng và mức độ lập dự toán ngân sách, là cơ sở trong quản lý điều hành trong năm, tiêu chí đánh giá thông thường là: - Dự toán ngân sách nhà nước và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng hợp từ từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách theo... thoát nước, công viên, nghĩa trang ), giao thông trong phạm vi xã - Về lập dự toán ngân sách nhà nước: Hàng năm, Bộ Tài chính liên bang hướng dẫn lập dự toán chung cho các cấp ngân sách; căn cứ các luật thuế, luật ngân sách nhà nước, các cấp đều thực hiện lập dự toán ngân sách cho cấp mình Chính quyền các cấp phê chuẩn ngân sách cấp mình cho ngân sách năm sau Ngân sách của bang tổng hợp chung từ ngân sách. .. sách cấp mình trên cơ sở của các Luật thuế, Luật ngân sách nhà nước và các chế độ, chính sách hiện hành Ngân sách trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn và tổng hợp chung dự toán ngân sách quốc gia Ngân sách địa phương các cấp có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân sách cấp mình và báo cáo cấp trên trực tiếp để tổng hợp chung Các cấp chính quyền quyết định ngân sách cấp mình trên cơ sở luật pháp quy định về chế... bảo cơ sở khoa học của các dự toán ngân sách nhà nước Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải tuân thủ các căn cứ khoa học thì dự toán mới có tính khả thi và phát huy vai trò tích cực Đồng thời là căn cứ để 18 kiểm tra tính chất đúng đắn của dự toán, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán ngân sách sau này Nếu không đảm bảo tính khoa học trong quá trình lập. .. theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ - Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính - Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ căn cứ tính toán 1.2.2.3 Quy trình lập dự toán ngân sách: - Lập dự toán ngân sách nhà nước . khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1. 1. Ngân sách nhà nước và sự cấn thiết lập dự toán ngân sách. việc lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải nộp thuế, phí và đơn vị thụ hưởng ngân sách của địa. cứu: Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để để áp dụng vào việc lập dự toán ngân sách địa phương mang tính khoa học; Phân tích quá trình lập dự toán ngân sách địa phương ở tỉnh Nam Định trong

Ngày đăng: 11/09/2014, 04:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan