Nhận định Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

4 9.5K 262
Nhận định Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬN ĐỊNH NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại; SAI. GT: Đối với bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường thì không nhất thiết cần có yếu tố lỗi. CSPL: Điều 624 BLDS 2005 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; ĐÚNG. GT: Khi xét tới hành vi vi phạm, đối với TNDS trong hợp đồng, hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm “pháp luật” thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng; còn đối với TNDS ngoài hợp đồng, hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do Nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại, vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế… 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; SAI. GT: Người có lỗi vô ý, người gây thiệt hại có lỗi cố ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau. CSPL: Điều 604 BLDS 2005 4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; SAI. GT: Ngoài ra trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn có buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai. CSPL: Điều 9 BLDS 2005 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; ĐÚNG. CSPL: Điều 9 BLDS 2005 6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; ĐÚNG. Đối với BTTH ngoài hợp đồng, BLDS quy định người nào có lỗi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 604). Tuy nhiên, Bộ luật lại không quy định cụ thể người gây thiệt hại hay người có yêu cầu về BTTH có trách nhiệm chứng minh về lỗi của người gây thiệt hại. Nguyên tắc trong pháp luật tố tụng dân sự là nghĩa vụ chứng minh thuộc về người yêu cầu. Do vậy, trong thực tiễn áp dụng, người có yêu cầu BTTH có nghĩa vụ chứng minh người gây thiệt hại có lỗi, tạo ra một trách nhiệm pháp lý quá lớn, khó thực thi cho người bị thiệt hại trong nhiều trường hợp 7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; Như trên 8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; ĐÚNG. GT: Do sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có dấu hiệu có lỗi ( hay vi phạm hợp đồng) được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự ( trách nhiệm bồi thường thiệt hại). CSPL: Khoản 1 Điều 161 BLDS 9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại; SAI. CSPL: mục 2.2 Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP. GT: Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm. 10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; SAI. GT: Người có hành vi gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý và gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế. CSPL: Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005 11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện; SAI. CSPL: Khoản 1 Điều 605, Khoản 2 Điều 609 BLDS 2005. GT: Ngoài ra còn có bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu 12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân; SAI. GT: Ngoài ra còn có thêm pháp nhân, chủ thể khác. CSPL: Khoản 1 Điều 611 13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân; SAI. GT: Pháp nhân cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thưc hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. CSPL: Điều 618 BLDS 2005 14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; ĐÚNG. GT: Do sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên có dấu hiệu có lỗi ( hay vi phạm hợp đồng) được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự ( trách nhiệm bồi thường thiệt hại). CSPL: Khoản 1 Điều 161, Điểm b Khoản 3 Điều 623 BLDS 15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người; SAI. GT: Một nhóm người của pháp nhân trong quá trình thực hiện công việc được pháp nhân giao nhưng do cẩu thả làm thất lạc hàng hóa nhưng pháp nhân vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường trước. CSPL: Điều 618 BLDS 2005 16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; SAI. GT: Đối với người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn ba mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. CSPL: Khoản 2,3 Điều 606 BLDS 2005 17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng; SAI. GT: Cũng có thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng. A – B có kí kết hợp đồng lao động, trong quá trình lao động A đánh B nằm viện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. CSPL: Điều 604 BLDS 2005 18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; ĐÚNG. GT: Mặc dù A là người xúi giục nên nhưng B là người trực tiếp thực hiện nên B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn A sẽ bị xử lí hành chính hoặc hình sự tùy mức độ. CSPL: Điều 604 BLDS 2005 19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết; ĐÚNG. CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 612, Điều 610 BLDS 2005 22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên; SAI. GT: Còn thiếu trường hợp đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. CSPL: Điểm b Khoản 2 Điều 612 BLDS 23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm; SAI. CSPL: Khoản 1 Điều 605 BLDS 24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại; ĐÚNG. CSPL: Điều 378 BLDS 2005 25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; ĐÚNG. GT: Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì mới có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; 26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại; ĐÚNG. CSPL: Điều 624 BLDS 2005. GT: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường không nhất thiết cần có yếu tố lỗi 27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại; ĐÚNG. Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường; SAI. GT: Còn thiếu nếu lỗi vô ý đó gây thiệt hại quá lớn về trước mắt và lâu dài thì mới được xem xét giảm mức bồi thường. CSPL: Điều 605 BLDS 2005 29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; SAI. GT: Vẫn phải chịu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng của người khác (chi phí thuốc men, an táng, cấp dưỡng). CSPL: Điều 604, 610 BLDS 2005 30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại; SAI. GT: Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì chủ thể không chỉ còn là cá nhân nữa. CSPL: Điều 616 BLDS 2005 32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại; SAI. GT: Có thể yêu cầu tòa án thay đổi cho phù hợp với thực tế phát sinh. CSPL: Khoản 3 Điều 605 BLDS 2005 33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết; ĐÚNG. GT: Sau khi người bị thiệt hại đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì nghĩa vụ của người gây thiệt hại coi như kết thúc. CSPL: Điều 374 BLDS 2005 34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; SAI. GT: Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng còn áp dụng đối với ba mẹ người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật nhưng chưa thành niên < 15 tuổi. CSPL: Khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường; SAI. GT: Còn có trường hợp do xúc vật gây ra. CSPL: Điều 625 BLDS 2005 36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường; SAI. GT: Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khiến người khác mất khả năng nhận thức, buộc làm theo ý chí của người cố ý gây thiệt hại thì người đó phải bồi thường. CSPL: Khoản 2 Điều 615 BLDS 2005 . NHẬN ĐỊNH NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường. Phần IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP. GT: Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể. những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do Nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại, vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự,

Ngày đăng: 09/09/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan