nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm sữa

76 1.3K 11
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm sữa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Răng sữa của trẻ em nói chung và đặc biệt là răng hàm sữa có nhiều chức năng quan trọng.Chúng ta đều biết, Mmột trong những chức năng đóvà vai trò vô cùng quan trọng của răng sữa là chức năng ăn nhai, giúp trẻ tiêu hóa tốt đuợc thức ăn để phát triểnphát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Ngoài ra, chúngrăng sữa còn có chức năng đặc biệt đặc biệt khác cũng rất quan trọng là giữ chỗ, hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. [117], [254], [301]. Ở nước ta, bệnh sâu răng sữa gặp rất phổ biến ở trẻ em. Theo điều tra năm 1977 [64] tỷ lệ sâu răng sữa là 57% , trẻ 6 tuổi ở Hà Nội có tỷ lệ sâu răng là 77%. Theo kết quả điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương (RHM TƯ) Hà Nội phối hợp với viện nghiên cứu và thống kê sức khỏe răng miệng Australia từ 1999 đến 2001 cho thấy tỷ lệ sâu răng tăng lên rõ rệt, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em tuổi từ 6-8 tuổi trên toàn quốc là 84,9%, vùng núi phía Bắc là 80,7%, miền đông Nam là 88,2%, đồng bằng sông Cửu Long là 93,7%. Một điều tra khác của Viện RHM TƯ năm 2008 cho thấy trẻ em 6-8 tuổi tại Hà Nội có tỷ lệ sâu răng là 92,2%. Sâu răng sữa thường tiến triển nhanh. Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ dẫn tới các biến chứng viêm tủy, tủy hoại tử có biến chứng vùng chóp răng làm ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn và có thể gây ảnh hưởng toàn thân khiến ta phải nhổ răng sữa trước tuổi thay răng sinh lý [64], [278]. Mất sớm các răng hàm sữa sớm khiến trẻ nhai khó khăn, ăn không ngon miệng, dễ nuốt trọn viên thức ăn gây ảnh hưởng không tốt tới bộ máy tiêu hóa [128], [278]. Răng hàm sữa thứ hai mất sớm sẽ khiếngây lệch gần răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn di gần, làm sai lạc khớp cắn dẫn tới biến dạng cung răng ở bộ răng vĩnh viễn [64], [117], [278]. Điều trị nội nha là cách tốt nhất để giữ lại răng sữa trên cung hàm. Do vậy, điều trị nội nha răng sữa còn mang ý nghĩa dự phòng những biến chứng tại chỗ và toàn thân, dự phòng sự sai lệch khớp cắn cho bộ răng vĩnh viễn [174]. Cho đến nay, điều trị nội nha răng sữa đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đưa ra tỉ lệ thành công là 80-90 % [2930]. Tuy vậy, ở Việt Nam điều trị nội nha răng sữa chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng, tâm lý sợ đau của trẻ em và cha mẹ ngại phải đưa các cháu đi chữa răng mất thời gian là một trở ngại lớn cho việc điều trị . Các công trình nghiên cứu về răng sữa và điều trị nội nha răng sữa còn rất ít. Ở Hà Nội, chúng ta mới chỉ có một cơ sở chuyên điều trị răng trẻ em của Bệnh viện RHM TƯ trong khi hàng ngày có thêm rất nhiều trẻ em bị bệnh lý tủy do biến chứng của sâu răng sữa. Điều trị nội nha răng sữa không phức tạp về kỹ thuật cũng không đòi hỏi các trang thiết bị đặc biệt [25]. Tất cả các bác sỹ nha khoa đều có thể thực hiện điều trị nội nha ở các phòng khám nha khoa thông thường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xx quang và đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm sữa” nhằm các mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, x-quang(XQ) của những răng hàm sữa có chỉ định điều trị nội nha tại khoa Răng Trẻ Em(RTE) - Bệnh viện RHM TƯ Hà Nội năm 2012. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm sữa của nhóm bệnh nhi trên. 2 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỆ THỐNG ỐNG TỦY [31] Hệ thống ống tủy lLà các khoang do ngà tạo thành, chứa mô tuỷ gọi là hốc tuỷ, có thể phân chia thành tuỷ buồng và ống tuỷ chân. Khi răng mới mọc buồng tuỷ và ống tuỷ thường rộng. Thể tích của chúng giảm dần theo tuổi và dưới sự ảnh hưởng của chức năng, độ mòn mặt nhai hoặc bờ cắn. Hình thể của buồng tuỷ và ống tuỷ nói chung tương tự hình thể ngoài của răng. Buồng tuỷ của răng nhiều chân có trần và sàn tuỷ. Ở trần tuỷ có thể thấy các sừng tuỷ tương ứng với các núm răng. Buồng tuỷ thông với tuỷ chân và thông với tổ chức liên kết quanh cuống bởi lỗ cuống răng. Ở răng một chân buồng tuỷ và ống tuỷ thông với nhau, không có sàn tuỷ. Mỗi chân răng thường có một ống tuỷ, song còn có các ống tuỷ phụ đi từ sàn buồng tủy đến vùng chẽ chân răng, đặc biệt ở răng sữa nên khi tủy nhiễm trùng thường có sang thương vùng chẽ. 1.2. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN 1.2.1. Những khác biệt về cấu trúcCấu trúc răng sữa Theo Finn và Wheeler [243] và các tác giả trong và ngoài nước khác thì Thân răng: - Thân răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn, kích thước theo chiều gần- xa lớn hơn chiều cao. - Mặt nhai thu hẹp nhiều. - Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn. - Lớp men và ngà mỏng hơn. 4 Chân răng: - Chân răng hàm sữa tách nhau ra ở gần cổ răng hơn, các chân răng phân kỳ tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới và cuối cùng lại cong chụm lại vào nhau ở phía đỉnh chóp. - Đối với răng hàm sữa hàm trên: chân trong dài nhất, chân ngoài- xa ngắn nhất. Chân ngoài hẹp theo chiều gần-xa, chân trong rộng theo chiều gần-xa. Tủy răng: - Nếu so sánh theo tỉ lệ với kích thước thân răng thì tuỷ răng sữa lớn hơn. - Sừng tuỷ nằm gần đường nối men ngà hơn. - Sừng tuỷ phía gần lên cao hơn sừng tuỷ phía xa. - Buồng tuỷ răng hàm sữa dưới lớn hơn buồng tuỷ răng hàm sữa trên. - Có nhiều ống tuỷ phụ đi từ sàn buồng tuỷ đến vùng chẽ chân răng, nên khi tuỷ bị nhiễm trùng thường có tổn thương vùng chẽ chân răng. Hình 1.1: . Minh hoạ một số điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn [75] 5 1.2.2. Khác biệt về sSinh lý răng sữa Theo Fortier.J.P [3749], Camp.J.H [301] và nhiều tác giả khác [3851] [912], thời gian chức răng của răng sữa là 8 năm ± 3 tháng. Răng trải qua 3 giai đoạn phát triển sinh lý sau: 1.1.32.2.1.1. Giai đoạn hình thành và phát triển Bắt đầu từ trong bào thai cho tới khi hoàn thành thân và chân răng (giai đoạn 1I). Khi răng mọc chân răng vẫn đang hình thành, sinh lý tương tự như răng vĩnh viễn chưa hình thành cuống, tủy có nhiều mạch máu nuôi dưỡng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1,5 năm. Đặc điểm sinh lý bệnh: ít khi bị sâu răng nhưng có thể bị sang chấn.Trong những trường hợp này phản ứng của tủy có thể là: - Tủy sống do đáp ứng hồi phục. - Kích thích quá đáng sự tạo ngà làm cho ống tủy bị bịt kín. - Tủy hoại tử thường không có dấu hiệu mà chỉ nhận ra sau nhiều tháng khi răng đã bị đổi màu. Ở chân răng những răng bị sang chấn phản ứng có thể gây ra sự dị dạng chân răng, biểu hiện bằng thời gian thay răng chậm lại. Do đó sang chấn răng sữa đòi hỏi kiểm tra thường xuyên bằng XQ và lâm sàng. - Do khả năng phục hồi cao nên điều trị tủy ở giai đoạn này hướng về bảo tồn tủy. 1.12.32.2. Giai đoạn trưởng thành và ổn định Từ khi cuống răng khép kín cho tới khi chân răng bắt đầu tiêu (giai đoạn II). Sự tiêu xương có thể phát hiện trên lâm sàng, trên XQ thì ở cuối giai đoạn 2 tương ứng với tiêu ½ chân răng về phía chóp răng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 năm. Ở giai đoạn này răng được hình thành hoàn toàn, sinh lý tương ứng với sinh lý răng vĩnh viễn, xuất hiện mầm răng thay thế. 6 Ở giai đoạn này răng sữa có đặc điểm sinh bệnh lý: Men răng mỏng (1mm) lại ít ngấm canxi, ngà mỏng, ống ngà rộng nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Tủy răng có tỷ lệ lớn, quan trọng hơn với sự phát triển lồi ra của sừng tủy, đôi khi tạo thành một lồi tủy thực sự. Có nhiều chỗ thông nối giữa tủy và tổ chức quanh răng bằng những ống tủy phụ. Về mặt bệnh lý dễ nhanh tổn thương tủy, thường hay có tổn thương tổ chức quanh răng. Ở giai đoạn này điều trị hướng về bảo tồn răng. 1.12.32.3. Giai đoạn thoái triển Từ khi tiêu chân răng đến khi răng vĩnh viễn thay thế (Giai đoạn III). Tiêu chân răng sinh lý là một quá trình quyết định kết thúc sinh lý đời sống của răng sữa. Tiêu chân răng sữa là do quá trình hủy xương mạnh hơn tạo xương. Có nhiều yếu tố tại chỗ và toàn thân ảnh hưởng tới quá trình tiêu chân răng sữa như mầm răng vĩnh viễn, mô lỏng lẻo giữa răng vĩnh viễn và răng sữa…Ngoài ra còn phải kể đến viêm tủy, Tủy hoại tử có biến chứng quanh chóp răng viêm quanh cuống gây tiêu chân bệnh lý. Sinh lý tủy răng sữa thay đổi theo giai đoạn. 7 Hình 1.2: . Các giai đoạn phát triển sinh lý răng sữa [912] Tóm lại, ở giai đoạn này về sinh lý răng sữa hướng về sự thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tổ chức quanh răng sữa tiêu thay bằng tổ chức quanh răng vĩnh viễn. Về bệnh lý, bệnh tiến triển nhanh và không hồi phục. Vấn đề chỉ định điều trị tủy rất hạn chế, cần thiết phải xem xét tất cả những thay đổi chân răng và tổ chức quanh răng trước khi đặt vấn đề chẩn đoán và đề ra phương pháp điều trị. Việc điều trị tủy tiến hành an toàn nhất trong giai đoạn răng ổn định. 8 Theo Fortier.J.P [3749], Camp.J.H [301], thời gian mọc và thay răng hàm sữa như sau: Bảng 1.12: . Tuổi mọc răng và thay răng hàm sữa [337], [3749] Răng Bắt đầu ngấm vôi (tuần lễ bào thai) Hoàn thành thân răng (tháng tuổi) Mọc răng (tháng tuổi) Hoàn thành chân răng (năm tuổi) Tuổi bắt đầu có tiêu chân răng (năm tuổi) Hàm trên RHS 1 15½(14½-17) 6 16(13-19) (14-18) 2½ 8(± 9 th ) RHS 2 19(16-23½) 11 29(25-33) 3 8(± 9 th ) Hàm dưới RHS 1 15½(14½-17) 5½ 16(14-18) 2¼ 7(± 9 th) RHS 2 18(17-19½) 10 27(23-31) (24-30) 3 7(± 9 th) Tác giả Trần Ngọc Thành (1986) [139] đã chứng minh thời gian mọc và thay răng hàm sữa ở trẻ em Việt Nam phát triển thể chất bình thường giống như trẻ em ở Châu Âu, Châu Mỹ. Trẻ em suy dinh dưỡng thì thời gian mọc và thay răng sữa muộn hơn. Các tác giả đều thống nhất rằng có thể điều trị nội nha răng hàm sữa an toàn ở giai đoạn sinh lý trưởng thành và ổn định. Nếu gặp bệnh lý tủy ở giai đoạn hình thành, thoái triển thì phải rất thận trọng khi nong dũa ống tủy tránh đi quá chóp chân răng cuống. 1.2.3. Khác biệt về cChức năng răng sữa Theo kinh điển, các tác giả đều đề cập tới bốn chức năng của răng sữa như sau: Chức năng nhai: đây là chức năng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì trẻ ăn nhai tốt mới có thể tiêu hóa tốt và lớn lên được [117]. Nếu răng sữa bị 9 tổn thương tủy, trẻ bị đau, khó ngủ, không nhai được nên dễ nuốt trọn viên thức ăn hoặc bỏ ăn khiến trẻ chậm phát triển thể chất và trí tuệ [128]. Chức năng giữ chỗ: giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, đây là chức năng quan trọng thứ 2. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lạc khớp cắn ở răng vĩnh viễn rất khó chữa và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này [243]. Theo Newman (1956) [435], nếu tất cả các răng hàm sữa bị mất sớm sẽ gây khớp cắn sâu hoặc hàm dưới bị lệch vào trong. Răng hàm sữa thứ nhất mất sớm ít ảnh hưởng nếu răng hàm sữa thứ hai tốt. Răng hàm sữa thứ hai mất sớm gây ảnh hưởng nhiều nhất, cho nên người ta còn ví răng hàm sữa thứ hai là “chìa khóa của khớp cắn” [278]. Theo Camp.J.H, mất răng hàm sữa thứ hai làm lệch gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất, hậu quả là gây rối loạn khớp cắn. Chức năng phát âm: Hàm răng đóng vai trò hộp cộng hưởng cùng với lưỡi và một số thành phần khác phát ra các âm chuẩn xác. Theo Camp.J.H, mất các răng cửa sữa trước tuổi lên ba gây phát âm đôi và kéo dài trong nhiều năm. Chức năng thẩm mỹ: Răng làm cho khuôn mặt cân đối và khi cười làm tăng tính thẩm mỹ. Mất sớm răng cửa sữa sẽ tạo cho trẻ tâm lý mặc cảm, xấu hổ. Như vậy răng sữa có nhiều chức năng quan trọng, nên việc giữ gìn và bảo tồn răng sữa là cần thiết. 1.3. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ RĂNG HÀM SỮA Do những đặc điểm của răng sữa đã nêu ở trên nên trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh răng miệng và các bệnh này có những đặc điểm riêng không giống ở người trưởng thành. 10 [...]... 20 1.4.4 Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị Răng được điều trị lấy tủy toàn bộ cần được theo dõi lâm sàng và XQ Cần chụp phim XQ trước điều trị, ngay sau điều trị, 3 tháng, 6 tháng sau điều trị Dựa vào phim để đánh giá sự thay đổi của tổn thương xương Theo Duggal M.S, tiêu chí đánh giá kết quả điều trị tủy dựa vào lâm sàng và XQ như sau [2930]: Điều trị lấy tủy toàn bộ được đánh giá “Thành công”... sàng và XQ đưa ra chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị nội nha, tiến hành điều trị nội nha sau đó đánh giá kết quả Khám lâm sàng và XQ sau hàn tuỷ 1 tuần, 3-6 tháng - Lâm sàng: + Sự ăn nhai, sưng đau + Miệng lỗ rò + Tình trạng lợi vùng chóp răng + Gõ dọc, gõ ngang - XQ: Đánh giá kết quả trámhàn ống tuỷ và tình trạng vùng chóp răng 2.4.3.3 Chẩn đoán theo các thể lâm sàng - Viêm tủy: viêm tủy có hồi... (sâu răng ẩn mình) Nói chung sâu răng sữa thường tiến triển nhanh tới viêm tủy và biến chứng của viêm tủy vì men răng sữa mỏng và buồng tủy răng sữa rộng 1.3.2 Bệnh lý tủy răng sữa Theo Fortier.J.P [3749], Camp.J.H [301], bệnh lý tủy răng sữa có những đặc điểm sau: Bệnh lý tủy răng sữa khác bệnh lý tủy răng vĩnh viễn nên các tiêu chuẩn dùng để chẩn đoán bệnh tủy răng vĩnh viễn không thật sự đúng ở răng. .. giữ gìn răng sữa là hết sức quan trọng Truớc kia bố mẹ trẻ luôn nghĩ rằng răng sữa sẽ thay và không cần điều trị Nha sỹ ngại chữa răng cho trẻ vì trẻ quấy khóc, kêu la, trẻ em thì không thích chịu đau và đến một chỗ lạ Kết quả là trẻ ít đuợc chăm sóc và điều trị răng miệng Tuy nhiên việc chữa răng sữa là hết sức cần thiết Chúng ta cần phải bảo tồn răng sữa cho đến tuổi thay [107] 17 1.4.1 Đặc điểm tâm... pháp điều trị lấy tủy toàn bộ răng hàm sữa Chọn p=0,8590 (Duggal.M.S nghiên cứu của ) d: Độ chính xác mong muốn, chọn d=0,107 Thay vào công thức ta có n= 48,9870,56 răng Vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 5071 răng bệnh 2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu 2.4.3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu - Thiết kế bệnh án nha khoa trẻ em riêng phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu - Khám sàng lọc, lâm. .. răng cần gắn lại chụp 1 lần, 1 trường hợp răng cần gắn lại chụp 2 lần, 3 trường hợp răng không quay lại Chụp thép đúc sẵn cho răng sữa của hãng 3M giúp nha sỹ thao tác dễ dàng trong khoảng thời gian ngắn và kỹ thuật đơn giản 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Khoa RTE của Bệnh viện RHM TƯ Hà Nội 2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tất cả những bệnh nhi đến khám và điều trị. .. sâu răng mặt bên Răng hàm sữa thứ nhất hay gặp sâu mặt xa, răng hàm sữa thứ hai hay gặp sâu mặt gần Theo các tác giả nước ngoài [267], [3749] và tác giả Trần Thúy Nga [86] và tác giả Đào Thị Hằng Nga [75] thì có các hình thái lâm sàng sâu răng sữa như sau: - Sâu răng lan nhanh (rampant caries) - Sâu răng sớm ở trẻ em - Sâu răng sớm trầm trọng – Sâu răng do bú bình (Early childhood caries) - Sâu răng. .. ngoại tiêu chân răng 35 Kém: không nhai được (đau tự nhiên và đau khi ăn nhai) Lâm sàng: Đau tự nhiên và đau khi ăn nhai Răng lung lay, tồn tại đường dò chảy mủ hoặc lợi vùng chóp răng sưng, nề XQ: Tổn thương lan rộng, có chỉ định nhổ 36 2.5 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU Chúng tôi thiết lập biến số và chỉ số cho nghiên cứu theo bảng như sau Bảng 2.1: Thiết lập biến số và chỉ số cho nghiên cứu Đặc trưng nhóm... Bệnh lý tủy toàn bộ và hoại tử có hoặc không có biến chứng quanh chóp Điều trị tủy chân nếu có tổn thương vùng chẽ nhẹ, nếu không nhổ răng Nhổ răng Lấy tủy buồng Lấy tủy buồng Không có biến chứng quanh chóp, điều trị tủy chân, nếu không nhổ răng 1.4.3 Các kỹ thuật điều trị nội nha răng sữa hiện nay 1.4.3.1 Chụp tủy gián tiếp [301] Kỹ thuật này được dùng sớm nhất bởi Haris C.A (1950) và Inglis.O.E (1900)... kết quả điều trị: - Chức năng: nhai tốt hay không tốt - Triệu chứng cơ năng: dựa vào triệu chứng đau hay không đau - Triệu chứng thực thể: độ lung lay của răng, sưng vùng cuống,hay dò vùng lợi tương ứng vùng chóp R cuống - Triệu chứng XQ: tình trạng trám ống tủy, xương vùng chẽ răng, chân răng, tiêu xương ổ răng phía gần Nhận định kết quả: R được điều trị lấy tủy toàn bộ cần được đánh giá lâm sàng và . đặc điểm lâm sàng, x-quang( XQ) của những răng hàm sữa có chỉ định điều trị nội nha tại khoa Răng Trẻ Em(RTE) - Bệnh viện RHM TƯ Hà Nội năm 2012. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm. ở các phòng khám nha khoa thông thường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xx quang và đánh giá hiệu quả điều trị nội nha răng hàm sữa nhằm các mục. dõi và đánh giá kết quả điều trị Răng được điều trị lấy tủy toàn bộ cần được theo dõi lâm sàng và XQ. Cần chụp phim XQ trước điều trị, ngay sau điều trị, 3 tháng, 6 tháng sau điều trị. Dựa vào

Ngày đăng: 08/09/2014, 20:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hệ thống ống tủy lLà các khoang do ngà tạo thành, chứa mô tuỷ gọi là hốc tuỷ, có thể phân chia thành tuỷ buồng và ống tuỷ chân. Khi răng mới mọc buồng tuỷ và ống tuỷ thường rộng. Thể tích của chúng giảm dần theo tuổi và dưới sự ảnh hưởng của chức năng, độ mòn mặt nhai hoặc bờ cắn.

  • Hình thể của buồng tuỷ và ống tuỷ nói chung tương tự hình thể ngoài của răng. Buồng tuỷ của răng nhiều chân có trần và sàn tuỷ. Ở trần tuỷ có thể thấy các sừng tuỷ tương ứng với các núm răng. Buồng tuỷ thông với tuỷ chân và thông với tổ chức liên kết quanh cuống bởi lỗ cuống răng. Ở răng một chân buồng tuỷ và ống tuỷ thông với nhau, không có sàn tuỷ.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan