đánh giá tác dụng của phụ lạc cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ

51 611 1
đánh giá tác dụng của phụ lạc cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG §¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA PHô L¹C CAO TRONG §IÒU TRÞ THèNG KINH C¥ N¡NG tuæi trÎ ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ HÀ NỘI – 2011 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG §¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA PHô L¹C CAO TRONG §IÒU TRÞ THèNG KINH C¥ N¡NG tuæi trÎ Chuyên ngành: Y học cổ truyền M· sè: 60.72.60 ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hiền HÀ NỘI – 2011 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Thống kinh là hiện tượng gặp phổ biến ở các thanh thiếu niên. Khoảng 50% phụ nữ có biểu hiện thống kinh nhẹ, 15% phụ nữ có biểu hiện thống kinh nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của họ và không thể giảm đau bằng các thuốc giảm đau thông thường [2]. Một số tác giả trong và ngoài nước nhận xét tỷ lệ thống kinh cơ năng chiếm khoảng 75% trong tổng số phụ nữa bị thống kinh [5]. Thống kinh cơ năng là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, đau lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, nôn, thần kinh bất ổn định, không có tổn thương thực thể [12]. Việc điều trị thống kinh hiện nay chủ yếu dùng các loại thuốc giảm đau YHHĐ như: Paracetamol, Mofel, Diclofenac Tuy nhiên, những thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới dạ dày: viêm loét dạ dày, đại tràng [22]. Thuốc Y học cổ truyền có vai trò lớn trong điều trị thống kinh. Thuốc YHCT xem xét dược vật theo tính vị: tứ khí, ngũ vị, thăng, giáng, phù, trầm, quy kinh, công dụng, chủ trị Vì vậy thuốc điều trị lâu dài, ít tác dụng phụ hơn [22]. Phụ Lạc Cao là sản phẩm thuốc do công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) cổ phần ngành Dược thiên nhiên Vân Nam Trung Quốc sản xuất, đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị giảm đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, kinh nguyệt không đều ở Trung Quốc (Phụ lục 1). Tại Việt Nam, Phụ Lạc Cao được phân phối bởi công ty TNHH dược phẩm Á Âu – AEROPHA và được bán ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Quốc Tuấn (2010) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc Phụ Lạc Cao trên bệnh nhân lạc nội mạc tử cung” tại bệnh 3 viện Phụ sản Trung ương cho thấy 93,3% bệnh nhân nghiên cứu có thống kinh giảm đau rõ rệt sau điều trị Phụ Lạc Cao [17]. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” với 2 mục tiêu: 1) Đánh giá hiệu quả điều trị thống kinh cơ năng của Phụ Lạc Cao trên đối tượng sinh viên nữ trường Đại học Y Hà Nội. 2) Khảo sát tác dụng không mong muốn của Phụ Lạc Cao trên lâm sàng và cận lâm sàng. 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. THỐNG KINH CƠ NĂNG 1.1.1. Y học hiện đại Bình thường phụ nữ khi hành kinh không có dấu hiệu khác thường trong cơ thể. Nếu có cũng chỉ là những dấu hiệu không nặng nề và người phụ nữ có thể chịu đựng được như là mỏi lưng, cảm giác hơi căng trướng, hơi cuộn bụng dưới Thường những cảm giác khó chịu này sẽ hết ngay khi máu kinh chảy ra [12]. Thống kinh bao hàm ý nghĩa đau khi hành kinh. Phần đông phụ nữ có biểu hiện ít nhiều đau đớn nhất là trong ngày đầu, kinh nguyệt chưa thông, lượng ít, máu thường sẫm màu. Sau 1- 2 ngày, lượng kinh tăng lên, có máu cục hoặc những khối có hình dạng như nội mạc bong ra, đau lập tức giảm. Nhiều phụ nữ còn mô tả nhiều loại khó chịu khác trước và trong khi hành kinh như là: ra mồ hôi, mạch nhanh, đau đầu, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đái rắt, run, có cơn dị ứng (hen, mẩn ngứa), hạ huyết áp thậm chí ngất xỉu Các triệu chứng nảy phải coi như là những biểu hiện của hội chứng tiền đình [6], [7]. Lúc đầu đau bụng kinh bắt đầu ngay sau lúc có kinh hoặc trước đó một thời gian ngắn và thường không kèm theo các biều hiện bệnh lý của chậu hông. Sau đó đau tăng lên và đi kèm với các triệu chứng ở vùng chậu hông nhưng tăng kích thích ở bộ phận sinh dục và tiểu khung. Thường đau ở vùng bụng dưới, người bị nặng có thể lan ra sau lưng hoặc là đau sâu trong bụng. Những chứng này thường phát có chu kỳ, phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt, được gọi là thống kinh. Chứng đau giữa hai chu kỳ kinh thường xuyên, liên quan đến rụng trứng, cơ chế chưa rõ ràng. 5 1.1.1.1. Khái niệm thống kinh cơ năng: Thống kinh cơ năng là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh bất ổn định. Thống kinh phân làm 2 loại thống kinh cơ năng nguyên phát và thống kinh cơ năng thứ phát. Thống kinh cơ năng nguyên phát xảy ra sau tuổi dậy thì, hay nói đúng hơn là ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn. Thường cơ năng, nghĩa là không có tổn thương thực thể. Thống kinh cơ năng thứ phát xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau, còn gọi là thống kinh muộn, thống kinh mắc phải. Thống kinh thứ phát thường do nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung ở eo tử cung làm cho máu kinh khó thoát ra. Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân thực thể rõ nét nhất gây thống kinh, do máu kinh bị ứ lại ở những ổ có niêm mạc tử cung lạc chỗ [17]. Ngoài ra còn có loại thống kinh màng, đây là thể đặc biệt, nguyên nhân chưa được xác định rõ [12]. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên những sinh viên trong các trường đại học, các nữ công nhân trong các nhà máy, những nữ thanh thiếu niên và các bà mẹ từ nhiều vùng dân cư khác nhau cho biết khoảng 34,3% số người được hỏi trả lời có biểu hiện triệu chứng thống kinh nhẹ, 22,7% có triệu chứng trung bình và 15,4% có biểu hiện triệu chứng thống kinh nặng, ảnh hưởng đến công việc của họ và không thể giảm đau bằng thuốc giảm đau thông thường. Trong đó, ước tính tỷ lệ thống kinh cơ năng chiếm khoảng 70- 75% [17]. 1.1.1.2. Sinh lý bệnh học của thống kinh - Bản chất của đau Đau được mô tả với hai loại bản chất hợp thành: + Đau bụng dưới liên tục do xung huyết ở mạch máu gây ra, lan ra sau lưng, có khi lan xuống hai đùi. 6 + Đau do co thắt. - Cơ chế gây đau của thống kinh cơ năng [12] Người ta cho rằng các hiện tượng xảy ra ở tử cung cụ thể ở cổ tử cung, ở eo tử cung, những hiện tượng liên quan đến nội tiết, thần kinh vận mạch và các quá trình sinh hóa. * Nội tiết: người ta thấy cơ tử cung và eo tử cung thay đổi có chu kỳ. Trong giai đoạn estrogen, cơ tử cung có những cơn co mau và nhẹ. Trong giai đoạn progesteron, các cơn co thưa hơn và mạnh hơn. Đối với eo tử cung, người ta thấy estrogen có tác dụng làm mềm và đàn hồi. Dưới tác dụng của progesteron, niêm mạc tử cung chế tiết ra Prostaglandin F2α. Prostagladin có vai trò chủ đạo trong gây co thắt tử cung dẫn đến thống kinh vì Prostaglandin F2α kích thích bo bóp tử cung với những tử cung không có thai. Định lượng trong máu (huyết tương) và trong huyết kinh của những người thống kinh cũng thấy Prostaglandin F2α tăng so với những người không thống kinh. Kinh nghiệm lâm sàng qua nhiều năm người ta đã xác định trong vòng kinh có phóng noãn (có hoàng chế, có progesteron), mới có thống kinh (trừ những trường hợp có tổn thương thực thể). Cho bệnh nhân thống kinh uống những thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin thường đem lại hiệu quả giảm đau. Những thực nghiệm cho thấy các thuốc kích thích cơ quan cảm thụ bêta ức chế sự tổng hợp Prostaglandin làm mất co bóp tử cung và thiếu máu cũng như đau đớn do các hiện tượng này gây ra. * Thần kinh vận mạch và thần kinh thực vật Thần kinh vận mạch: hiện tượng co thắt mạch dẫn tới thiếu máu tại chỗ và dẫn tới kinh nguyệt, đau. Tính chất xác thực của hiện tượng co mạch đã được Woodbury chứng minh một cách rõ ràng bằng tiêm Vasopressin cho 30 phụ nữ trong khi hành kinh đã gây được thống kinh cho 30 phụ nữ. Hiện tượng co mạch này cũng coi 7 tương tự như co thắt mạch vành trong cơn đau thắt ngực. Cũng còn một mắt xích có liên quan hay gặp nhưng kém phần quan trọng, đó là yếu tố kích thích đau, nhạy cảm đau, vai trò của vỏ não. Nói đến thần kinh thực vật tác động lên các phân bố thần kinh ở tạng là nói đến vai trò cảm giác, vận động, vận mạch, chế tiết, có mối quan hệ qua lại với nội tiết vùng dưới đồi, khứu não và những chức năng trung tâm nhạy cảm mà tới nay sinh lý học thần kinh chưa hiểu được hết. Cơ chế gây thống kinh do thần kinh được minh họa như sau: Progesteron Chế tiết bất thường Prostaglandin Vasopressin Tăng hoạt động co thắt của cơ và mạch máu cơ tử cung Thiếu máu cơ tử cung Yếu tố tâm lý Giảm ngưỡng đau Thống kinh Sơ đồ minh họa cơ chế thần kinh [2] Yếu tố tâm lý trước đây được đánh giá có vai trò quan trọng đối với thống kinh. Nhưng nay chỉ còn là yếu tố phụ trợ, không khởi phát được thống 8 kinh. Người ta chỉ có thể nói có sự giảm ngưỡng đau ở một số phụ nữ do ảnh hưởng của tâm lý [2]. Một số tiến bộ về sinh hóa cho thấy điểm xuất phát hay đúng hơn là những điểm trung gian của các kích thích đau. Sự giải phóng hay hoạt hóa một chất trung gian hóa học có nguồn gốc từ mô tế bào là một mắt xích nội tại của nguyên nhân và hậu quả. Những nhà sinh hóa có nêu ra một số yếu tố có thể gây kích thích những thụ thể có hại như: Histamin, Acetylcholin, Serotonin, toan hóa mô, yếu tố gây đau như Bradykinin và Prostaglandin Lim có phân tích những giai đoạn khác nhau của đau như sau: khởi đầu một nhân tố kích thích gây hại tác động vào hệ thống báo động, sau đó thương tổn mô dẫn tới hiện tượng giãn mạch và tăng thẩm thấu mao mạch. Từ đó giải phóng ra các amin như: Histamin và Serotonin. Một số enzym cũng giải phóng gamma globulin của huyết tương làm xuất hiện những chất thuộc loại Braykinin [2]. Các chất nói trên khi được giải phóng ra thì báo động vào hệ thống thứ hai là những thụ thể hóa học. Những chất trung gian hóa học của hệ thống thần kinh thực vật cũng tác động đến. Acetylcholin là một yếu tố gây đau, còn Adrenalin thì lại giảm đau. Thiếu máu trong cơ đã được coi là yếu tố trội để kích thích các thụ thể của cơ, thiếu máu là tăng nhạy cảm của các thụ thể trước những kích thích gây hại, nghĩa là làm giảm thấp ngưỡng kích thích của các tận cùng thần kinh với nhân tố kích thích hóa học (Acetylcholin hoặc Bradykinin). Chính sự kết hợp thiếu máu – co thắt là xuất phát điểm của đau, hóa chất trung gian là kali, tích tụ trong cơ là hiện tượng axít hóa và giải phóng Bradykinin. Tổng hợp lại về sinh lý bệnh học, chúng ta thấy cách phân chia trước kia là thống kinh co thắt, thống kinh xuất tiết, thống kinh thiếu máu, thống kinh xung huyết và thống kinh tâm lý, thực chất chỉ là những giai đôạn khác nhau 9 của một quá trình trong cơ thể chung. Cảm giác đau có thể mượn đường dẫn truyền của tủy sống dẫn tới các trung tâm ở não giữa và vỏ não, đặc biệt là vùng dưới đồi. Những tác dụng thứ phát của đau dưới dạng những biểu hiện tâm lý, những phản ứng thần kinh vận mạch, có thể ảnh hưởng đến toàn thể các nhạy cảm (gan, túi mật, ruột, bộ phận tiết niệu ). Prostaglandin tác dụng lên những sợi cơ trơn cũng có vai trò làm xuất hiện những triệu chứng kèm theo cúa thống kinh [12]. - Tiến triển của thống kinh cơ năng Người ta thấy thống kinh giảm đi qua giao hợp và có thể khỏi khi có thai và cho con bú. Có lẽ hoạt động tình dục đã làm cơ tử cung được kích thích và phát triển. Nhưng một số trường hợp, sau thời kỳ sinh sản, hành kinh trở lại, hiện tượng thống kinh lại tái diễn. Thống kinh do thần kinh thực vật thường gây ra cho phụ nữ tình trạng đau đớn, mệt mỏi. Chỉ sau khi sạch kinh, người bệnh mới cảm thấy dễ chịu hơn [12]. - Điều trị thống kinh cơ năng Việc điều trị những bệnh nhân bị thống kinh cơ năng nặng là một công việc khó khăn trong điều trị học. Thống kinh có thể giải quyết được triệt để nếu phát hiện được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp do tổn thương thực thể như: chít hẹp cơ học, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung Đối với phụ nữ trẻ, điều trị càng bảo tồn được nhiều càng tốt bấy nhiêu [12]. Dựa vào sinh lý bệnh học có thể dùng các phương pháp dưới đây, điều trị ngay sau khi đau (thống kinh): * Điều trị nội khoa: • Vật lý trị liệu – chườm nóng tại chỗ • Dùng thuốc làm dịu nhẹ, tạo giấc ngủ, thường có kết quả, nhưng dễ kéo bệnh nhân ra khỏi các hoạt động thường ngày (Seduxen, Distalgetic ) 10 [...]... hiểu tác dụng, thành phần và một số nghiên cứu đã có của thuốc Phụ Lạc Cao tôi thấy thuốc Phụ Lạc Cao phù hợp để dùng cho các phụ nữ bị đau bụng kinh Chính vì vậy mà tôi chọn Phụ Lạc Cao là thuốc nghiên cứu trong công trình này 24 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ THỐNG KINH Trên thế giới và Việt nam hiện chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị thống kinh cơ. .. quả cao trong điều trị giảm đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, kinh nguyệt không đều ở Trung Quốc Tại Việt Nam, Phụ Lạc Cao được phân phối bởi công ty TNHH dược phẩm Á Âu – AEROPHA 1.2.1 Tác dụng chung của thuốc Phụ Lạc Cao - Thuốc có tác dụng điều trị giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, lạc nội mạc tử cung Các vị thuốc trong bài thuốc hầu hết đều có tác dụng hành khí, hoạt huyết, điều hòa kinh. .. được theo dõi ở 4 thời điểm trước điều trị (D0), sau điều trị kỳ kinh thứ nhất (D1), sau điều trị kỳ kinh thứ 2 (D2), sau điều trị kỳ kinh thứ 3 (D 3), sau dừng điều trị 1 tháng (tức là sau kỳ kinh thứ 4) (D4) - Các chỉ số cận lâm sàng: được theo dõi ở hai thời điểm trước và sau điều trị (D0 và D3) 29 - Các tác dụng phụ của thuốc được theo dõi ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình uống thuốc 2.3.3... các tác dụng trong thực tế điều trị lâm sàng (phụ lục 1) Tại Việt Nam, thuốc đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều trị trên những bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung qua nghiên cứu Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc Phụ Lạc Cao trên bệnh nhân lạc nội mạc tử cung của Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Quốc Tuấn [17] Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 93,3 % trong 50 bệnh nhân điều trị giảm đau bụng kinh rõ... số xét nghiệm máu, sinh hóa được đánh giá ở 2 thời điểm trước và sau điều trị (D0, D3) 2.3.4 Phương pháp đánh giá kết quả điều trị 2.3.4.1 Đánh giá các triệu chứng lâm sàng của thống kinh * Đánh giá hiệu quả giảm đau sau điều trị theo thang điểm VAS - So sánh mức độ giảm đau sau các thời điểm điều trị - Phân loại kết quả sau điều trị theo thang điểm VAS + Tốt: VAS ở mức 0 điểm + Khá: VAS ở mức 1 -... khời phát từ trong bào cung, cũng là bể của kinh mạch Nếu đường kinh không thông, hàn tà xâm nhập gây đau (thống) Mạch trầm khẩn do hàn khí xâm nhập huyết thất, huyết ngưng bất hành, huyết mới và huyết cũ tác động lẫn nhau sinh ra đau Ông đã chế ra “Ôn kinh thang” trị hàn ngưng gây thống kinh, “Quế chi đào nhân thang” trị huyết tứ gây thống kinh và “Địa hoàng thông kinh hoàn” để điều trị cứng kinh quyết... “Tuyên uất thông kinh thang” để sơ can lý khí, Điều can thang” để bổ thận dưỡng huyết [7] Ở nước ta, thống kinh đã được Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông đề cập đến trong các trước tác của mình Trong Phụ đạo xán thiên”, Hải Thượng đã làm sáng tỏ những vấn đề từ y lý đến đặc điểm điều trị [2] Tuệ Tĩnh trong “Nam dược thần hiệu” rất trọng dụng Hương Phụ và Ô dược lý khí chỉ thống, dùng điều trị các trường... thống kinh theo YHCT Trong lịch sử phát triển của Y học cổ truyền đã có nhiều quan điểm về thống kinh Các đại y gia đã có nhiều khám phá về chứng hậu bệnh nguyên, bệnh cơ và trị liệu chứng thống kinh Trương Trọng Cảnh, trong thiên Phụ nữ tạp bệnh mạch chứng và điều trị trong “Kim quy yếu lược” đã viết: Phụ nữ kinh thủy bất lợi hàng tháng, vùng bụng dưới trướng đầy và đau” Sào Nguyên Phương, trong. .. Nam” của Hải Thượng Lãn Ông: ”vị cay, đắng ngọt, khí hơi ông, không độc đi vào khí phận của 2 kinh Túc quyết âm can và Thủ thiếu âm tâm bào, là dương ở trong âm, tính giáng xuống Vị này kỵ đồ thiết khí, ưa vị Ô dược” [1] Công dụng: Sơ can, lý khí, giải uất, điều kinh và tiêu sưng, chỉ thống Chủ trị: Chữa phụ nữ kinh nguyệt bất điều, tính khí thất thường, thống kinh, băng lậu, đới hạ (trục ứ điều kinh, ... phận dùng: rễ phơi khô của cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.)Diels), họ Hoa tán (Umbelliferae) Tính vị, quy kinh: ngọt, cay ấm, vào kinh tâm, can, tỳ Tác dụng: bổ huyết, hành huyết Chủ trị: Bổ huyết điều kinh: chữa phụ nữ huyết hư, kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh Chữa chứng sung huyết, tụ huyết do sang chấn Chữa cơn đau dạ dày, đau các dây thần kinh, đau các cơ do lạnh Nhuận tràng . cứu: Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ với 2 mục tiêu: 1) Đánh giá hiệu quả điều trị thống kinh cơ năng của Phụ Lạc Cao trên đối tượng sinh viên nữ. định. Thống kinh phân làm 2 loại thống kinh cơ năng nguyên phát và thống kinh cơ năng thứ phát. Thống kinh cơ năng nguyên phát xảy ra sau tuổi dậy thì, hay nói đúng hơn là ngay vòng kinh đầu. 1.2.1. Tác dụng chung của thuốc Phụ Lạc Cao - Thuốc có tác dụng điều trị giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, lạc nội mạc tử cung. Các vị thuốc trong bài thuốc hầu hết đều có tác dụng hành

Ngày đăng: 08/09/2014, 19:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1. Khái niệm thống kinh cơ năng:

  • 1.1.1.2. Sinh lý bệnh học của thống kinh

  • 1.2.1.1. Đan sâm (Raldix Salviae miltiorrhiza)

  • 1.2.1.2. Hương phụ (Rhizoma cyperi)

  • 1.2.1.3. Tam thất (Radix Notoginsing)

  • 1.2.1.4. Xích thược (Radix paeoniae Rubra)

  • 1.2.1.5. Sài hồ (Radix Bupleuri)

  • 1.2.1.6. Đương quy (Radix Angelicae Sinensis)

  • 1.2.1.7. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)

  • 1.2.1.8. Tam lăng (Rhizoma Sparganii Stoloniferi)

  • 1.2.1.9. Nga truật (Rhizoma Zedoariae)

  • 1.2.1.10. Diên hồ sách (Corydalis ambigua Champ et Schlecht)

  • 2.3.3.1. Các chỉ số về dịch tễ lâm sàng

  • 2.3.3.2. Các chỉ số về lâm sàng

  • * Toàn trạng

  • - Mạch: bắt mạch ở động mạch quay (cổ tay, đếm mạch trong một phút bằng đồng hồ bấm giây, đơn vị tính là lần/phút.

  • - Huyết áp: được đo ở cánh tay trái bằng huyết áp kế đồng hồ của Nhật Bản Korotkov, đo ở tư thế năm, đơn vị tính là mmHg.

  • - Đau bụng kinh: lượng giá theo tháng điểm VAS (Visual Analog Scale) [23]

  • + Mức độ đau bụng kinh của đối tượng được đánh giá theo thang điểm VAS từ 1 – 10 bằng thước đo của hãng Astra – Zenneca. Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt.

  • 2.3.3.3. Cận lâm sàng

  • 2.3.4.1. Đánh giá các triệu chứng lâm sàng của thống kinh

  • 2.3.4.2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn

  • - Theo dõi mạch, huyết áp

  • - Sự thay đổi một số chỉ số về huyết học và sinh hóa máu.

  • - Một số triệu chứng trên lâm sàng: mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nôn… (thời điểm xuất hiện, tần suất)

  • Mô hình nghiên cứu

  • Bảng 3.11. Sự thay đổi lượng kinh trước và sau đợt điều trị

  • Bảng 3.12. Sự thay đổi sắc kinh trước và sau đợt điều trị

  • Bảng 3.13. Kết quả giảm đau bụng kinh theo xếp loại

  • Bảng 3.15. Sự xuất hiện các triệu chứng khác trong quá trình điều trị

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan