Phân tích môi trường văn hóa xã hội của Hoa Kỳ.(TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ)

27 2.4K 6
Phân tích môi trường văn hóa  xã hội của Hoa Kỳ.(TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 5 I. Phong tục tập quán 5 Niềm tin của người Mỹ 5 Người Mỹ yêu: 6 Gặp gỡ 7 Nói chuyện qua điện thoại 7 Ăn hàng 7 Tiền boa (tipping) 8 Mua hàng hóa 8 Lái xe 8 Thăm viếng cá nhân 8 Tặng quà 8 Hút thuốc và uống rượu bia 9 II. Tôn giáo 9 1. Bức tranh tôn giáo ở Hoa Kỳ 11 a) Những nhóm tôn giáo lớn ở Hoa Kỳ 11 b) Các nhóm tôn giáo thiểu số 11 c) Phân bố địa lý của các nhóm tôn giáo 13 d) Tôn giáo ở Hoa Kỳ: Đa dạng và không giáo điều 13 2. Kiến thức của người Mỹ về tôn giáo không đồng điều( 28 tháng 9 2010 ) 14 III. Ngôn ngữ 14 1. Ngôn ngữ không lời 14 2. Ngôn ngữ có lời. 15 IV. Trình độ văn hóa Mỹ 17 1. Tính phổ cập. 17 2. Tính phi tập trung hoá 17 3. Tính toàn diện 18 4. Tính chuyên nghiệp 18 V. Văn hóa doanh nghiệp 19 Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn Southwest Airlines 20 Văn hóa là tài sản không thể thay thế 20 Tuyển dụng nhân viên theo văn hóa doanh nghiệp 21 Xây dựng một nền văn hóa dựa trên hiệu quả công việc 21 Văn hóa doanh nghiệp trong quản lý con người 23 KẾT LUẬN 25 PHỤ LỤC 26 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập và toàn cầu hóa đang là những thực tế sinh động diễn ra không chỉ ở một châu lục, khu vực, cộng đồng rộng lớn mà còn ở trong mỗi quốc gia, mỗi cá nhân. Không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn ngày càng sâu đậm hơn trong văn hóa. Chính vì vậy, tính đa dạng và bản sắc của mỗi nền văn hóa sẽ có dịp giao thoa lẫn nhau – xã hội, những di sản truyền thống được kiện toàn để đối mặt với thử thách mới… Những vấn đề này đòi hỏi một cái nhìn thấu đáo và cách ứng xử, giải quyết đúng đắn nhằm xác lập bảng hệ giá trị mới có khả năng tạo đà phát triển cho xã hội. Trong quan hệ kinh tế với các quốc gia một vấn đề quan trọng là phải hiểu rõ môi trường văn hóa, xã hội của họ để có những cách ứng xử thích hợp mang lại sự thỏa mãn cho cả hai bên. Dưới đây là nghiên cứu của nhóm chúng em về môi trường văn hóa xã hội của Hoa Kỳ ( Mỹ). Giới thiệu chung. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương) Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các tiểu quốc, cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9

HỌC VIÊN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Khoa quản trị kinh doanh  TIỂU LUẬN Bộ môn : MARKETING QUỐC TẾ Đề tài: phân tích môi trường văn hóa - xã hội của Hoa Kỳ. Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thượng Thái Sinh viên thực hiện: nhóm 9 _ D07QTKD2 Hà Nội tháng 2 /2011 2 2 Niềm tin của người Mỹ 5 Người Mỹ yêu: 6 Gặp gỡ 6 Nói chuyện qua điện thoại 6 Ăn hàng 7 Tiền boa (tipping) 7 Mua hàng hóa 7 Lái xe 7 Thăm viếng cá nhân 7 Tặng quà 8 Hút thuốc và uống rượu bia 8 LỜI MỞ ĐẦU Hội nhập và toàn cầu hóa đang là những thực tế sinh động diễn ra không chỉ ở một châu lục, khu vực, cộng đồng rộng lớn mà còn ở trong mỗi quốc gia, mỗi cá nhân. Không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn ngày càng sâu đậm hơn trong văn hóa. Chính vì vậy, tính đa dạng và bản sắc của mỗi nền văn hóa sẽ có dịp giao thoa lẫn nhau – xã hội, những di sản truyền thống được kiện toàn để đối mặt với thử thách mới… Những vấn đề này đòi hỏi một cái nhìn thấu đáo và cách ứng xử, giải quyết đúng đắn nhằm xác lập bảng hệ giá trị mới có khả năng tạo đà phát triển cho xã hội. Trong quan hệ kinh tế với các quốc gia một vấn đề quan trọng là phải hiểu rõ môi trường văn hóa, xã hội của họ để có những cách ứng xử thích hợp mang lại sự thỏa mãn cho cả hai bên. Dưới đây là nghiên cứu của nhóm chúng em về môi trường văn hóa - xã hội của Hoa Kỳ ( Mỹ). Giới thiệu chung. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương) Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mua hoặc đã chiếm được thêm lãnh thổ từ Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sáp nhập Cộng hòa Texas và Cộng hòa Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và chiến tranh thế giới thứ 1 đã xác định vị thế siêu cường quân sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân sau chiến tranh thế giới lần thứ II và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. NỘI DUNG I. Phong tục tập quán Phong tục, tập quán và những chuẩn mực đạo đức là những luật lệ, quy ước xã hội để kiểm soát hành động của con người như cách ăn mặc, cách đối nhân xử thế, cách sử dụng sản phẩm. phong tục tập quán là những quy ước thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Cách cư xử hành động không phù hợp với tập quán thường được coi là lập dị, hư hỏng, xấu xa. Mỗi một nền văn hóa đều có những cái hay, cái dở tùy theo sự đánh giá của mỗi người. Mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng và một con người khôn ngoan sẽ là người hiểu biết những phong tục và văn hóa của các nền văn hóa khác để luôn luôn chủ động và tiếp cận được mục tiêu một cách dễ dàng. Mỹ được coi là đất nước của những cư dân nhập cư. Hầu hết những người nhập cư có nguồn gốc xa xưa từ châu Âu và đã xây dựng nên xã hội Hoa Kỳ như ngày nay, họ vẫn chiếm số đông từ đó đến nay. Tuy nhiên số lượng các dân tộc và quốc gia ở Mỹ rất nhiều và mỗi thành phố thì tỉ lệ đó lại chia ra khác nhau.Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa riêng. Niềm tin của người Mỹ Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ. Tính cá nhân Mỗi người là một cá nhân tự do. Người Mỹ không tin vào những lí tưởng hoặc phong cách chung. Cá nhân và những biểu tượng cá nhân thường được tôn kính và khuyến khích. Sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh tranh chính là một nguyên tắc trong triết học Mỹ. "Chỉ có những sinh vật nào khoẻ nhất, tốt nhất mới có thể tồn tại sau cuộc cạnh tranh sinh tồn". Tính tự lập Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết sinh viên Mỹ tự chọn lựa những lớp học riêng, những chuyên ngành riêng, tự hoạch định tương lai của mình thay vì nghe theo sự sắp đặt của người khác, dù đó là bố mẹ hay thầy cô. Trẻ em ngay từ nhỏ đã được cha mẹ khuyến khích đưa ra ý kiến riêng và phải tự mình làm mọi thứ. Đến tuổi trưởng thành, hầu hết thanh niên Mỹ không ở cùng với bố mẹ mà chuyển ra ngoài sống riêng. Chính môi trường giáo dục và đào tạo đó đã tạo cho người Mỹ tính độc lập cao trong đời sống và công việc, chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Sự thẳng thắn Trong khi nói chuyện bạn hoàn toàn có thể không đồng tình với ý kiến của đối phương và đưa ra nhận xét đóng góp có tính chất xây dựng. Đây là điểm nhược điểm mà các sinh viên Việt Nam gặp phải khi học tập tại Mỹ. Với bản tính của người Á Đông, sinh viên Việt Nam ít tham gia phát biểu xây dựng bài hoặc thảo luận nhóm, ngại ngần không dám có ý kiến riêng. Chính điều đó sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu bài cũng như nhận được đánh giá tích cực từ thầy cô và bạn bè quốc tế. Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai của bạn ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về những thành tựu cá nhân đạt được. Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến. Truyền thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước khác. Điều tốt nhất ở Mỹ là thành thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa khác, người ta thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là bất nhã, tuy nhiên người Mỹ lại thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những ý kiến trái ngược và cả những tin tức xấu. Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình. Người Mỹ thường thích nhất phần kết. Nói cách khác, quyết định hiệu quả nhất là quyết định tạo ra kết quả năng suất nhất, thường được quy ra tiền USD thậm chí cả xu. Người Mỹ yêu: - Đất nước của họ. Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của đất nước. - Thời gian rỗi của họ. Người Mỹ thường có ít thời gian rỗi so với những người ở một số nước khác, nhưng họ đánh giá cao những gì họ có. Họ thường rất quý trọng thời gian dành cho mình, cho gia đình hoặc cho cộng đồng. Tất cả các ngày nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ thường đầy ắp các hoạt động. - Các hoạt động ngoại khóa. Chính phủ Mỹ thường bảo tồn một phần lớn các khu đất để cho các công dân Mỹ hưởng thụ và vui chơi. Người Mỹ thường rất thích các hoạt động ngoài trời hàng năm. Các hoạt động phổ biến tùy theo từng vùng, từng bang như chèo thuyền, leo núi, đi bộ đường dài, cắm trại và trượt tuyết. - Các hoạt động thể thao. Mỹ thường có số vận động viên chuyên nghiệp tham gia vào các hoạt động thể thao chuyên nghiệp nhiều hơn so với các nước khác gấp nhiều lần. Mỹ rất thích xem các buổi tường thuật thể thao, trên diễn đài hoặc trên vô tuyến. Họ cũng rất thích tham gia và chơi thể thao, có vô số các đội chơi thể thao nhiều độ tuổi và ở nhiều mức kỹ năng khác nhau Gặp gỡ Khi gặp ai đó lần đầu, người Mỹ thường có phong tục là bắt tay kể cả đàn ông và đàn bà. Họ thường chỉ ôm nhau thắm thiết đối với bạn thân hoặc những người bạn lâu ngày mới gặp lại. Hôn không phải là phổ biến, và đàn ông thường không hôn những người đàn ông khác. Người Mỹ thường giới thiệu về mình bằng tên và họ hoặc nếu như không cần trang trọng và ở mức độ thân thiện, họ chỉ giới thiệu tên. Thông thường trọng các công việc và xã hội, người Mỹ thường gọi nhau bằng tên. Tuy nhiên, bạn luôn luôn nên gọi các giáo sư trong các trường đại học bằng chức danh và họ trừ khi họ cho phép hoặc yêu cầu bạn gọi họ bằng tên. Nói chuyện qua điện thoại Người Mỹ thường trả lời qua điện thoại bằng việc nói "Hello". Nếu bạn gọi về vấn đề công việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công ty và tên của họ sau đó. Nếu bạn gặp ngay người mình cần thì chỉ cần nói Hello và tên của mình. Nếu không, bạn nên hỏi người trả lời điện thoại một cách lịch sự. Đa số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động ở nhà. Đồng thời, đa số các công ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói cho nhân viên của mình do đó bạn có thể để lại tin nhắn. Hãy nói tên họ của bạn rõ ràng và để lại số điện thoại để họ có thể gọi lại cho bạn. Các tin nhắn nên ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Ăn hàng Tất cả các nhà hàng của Mỹ đều chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, và hầu hết các quán đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Một vài nhà hàng chấp nhận ATM. Hầu như không có nhà hàng nào chấp nhận thanh toán bằng séc Thông thường một số nhà hàng đông bạn sẽ phải chờ để có chỗ. Có rất nhiều nhà hàng đông không chấp nhận việc đặt chỗ trước hoặc chỉ chấp nhận đặt chỗ cho những tiệc lớn hoặc nhiều người (ít nhất là 6 người). Ở những nhà hàng như vậy, vào các tối cuối tuần sẽ rất đông, bạn có thể phải chờ đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, các nhà hàng có quy mô lớn và trang trọng sẽ chấp nhận đặt chỗ trước. Tiền boa (tipping) Các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch vụ do đó các khách hàng đều phải để lại tiền boa cho người phục vụ. Thông thường người ta thường để lại tiền boa khoảng 15% tổng số tiền thanh toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà hàng đó tốt. Nếu dịch vụ ở đó bất thường rất tồi tệ thì bạn có thể trả 10% cho dịch vụ. Các tình huống khác mà bạn cũng phải trả tiền boa đó là cắt tóc, đi taxi, boa cho người mang hành lý, người tìm chỗ đỗ xe hoặc người phục vụ ở quầy rượu. Thông thường luật là 15% tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn. Trong trường hợp không có hóa đơn, bạn có thể boa cho họ tùy theo, nhưng ít nhất là từ 1 đến 5 đô la. Mua hàng hóa Tất cả mọi người sống ở Mỹ đều phải trả thuế. Hầu hết các khoản mua bán đều được tính thêm thuế. Thuế sẽ bao gồm thuế hàng hóa dịch vụ cho tiểu bang(sales tax).Tuỳ thuộc vào các tiểu bang, hàng hóa sẽ áp dụng những mức thuế khác nhau từ 5 - 8.5% Lái xe - Từ 16 tuổi trở lên bạn được phép thi lái xe nhưng bắt buộc bạn phải học lớp dạy lái xe (driving education). - Nếu bạn không học lớp dạy lái xe, 18 tuổi bạn mới đủ tuổi được phép thi lái xe. - Chi phí học lái xe tương đối đắt, khoảng 350-400 USD cho cả hai phần thi viết và thực hành. - Mỗi bang ở Mỹ đều có quy định riêng về thi bằng lái xe Thăm viếng cá nhân Việc thăm viếng nhau thường không được lên kế hoạch trước, vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn được mời đến nhà ăn cơm, xem phim mà chỉ được báo trước có một ngày. Nếu bạn cảm thấy không tiện, đừng ngại ngần từ chối và đề nghị một thời gian thích hợp hơn. Tuy vậy, một khi đã nhận lời mời thì nên đúng giờ, không nên đến sớm hoặc trễ hơn 10 phút, vì điều đó có thể gây phiền toái cho chủ nhà. Tặng quà Nếu bạn muốn tặng quà cho một người Mỹ trước khi trở về nước, hãy trao cho họ món quà mang đậm đà bản sắc dân tộc, một vật kỷ niệm gợi nhớ đến nước mình như một quyển sách viết về Việt Nam, một món đồ mỹ nghệ thủ công thậm chí một con tem của Việt Nam. Hút thuốc và uống rượu bia Hút thuốc không phải là một hiện tượng phổ biến ở Mỹ như các nước khác. Nói chung, người Mỹ hút thuốc ít hơn người châu Âu và ít hơn hẳn người châu Á. Do đó hút thuốc hầu như không được dân Mỹ chấp nhận. Hút thuốc bị cấm ở rất nhiều nơi như các khu công sở, các dịch vụ chuyên chở dân dụng (máy bay), cửa hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, trường học và các dịch vụ công cộng. Nếu như bạn đang ở trong tòa nhà thì bạn không nên hút thuốc trừ khi tòa nhà đó có chỗ dành riêng cho người hút thuốc. Các nơi cho phép hút thuốc như quán rượu, hộp đêm, một số nhà hàng. Nếu nhà hàng cho phép hút thuốc, họ sẽ để dành một nơi riêng cho những người muốn hút. Nếu bạn đi cùng với một người khác, thậm chí cả ở ngoài trời, cách lịch sự nhất là hỏi họ có ngại không nếu bạn muốn hút thuốc. - Tuổi được phép hút thuốc ở Mỹ là 18. Nếu bạn mua thuốc lá hoặc các sản phẩm tương tự và trông bạn trẻ, người bán hàng chắc chắn sẽ hỏi tuổi và bạn phải chứng minh bạn hơn 18 tuổi để được mua hàng và hút thuốc. -Từ 21 tuổi bạn được phép sử dụng rượu bia. Nếu bạn muốn mua rượu bia hay đến bar, bạn phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh bạn đủ tuổi. Khi lái xe, tuyệt đối không được uống các nước có chứa cồn. II. Tôn giáo Tôn giáo là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất của một nền văn hóa. Mối liên quan giữa tôn giáo và đời sống xã hội rất sâu sắc. cho nên không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của tôn giáo lên hệ thống giá trị của xã hội cũng như hoạt động Marketing. Tôn giáo tác động tới thói quen, cách nhìn nhận của con người đối với cuộc sống, các sản phẩm mà họ mua, cách thức mua, thậm chí cả những tờ báo mà họ đọc. chấp nhận hay loại bỏ những hành vi ứng xử nào đó là do ảnh hưởng của tôn giáo và như vậy việc chấp nhận hay tẩy chay một thông điệp quảng cáo nào đó cũng do tôn giáo. Ở Hoa Kỳ tôn giáo là một vấn đề hết sức phức tạp. Nếu bạn hỏi một người Mỹ, họ có tự do tôn giáo hay không, trong đa số trường hợp câu trả lời sẽ là "có". Nhưng rất có thể, trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, bạn sẽ nhận được câu trả lời khác hoặc thậm chí là ngược lại.Và điều này phản ánh đúng tình hình đời sống tôn giáo ở Hoa Kỳ. Mặc dù hầu như mọi tôn giáo đều hiện diện tại Hoa Kỳ, đa số người Mỹ theo đạo Thiên Chúa và bất kỳ ai đến Hoa Kỳ đều nhận thấy rằng họ sùng đạo một cách khác thường. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, khoảng 50% dân Mỹ tin tưởng rằng tương lai của họ hoàn toàn có thể dự đoán được căn cứ theo Kinh Thánh. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia phát triển nào trên thế giới. Các trường Đại học Mỹ có thể có một vài nhà thờ và nhiều tổ chức Thiên Chúa giáo. Những người truyền đạo hoạt động rất ráo riết. Họ đến ký túc xá, gặp gỡ, trò chuyện và khuyến khích sinh viên nhập hoặc cải đạo. Tuy nhiên, như trên đã nói, không phải người Mỹ nào cũng theo đạo Thiên Chúa. Những người này cảm thấy quyền tự do tôn giáo, hiểu theo nghĩa có quyền tin hoặc không tin, cũng như quyền lựa chọn tôn giáo của mình, ít nhiều bị hạn chế. Chẳng hạn, bất chấp người dân có theo Thiên Chúa giáo hay không, họ phải dùng đồng dollar có dòng chữ "In God We Trust" (Chúng ta tin tưởng vào Chúa). Bất kể công dân Mỹ theo tôn giáo nào, hay thậm chí vô thần, họ phải chấp nhận rằng rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội của họ bắt đầu bằng việc cầu Kinh Thiên Chúa giáo. Cũng vậy, trong lễ nhậm chức, tổng thống Mỹ nhậm chức đặt tay lên một cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ. Thử hỏi những người Mỹ theo đạo Thiên Chúa, nếu trên đồng dol1ar in dòng chữ Đức Phật Thích Ca hay nếu các kỳ họp Quốc Hội bắt đầu bằng đọc kinh Qur 'an, họ có cảm thấy tự do tôn giáo hay không? Thực ra, Hiên Pháp Hoa Kỳ đã có quy định về việc tách biệt giữa Nhà thờ và Nhà nước trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất (The First Amendment to the Constitution), trong đó nghiêm cấm việc thiết lập một tôn giáo nhà nước chính thức cũng như việc trợ giúp của chính phủ cho các nhóm tôn giáo. Điều bổ sung này cũng nghiêm cấm chính quyền bang hoặc liên bang can thiệp vào các tổ chức tôn giáo và việc hành đạo. Nhưng trên thực tế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước thường xuyên bị vi phạm. Điều này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực tinh thần như vừa kể trên, mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế, như việc tiền quyên góp cho các tổ chức tôn giáo lại được khấu trừ vào thuế thu nhập, hay như những bất công liên quan đến tôn giáo trong trợ cấp tài chính cho sinh viên. Hậu quả của sự sùng đạo bất thường ở Hoa Kỳ có thể thấy rõ trong nhiều mặt của đời sống người dân. Năm 2003, nhiều báo chí Mỹ, trong đó có những tờ lớn nhất như The New York Times nghiên cứu tình hình dạy môn sinh vật ở trường phổ thông Hoa Kỳ và cho thấy quá nửa học sinh không được dạy thuyết tiến hoá của Darwin. Về nguyên tắc, các trường công có thể dạy thuyết tiến hoá, nhưng nhiều giáo viên không dám đưa vào chương trình vì sợ bị trù dập, hoặc bị các phụ huynh học sinh tẩy chay. Hiện nay một số địa phương ở Mỹ đang vận động thể chế hoá việc cấm dạy thuyết tiến hoá trong nhà trường. Theo Noam Chomski, trong một cuộc thăm dò, chỉ có dưới 10% người Mỹ tin vào thuyết tiến hóa, khoảng 50% tin vào thuyết của nhà thờ, và đa số những người còn lại tin rằng thế giới này mới chỉ được tạo ra cách đây vài ngàn năm. Tôn giáo cũng gây ra những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội liên quan đến nhiều vấn đề rất quan trọng, như quyền nạo phá thai, hôn nhân đồng giới, nghiên cứu khoa học trên tế bào mầm Theo những điếu tra và nghiên cứu của Brian J. Grim, chuyên viên nghiên cứu về tôn giáo và ngoại giao, và David Masci, chuyên viên nghiên cứu về tôn giáo và luật pháp đã cùng nhau xây dựng diễn đàn Pew về tôn giáo và đời sống cộng đồng. Diễn đàn này là một dự án của Trung tâm nghiên cứu Pew - một tổ chức phi đảng phái ở Washington D.C. – nơi cung cấp thông tin về các vấn đề, thái độ và xu hướng có ảnh hưởng tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Sự đa dạng về tôn giáo tại Hoa Kỳ có nhiều nguyên do khác nhau, trong đó có vấn đề di cư. Sự đa dạng về tôn giáo ở Hoa Kỳ cũng phản ánh sự bảo vệ đặc biệt của Hiến pháp Hoa Kỳ đối với việc tự do theo đuổi một tín ngưỡng nào đó. Không chỉ những người di cư mới cảm thấy họ được tự do biểu thị tín ngưỡng, niềm tin, các thói quen tôn giáo; mà nhiều người Mỹ cũng đã quyết định đổi tôn giáo của họ ít nhất một lần trong đời. Thực vậy, theo cuộc điều tra đã được tiến hành vào giữa năm 2007, hơn một phần tư người Mỹ trưởng thành đã từng từ bỏ tín ngưỡng này để chuyển sang theo đuổi một tín ngưỡng khác - hoặc không theo đuổi một tín ngưỡng nào cả - kết quả này là chưa tính đến những trường hợp thay đổi từ giáo phái Tin Lành này sang một giáo phái Tin Lành khác. 1. Bức tranh tôn giáo ở Hoa Kỳ Trong bối cảnh luật pháp như vậy, tại Hoa Kỳ, các cách thức bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo cũng tỏ ra vô cùng phong phú. Không có ước tính chính thức nào cho biết chính xác số lượng các nhóm tôn giáo ở Hoa Kỳ vì từ cuối những năm 1950, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ đã không tiến hành điều tra công dân về tín ngưỡng tôn giáo và vị thế thành viên trong các nhóm tôn giáo của họ. Một nguồn thông tin đáng tin cậy về tôn giáo tại Hoa Kỳ hiện nay là từ cuộc điều tra về bức tranh tôn giáo ở Hoa Kỳ do Diễn đàn Pew về tôn giáo và đời sống cộng đồng tiến hành. Dựa trên các cuộc phỏng vấn được tiến hành với hơn 35.000 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, cuộc điều tra này đã đưa ra những thông tin chi tiết về tính đa dạng của các nhóm tôn giáo tại Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI. a) Những nhóm tôn giáo lớn ở Hoa Kỳ Cuộc điều tra đã chỉ ra rằng có gần 8 trong số 10 người Mỹ trưởng thành theo đạo Cơ Đốc hoặc các giáo phái của đạo Cơ đốc. Thành viên của các nhà thờ Tin Lành nay chỉ còn chiếm đa số không đáng kể (51,3%) trong tổng số dân cư trưởng thành. Nhưng đạo Tin Lành ở Hoa Kỳ không hoàn toàn đồng nhất mà được phân chia thành ba giáo phái riêng biệt - giáo phái Tin Lành Phúc âm (26,3% tổng số dân cư trưởng thành và chiếm gần một nửa tổng số tín đồ của đạo Tin Lành); nhà thờ Tin Lành chính thống (18,1% tổng số dân cư trưởng thành và chiếm hơn một phần ba tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành); và nhà thờ Tin Lành Mỹ-Phi (6,9% tổng số dân cư trưởng thành và chiếm gần một phần bảy tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành). Đạo Tin Lành cũng bao gồm nhiều nhóm giáo phái khác nhau (ví dụ như Tin Lành Baptist, Hội Giám lý và Pentecostal) thuộc một hoặc nhiều giáo phái lớn đã kể trên. Đạo Cơ Đốc La Mã chiếm gần một phần tư (23,9%) tổng số dân cư trưởng thành của Hoa Kỳ và chiếm khoảng 3 trong số 10 giáo phái Cơ Đốc ở nước Mỹ. Trong số dân cư trưởng thành sinh ra ở Mỹ, số tín đồ Tin Lành tỏ ra áp đảo số tín đồ Cơ Đốc (55% tín đồ Tin Lành so với 21% tín đồ Cơ Đốc). Nhưng trong số những người trưởng thành được sinh ra ở nước ngoài thì số tín đồ Cơ Đốc [...]... một lý tưởng chung KẾT LUẬN Môi trường văn hóa xã hội vẽ nên bức tranh văn hóa chung của một quốc gia Các quốc gia khác nhau có nền văn hóa khác nhau Tuy nhiên, giữa các nền văn hóa trên thế giới đều tồn tại nét tương đồng và những điểm khác biệt chẳng hạn như con người, dù cho ở nền văn hóa nào cũng đều có lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước… tuyệt đại bộ phận các quốc gia trên thế giới... biệt này tạo nên đặc trưng riêng của mỗi quốc gia Các sản phẩm khi cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu khác biệt thì sản phẩm cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với nét văn hóa đặc trưng trên từng thị trường Hoa Kỳ hiện là nền kinh tế đầu tàu của thế giới Và đây cũng là thị trường lớn mà Việt Nam đang hướng đến chính vì vậy việc hiểu về môi trường văn hóa, xã hội của Hoa Kỳ là tiền đề rất quan trọng... trọng trong văn hóa Nó là tấm gương phản ánh văn hóa Chính nhờ ngôn ngữ làm công cụ truyền đạt thông tin, con người mới có thể xây dựng và duy trì văn hóa của mình Ngôn ngữ còn giúp tạo dựng nhận thức về thế giới và định hình đặc điểm văn hóa Ngôn ngữ là yếu tố văn hóa khó nắm bắt nhất nhưng nó lại là yếu tố quan trọng nhất trong nỗ lực nhằm đạt được mức độ cảm thông của khách hàng trên các quốc gia khác... quan hệ đối tác với Hoa Kỳ Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu của nhóm chúng em về môi trường văn hóa, xã hội và văn hóa doanh nghiệp điển hình của Hoa Kỳ PHỤ LỤC Kiểm tra sự hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau đây trong cuộc gặp gỡ sắp tới với đội ngũ bán hàng hiện tại để đánh giá trình độ chuyên nghiệp và thành thạo của họ 1 Cử chỉ đặt... nền văn hóa doanh nghiệp của mình Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là các cổ đông Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau Cổ đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của. .. trong một môi trường quản lý chủ yếu bằng các quy tắc và luật lệ thì điều đó không có nghĩa anh là người xấu, song có lẽ anh không phù hợp với (văn hóa - TG) chúng tôi Khi đã có được văn hóa doanh nghiệp thì sức ép về quản lý của ban lãnh đạo sẽ được giảm đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới Các nhân viên được quyền sẽ tự biết điều hành và cần phải làm gì trong những tình huống khó khăn Trong một môi trường. .. người đều tham gia chia sẻ thực sự thì các giám đốc không cần quản lý nữa Đó chính là một phương diện quan trọng của quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa Xây dựng một nền văn hóa dựa trên hiệu quả công việc Tạo dựng nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên hiệu quả công việc là một khám phá của Herb Kelleher Theo ông, tại Southwest Airlines thì từng cá nhân đều được đối xử theo khía cạnh con người chứ... phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó Họ nhận thấy rằng hầu hết các... cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý Văn hóa doanh nghiệp - Tập đoàn Southwest Airlines Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm và thực tiễn quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn hóa quản lý trở nên thực tế,... dụng văn hóa của mình chính là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và là con đường chiến thắng trên thương trường Tuy nhiên, Herb Kelieher cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta không chỉ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thuần tuý mà điều quan trọng là phải biến những giá trị văn hóa đó thành lợi nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ lãnh đạo Tuyển dụng nhân viên theo văn . HỌC VIÊN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Khoa quản trị kinh doanh  TIỂU LUẬN Bộ môn : MARKETING QUỐC TẾ Đề tài: phân tích môi trường văn hóa - xã hội của Hoa Kỳ. Giảng viên hướng dẫn:. chiếm được thêm lãnh thổ từ Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sáp nhập Cộng hòa Texas và Cộng hòa Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia. đến nước mình như một quyển sách viết về Việt Nam, một món đồ mỹ nghệ thủ công thậm chí một con tem của Việt Nam. Hút thuốc và uống rượu bia Hút thuốc không phải là một hiện tượng phổ biến ở Mỹ

Ngày đăng: 04/09/2014, 14:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

    • Niềm tin của người Mỹ

    • Người Mỹ yêu:

    • Gặp gỡ

    • Nói chuyện qua điện thoại

    • Ăn hàng

    • Tiền boa (tipping)

    • Mua hàng hóa

    • Lái xe

    • Thăm viếng cá nhân

    • Tặng quà

    • Hút thuốc và uống rượu bia

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan