ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng

78 408 0
ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯNG ĐẠI HC Y HÀ NỘI NGUYỄN QUỐC ĐẠT NGHI£N CøU ý KIÕN PH¶N HåI CñA SINH VI£N Y3 N¡M HäC 2010-2011 VÒ D¹Y-HäC THùC §ÞA KHA LUẬN TỐT NGHI!P BÁC SĨ ĐA KHOA Niên Khóa 2006 - 2012 Hà Nội - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 1 TRƯNG ĐẠI HC Y HÀ NỘI NGUYỄN QUỐC ĐẠT NGHI£N CøU ý KIÕN PH¶N HåI CñA SINH VI£N Y3 N¡M HäC 2010-2011 VÒ D¹Y-HäC THùC §ÞA KHA LUẬN TỐT NGHI!P BÁC SĨ ĐA KHOA Niên Khóa 2006 - 2012 Ngưi hưng dn khoa hc: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIẾN Hà Nội - 2012 2 LI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn Giáo Dục Sức Khỏe, phòng thư viện của trường và thư viện bộ môn đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và bảo vệ thành công khóa luận này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Hiến đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn những người bạn thân mến đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu dưới mái trường thân yêu này. Cuối cùng con xin cảm ơn cha mẹ cùng toàn thể gia đình đã là chỗ dựa vững chắc, động viên an ủi, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, Ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Đạt 3 LI CAM ĐOAN Kính gửi : • Phòng Đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội. • Khoa Y tế Công cộng trường đại học Y Hà Nội. • Bộ môn Giáo Dục Sức Khỏe • Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn tốt nghiệp một cách khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả, số liệu trong luận văn này là hoàn toàn có thật, thu được trong quá trình thực hiện nghiên cứu của chúng tôi và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Đạt 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBYTX Cán bộ y tế xã CĐ Cộng đồng CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu HD Hướng dẫn GDSK Giáo dục sức khỏe GĐ Gia đình GV Giảng viên SV Sinh viên TĐ Thực địa VSMT Vệ sinh môi trường ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bất kì thời đại hay quốc gia nào chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của 5 xã hội. Đất nước có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm của giáo dục, đó là nguồn nhân lực được đào tạo. Đối với các trường đại học thì việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong cả quá trình đào tạo, trong đó có các yếu tố quan trọng như: số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, cơ sở thực hành phục vụ đào tạo; tổ chức quản lí đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo qua thu nhận ý kiến phản hồi của sinh viên (SV). Chủ trương lấy ý kiến “khách hàng” để góp phần điều chỉnh chương trình và thay đổi nội dung đào tạo cho phù hợp hơn được sự đồng tình của các trường đào tạo, các giảng viên và người học. Hoạt động này là một kênh thông tin quan trọng giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh đó, hoạt động SV phản hồi về quá trình giảng dạy của giảng viên cũng góp phần giúp tăng cường tinh thần trách nhiệm học tập và để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập của người học, tạo điều kiện để người học được phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên [2],[16]. Trường Đại học Y Hà Nội với 110 năm lịch sử đã và đang đào tạo hàng ngàn bác sĩ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mục tiêu đào tạo bác sĩ của trường đó chính là: đào tạo bác sĩ có y đức, có kiến thức cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và y học cộng đồng, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân [13]. Khi xây dựng mục tiêu đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội đã xác định một bác sĩ được đào tạo cần đạt được các kỹ năng và kiến thức cơ bản về y 6 học lâm sàng và y học cộng đồng. Như vậy Nhà trường không chỉ quan tâm đến đào tạo y học lâm sàng mà còn chú trọng đến đào tạo y học cộng đồng cho sinh viên. Điều đó thể hiện đúng xu thế chung trong đào tạo cán bộ y tế hiện nay, vì chúng ta biết rằng nếu hệ thống y tế chỉ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho các bệnh nhân thì vẫn chưa đủ, y học đã được khai triển thành một bước cao hơn và qui mô hơn: đó là phòng bệnh và nhận dạng những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nói cách khác, đây chính là những lĩnh vực hoạt động của y học cộng đồng [15]. Nhận thức được tầm quan trọng của y học cộng đồng và vai trò của y học cộng đồng với một bác sĩ nên hàng năm trường Đại học Y Hà Nội đã tổ chức chương trình học tập tại thực địa cho sinh viên khối Y3 hệ đào tạo bác sĩ đa khoa và khối Y2 cử nhân y tế công cộng và điều dưỡng. Cụ thể Nhà trường đã chọn địa bàn hai huyện Bình Lục và Kim Bảng của tỉnh Hà Nam để đưa sinh viên đến học tập. Việc đưa sinh viên đến học tập và thực hành tại cộng đồng không ngoài mục đích giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhau như: điều kiện địa lý, dân số, kinh tế, văn hóa xã hội và đặc biệt là sinh viên có điều kiện trực tiếp tìm hiểu những vấn đề sức khỏe bệnh tật thường gặp của cộng đồng, cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe của tuyến y tế cơ sở. Từ lý thuyết khoa học đến thực hành thực tế có một khoảng cách nhất định, đi thực tế giúp sinh viên mắt thấy tai nghe, và có thể tham gia vào những công việc chăm sóc sức khỏe cụ thể tại cộng đồng, là cơ hội cho sinh viên thực hiện học đi đôi với hành, giúp sinh viên gắn lý thuyết với thực hành, và sinh viên cũng có điều kiện bổ sung thêm nội dung lý thuyết, qua đó có nhận thức sâu sắc và tổng hợp về tình hình sức khỏe bệnh tật của cộng đồng. Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng học tập tại cộng đồng của sinh viên là điều hết sức quan trọng, thiết thực và cần phải được quan tâm. Trường Đại học Y Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về chất lượng đào tạo nói 7 chung, cũng như chất lượng đào tạo của các môn học riêng rẽ. Việc tổ chức cho sinh viên học tại thực tế cộng đồng đã có những thay đổi, cải tiến trong những năm gần đây. Vấn đề tiếp tục được đặt ra là làm thế nào để tổ chức việc học tập của sinh viên tại cộng đồng hiệu quả, trong một thời gian ngắn? Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ý kiến phản hồi của sinh viên Y3 năm hc 2010-2011 về Dạy-Hc tại cộng đồng”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả ý kiến phản hồi về Dạy-Hc tại cộng đồng của sinh viên Y3 Trưng Đại hc Y Hà Nội năm hc 2010-2011. 2. So sánh ý kiến phản hồi về Dạy-Hc tại cộng đồng của sinh viên Y3 Trưngđại hc Y Hà Nội năm hc 2010-2011 và năm hc 2009-2010 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LI!U 1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TẠI CỘNG ĐỒNG 1.1.1. Giáo dục đào tạo dựa vào cộng đồng Đào tạo dựa vào cộng đồng là một xu hướng trong đào tạo cán bộ y tế hiện nay, với việc sử dụng cộng đồng như một môi trường đào tạo, không chỉ sinh viên mà cả giáo viên và các thành phần của cộng đồng cũng tích cực tham gia vào quá trình đào tạo, các hoạt động này bao gồm: •Sinh viên được phân công tới các gia đình để thu thập thông tin, tìm hiểu các vấn đề sức khỏe và thực hiện một số chăm sóc sức khỏe cho gia đình trong một thời gian. •Sinh viên có điều kiện được làm quen thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để họ hiểu mối liên quan giữa sức khỏe với các yếu tố của môi trường tự nhiên, cũng như môi trường xã hội ở cộng đồng. •Tham gia điều tra cộng đồng, chẩn đoán cộng đồng để xác định các vấn đề sức khỏe cộng đồng và thực hành xây dựng kế hoạch can thiệp tại cộng đồng như thực hiện các chương trình tiêm chủng mở rộng, truyền thông giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… •Tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã. [7] Theo như mô hình đào tạo này, hoạt động giảng dạy của giảng viên và các hoạt động học tập của sinh viên không chỉ tập trung tại trường, giảng đường, phòng thí nghiệm và bệnh viện thực hành lớn với các phương tiện hiện đại mà cả thầy và trò cùng gắn bó với cộng đồng, nơi người dân đang sinh sống và làm việc. Xây dựng địa bàn thực địa để tiến hành việc dậy và học là một yêu cầu thực tế quan trọng. Khu vực được chọn làm địa bàn thực 9 địa phải có đủ các yếu tố sau: đại diện cho các cộng đồng dân cư, có mạng lưới y tế tương đối hoàn thiện, khoảng cách không quá xa để thuận lợi cho việc đi lại và giám sát học tập lâu dài, được sự ủng hộ của lãnh đạo và người dân trong cộng đồng. 1.1.2. Nhu cầu của việc tổ chức dạy-học tại cộng đồng Giáo dục y khoa có xu hướng phát triển đào tạo dựa vào cộng đồng vì nó có ưu điểm là đào tạo ra các cán bộ y tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Nhu cầu đào tạo các cán bộ y tế nói chung và bác sĩ nói riêng về làm việc tại các tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã là rất lớn. Do vậy cần đào tạo các bác sĩ có kiến thức, thái độ, thực hành đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tại cộng đồng. Tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng, các bác sĩ không chỉ điều trị bệnh cho người dân mắc phải, mà họ còn phải quan tâm và có cách nhìn rộng hơn về tạo ra môi trường hỗ trợ cho phát triển sức khỏe, trong đó có việc thu hút người dân tham gia tích cực trong việc phòng chống bệnh tật, thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm nâng cao sức khỏe cho cả cộng đồng và nâng cao nhận thức của người dân về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đào tạo ra một bác sĩ y khoa chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng như thế nào là một câu hỏi được quan tâm; chúng ta không chỉ là đào tạo ra một bác sĩ như một “ kỹ thuật viên cao cấp” – chỉ biết chữa trị bệnh tật cho từng cá thể, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng. Y học ngày này cần những bác sĩ có tầm suy nghĩ, có tư duy độc lập, có cái nhìn toàn diện về sức khỏe người dân đang trong một xã hôi biến chuyện. Ngày nay, một bác sĩ y khoa ra trường cần phải đạt được các tiêu chí: - Chuyện gia y học (Medical expert) - Nhà truyền thông (Communicator) - Người phối hợp (Collaborator) - Nhà quản lý (Manager) - Người vận động chính sách y tế (Health Advocate) 10 [...]... dung ý kiến phản hồi của sinh viên về: - Mục tiêu học tập của sinh viên tại thực địa - Những nội dung mà sinh viên đã học và thực hiện được tại cộng đồng - Những hoạt động của giảng viên nhà trường khi giảng dạy cho sinh viên tại cộng đồng - Những hoạt động giảng dạy của cán bộ y tế xã với sinh viên - Đánh giá về chất lượng của giảng viên kiêm nhiệm - Đánh giá mức độ đồng ý của sinh viên về quá trình học. .. trình học tập tại cộng đồng - Thu thập các ý kiến nhận xét của sinh viên về tổ chức và chương trình học vai trò của giảng viên nhà trường, vai trò của giảng viên địa phương - So sánh một số ý kiến phản hồi về Dạy -Học tại cộng đồng của sinh viên Y3 trường đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và năm học 2009-2010 2.4.4.2 Các chỉ số nghiên cứu cụ thể:  Nội dung 1: Mục tiêu học tập của sinh viên tại thực địa... ⋅ Tỷ lệ đồng ý của SV với mục tiêu học tập tại cộng đồng phù hợp với SV y3 ⋅ Tỷ lệ đồng ý của SV với các nội dung học tập tại cộng đồng là phù hợp với SV y3 ⋅ Tỷ lệ đồng ý của SV phương pháp học tập tại cộng đồng phù hợp với SV y3 ⋅ Tỷ lệ đồng ý của SV với quá trình chẩn bị cho SV học tập tại cộng đồng là tốt ⋅ Tỷ lệ đồng ý của SV với tài liệu và phương tiện dạy /học thực địa ⋅ Tỷ lệ đồng ý của SV với... xét của SV về vai trò của giảng viên nhà trường ⋅ Các nhận xét của SV về vai trò của giảng viên địa phương  Nội dung 8: So sánh một số ý kiến phản hồi về Dạy-Học tại cộng đồng của sinh viên Y3 trườngđại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và năm học 2009-2010 ⋅ So sánh phản hồi của sinh viên về mục tiêu học tập cụ thể tại thực địa ⋅ So sánh phản hồi của sinh viên về những hoạt động mà sinh viên đã thực... 49,8% 3.2 Các ý kiến phản hồi của sinh viên về dạy -học tại cộng đồng 3.2.1 Thông tin phản hồi của sinh viên về mục tiêu học tập thực địa Bảng 3.2 Ý kiến phản hồi của sinh viên về việc có biết mục tiêu của hoạt động học tập tại thực địa Câu trả lời Có Không Tổng Số lượng 221 0 221 Tỷ lệ % 100 0 100 Nhận xét: Trong tổng số 221 sinh viên tham gia phản hồi việc học tập tại thực địa, 100% các sinh viên cho... (38,9%) 3.2.4 Ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên nhà trường: Bảng 3.5 Ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung giáo viên nhà trường đã thực hiện trong đợt dạy-học thực tế cộng đồng: Các nội dung giáo viên thực hiện Số lượng Tỷ lệ % Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập thực địa cụ thể 219 99,1 Liên hệ cộng đồng để giúp sinh viên học tập tại cộng đồng 221 100 Phối... cho sinh viên các kỹ năng cần thiết và đưa sinh viên xuống cộng đồng Việc tập huấn cho các giáo viên của tất cả các bộ môn được cử tham gia giảng dạy tại cộng đồng được tổ chức nhằm mục đích thống nhất về tổ chức, hướng dẫn sinh viên, nội dung dạy và học tại cộng đồng, đánh giá sinh viên Trong quá trình học tại cộng đồng các hoạt động chính của sinh viên được các giáo viên của trường và các giảng viên. .. lượng học tập cộng đồng của sinh viên đại học Y Hà Nội mà không sử dụng cho mục đích khác và các ý kiến phản hồi của sinh viên hoàn toàn được giữ bí mật 2.4.9 Những hạn chế của nghiên cứu - Nghiên cứu còn hạn chế do chưa thu thập được tất cả các ý kiến phản hồi của toàn bộ sinh viên tham gia học tập tại cộng đồng trong năm học 2010-2011 - Nghiên cứu chưa có nhiều số liệu để đánh giá so sánh hoạt động học. .. chức học tập tại cộng đồng cho học sinh, sinh viên - Giáo viên được cử có trách nhiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn sinh viên học tại cộng đồng và sinh viên có cố gắng nỗ lực trong học tập  Khó khăn - Khó khăn về phương tiện đi lại, nơi ăn chốn ở, đường đi liên xã - Sinh viên chưa được hướng dẫn về kiến thức cộng đồng nhiều, chưa có kinh nghiệm đi cộng đồng và giao tiếp với người dân - Sinh viên chưa... Tuy nhiên, để có cái 20 nhìn toàn diện về chất lượng của việc giảng dạy thực địa, chúng ta cần phải ghi nhận ý kiển phản hồi trực tiếp của chính sinh viên, đối tượng trung tâm của hoạt động 1.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC TẠI THỰC ĐỊA QUA PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN 1.3.1 Tầm quan trọng của việc thu nhận phản hồi của sinh viên về dạyhọc tại cộng đồng Hoạt động dạy -học tại thực địa cũng như hoạt động giảng . tại cộng đồng . Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả ý kiến phản hồi về Dạy-Hc tại cộng đồng của sinh viên Y3 Trưng Đại hc Y Hà Nội năm hc 2010-2011. 2. So sánh ý kiến phản hồi về Dạy-Hc tại cộng. nhận phản hồi của sinh viên về dạy- học tại cộng đồng. Hoạt động dạy -học tại thực địa cũng như hoạt động giảng dạy đào tạo nói chung đều cần phải lấy học viên làm trung tâm. Những phản hồi của sinh viên. tổ chức học tập tại cộng đồng cho học sinh, sinh viên. - Giáo viên được cử có trách nhiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn sinh viên học tại cộng đồng và sinh viên có cố gắng nỗ lực trong học tập 

Ngày đăng: 04/09/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan