nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện k

120 1.7K 4
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô amiđan tại bệnh viện k

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bộ Y Tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGễ QUANG HÙNG NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG MÔ BệNH HọC Và KếT QUả ĐIềU TRị UNG THƯ BIểU MÔ AMIĐAN TạI BệNH VIệN K Chuyên ngành: Ung Thư Mó số: 60.72.23 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ CHÍNH ĐẠI HÀ NỘI - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và thực hiện luân văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Chính Đại, người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luân văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những lời nhận xét xác đáng, những góp ý xây dựng quý báu của PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch hội đồng và các thầy trong hội đồng để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội đã đem hết sức mình để truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức chuyên môn và những bài học kinh nghệm vô cùng quý báu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện K Hà Nội và Phòng kế hoạch tổng hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các bác sĩ, y tá và nhân viên trong các khoa phòng Bệnh viện K đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc tại đây. 3 Xin khắc ghi trong tim mình những gì mà gia đình và những người thân yêu nhất đã dành cho tôi, những người đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc nhất để tôi có được thành công ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành cho tôi những tình cảm tốt nhất, những lời động viên và sự giúp đỡ chân thành. Tác giả Ngô Quang Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tác giả Ngô Quang Hùng 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư amiđan là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amiđan hoặc các mô liên kết trong cấu trúc amiđan. Trong y văn, ít có tài nghiên cứu riêng về ung thư amiđan mà ung thư amiđan thường được xếp trong nhóm ung thư vùng họng miệng (oropharynx) gồm: amiđan, màn hầu, đáy lưỡi, thành hầu sau. Các ung thư họng miệng đều có những điểm tương đồng về đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng học, sự xâm lấn, thái độ điều trị, cũng như tiên lượng bệnh. Mặt khác tỷ lệ mắc bệnh ung thư amiđan thấp (ở Mỹ ung thư amiđan cũng chỉ chiếm 0,5% của tất cả ung thư nói chung ở nam giới) và phổ biến ở nam (tỷ lệ nam/nữ là: 3-4/1). Tại Việt Nam, thống kê thấy khoảng 40% ung thư đầu cổ xảy ra ở khoang miệng và ung thư amiđan chiếm 1-3% tổng số các loại ung thư nói chung. Chẩn đoán sớm ung thư amiđan nói riêng và ung thư vùng họng miệng nói chung không khó do thăm khám dễ dàng, các triệu chứng của bệnh xuất hiện tương đối sớm (cảm giác vướng, khó chịu ở vùng họng), song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên chẩn đoán ban đầu dễ nhầm với các bệnh khác biểu hiện tại amiđan như: viêm đặc hiệu (lao, giang mai), viêm amiđan quá phát…nên dẫn tới thái độ điều trị bệnh không đúng. Ngoài ra do thái độ chủ quan thiếu hiểu biết về bệnh ung thư và thiếu quan tâm đến bệnh tật nên khi đến bệnh viện thường muộn, dẫn đến hạn chế kết quả điều trị và tiên lượng bệnh xấu. Điều trị ung thư amiđan trên thế giới có sự khác nhau rõ rệt tùy theo tác giả: Fayos (1983), Amornmam (1984), Calais (l990), Antonello (1998) dùng 5 xạ trị đơn thuần [29, 13, 23, 14]; Mendnhall áp dụng xạ trị kết hợp vét hạch cổ [57]; các tác giả Kajanti (1992), Thomson (1993), Hicks (1998) áp dụng xạ trị đơn thuần với ung thư giai đoạn sớm và xạ trị phối hợp phẫu thuật với giai đoạn muộn [45, 82, 39], các tác giả Rubuzzi (1982), Friesland (l999), áp dụng xạ trị tiền phẫu rồi phẫu thuật sau đó xạ trị hậu phẫu [74, 32], Behar (1994) nghiên cứu xạ trị từ ngoài kết hợp xạ trị áp sát [19]; Zidan (l987) là một trong số ít tác giả dùng hoá trị liệu bổ trợ, nhưng kết quả cho thấy là ít đáp ứng với ung thư amiđan [93] . . . Các nghiên cứu về ung thư amiđan ở Việt Nam rất ít, có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Phúc (1978), đã đưa ra một số nhận xét về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư amiđan (gồm cả biểu mô và liên kết), cũng như kết quả điều trị qua theo dõi thời gian sống 3 năm, 5năm [4]. Tác giả Trần Bảo Ngọc có nghiên cứu về kết quả xạ trị đơn thuần trong ung thư amiđan, qua theo dõi thời gian sống và mối liên quan giữa thời gian sống với giai đoạn u, giai đoạn hạch, với mô bệnh học [11]. Tại Việt Nam, điều trị ung thư amiđan được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh (phẫu thuật kết hợp với xạ trị, xạ trị đơn thuần, hóa xạ trị đồng thời). Nhưng chỉ định điều trị chính vẫn là xạ trị, bởi lẽ ung thư amiđan chủ yếu là biểu mô vẩy (hơn 70%) là loại ít đáp ứng với hóa chất, phẫu thuật rất hạn chế: khi u nhỏ hơn 2cm, ở trụ trước amiđan hoặc các trường hợp tái phát tại chỗ và tại hạch. Tuy nhiên đa phần ung thư amiđan đến bệnh viện điều trị khi bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương xâm lấn rộng và có nguy cơ di căn xa. Do vậy xạ trị đơn thuần tỏ ra hạn chế khi kiểm soát tại chỗ, tại vùng nên tỉ lệ tái phát và di 6 căn xa cao. Chính vì lý do trên mà hóa chất đã được sử dụng trong điều trị ung thư amiđan, đặc biệt là ở giai đoạn muộn. Hóa chất trong điều trị ung thư amiđan có tác dụng làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào ung thư với tia xạ, đồng thời làm hạn chế vi di căn. Các phác đồ hóa chất điều trị ung thư amiđan hay dùng là CF (Cisplatin, 5FU) hoặc TC (Taxan, Cisplatin) và gần đây là sử dụng thuốc ức chế yếu tố phát triển biểu mô (Cetuximab, Erlotinib). Như vậy điều trị ung thư amiđan thường là phối hợp của nhiều phương pháp và đặc biệt sự ra đời của các thuốc mới góp phần thay đổi tiên lượng về bệnh. Xuất phát từ mong muốn hiểu sâu hơn về đặc điểm bệnh học, cũng như tổng kết kết quả điều trị ung thư amiđan tại bệnh viện K, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, tổn thương mô bệnh học của ung thư biểu mô amiđan. 2. Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng ung thư biểu mô amiđan tại Bệnh viện K từ năm 2005 – 2011. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Đại cương về giải phẫu, mô học và chức năng sinh lý của amiđan. 1.1.1.Cấu tạo mô học và chức năng sinh lý của amiđan. * Dưới kính hiển vi amiđan có 3 thành phần gồm tổ chức liên kết, các nang lympho và biểu mô phủ của amiđan. Amiđan được chia ra làm nhiều tiểu thùy, do các vách của tổ chức liên kết ngăn cách. Vách này là các bè từ vỏ tiến vào, làm cái sườn chống đỡ cho các tiểu thùy và mạng mạch máu, thần kinh cung cấp cho amiđan và các đường bạch mạch ly tâm. Mỗi tiểu thùy hình chữ U, có một khe ổ ở giữa, vây quanh các khe là các nang lympho, có trung tâm mầm ở giữa làm nhiệm vụ sản sinh ra các tế bào lympho. Mặt tự do của amiđan cũng như niêm mạc che phủ các trụ, được bao bọc bởi một lớp biểu mô lát tầng của đường tiêu hóa trên. Biểu mô này còn kéo dài vào trong các khe ổ, có từ 8 đến 20 khe ổ, chạy ngoằn ngoèo từ mặt tự do của amiđan tiến vào trung tâm, có khi tới tận vỏ bọc của amiđan. Càng đi sâu vào khe ổ, biểu mô phủ càng mỏng đi có khi tách rời nhau, để bạch cầu dễ dàng thoát vào khe ổ làm nhiệm vụ bảo vệ. Cấu tạo tổ chức học giải thích cho vị trí xuất phát của 2 loại ung thư là biểu mô và liên kết. *Amiđan sẽ phát triển mạnh từ khi 3- 4 tuổi đến năm 12-13 tuổi, sau đó sẽ thoái triển dần đến năm 30 tuổi. Ngoài nhiệm vụ cơ năng tham gia vào chức năng nuốt, thì quan trọng hơn đó là nhiệm vụ bảo vệ. Amiđan tham gia vào sản xuất ra các lympho bào, kháng thể, là bộ phận quan trọng của vòng 8 Waldeyer, làm nhiệm vụ ngăn cản, phá hủy các vi trùng và dị vật lạ đi vào cơ thể bằng ngã tư đường ăn, đường thở. 9 1.1.2.Giải phẫu 1.1.2.1 Giải phẫu của amiđan. Hình 1.1. Thiết đồ đứng dọc giữa đầu và cổ 10 Amiđan khẩu cái có hình hạnh nhân, nằm trong hố amiđan. Được ngăn cách với thành họng bởi vỏ bọc amiđan (do tổ chức liên kết đặc mà thành). Hố amiđan hình lăng tháp tam giác, ở phía trước và sau là hai trụ trước và sau. Mặt trong hở để amiđan thông vào họng miệng. Đỉnh của hố amiđan: Trụ trước và sau cùng xuất phát từ màn hầu, chỗ tách xa nhau tạo nên như một cái vòm, có niêm mạc che phủ, đó là hố trên amiđan. Nếu cực trên không lấn vào hố, để lại một hố thông thoáng đổ vào họng miệng. Nếu cực trên phát triển mạnh, đội hố này phồng lên lấn sâu vào màn hầu, tạo nên thùy màn hầu của amiđan và chỉ để lại một ống thông hẹp với họng miệng. Thông thường thì cực trên phát triển vừa để lại một ngách đổ vào đỉnh của amiđan, đó là xoang tourtual có nhiều tổ chức tân cách biệt ở đây. Đáy của hố amiđan: Chính là rãnh lưỡi amiđan, thường thì cực dưới cách rãnh này bởi hố amiđan, có khi cực dưới kéo dài tới tận đáy lưỡi như liên tiếp với vùng amiđan lưỡi. Mạch máu của amiđan: Cung cấp máu cho amiđan từ động mạch thuộc hệ động mạch cảnh ngoài. Động mạch amiđan xuất phát từ động mạch khẩu cái lên hoặc trực tiếp từ động mạch mặt, đây là động mạch chính. Động mạch họng lên cho nhánh phụ, có khi từ động mạch cảnh ngoài trực tiếp cho nhánh vào amiđan. Bạch mạch vùng amiđan: Thu nhận bạch mạch cả vùng amiđan có từ 4 tới 6 cái thoát qua thành họng cạnh cơ trâm lưỡi, trâm móng, đổ vào hạch dưới cơ nhị thân (Kuttner), nằm ở sau dưới góc hàm. Đó là hạch đầu tiên bị xâm nhập trong ung thư amiđan. Sau đó hạch lại đổ vào các hạch ngực và [...]... giai on ung th amian nm trong nhúm cỏc ung th hng ming Phõn loi giai on theo TNM ca t chc phũng chng ung th quc t (UICC-2002) *U nguyờn phỏt (Primary tumour - T): Tx : Khụng th ỏnh giỏ c khi u nguyờn phỏt T0: Khụng cú bng chng ca khi u nguyờn phỏt Tis: Ung th biu mụ ti ch T1 : Khi u cú ng k nh ln nht 2cm T2: Khi u cú ng k nh ln nht > 2cm nhng khụng > 4cm T3: Khi u cú ng k nh ln nht > 4cm T4a: Khi u... sng, khụng in hỡnh, lon sn n ung th ti ch v cui cựng l cỏc th xõm nhp khỏc nhau ca mt ung th in hỡnh [76] Mụ bnh hc ca ung th biu mụ amian ch yu l ung th biu mụ t bo vy (vi cỏc mc bit hoỏ khỏc nhau) v ung th biu mụ khụng bit hoỏ Ngoi ra, cú th gp cỏc loi khỏc (bin th) song rt him nh: Ung th biu mụ lympho 19 Ung th biu mụ t bo nh Ung th biu mụ dng nhỳ Ung th biu mụ dng biu bỡ nhy Ung th biu mụ tuyn Ung. .. bỡ nhy Ung th biu mụ tuyn Ung th biu mụ khụng bit hoỏ dng vũm hng ụi khi, vic xỏc nh chớnh xỏc tớnh cht mụ hc ca ung th k m bit hoỏ hoc ung th khụng bit hoỏ l khú khn Tuy nhiờn, nh cú k nh hin vi in t, phng phỏp nhum hoỏ mụ min dch nờn vic phõn bit gia ung th k m bit hoỏ, ung th khụng bit hoỏ, u lympho ỏc tớnh v u hc t tr nờn d dng hn [8] 1.5 iu tr trong ung th amian C phu thut ln x tr n thun u... v khỏm nh k sau khi ra vin (trung bỡnh 3-6 thỏng/ln khỏm nh k) ỏnh giỏ kt qu iu tr 33 Trong trng hp khụng khỏm nh k u n do cỏc nguyờn nhõn khỏc nhau s c mi khỏm li trong thi gian tin hnh nghiờn cu ti hoc tr li theo mu th nghiờn cu ó in sn y thụng tin s c a vo nhúm ỏnh giỏ kt qu iu tr Thi gian theo dừi sau iu tr ca cỏc bnh nhõn ti thiu l 12 thỏng, ti a l 84 thỏng * Tiờu chun loi tr: Bnh nhõn ung. .. ca nú trờn khi amian Thỡ 2: Búc tỏch khi amian khi tr trc, t l m khuyt ny thy thuc y búc tỏch i xung di n tn cựng tr trc, sau ú li y búc tỏch i ngc lờn trờn ti sỏt li g tỏch tr trc ra khi khi amian Búc tỏch amian ra khi tr sau: Tay trỏi k o cng khi amian, tay phi dựng u cong hỡnh thỡa búc tỏch i len vo gia amian v tr sau, i t trờn xung di tỏch tr sau ra khi amian Sau ú búc tỏch amian ra khi thnh ngoi,... nhng nhỡn chung u da vo mt s c s gii phu hc nh: h amian, khoang quanh amian, chõn cung amian v ng mch amian, c bit l khoang k cn amian v cỏc mi liờn h mch mỏu, thn kinh vựng c 20 K thut ct amian ngi ln bao gm cỏc thỡ sau: Thỡ 1: Cp gi cht khi u, amian, rch m niờm mc tr trc, ố li n thp v mt bờn l rừ ton b khi amian, dựng kp amian cú rng múng kp cht amian t cc trờn ti cc di, ri k o nh khi amian ra... cú hoc khụng kt hp vi x tr ỏp sỏt) hoc kt hp thờm vi cỏc phng phỏp iu tr khỏc nh hoỏ cht, min dch, phu thutTrong gn ht th k XX, x tr c xem nh l v khớ duy nht iu tr khi bnh ung th amian n nhng thp niờn 80, nh s ra i ca nhiu loi hoỏ cht m x tr mi c ch nh phi hp vi hoỏ tr iu tr trit cn cho cỏc ung th amian giai on mun khi m tn thng cú xu hng lan trn v nguy c di cn xa cao iu tr tm thi: Vi nhng ung th... thng phỏc kt hp 2 thuc CF (Cisplatin v 5FU) x 2-3 chu k, mi chu k cỏch nhau 21 ngy, vi mc ớch lm gim th tớch khi u v hch do vy lm tng t l kim soỏt bnh ti ch, hn ch phn no mc di cn xa i vi ung th u c phỏc ny c ỏp dng nhiu cho giai on mun Do ý thc c thi gian ny k o di, nhiu khi b l thi c iu tr bnh sm, nờn cỏc trung tõm iu tr va tin hnh iu tr va theo dừi ỏp ng quyt nh dng iu tr kp thi nu bnh khụng ỏp... cỏc ung th amian giai on mun sau khi nghiờn cu 58 bnh nhõn T l sng thờm 2 nm t 59% [73] Tỏc gi Zidan (l987) phi hp 3 t hoỏ cht ri x tr cho 29 bnh nhõn ung th u c giai on mun T l sng thờm so thỏng ca ung th vũm hng l 80% trong khi cỏc ung th khỏc ch l 37% Nh vy, hoỏ tr liu trc khi x tr ch ỏp ng tt vi cỏc ung th vũm hng giai on mun vi 30 mt t l tỏc dng ph chp nhn c nhng ớt ỏp ng vi cỏc loi ung th u c khỏc... ung th biu mụ khoang ming ca Kroll v Hoffman cú 5 % l ung th amian [6] Phỏp, Vin ung th Gustave Roussy nghiờn cu thy ung th amian ng th 7, th 8 trong cỏc ung th u c, chim 1-1,5% tng s cỏc ung th, tng t nh nghiờn cu ca Maltz t 1,5-3% [8, 54] 1.2.1.2 Ti Vit Nam Theo tỏc gi Trn Phng Hnh, ung th amian cú t l 1-3% trong tng s cỏc loi ung th [3] Ghi nhn ung th Thnh ph H Chớ Minh nm 1996-1997, ung th hng ming . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bộ Y Tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGễ QUANG HÙNG NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG MÔ BệNH HọC Và K T QUả ĐIềU TRị UNG THƯ BIểU MÔ AMIĐAN TạI BệNH VIệN K Chuyên ngành: Ung Thư Mó. như tổng k t k t quả điều trị ung thư amiđan tại bệnh viện K, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, tổn thư ng mô bệnh học của ung thư biểu mô. loại khác (biến thể) song rất hiếm như: Ung thư biểu mô lympho 19 Ung thư biểu mô tế bào nhỏ Ung thư biểu mô dạng nhú Ung thư biểu mô dạng biểu bì nhầy Ung thư biểu mô tuyến Ung thư biểu mô không

Ngày đăng: 03/09/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1.Đại cương về giải phẫu, mô học và chức năng sinh lý của amiđan.

      • 1.1.1.Cấu tạo mô học và chức năng sinh lý của amiđan.

      • 1.1.2.Giải phẫu

        • 1.1.2.1 Giải phẫu của amiđan.

        • 1.1.2.2.Giải phẫu hệ hạch cổ

    • 1.2.Dịch tễ học ung thư amiđan

      • 1.2.1.Tỷ lệ mắc bệnh

        • 1.2.1.1.Trên thế giới

        • 1.2.1.2. Tại Việt Nam

      • 1.2.2. Yếu tố nguy cơ

    • 1.3. Chẩn đoán ung thư amiđan

      • 1.3.1. Chẩn đoán xác định

      • 1.3.2. Chẩn đoán phân biệt

      • 1.3.3. Chẩn đoán giai đoạn

  • Phân nhóm giai đoạn bệnh cho ung thư họng miệng:

    • 1.4. Mô bệnh học ung thư amiđan.

    • 1.5. Điều trị trong ung thư amiđan

  • Cả phẫu thuật lẫn xạ trị đơn thuần đều có thể áp dụng điều trị cho bệnh ở giai đoạn I - II. Xạ trị có thể đạt được kết quả tương tự như phẫu thuật nếu không nói là có thể tốt hơn cho việc kiểm soát bệnh tại chỗ, sống thêm toàn bộ và thường được ưa thích hơn vì mang lại kết quả bảo tồn chức năng tốt hơn. Khi bệnh ở giai đoạn muộn, kết hợp đa phương thức điều trị là cần thiết. Sự lựa chọn gồm phẫu thuật và xạ trị hậu phẫu có hoặc không kèm theo hóa trị. Cũng có thể xạ trị đơn thuần hoặc tiếp theo là vét hạch cổ nếu còn lại sau xạ.

    • 1.5.1. Phẫu thuật trong ung thư amiđan

  • Các phương pháp cắt amiđan tuy có khác nhau nhưng nhìn chung đều dựa vào một số cơ sở giải phẫu học như: hố amiđan, khoang quanh amiđan, chân cuống amiđan và động mạch amiđan, đặc biệt là khoang kế cận amiđan và các mối liên hệ mạch máu, thần kinh vùng cổ.

  • Kỹ thuật cắt amiđan người lớn bao gồm các thì sau:

  • Thì 1: Cặp giữ chặt khối u, amiđan, rạch mở niêm mạc trụ trước, đè lưỡi ấn thấp về một bên để lộ rõ toàn bộ khối amiđan, dùng kẹp amiđan có răng móng kẹp chặt amiđan từ cực trên tới cực dưới, rồi kéo nhẹ khối amiđan ra phía giữa eo hang, làm căng niêm mạc trụ trước và lộ rõ bờ rãnh của nó trên khối amiđan.

  • Thì 2: Bóc tách khối amiđan khỏi trụ trước, từ lỗ mở khuyết này thầy thuốc đẩy bóc tách đi xuống dưới đến tận cùng trụ trước, sau đó lại đẩy bóc tách đi ngược lên trên tới sát lưỡi gà để tách trụ trước ra khỏi khối amiđan.

  • Bóc tách amiđan ra khỏi trụ sau: Tay trái kéo căng khối amiđan, tay phải dùng đầu cong hình thìa bóc tách đi len vào giữa amiđan và trụ sau, đi từ trên xuống dưới để tách trụ sau ra khỏi amiđan. Sau đó bóc tách amiđan ra khỏi thành ngoài, bộc lộ cuốn amiđan.

  • Thì 3: Cắt đứt cuống amiđan.

  • Thì 4: Cầm máu.

  • Hậu phẫu và theo dõi sau điều trị.

    • 1.5.2. Xạ trị trong ung thư amiđan

      • 1.5.2.1. Mục đích và chỉ định của xạ trị

      • 1.5.2.2. Các phương pháp xạ trị:

  • *Xạ trị từ ngoài vào (máy Cobalt 60, quang tuyến X, máy gia tốc), là phương pháp đặt nguồn phóng xạ cách cơ thể một khoảng cách nhất định.

    • 1.5.2.3. Các biến chứng do xạ trị và cách khắc phục

    • 1.5.2.4. Biến chứng sớm

    • 1.5.2.5. Biến chứng muộn

    • 1.5.3. Hoá trị bệnh ung thư amiđan

      • 1.5.3.1. Các thuốc hoá chất sử dụng điều trị ung thư amiđan

      • 1.5.3.2. Vị trí và vai trò của hoá chất trong điều trị ung thư amiđan.

    • 1.6. Các nghiên cứu về điều trị ung thư amiđan

    • Những nghiên cứu trước đây về điều trị ung thư amiđan tập trung chủ yếu vào vấn đề điều trị xạ trị và phẫu thuật như:

  • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

      • 2.2.1. Nghiên cứu về bệnh học

      • 2.2.2. Nghiên cứu kết quả điều trị

    • 2.3.Phân tích và sử lý số liệu

  • Sơ đồ nghiên cứu

  • CHƯƠNG 3

  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học.

    • Toàn bộ 120 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được điều trị, theo dõi tại khoa xạ trị đầu cổ, khoa xạ tổng hợp và hóa chất bệnh viện K có đặc điểm lâm sàng như sau:

      • 3.1.1. Tuổi và giới:

      • 3.1.2. Thời gian phát hiện, lý do khám và các triệu chứng cơ năng

      • 3.1.3. Đặc điểm u nguyên phát và hạch vùng:

  • Nhận xét: Phân bố vị trí u nguyên phát đều cả hai amiđan: bên trái gặp nhiều hơn 52,5% (63 bệnh nhân), bên phải gặp ít hơn với tỷ lệ 47,5% (57 bệnh nhân). Không gặp trường hợp nào cả hai bên.

    • 3.1.4. Giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn bệnh

  • Số bệnh nhân

  • Tỷ lệ %

  • Giai đoạn I

  • 3

  • 2,5

  • Giai đoạn II

  • 6

  • 5

  • Giai đoạn III

  • 22

  • 18,3

  • Giai đoạn IV

  • 89

  • 74,2

  • Tổng số

  • 120

  • 100

    • 3.1.5. Đặc điểm mô bệnh học

    • 3.2. Đánh giá kết quả điều trị

    • Trong 120 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu có 92 trường hợp được điều trị. Trong số này, chúng tôi ghi nhận được 76 trường hợp có đầy đủ thông tin.

      • 3.2.1. Kết quả gần:

      • 3.2.2. Kết quả xa

  • Nhận xét: Đồ thị cách xa nhau rõ từ sau 15 tháng. Các bệnh nhân chưa có di căn hạch (N0) có tỷ lệ sống thêm đạt 69,7% (23/33 bệnh nhân) và tỷ lệ sống thêm của nhóm đã di căn hạch là 37,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =0,02.

  • * Nhận xét: Thời gian sống giữa các phương pháp điều trị có sự khác biệt, trong đó thời gian sống của nhóm I (xạ trị đơn thuần) là thấp nhất, thời gian sống của nhóm III (hóa trị tân bổ trợ trước xạ) và nhóm IV (hóa trị tân bổ trợ trước hóa xạ đồng thời) có tỷ lệ tương đương nhau. Nhóm II (hóa xạ trị đồng thời) có tỷ lệ sống cao nhất. Sự khác nhau trong giai đoạn này không có ý nghĩa thống kê với p =0,183.

  • Giai đoạn IV

  • Nhận xét: Tại giai đoạn IV cũng có sự khác nhau giữa các nhóm điều trị, nhưng sự chênh lệch này thấp và gần như nhau (p= 0,475), mặc dù nhóm điều trị phối hợp với hóa chất có kết quả tốt hơn.

  • CHƯƠNG 4

  • BÀN LUẬN

    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng và bệnh học

      • 4.1.1. Tuổi và giới.

      • 4.1.2. Thời gian phát hiện bệnh

      • 4.1.3. Lý do vào bệnh viện

      • 4.1.4. Triệu chứng cơ năng.

      • 4.1.5. Kích thước u nguyên phát.

      • 4.1.6. Giai đoạn di căn hạch vùng

      • 4.1.7. Giai đoạn bệnh.

      • 4.1.8. Mô bệnh học.

      • 4.1.9. Bàn luận về phương pháp điều trị

    • 4.2. Kết quả điều trị

      • 4.2.1. Đáp ứng điều trị.

      • 4.2.2. Tình trạng hiện tại của các bệnh nhân.

      • 4.2.3. Sống thêm 5 năm toàn bộ.

      • 4.2.4. Sống thêm theo giới.

      • 4.2.5. Sống thêm theo kích thước u.

  • Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới, với những điều trị khác nhau, đều khẳng định giai đoạn u nguyên phát càng sớm (T1, T2) tiên lượng càng tốt. Điều này có thể lý giải là là do u càng bé hiệu quả của điều trị xạ trị càng được nâng cao, và với kích thước nhỏ có thể dễ dàng điều trị phẫu thuật triệt căn. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của phẫu thuật và xạ trị là tương đương nhau trong việc kiểm soát T1, T2. Tuy nhiên do tỷ lệ biến chứng thấp nên xạ trị thường được lựa chọn. Còn với bệnh nhân có kích thước u lớn, phối hợp điều trị được chỉ định nhiều hơn.

  • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy có sự khác nhau về thời gian sống giữa các giai đoạn u, thời gian sống toàn bộ ở T1 là 83,3% (5/6 trường hợp), ở T2 là 54,5% (6/11 trường hợp), ở T3 là 38,1 (8/21 trường hợp), ở T4 là 52,6% (20/38 trường hợp). Do số lượng bệnh nhân ít nên để đánh giá thời gian sống 5 năm chúng tôi chia thành hai nhóm : giai đoạn u sớm (T1, T2) và giai đoạn u muộn (T3, T4) thì tỷ lệ sống thêm toàn bộ ở hai nhóm là 64,7% (11/17 trường hợp) trong giai đoạn u sớm, 47,5% (28/59 trường hợp) trong giai đoạn u muộn, tỷ lệ sống 5 năm lần lượt là 50% với giai đoạn u sớm, 25% với giai đoạn u muộn. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Gabrelle (1987) với tỷ lệ sống thêm 5 năm là 52% ở T1, T2 và 22% ở T3, T4 [34 ]. Kết quả này cao hơn báo cáo trước đó của Trần Bảo Ngọc là 46,15% ở T1, T2 và 11,76% ở T3, T4 [11]. Trong nghiên cứu của tác giả đưa ra thì tất cả các bệnh nhân đều được điều trị bằng xạ trị đơn thuần, trong khi đó ở giai đoạn T3, T4 xạ trị đơn thuần thường thất bại do thiếu oxy cung cấp cho các tế bào ung thư ở mô ung thư có kích thước lớn, dẫn tới ít đáp ứng với xạ trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn u muộn bệnh nhân thường được điều trị phối hợp với hóa chất. Chính vì vậy đã nâng cao được tỷ lệ đáp với xạ trị. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi thấy có sự khác nhau về thời gian sống, nhưng sự khác biệt này chưa đủ lớn để có ý nghĩa thống kê với p =0,158.

    • 4.2.6. Sống thêm theo di căn hạch vùng.

  • Một số ít tác giả cho rằng hạch vùng không phải là yếu tố tiên lượng bệnh như nghiên cứu của Al Abdulwahed (1997) [12], và Fiesland (2001) [32].

  • Còn lại đại bộ phận các tác giả đều cho rằng các bệnh nhân ung thư amiđan khi chưa có di căn hạch vùng tiên lượng tốt hơn so với những trường hợp đã có di căn như nghiên cứu của Tong (1982) thấy rằng tỷ lệ sống 5 năm ở các giai đoạn N0, N1, N2, N3 lần lượt là 69%, 42%, 43%, 30% [68]. Nghiên cứu của Amormarn (1984) lần lượt là 91%, 81%, 68%, 56% [13].

  • Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Trần Bảo Ngọc thấy việc điều trị xạ trị đơn thuần kiểm soát rất tốt các trường hợp di căn hạch vùng khi ở giai đoạn N0, N1 với tỷ lệ sống thêm 5 năm là 50% ở N0 và 22,22% ở N1, song hiệu quả rất kém ở giai đoạn hạch vùng muộn hơn và gần như bằng không [11].

  • Nghiên cứu của chúng tôi cũng ủng hộ quan điểm này, chúng tôi nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa đáp ứng điều trị giữa di căn hạch và không di căn hạch với tỷ lệ lần lượt là 72,7% với di căn hạch và 87,5% với chưa di căn hạch. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sống của bệnh nhân, tỷ lệ sống thêm toàn bộ của bệnh nhân ở giai đoạn N0 là 69,7% (23/33 trường hợp) và 37,2% (16/43 trường hợp) ở giai đoạn có di căn, tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn N0 là 100%. Sự khác biệt này biểu hiện trên đồ thị cho thấy hai đường biểu diễn luôn cách xa nhau rõ rệt. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =0,02.

    • 4.2.7. Sống thêm theo giai đoạn bệnh.

  • Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ sống giữa các giai đoạn bệnh.

  • Tác giả

  • Gđ I

  • Gđ II

  • Gđ III

  • Gđ IV

  • Givens (1981) [35]

  • 80

  • 44

  • 37,5

  • 4

  • Xiang (1987) [92]

  • 62,5

  • 68,9

  • 39

  • 22,8

  • Kajanti (1992) [45]

  • 100

  • 75

  • 63

  • 15

  • Antonello (1998) [14]

  • 81

  • 52,7

  • 44,2

  • 35,8

  • Hicks (1998) [39]

  • 78

  • 75

  • 50

  • 50

  • Medenhall (2000) [57]

  • 51

  • 57

  • 47

  • 14

  • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định điều đó. Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ sống thêm toàn bộ của những bệnh nhân ở giai đoạn sớm (I, II) là 77,8% và ở giai đoạn muộn (III, IV) chỉ có 47,8% và tỷ lệ sống thêm 5 năm của giai đoạn I, II là 50% và 21,4% ở giai đoạn III, IV. Sự khác biệt này là do thất bại trong việc

  • Kiểm soát T3, T4 và/ hoặc N2, N3 ở giai đoạn muộn do tiến triển sinh học của u kém đáp ứng với tia xạ ở các tế bào thiếu oxy trong các khối u lớn .

  • Do vậy để cải thiện tỷ lệ sống thêm không có cách nào khác là phải làm giảm giai đoạn bệnh, do vậy công tác tuyên truyền về bệnh tật cần phải được đẩy mạnh làm sao cho bệnh nhân đến sớm nhất khi bệnh mới khởi phát, tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là nam giới về tác hại của rượu và thuốc lá và vai trò của nó trong căn nguyên phát bệnh.

  • Về điều trị nên chăng ở những giai đoạn muộn nên phối hợp đa mô thức thay vì chỉ điều trị xạ trị đơn thuần. Ung thư amiđan là bệnh xảy ra chủ yếu tại chỗ, tại vùng, nếu có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ tối đa u và hạch thì hiệu quả của xạ trị sẽ được nâng lên, trong điều kiện tại bệnh viện K rất ít tiến hành phẫu thuật ngay từ đầu có chăng nên xạ trị sau đó phẫu thuật vét hạch ở giai đoạn muộn, hoặc kết hợp với hóa chất để tăng hiệu quả của xạ trị.

    • 4.2.8. So sánh thời gian sống thêm với phương pháp điều trị và giai đoạn hạch, giai đoạn bệnh.

  • KẾT LUẬN

  • 1. Một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô amiđan

  • Một trăm hai mươi bệnh nhân ung thư amiđan từ 2005 đến 2011 được nghiên cứu. Lứa tuổi hay gặp nhất từ 50-69 (58,3), tuổi trung bình mắc bệnh là 53,31. Tỷ lệ nam/nữ là 6,5/1. Chủ yếu phát hiện bệnh trong vòng 3 tháng và lý do chính đến khám bệnh là vướng và đau họng.

  • Tỷ lệ các giai đoạn u nguyên phát là T1: 5%; T2: 12,5%; T3: 34,2% và T4: 48,3%, (giai đoạn III: 18,3% và giai đoạn IV: 74,2%). Có 94,2% là ung thư biểu mô vảy và 5,8% là ung thư biểu mô không biệt hóa. Trong ung thư biểu mô vảy thì có 5,5% là biệt hóa rõ; 85,8% biệt hóa vừa và 8,7% kém biệt hóa.

  • 2. Đánh giá kết quả điều trị, yếu tố tiên lượng của ung thư amiđan

  • Có 92 bệnh nhân được điều trị, trong đó có 78,3% đáp ứng hoàn toàn, và 21,7% đáp ứng một phần. Tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 25%.

  • Các yếu tố tiên lượng tốt là nữ giới, T1, T2; N0, N1; giai đoạn I, II. Trong kết quả điều trị để lựa chọn phác đồ điều trị nào có kết quả tốt nhất, chúng tôi thấy rằng sự kết hợp hóa xạ trị làm tăng đáp ứng điều trị, và ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống thêm.

  • KIẾN NGHỊ

  • 1-Tăng cường tuyên truyền giáo dục trong nhân dân làm cho mọi người hiểu hơn về ung thư amiđan để họ biết cách nhận biệt sớm các dấu hiệu về bệnh, góp phần làm tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm, nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó cần trang bị những kiến thức cho các bác sỹ đa khoa, cũng như bác sỹ tuyến cơ sở về bệnh, góp phần nâng cao khả năng phát hiện sớm bệnh.

  • 2-Ung thư amiđan giai đoạn sớm điều trị xạ trị đơn thuần và phẫu thuật là chủ yếu, nhưng những trường hợp ở giai đoạn muộn cần phải tiến hành điều trị phối kết hợp, trong đó vai trò của hóa chất là vô cùng quan trọng, nhưng chưa có một sự chuẩn mực trong lựa chọn phác đồ, do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để đưa ra những kiến nghị cho người bác sỹ lâm sàng, để họ có những lựa chọn tối ưu nhất, mang lại lợi ích cho người bệnh.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan