nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)

97 1.7K 10
nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại tỉnh bình định trong 5 năm (2008 – 2012)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO B Y T TRNG I HC Y THI BèNH NG TH HIN đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 2012) LUN VN THC S Y T CễNG CNG Mó s: 60 72 03 01 Ngi hng dn khoa hc: 1. TS. Nguyn c Thanh 2. TS. ng Vn Nghim THI BèNH - 2013 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quan lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Thái Bình cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Đức Thanh –TS. Đặng Văn Nghiễm là hai người thầy đã dành nhiều tâm huyết và trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành bản luận văn này một cách tốt nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và toàn thể cán bộ trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Định cùng bạn bè đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ viện Pasteur Nha Trang đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian triển khai thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè thân thiết của tôi - những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Đặng Thể Hiện CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân GB Bọ gậy CSMĐM Chỉ số mật độ muỗi CSNCM Chỉ số nhà có muỗi CSNCBG Chỉ số nhà có bọ gậy CSDCBG Chỉ số dụng cụ có bọ gậy CSBI Chỉ số Breteau CSMĐBG Chỉ số mật độ bọ gậy CTV Cộng tác viên DCCN Dụng cụ chứa nước SD Sốt Dengue SXH Sốt xuất huyết SXHD Sốt xuất huyết Dengue TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới YTDP Y tế dự phòng TT Thứ tự MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Một số khái niệm 3 1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 4 1.2.1. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 4 1.2.2. Tình hình dịch bệnh trên thế giới 9 1.2.3. Tình hình dịch bệnh trong nước 10 1.3. Phân bố và đặc điểm của véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết 12 1.3.1.Phân bố véc-tơ [46], [58] 12 1.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của véc-tơ 13 1.4. Giám sát dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 17 1.4.1. Giám sát bệnh nhân và huyết thanh vi rút 17 1.4.2. Giám sát vec tơ [5] 18 1.4.3. Một số mô hình phòng chống dịch 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 25 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 28 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 29 2.2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu 30 2.2.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 31 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2008 – 2012 34 3.1.1. Đặc điểm ca bệnh giai đoạn 2008 – 2012 34 3.1.2. Đặc điểm ca bệnh phân theo độ tuổi, giới và lâm sàng 35 3.1.3. Diễn biến của véc-tơ truyền bệnh giai đoạn 2008 – 2012 42 3.2. Thực trạng nguồn gây bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2012 44 Chương 4 BÀN LUẬN 54 4.1. Đặc điểm dịch tễ học SXHD giai đoạn 2008 – 2012 54 4.1.1. Đặc điểm ca bệnh giai đoạn 2008 – 2012 54 4.1.2. Diễn biến của véc-tơ truyền bệnh giai đoạn 2008 – 2012 62 4.2. Thực trạng nguồn gây bệnh SXHD năm 2012 69 KẾT LUẬN 73 KHUYẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc SXHD / 100.000 dân và tỷ lệ chết 34 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue phân theo độ tuổi 35 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh SXH phân theo mức độ lâm sàng 37 Bảng 3.4. Chỉ số côn trùng trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái.37 Bảng 3.5. Số bệnh nhân mắc bệnh SXHD trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái 38 Bảng 3.6.Tình hình mắc bệnh SXHD giữa thành thị và nông thôn 39 Bảng 3.7. Số muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus bắt được trong 5 năm 42 Bảng 3.8. Chỉ số côn trùng, số bệnh nhân theo các tháng trung bình trong 5 năm (2008 – 2012) 43 Bảng 3.9. Các loại dụng cụ chứa nước tại hộ gia đình 44 Bảng 3.10. Số lượng bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước tại các hộ gia đình 45 Bảng 3.11. Tỷ lệ bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước ngoài trời tại các hộ gia đình 46 Bảng 3.12. Tỷ lệ bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước trong nhà tại các hộ gia đình 47 Bảng 3.13. Các chỉ số côn trùng giám sát được trong năm 2012 49 Bảng 3.14. Kết quả phân lập vi-rút năm 2012 49 Bảng 3.15. Chỉ số côn trùng, bệnh nhân theo các tháng trong năm 2012 52 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu Tên biểu Trang Biểu đồ 3.1. Diễn biến số bệnh nhân mắc và chết do sốt xuất huyết Dengue qua các năm 35 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue phân theo độ tuổi 36 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue giữa nam và nữ 36 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue trung bình trong 5 năm phân theo mức độ lâm sàng 37 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trung bình trong 5 năm theo vùng sinh thái 39 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh/100.000 dân giữa thành thị, nông thôn 40 Biểu đồ 3.7. Số mắc SXHD phân bố theo huyện (2008-2012) 40 Biểu đồ 3.8. Diễn biến số mắc SXHD theo tháng (2008 – 2012) 41 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các loại dụng cụ chứa nước trong nhà và ngoài trời 45 Biểu đồ 3.10. So sánh số lượng bọ gậy có trong các loại dụng cụ chứa nước trong nhà và ngoài trời 48 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ các hộ gia đình có thả cá diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước 48 Biểu đồ 3.12. Diễn biến côn trùng và bệnh nhân theo các tháng 50 Biểu đồ 3.13. Diễn biến côn trùng với lượng mưa theo các tháng trong năm 2012 50 Biểu đồ 3.14. Số muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus bắt được trong năm 2012 51 Biểu đồ 3.15. Chỉ số côn trùng, bệnh nhân theo mùa trong năm 2012 53 Biểu đồ 3.16. Diễn biến côn trùng với lượng mưa trong năm 2012 53 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Dengue được biết đến từ năm 1913 tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nhưng đến năm 1958 mới có một vụ dịch nhỏ đầu tiên xảy ra tại Hà Nội [1] và từ đó cho đến nay, sốt xuất huyết đã trở thành dịch bệnh lưu hành địa phương. Trong những năm qua, dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (Gọi chung là sốt xuất huyết) thường xuyên xuất hiện ở nước ta gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mọi người và đời sống kinh tế của toàn xã hội. Tại khu vực miền Trung, số lượng mắc/chết từ năm 2006 đến 2010 có xu hướng ngày càng tăng (Năm 2006: 6.349/4, 2007: 12.921/4, 2008: 8.755/6, 2009: 11.519/8 và năm 2010: 35.865/24), kết hợp với sự biến đổi về thời tiết khí hậu và sự lưu hành các tuýp vi-rút đã làm thay đổi một số yếu tố liên quan đến dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết [46]. Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung, nơi có vùng khí hậu nhiệt đới thường chia làm hai mùa, mùa khô và mùa mưa. Từ năm 2006 đến năm 2010, số ca mắc/chết do sốt xuất huyết cũng tăng (Năm 2006: 264/0, 2007: 1148/3, 2008: 617/0, 2009: 1121/1 và năm 2010: 3935/6) và dịch sốt sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra không những ở vùng đồng bằng, thành phố, thị trấn mà còn có nhiều ở vùng trung du, miền núi, nông thôn, gây tổn hại cho nhân dân và chính quyền địa phương. Đặc điểm của của các vụ dịch những năm gần đây diễn biến phức tạp, các ca mắc không tập trung mà rải rác ở nhiều điểm và phân bố trên diện rất rộng, trên một xã/phường nhiều thời điểm số ca mắc tăng nhưng lại rải rác không thành dịch và đến khi xuất hiện dịch thì đồng thời cùng lúc xuất hiện nhiều ổ dịch. Chính vì vậy việc xử lý rất vất vả, tốn kém, khi xử lý dập tắt ổ dịch này thì lại xuất hiện ổ dịch khác. Bên cạnh đó luôn có sự biến đổi về dân -1- cư, giao lưu giữa các vùng, miền, gia tăng các dụng cụ chứa nước ở các hộ gia đình, thời tiết khí hậu và các tuýp vi-rút gây bệnh, kết hợp với sự xuất hiện véc-tơ phụ Aedes albopictus ngày càng nhiều ở hầu hết các vụ dịch nên công tác phòng chống dịch vẫn còn không ít khó khăn và chưa đạt hiệu quả [35] Để có kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết có hiệu quả thì phải xác định một số yếu tố dịch tễ tại địa phương nhằm cải tạo hoặc thay đổi một số yếu tố liên quan đến sự sinh trưởng của véc-tơ, phong tục tập quán trữ nước của người dân, cải tiến vấn đề cung cấp nước sạch … từ đó phòng trừ hoặc giảm bớt sự tiếp xúc giữa người – véc-tơ – mầm bệnh. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 – 2012)”, nhằm đề xuất những giải pháp thích hợp cho công tác phòng chống sốt xuất huyết trong thời gian đến có hiệu quả với mục tiêu như sau: 1) Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 – 2012). 2) Xác định thực trạng ổ bọ gậy nguồn sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2012. -2- Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm Dịch tễ học: là một khoa học nghiên cứu sự phân bố số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó [1] Giám sát dịch tễ học: là việc thu thập một cách có hệ thống liên tục, phân tích, giải thích và phân phát những dữ liệu sức khỏe, sử dụng những dữ liệu giám sát để mô tả và theo dõi những sự kiện sức khỏe, xác định ưu tiên và giúp cho việc lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá những chương trình can thiệp [4]. Giám sát chủ động: là giám sát mà các cơ quan y tế công cộng chủ động tìm kiếm, báo cáo thông tin từ các tuyến trong hệ thống giám sát một cách đều đặn thay vì chờ đợi các báo cáo (ví dụ gọi điện xuống cơ sở hàng tháng) [4]. Giám sát thụ động: là giám sát mà ở đó các thông tin được báo cáo thụ động và không có sự chủ động, cố gắng tìm kiếm thông tin từ các đơn vị trong hệ thống giám sát [4]. Định nghĩa ca bệnh sốt xuất huyết [4]. Ca bệnh giám sát: Bệnh nhân sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày kèm các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính). Ca bệnh nặng: Có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD) dẫn đến tử vong. -3- [...]... giá trị bình thường theo tuổi và giới) Ổ dịch sốt xuất huyết[ 4]: Một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư…) được xác định dịch là ổ dịch sốt xuất huyết có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 1 tuần hoặc 1 ca bệnh sốt xuất huyết được xét nghiệm dương tính phòng xét nghiệm, đồng thời phát hiện có bọ gậy/lăng quăng hoặc muỗi truyền bệnh 1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết 1.2.1 Dịch tễ học bệnh... 20,8%; nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Đình Sơn và cộng sự khi nghiên cứu dịch tễ học SD /Sốt xuất huyết Dengue tại Thừa Thiên Huế [21] cho thấy bệnh nhân mắc SD /Sốt xuất huyết Dengue ở lứa tuổi dưới 15 năm 1983 là 58 %, năm 1994 là 76,2%; theo Võ Văn Lượng và cộng sự [27] nghiên cứu 7. 454 trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Khánh Hòa năm 1998 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh dưới 15 tuổi chiếm 67,6% Nghiên cứu các... thập số liệu - Điều tra hồi cứu: Lấy thông tin từ năm 2008 – 2012 tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Định và Viện Pasteur Nha Trang trong những biểu mẫu báo cáo theo qui định của Bộ Y tế liên quan đến sốt xuất huyết: + Thu thập số ca mắc và tử vong từ báo cáo bệnh nhân sốt xuất huyết của tuyến huyện và tỉnh đưa vào biểu mẫu ở phụ lục 1; danh sách bệnh nhân SD và Sốt xuất huyết Dengue đưa vào phụ... Aedes albopictus [ 35] 1.4 Giám sát dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Giám sát dịch tễ học sốt xuất huyết bao gồm giám sát bệnh nhân (ca bệnh) , giám sát côn trùng (vec tơ) và giám sát huyết thanh vi rút 1.4.1 Giám sát bệnh nhân và huyết thanh vi rút Giám sát có hiệu quả nhiễm ca bệnh nhiễm vi-rút Dengue là cần thiết để theo dõi sự lan truyền dịch và phát hiện dịch sớm Điều này phụ thuộc vào sự phối hợp chặt... 01-12/2012 -27- 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu hồi cứu số liệu sẵn kết hợp với điều tra cắt ngang mô tả Cụ thể như sau: - Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu để xác định: + Tình hình mắc, tử vong do sốt xuất huyết Dengue + Diễn biến côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue trong các vụ dịch và kết quả điều tra định kỳ hàng tháng, quý theo thường... thành phố từ 20 05 - 2010 như sau - Số ca mắc/chết trong năm 20 05 có 268/1ca - Số ca mắc/chết trong năm 2006 có 264 ca - Số ca mắc/chết trong năm 2007 có 1148/3ca - Số ca mắc/chết trong năm 2008 có 617 ca - Số ca mắc/chết trong năm 2009 có 1121/1ca - Số ca ca mắc/chết trong năm 2010 có 39 35/ 6ca 1.3 Phân bố và đặc điểm của véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết 1.3.1.Phân bố véc-tơ [46], [58 ] Tại khu vực... gậy trong năm 2003 và 2004 tại các tỉnh phía Nam, cho thấy toàn khu vực tổ chức được 3 .58 6 lượt chiến dịch, tăng gấp 3 lần so với năm 2003 Tổng số 58 1.167 lượt người tham gia và xử lý được 18.927.893 ổ bọ gậy, thu gom 7. 859 .676 kg phế thải, các chỉ số bọ gậy tại các xã trọng điểm đều giảm từ 2 3 lần so với trước chiến dịch [29], [32] Mô hình xử lý ổ dịch nhỏ trong phòng chống sốt xuất huyết Nghiên cứu. .. bước vào mùa dịch song song với sự giám sát chủ động về mặt côn trùng ở giai đoạn sớm (các ổ bọ gậy) để có một tiên lượng với căn cứ khoa học đảm bảo [7] 1.2.2 Tình hình dịch bệnh trên thế giới Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi-rút do muỗi Aedes truyền Trong 2 thập kỷ qua, mức độ xuất hiện của bệnh sốt xuất huyết và Hội chứng sốc Dengue cùng vời những vụ dịch tăng lên đáng lo ngại Bệnh có những... SD /Sốt xuất huyết Dengue (hệ số tương quan 0,66 ≤ r = 0,80 ≤ 1 ) Theo thống kê của Bùi Đại [17], dịch SD /Sốt xuất huyết Dengue xuất hiện chủ yếu vào -21- mùa mưa, nhất là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, thường sau 14 – 18 ngày có mưa là xuất hiện bệnh nhân đầu tiên 1.4.3 Một số mô hình phòng chống dịch Chiến lược toàn cầu trong phòng chống sốt xuất huyết là phòng chống véc-tơ có chọn lọc và có sự tham gia... các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc-tơ thích hợp -19- Xác định ổ bọ gậy (lăng quăng) nguồn sẽ tiến hành theo đơn vị huyện trọng điểm 2 lần /năm Mỗi lần điều tra 100 hộ gia đình (phân bổ trong các xã, phường trọng điểm) (lần 1 thực hiện vào quý I-II, lần 2 thực hiện vào quý III-IV) Theo Hạ Bá Khiêm [19], nghiên cứu Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết có liên quan đến một số đặc tính của khối cảm . – véc-tơ – mầm bệnh. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong. điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 – 2012). 2) Xác định thực trạng ổ bọ gậy nguồn sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2012. -2- Chương. V O TO B Y T TRNG I HC Y THI BèNH NG TH HIN đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 2012) LUN VN THC S Y T CễNG CNG Mó s: 60 72

Ngày đăng: 02/09/2014, 19:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • Chương 4 BÀN LUẬN

  • KẾT LUẬN

  • KHUYẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan