Ôn tập môn triết cao học có đáp án

29 600 1
Ôn tập môn triết cao học có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Những đặc trưng cơ bản của triết học phương tây cổ đại 2. Các đặc trưng triết học phuong Tay thế kỉ 17,18 3. Đặc trưng cơ bản triết học co dai Dức 4. Sự ra đời triết học mác bước ngoặc CM trong lịch sử triết học 5. Lich su triet hoc An Do 6. Lich su triet hoc Trung hoa (tư tưởng cơ bản nho giáo, tư tưởng cơ bản trường phái pháp gia) 7. Lich su triet hoc Phuong Dong 8. Phân tích mối liên hê lí luận và thực tiễn 9. Phân tích, chứng minh triết học macxit mang tính sáng tạo, khoa học và cách mạng? 10. Trinh bay noi dung quy luat qhsx phu hop voi trinh do llsx. Van dung quy luat vao dk VN hien nay. 11. Mqh giua CSHT va KTTT. Xay dung CSHT va KTTT o Viet Nam 12. Chung minh hoc thuyet hinh thai KTXH cua Mac mang tinh khoa hoc 13. Xay dung con nguoi moi trong xh hien dai.

Câu 1: Phân tích các đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây cổ đại Với gần một thiên niên kỷ tồn tại (thế kỷ VI TCN – V), tư tưởng triết học phương Tây cổ đại, mà Hy Lạp và La Mã là đại diện, đã để lại những dấu ấn đậm nét trên con đường phát triển của lòch sử tư tưởng nhân loại, tạo nên một trong những thời đại sôi động và bi kòch nhất, thể hiện khát vọng của con người vươn lên làm chủ tự nhiên, cải biến xã hội và chính bản thân mình. Triết học phương Tây cổ đại trải qua ba thời kỳ chính: sơ khai (thế kỷ VI – V TCN), cực thịnh (V – IV TCN), Hy Lạp hóa, khủng hoảng và suy tàn, hay thời kỳ văn minh Hy Lạp – La Mã (thế kỷ III TCN – V). Sự sụp đổ tây bộ đế quốc La Mã năm 476 đánh dấu sự cáo chung của thế giới cổ đại phương Tây, chấm dứt sự tồn tại của một xã hội phi nhân tính nhất trong lịch sử - xã hội chiếm hữu nơ lệ. Có thể thâu tóm ba chủ đề chính của triết học phương Tây cổ đại, từ thời kỳ hình thành các thò quốc đầu tiên đến khi trường phái cuối cùng bò đóng cửa vào đầu thế kỷ VI. Trước hết là tìm hiểu tự nhiên. Câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?”, “bản tính của thế giới là gì?” cho thấy nỗ lực của các triết gia mong muốn vượt qua ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại, đem đến lời giải đáp hợp lý về thế giới xung quanh và về tác động của nó đến đời sống con người. Chủ đề tiếp theo là nhận thức. Bắt đầu từ Ta lét (Thales) và Pitago (Pythagoras) con người không chỉ được xem như một thành viên của vũ trụ, mà còn luôn chứng tỏ vò thế của mình trước vũ trụ ấy. Bản thân thuật ngữ “philosophia” cũng nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm và khám phá chân lý. Triết học – đó là con đường hướng tới chân lý. Các nhà triết học ngay từ cổ đại đã tập trung tranh luận về khả năng và giới hạn của nhận thức, về các phương pháp và phương tiện nhận thức, về nguồn gốc, cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Bên cạnh việc đề cao lý trí , óc khám phá sáng tạo của con người, vẫn còn một số triết gia đứng trước những diễn biến phức tạp, phi tất đònh của của đời sống xã hội, đã chủ trương “treo lửng phán quyết”, rơi vào chủ nghóa hoài nghi. Chủ đề thứ ba là con người, xã hội loài người với tất cả những biểu hiện phong phú và phức tạp của nó. Từ Xôcrát (Socrates) trở đi con người trở thành một trong những điểm nóng của các cuộc tranh luận triết học. Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng nghiên cứu. Chủ đề con người và thiết chế xã hội dành cho con người, cùng với các chủ đề liên quan đền hoạt động sáng tạo và đònh hướng giá trò của con người, được phân tích trong các công trình thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền. Triết học phương Tây cổ đại không chỉ phản ánh hiện thực của xã hội chiếm hữu nô lệ, mà còn xây dựng hàng loạt hệ chuẩn tư duy cho các thời đại sau, tạo nên truyền thống cổ điển trong văn hoá tinh thần phương Tây. Bằng chứng rõ ràng nhất của truyền thống này là quá trình phục hưng văn hoá cổ đại vào cuối thế kỷ XIV – thế kỷ XVI và sự phát triển, phổ biến văn hoá cổ điển vào thời cận đại, đạt đến đỉnh cao tại Đức. (1) Đặc điểm trước tiên của triết học Hy Lạp ở những thế kỷ đầu tiên, là tính chất phác, sơ khai của nó, mối liên hệ của nó với thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, đan xen với những mầm mống của tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức chung của xã hội. Sự ra đời của triết học không có nghóa kỷ nguyên thần thoại đã hoàn toàn kết thúc. Ở mức độ nhất đònh, xét theo cội nguồn, triết học ra đời như nỗ lực tái thiết lại thần thoại bằng phương tiện của lý trí. Với thời gian, cùng với sự phát triển xã hội, sự phổ biến tri thức khoa học, những câu chuyện thần thoại dần dần được sử dụng vào mục đích thể hiện một nhân sinh quan, một triết lý sống. Những khái niệm có nguồn gốc thần thọai đều được cải biến, duy lý hóa để làm sáng tỏ thêm tư tưởng của các triết gia, những tư tưởng cần đến giá đỡ của thần thoại nhằm đáp ứng thói quen ý thức của con người. Tinh thần Hy Lạp đã đặt nền móng cho phong cách tư duy phương Tây trong hàng ngàn năm qua. - Đặc điểm thứ hai thể hiện ở tính chất bao trùm về mặt lý luận của triết học đối với tất cả lónh vực của nhận thức. Vì ra đời trong bối cảnh trình độ nhận thức của con người còn tương đối thấp, tri thức về mọi mặt chưa phát triển bao nhiêu, nên triết học đóng vai trò là dạng nhận thức lý luận hầu như duy nhất, hy vọng lý giải những vấn đề lý luận của các khoa học cụ thể mà vào thời kỳ này còn đang nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, mang nặng tính chất trực quan, thực nghiệm. Triết học Page 1 of 29 được xem như “khoa học của các khoa học”, còn các triết gia thì được tôn vinh thành những nhà thông thái, đại diện cho trí tuệ xã hội. Trong mô hình lý tưởng của tổ chức đời sống xã hội các triết gia được đặt ở vò trí cao nhất. Các tư tưởng đạo đức, chính trò, thẩm mỹ, khoa học…đều quy về tư tưởng trết học, được hiểu như một phần của triết học. Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lòch sử. Song điều đó lại đưa đến chỗ đối với các nhà triết học nhận thức lý luận là cái vượt lên trên hoạt động thực tiễn, biến thành “nhận thức tự thân”, “nhận thức để nhận thức”. Triết lý trở thành đặc quyền của một số ít nhà thông thái, “nhận thức tự thân” đối lập với thực tiễn, với ý thức đời thường. (3) Tính đa dạng, muôn vẻ, sự phân cực quyết liệt về thế giới quan giữa các trường phái làm nên đặc điểm thứ ba của triết học phương Tây cổ đại trong suốt 10 thế kỷ; việc hình thành “đường lối Đêmôcrít” và “đường lối Platôn” của triết học chi phối cách đánh giá các hình thức tư tưởng khác. Tính chất đa dạng, phức tạp của triết học Hy Lạp cổ đại chòu sự chi phối bởi điều kiện đòa lý đặc biệt của các thò quốc, sự thay thế nhau các trung tâm kinh tế, văn hóa, quá trình giao lưu với văn hóa phương Đông, phong cách phóng khoáng, yêu chuộng tự do kết hợp với sự khôn ngoan và tinh tế của người Hy Lạp, La Mã. Trong bức tranh muôn vẻ của triết học phương Tây cổ đại đã chứa đựng hầu như tất cả những hình thái và phương thức tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải biến và phát triển sau này. Chẳng hạn cuộc tranh luận giữa “đường lối Đêmôcrít” và “đường lối Platôn” lan sang cả tư tưởng chính trò, thể hiện thái độ của họ đối với nền dân chủ chủ nô. - Dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của tư tưởng duy vật ở Hy Lạp là sự ra đời của nó gắn liền với q trình giải phóng tư duy khỏi bức tranh huyền thoại về thế giới, thay tư duy hình tượng – biểu tượng bằng tư duy ở trình độ khái niệm, thay sùng bái thần linh bằng sự đề cao lý trí con người. Cho nên cách hiểu triết học (từ ngun Hy Lạp viết theo chữ Latinh: philosophia) là sự thể hiện khát vọng (u mến) vươn đến sự thơng thái thần linh, đồng thời thế tục hố sự thơng thái đó. Tại sao sự ra đời của triết học tại Hy Lạp lại gắn với sự hình thành (một cách tự phát) tư tưởng duy vật? - Mối liên hệ giữa chủ nghĩa duy vật với trình độ khoa học, nhất là khoa học tự nhiên, dù lĩnh vực này đang trong dạng phơi thai, mầm mống. Mối liên hệ này mang tính tất yếu, tạo nên xung lực cho q trình phát triển của chủ nghĩa duy vật. Phần lớn các nhà duy vật (các nhà triết học nói chung) đều có kiến thức sâu sắc về tự nhiên, hoặc đồng thời là nhà khoa học (sophos). Nhờ sự hiểu biết này mà họ đã cố gắng vượt qua thói quen tư duy truyền thống, tạo cho mình hướng đi riêng, khơng lặp lại. Điều này lý giải vì sao trong cuộc tranh luận về bản ngun thế giới tinh thần phản biện được đẩy mạnh, thậm chí đến mức độ gay gắt. Anaximandros khơng chấp cái cụ thể hữu hình (nước) như khởi ngun thế giới, mà đưa ra apeiron như yếu tố vật chất giả định, cái “bất định”, vơ hạn, nhưng lại là cơ sở cho sự hình thành và chuyển hố của các sự vật, hiện tượng. Như thế là ơng đã vươn đến quan điểm thực thể , bản chất (substance) về cơ sở của tồn tại. Anaxago nhấn mạnh đến khía cạnh “chất” trong sự hình thành vạn vật. Ngun tử luận (Leucippos và Democritos, Epicuros) nói đến ngun tử (atomos) như cái bé nhất, bất khả phân và “hư khơng” như bản ngun của thế giới… Trong mối liên hệ giữa triết học và khoa học cả hai đều cùng phát triển với sự tác động và chi phối lẫn nhau. Tính biện chứng tự phát, bẩm sinh thể hiện ở phần lớn các học thuyết duy vật, với những mức độ khác nhau, trong đó Hêraclít là người tiêu biểu. - Xét một cách tổng thể, từ bình diện lịch sử - xã hội, tư tưởng triết học duy vật phản ánh lập trường của các lực lượng xã hội tiến bộ. Cho nên “đường lối Democritos” cũng được xét đốn từ cách tiếp cận này. Tuy nhiên, như đã nói trên, tri thức khoa học ở HL cổ đại còn trong tình trạng tản mạn, sơ khai, trình độ nhận thức chung còn thấp đã góp phần tạo nên một đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật thời đó: - Tính chất trực quan, chất phác, ngây thơ, gắn với trình độ của khoa học và nhận thức, sự hiện diện của tư duy huyền thoại. Quan điểm về thế giới ở chủ nghĩa duy vật thời này phần lớn căn cứ vào sự quan sát trực tiếp, sự cảm nhận hay suy tưởng của các triết gia, khơng được luận chứng bằng các dữ liệu khoa học. Hơn nữa, nhìn từ góc độ vật lý học hiện đại cách tiếp cận về bản ngun như “viên gạch đầu tiên xây nên tòa lâu đài vũ trụ”, hay như “cái mà từ đó mọi thứ sinh ra và trở về” chưa thực sự hợp lý. - CNDV ra đời và phát triển trong sự phân cực về thế giới quan – cuộc đấu tranh giữa “đường lối Đêmơcrít” và “đường lối Platơn”; cuộc đấu tranh ấy là động lực thực sự của sự phát triển tri thức triết học. Page 2 of 29 Chủ nghĩa duy tâm khơng tự nhiên xuất hiện. Một mặt, chủ nghĩa duy tâm gắn liền với những vấn đề của xã hội, với nhu cầu đào sâu hơn nữa “tố chất thần linh” trong con người (tính cực đoan là ở chỗ đã thổi phồng và tuyệt đối hóa đặc tính đó, tách khỏi mảnh đất hiện thực); mặt khác, nó thể hiện sự mong muốn triển khai các vấn đề nghiên cứu ra các lĩnh vực chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, khắc phục “triết học tự nhiên” (tính cực đoan là ở chỗ đã tỏ thái độ ác cảm đối với nền dân chủ - hình thức nhà nước ưu việt nhất trong khn khổ của chế độ chiếm hữu nơ lệ) (4) Đặc điểm thứ tư là tính biện chứng tự phát trong việc giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận thức. Tư tưởng biện chứng về thế giới, giới tự nhiên được khai mở bởi Hêraclít (Heraklitos), mặc dù trước đó trong những yếu tố tiền triết học và trong trường phái Milê (Milet) đã xuất hiện những phác thảo sơ khởi về thế giới như một q trình. Hêraclít khơng chỉ xem xét thế giới như một q trình (hình ảnh dòng sơng, ở đó “mọi thứ đều chảy”), mà còn đưa ra tư tưởng về tính quy luật của thế giới đó. Logos là một trong những khái niệm trung tâm của triết học Hêraclít, hàm chứa yếu tố duy vật và biện chứng ở trình độ tự phát. Các nghĩa của logos: thần ngơn; lời nói, hay học thuyết; lý trí; tính quy luật; tính tất yếu; trật tự, chuẩn mực; lửa. Vũ trụ này là một ngọn lửa vĩnh cửu, mọi thứ từ lửa và kết thúc bằng sự phán quyết của lửa, nhờ đó mà diễn ra q trình sinh - diệt thay thế nhau liên tục. Biện chứng của q trình nhận thức thể hiện rõ nét trong các luận chứng của trường phái Êlê (Elea) về tính mâu thuẫn, hay nghịch lý của nhận thức, về sự cần thiết giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa vận động và đứng im, hữu hạn và vơ hạn, liên tục và gián đoạn, tồn tại và hư vơ… Xơcrát (Socrates), Platơn (Platon, Plato), Arixtốt (Aristoteles, Arstotle) đã xác lập một số nội dung ban đầu về biện chứng chủ quan, làm cơ sở cho việc hình thành lý luận nhận thức biện chứng sau này. (5) Cuối cùng, tính nhân văn có thể được xem là một trong những đặc điểm của nhiều nền triêt học, song trình độ và hình thức thể hiện của nó khác nhau. Chủ nghĩa nhân văn (thuật ngữ humanism ra đời vào đầu thế kỷ XIX) xem con người là điểm xuất phát, và giải phóng con người là mục đích cuối cùng. “Con người – thước đo của vạn vật”; lời tuyên bố này của Prôtago (Protagoras) chứng tỏ rằng dù không ngừng hướng ra vũ trụ, giải thích và khao khát chinh phục nó, người Hy Lạp vẫn dành nhiều tâm huyết tìm hiểu những vấn đề nhân sinh, xã hội. Từ Xơcrát trở đi con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng. Tìm hiểu thế giới của con người, kết hợp “hướng ngoại” và “hướng nội” quy định vị trí và số phận của các triết thuyết. Sự quan tâm đến con người, tìm kiếm những chuẩn mực sống lý tưởng cho con người, là nét chung trong tư tưởng của Xơcrát, Platơn, Arixtốt và nhiều triết gia khác từ thời kỳ sơ khai đến thời kỳ Hy Lạp hóa, khủng hoảng và suy tàn. Thực tiễn “có vấn đề” cũng là điều kiện cho sự tìm kiếm lời đáp để khắc phục nó, nghĩa là hình thành các phương án vượt qua cái hiện tồn. Cho nên trong các học thuyết chính trị, xã hội đã hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng, khắc họa con người và các thiết chế xã hội từ các góc độ khác nhau. Những tư tưởng chính trò, đạo đức, pháp quyền, thẩm mỹ do người Hy Lạp - La Mã xác lập trở thành nền tảng và điểm xuất phát của tư tưởng phương Tây. Câu 2: Các đặc trưng của triết học thế kỷ XVII – XVIII (nội dung chính): 1.Ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Được chuẩn bò từ phong trào văn hóa nhân văn Phục hưng (cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XVII), triết học thế kỷ XVII-XVIII đã trở thành ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản và các lực lượng xã hội tiến bộ khác trong cuộc đấu tranh chống ý thức hệ phong kiến lỗi thời. Cuộc đấu tranh này diễn ra ở nhiều bình diện : duy vật chống duy tâm thần bí, khoa học chống chủ nghóa giáo điều và uy quyền tư tưởng, cải cách chính trò chống bảo thủ chính trò…Tính chất tiến bộ của triết học thời kỳ này được minh chứng bằng tinh thần hoài nghi và phê phán khoa học, bằng ưu thế của chủ nghóa duy vật trước chủ nghóa duy tâm. Nếu triết học thế kỷ XVII chú trọng đến phê phán tri thức, trước hết là tri thức kinh viện trung cổ, thì triết học thế kỷ XVIII, điển hình là triết học Khai sáng Pháp, kết hợp phê phán tri thức với phê phán xã hội, từ đó hình thành hai xu hướng vận động song song với nhau – cải tổ hoạt Page 3 of 29 động tinh thần và cải tổ môi trường xã hội. So với thời Phục hưng, giai cấp tư sản thế kỷ XVII – XVII đóng vai trò lực lượng chính trò độc lập cách mạng, tập hợp xung quanh mình các nhân tố tích cực, tiến bộ, tấn công trực diện vào chế độ phong kiến và nền tảng tinh thần của nó, xác lập những chuẩn mực, giá trò mới, đơn giản hóa các quan hệ xã hội, phù hợp với sự vận động lòch sử. Thời Phục hưng thể hiện quá trình chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghóa tư bản, còn thời đại mới đã là thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và sự hình thành xã hội tư sản, với những đặc trưng mà xã hội trước đó chưa thể có được. Phục hưng về cơ bản gắn liền với sự trở về những giá trò bò lãng quên, để từ đó thực hiện sự nhận thức lại quá khứ và mở hướng cho tương lai. Thế kỷ XVII – XVIII tiếp thu tinh thần mở đó, và làm cho nó trở nên hiện thực thông qua cuộc cách mạng cơ cấu, nghóa là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi quan hệ và cơ cấu xã hội, thay đổi hình thức và cơ chế quyền lực chính trò, phá vỡ các đặc quyền đẳng cấp, thay đổi quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ v.v Cách mạng trong lý trí đi trước cách mạng trong lónh vực thực tiễn, các học thuyết triết học thực hiện quá trình phê phán cái cũ, cái lỗi thời, xác lập cái mới, cái tiến bộ, xem cái đang tồn tại, tức chế độ phong kiến và hệ tư tưởng của nó là cái phi lý, cũng đồng thời là phi nhân tính, đòi hỏi thay thế nó bằng cái hợp lý – hợp nhân tính, theo quan điểm phổ biến về sự thống nhất lý trí – nhân tính. 2. Liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên Sự phát triển của triết học gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sự phát triển của khoa học tự nhiên, thể hiện trình độ nhận thức chung của thời đại. Nhiều nhà triết học đồng thời là nhà khoa học hoặc có những am hiểu sâu sắc về khoa học, trở thành bộ óc bách khoa của thời đại. Nói khác đi, trong điều kiện khoa học phát triển như vũ bão, các nhà triết học, để có thể đứng vững trong cuộc luận chiến tư tưởng, không có nhu cầu nào khác hơn là phải am hiểu những thành quả của khoa học. Mà để đạt được điều đó họ cần tự mình tìm hiểu, nghiên cứu các lónh cực khoa học, cần mài sắc tư duy bằng sự hiểu biết về bức tranh khoa học tổng thể, hoặc chí ít cũng làm quen với môi trường khoa học ở những nét căn bản nhất. Nhờ biết bám sát vào những thành tựu của khoa học tự nhiên và trình độ nhận thức chung của xã hội, các nhà triết học đã xác lập bức tranh vật lý mới về thế giới, nắm bắt những tính quy luật khách quan của nó, đào sâu một số vấn đề bản thể luận mà trước đây chưa từng biết đến. Song ảnh hưởng của khoa học tự nhiên đến tư duy triết học cũng làm nảy sinh những nan giải nhất đònh. Trước hết, sự thống trò của cơ học đã để lại dấu ấn trong triết học bằng quan điểm máy móc về thế giới, cả giới tự nhiên lẫn thế giới của chính con người. Tiếp theo, quá trình tóan học hóa tư duy bên cạnh mặt tích cực của nó đã góp phần vào việc hình thành cách tiếp cận siêu hình đối với một số lónh vực tự nhiên, xã hội, chủ trương đưa khoa học chính xác vào môi trường nhân văn. Rất nhiều nhà triết học không chỉ lệ thuộc vào các nguyên lý cơ học trong nghiên cứu, mà còn từ đó hình thành phương pháp tư duy theo kiểu tách rời và đem đối lập một cách tuyệt đối “đúng – sai”, “trắng – đen”, “khoa học – không khoa học”… Phương pháp tư duy của siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII có những mặt tích cực nhất đònh, nhất là trong điều kiện các nhà khoa học cần đến “những chứng cứ của lý trí” để chống các hình thức ng tạo khoa học và triết học kinh viện. Song phương pháp ấy lại tỏ ra không thích hợp trong việc giải thích bản chất cũa thế giới đang biến đổi. Vấn đề là ở chỗ, trong khi tìm hiểu những mặt, những thuộc tính của sự vật, những lónh vực của đời sống, các nhà triết học và khoa học chưa vạch ra một cách thỏa đáng mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, hoặc tuyệt đối hóa một mặt nào đó, đồng thời lý giải thiếu thuyết phục nguyên nhân, động lực của vận động và phát triển. Hình thức thứ hai của chủ nghóa duy vật, tức chủ nghóa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng chòu sự quy đònh của tính chất máy móc, siêu hình ấy, và được gọi là chủ nghóa duy vật máy móc – siêu hình, hay đơn giản là chủ nghóa duy vật siêu hình. 3. Hình thành hai khuynh hướng chủ đạo trong nhận thức Page 4 of 29 Sự quan tâm đến nhận thức đáp ứng đòi hỏi của con người trong điều kiện bùng nổ các khám phá và phát minh khoa học, phát triển lực lượng sản xuất. Có thể xác đònh một số đặc trưng của lý luận nhận thức thế kỷ XVII – XVIII. Một là, cùng với việc các khoa học cụ thể về tự nhiên và xã hội tách dần khỏi triết học, đã diễn ra sự thay đổi tất yếu của đối tượng triết học: các nhà triết học ngày càng tập trung sự chú ý vào việc quyết cùng lúc hai mặt của một vấn đề lớn, mà thiếu một trong số chúng, triết học sẽ mất đi vai trò xã hội của mình – mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận – lô gíc học. Hai là, sự thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của khoa học tự nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều các phương pháp chuyên biệt đối với các lónh vực khoa học tự nhiên và lòch sử đặt ra trước triết học nhiệm vụ khái quát các thành quả của chúng và xây dựng phương pháp triết học chung của nhận thức, cũng như làm sáng tỏ mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyên biệt. Nhu cầu phân tích mang tính nhận thức luận đối với các kết quả nghiên cứu khoa học trở nên cấp bách, bởi lẽ các chất liệu tiềm tàng và đa dạng do khoa học đem đến cần được luận chứng và hệ thống hóa. Mặt khác, từ việc xử lý chất liệu cần vạch ra con đường nhận thức tiếp theo về thế giới. Chính vì thế các nhà tư tûng đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm phương pháp luận chung và làm sáng tỏ bản chất của tư duy. Ba là, những thành tựu trong nghiên cứu khoa học và những thay đổi trong phương pháp luận nghiên cứu cũng đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu bản chất của quá trình nhận thức và nguồn gốc tri thức. Việc hình thành các phương pháp nhận thức khác nhau nhằm đạt đến mục đích khẳng đònh quyền lực của con người trước tự nhiên, giúp con người làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Từ thế kỷ XVII trở đi vấn đề phương pháp trở thành một trong những chủ đề chính của các cuộc tranh luận triết học, góp phần xác đònh giá trò của mỗi học thuyết trong đời sống xã hội. Thậm chí một số nhà triết học đã quy giản đối tượng của triết học về phương pháp. Trong quá trình tranh luận về phương pháp nhận thức đã hình thành nên hai khuynh hướng chủ đạo là kinh nghiệm, do Bêcơn khởi xướng, và duy lý, do Đềcáctơ đứng đầu. Khuynh hướng thứ nhất chú trọng vai trò của khoa học thực nghiệm, khuynh hướng thứ hai nhấn mạnh vai trò của toán học và xu thế toán học hóa tư duy. Sự khác nhau giữa hai khuynh hướng đó đề cập đến vấn đề nguồn gốc của tri thức, bản chất của nhận thức, phương pháp nhận thức cụ thể. Hạn chế của cả hai khuynh hướng trên thể hiện ở tính phiến diện, không thấy được biện chứng của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, không biết kết hợp cả hai phương pháp – quy nạp và diễn dòch – trong quá trình nhận thức và nghiên cứu khoa học. 4. Triết học và tôn giáo, khoa học và thần học Triết học và khoa học thế kỷ XVII-XVIII chưa chấm dứt hẳên những liên hệ với tôn giáo và thần học, thể hiện ở các phương án dung hòa giữa các quan điểm, các cách tiếp cận dường như đối lập nhau, đó là quan niệm hai chân lý (chân lý khoa học và chân lý thần học, đức tin đều có chỗ đứng trong tâm hồn con người), phiếm thần, thần luận tự nhiên. Tuy nhiên so với thời đại trước, những liên hệ này không tỏ ra nặng nề, thậm chí mang ý nghóa tích cực nhất đònh: 1) phù hợp với điều kiện lòch sử, xã hội hiện có; 2) các nhà triết học đơi khi sử dụng phiếm thần và thần luận tự nhiên trong cuộc đấu tranh vì tự do tín ngưỡng và tôn vinh những giá trò của con người. Điều này giải thích vì sao trong chủ nghóa duy vật hiện diện đầy đủ các phương án vừa nêu. Hình ảnh Thượng đế trong nhiều trường hợp trở thành biểu tượng cao nhất của sự hoàn thiện lý trí. 5. Tư tưởng nhân văn, khai sáng Tư tưởng nhân văn, khai sáng làm nên một trong những nội dung cốt lõi của triết học Cận đại. Quan điểm của Bêcơn về xã hội lý tưởng, được xây dựng trên cơ sở “quyền lực của tri thức” cho đến nay vẫn còn ý nghóa thời sự. Nếu Bêcơn tuyên bố “tri thức là sức mạnh”, thì Hốpxơ nhấn mạnh rằng quyền lực cần phải hàm chứa yếu tố tri thức, nghóa là được xác lập trên sự hiểu biết bản chất con người, hướng đến mục tiêu ổn đònh chính trò, chủ quyền quốc gia và thống nhất ý chí toàn dân. Lốccơ trở thành người đặt nền móng cho quan điểm nhà nước pháp quyền, được các nhà khai sáng Pháp thế Page 5 of 29 kỷ XVIII phát triển và hoàn thiện ở đêm trước của cách mạng tư sản. Hình ảnh “con người lý trí” và “nhà nước hợp lý tính”, quan niệm về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ … không chỉ gợi mở con đường đi tới một trật tự xã hội khác với chế độ phong kiến “phi lý” và phi nhân tính, ngự trò suốt hàng ngàn năm. mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Một số phác thảo của các nhà khai sáng về mô hình xã hội tương lai cho đến nay vẫn còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều dân tộc. Với những đặc trưng vừa nêu, có thể nói rằng, thế kỷ XVII – XVIII là một trong những thời đại sôi động nhất trong lòch sử loài người. Câu 3: Phân tích các đặc trưng cơ bản của triêt học cổ điển Đức Nước Đức là một trong ba quốc gia lớn ở châu Âu, nhưng cho đến thế kỷ XVIII vẫn còn nằm trong sự lạc hậu về kinh tế. Sở dó có tình trạng đó là vì so với Anh, Hà Lan và Pháp chính thể quân chủ Phổ thực thi một đường lối phản động và bảo thủ, lại phải nuôi bộ máy quá cồng kềnh, quan liêu tham nhũng. Lãnh thổ bò chia năm xẻ bảy, nạn cát cứ hoành hành, cộng thêm hậu quả cuộc chiến tranh Ba mươi năm khốc liệt, đẩy nước Đức đến bờ vực của sự khủng hoảng. Sản xuất đình đốn, sự ứng dụng Khoa học – Kỹ thuật hạn chế, đời sống thấp kém, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Bên cạnh đó nước Đức là một trong nhiều nước lạc hậu về chính trò, biểu hiện ở ba điểm sau: Một là, hệ tư tưởng phong kiến còn ngự trò dai dẳng trong đời sống tinh thần, trong ý thức xã hội; hai là, giai cấp tư sản Đức non trẻ, tỏ ra yếu đuối trước thực tại đầy quyền uy là chế độ quân chủ. Bởi vậy phần đông ngã theo khuynh hướng dung hòa giữa “lý trí” và “thực tiễn”, được thể hiện bằng tuyên ngôn điển hình của Hegel: cái gì hợp lý thì hiện thực, cái gì hiện thực thì hợp lý; ba là, mức độ cách mạng của giai cấp tư sản Đức tỏ ra thấp so với giai cấp tư sản Anh và Pháp. Đức xét theo mức độ cách mạng thì còn lạc hậu so với Anh hai trăm năm, so với Pháp năm mươi năm. Giai cấp tư sản Đức không đủ dũng khí làm cách mạng chính trò – xã hội; họ mong muốn làm cách mạng trên lónh vực lý trí. Và chính ở đây, do phát triển muộn, họ tỏ ra có ưu thế. Kết quả là vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIV ở châu Âu có ba cường quốc với ba thế mạnh: - Nước Anh tư bản chủ nghóa với sự nở rộ các học thuyết kinh tế; - Nước Pháp cách mạng với những đònh hướng chính trò sâu sắc, thể hiện trong các học thuyết xã hội không tưởng và các quan điểm chính trò; - Nước Đức với thế mạnh về triết học và trào lưu Khai sáng. Chính ba thế mạnh vừa nêu hợp thành ba nguồn gốc lý luận của chủ nghóa Mác. Một số đặc trưng cơ bản của triết học cổ điển Đức (1) Triết học cổ điển Đức là triết học Khai sáng, “thể hiện khát vọng của người tiểu thò dân Đức” muốn thay đổi trật tự hiện hành bằng ánh sáng của trí tuệ và lý tưởng tự do bình đẳng, bác ái, được kế thừa từ cách mạng Pháp cải biến cho phù hợp với điều kiện Đức. Tinh thần đó làm cho các hệ thống triết học, từ Kant đến Feurerbach, mang tính chất nhân văn sâu sắc. Mác xem triết học Kant là lý luận Đức của cách mạng Pháp. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cách mạng lý trí (tư duy lý luận tiến bộ, cách mạng) đi trước cách mạng trong lĩnh vực thực tiễn, đóng vai trò là ngọn cờ lý luận của các lực lượng xã hội tiến bộ. Cách mạng lý trí trong trường hợp này thể hiện ở triết học cổ điển Đức. Thứ nhất, bằng nhiều phương thức khác nhau các triết gia Đức, từ Kant đến Feuerbach phê phán tình trạng “phi lý” của hiện thực và những hạn chế về phương pháp luận trong nhận thức, nêu lên sự cần thiết cải cách mơi trường xã hội theo hướng tích cực. Thứ hai, cùng với sự phê phán tình trạng hiện có của đời sống xã hội và “tinh thần Đức”, các triết gia Đức đưa ra nhiều quan điểm tích cực về chính trị, xã hội, dự báo khả năng thay thế trật tự hiện tồn bằng “nhà nước hợp lý tính” Tuy nhiên do điều kiện lịch sử tại Đức chi phối mà tư tưởng nhân văn, khai sáng ở các triết gia Đức tỏ ra khơng triệt để; điều này thể hiện ở mệnh đề “cái gì hợp lý thì hiện thực, cái gì hiện thực thì hợp lý” trong triết học pháp quyền của Hegel. Mệnh đề ấy chặt chẽ và xác đáng từ góc độ nhận thức, thể hiện quan Page 6 of 29 điểm của Hegel về sự đồng nhất tư duy và tồn tại, song ở bình diện chính trị - xã hội nó cho thấy tính mâu thuẫn : khát vọng chiến thắng của “cái hợp lý” và sự dung hồ với thực tại phi lý (xét như mặt đối lập của cái hợp lý trong tư duy), nhưng đầy uy quyền là nhà nước qn chủ. 2. Quan tâm đến vấn đề nhận thức, khắc phục hạn chế của lý luận nhận thức thế kỷ XVII – XVIII, xây dựng lý luận nhận thức với những nội dung phong phú và sâu sắc. Nêu cao tinh thần phê phán, Kant đã xác lập hệ thống “triết học phê phán” với ba tác phẩm chủ đạo: “Phê phán lý trí thuần t” - bàn đến vấn đề khả năng và giới hạn của nhận thức, “Phê phán lý trí thực tiễn” – bàn đến hoạt động xã hội của con người, trong đó có sinh hoạt đạo đức, pháp quyền và các hình thức khác, “Phê phán năng lực phán đốn” – bàn đến vấn đề thẩm mỹ và tính hợp lý của thế giới. Tương tự, Fichte xây dựng “học thuyết khoa học”, Schelling xây dựng “triết học tự nhiên”, “triết học tiên nghiệm”, “triết học nghệ thuật” và “triết học đồng nhất”. Đặc biệt, Hegel đã xây dựng hệ thống tri thức phổ qt với ba bộ phận cấu thành là “Lơgíc học” – bàn về các quy luật vận động của tư duy, “Triết học tự nhiên” – bàn về sự triển khai đa dạng, các nấc thang phát triển các sự vật trong tự nhiên, “Triết học tinh thần” – bàn về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tóm lại, với cách tiếp cận của Hegel, triết học là tri thức phổ qt về tư duy (con người), tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên sự đề cao nhận thức, lý trí của con người đến mức thần thánh hóa đã ảnh hưởng đến tính chất duy tâm của triết học Kant, Fichte, Schelling, Hegel. Trong triết học cổ điển Đức tồn tại cả hai biến thái của chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy tâm chủ quan (hầu như hiện diện ở Kant, Fichte, Schelling qua các phương án khác nhau, từ duy tâm tiên nghiệm đến “học thuyết khoa học” tuyệt đối hố cái Tơi), chủ nghĩa duy tâm khách quan (chủ yếu Hegel, một phần ở Schelling trong triết lý về sự mặc khải thần bí). Mặc khác chủ nghĩa duy tâm Đức cũng là kết quả tất yếu trong q trình chuyển trung tâm tri thức từ Anh và Pháp sang Đức, như nỗ lực khắc phục khiếm khuyết của siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII bằng chủ nghĩa duy tâm. 3. Triết học cổ điển Đức đóng góp to lớn trong việc phát triển phép biện chứng, hình thành phong cách tư duy mới trong văn hóa châu Âu (và kể cả văn hóa nhân loại), khắc phục sự phân tuyến máy móc theo kiểu “đúng – sai”, “trắng – đen”, “khoa học – phản khoa học” như đã từng hiện diện ở siêu hình học thế kỷ XVII – XVIII. Theo phương pháp nghiên cứu mới sự đánh giá các vấn đề thần thoại, tơn giáo, mà thuật tỏ ra xác đáng hơn, khoa học hơn. Phép biện chứng duy tâm là hình thức thứ hai trong lịch sử phép biện chứng. Có thể nhận thấy biện chứng của q trình nhận thức ở triết học Kant, biện chứng cái Tơi và cái khơng-Tơi ở Fichte. Trong hình thức thứ hai này của phép biện chứng nổ bật sự đóng góp của Hegel. Cơng lao lịch sử của Hegel là ở chỗ, ơng đã đưa ra cách hiểu mới (hiện đại) về phép biện chứng; hình thành những ngun lý cơ bản của phép biện chứng, đào sâu vấn đề biện chứng của q trình nhận thức, đi đến tư tưởng về thống nhất phép biện chứng với lý luận nhận thức và lơgíc học, vận dụng phép biện chứng để lý giải các vấn đề của tri thức khoa học. Phép biện chứng duy tâm Đức, nhất là phép biện chứng Hegel, thể hiện mặt tích cực, tiến bộ, cách mạng của “những người thị dân Đức” (Ph. Ăngghen), và là tiền đề trực tiếp của phép biện chứng duy vật, do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Hạn chế của phép biện chứng duy tâm: - Phép biện chứng do được xác lập trên cơ sở thế giới quan duy tâm, nên tỏ ra hạn chế trong việc giải thích tiến trình lịch sử - xã hội và sự hoạt động của con người, là phép biện chứng “bị đặt lộn ngược đầu xuống đất” (Mác); - Tính chất duy tâm dẫn đến tính chất khơng triệt để và đầy mâu thuẫn của phép biện chứng trong triết học cổ điển Đức. Một mặt, các nhà triết học Đức, đặc biệt Hegel, khẳng định tính phổ biến của sự phát triển, song mặt khác, họ lại giới hạn sự phát triển đó trong khn khổ chật hẹp. Hegel nhấn mạnh ngun lý phát triển, song lại xem nền qn chủ Phổ là điển hình của nhà nước đương đại (mặc dù thực ra nền qn chủ Phổ là nấc thang thấp nhất của sự phát triển xã hội, xét trong điều kiện lúc ấy tại Tây Âu). Trong triết học tự nhiên Hegel khơng phân tích q trình phát triển theo thời gian, mà chỉ chú trọng đến sự triển khai đa dạng trong khơng gian. Hạn chế tương tự cũng có thể bắt gặp ở Kant, Fichte… C. Mác và Ph. Ăngghen khắc phục tính chất phiến diện của phép biện chứng duy tâm Đức, cải tạo phép biện chứng duy tâm, xác lập phép biện chứng duy vật như sự thống nhất phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật. Page 7 of 29 4. Triết học cổ điển Đức hình thành và phát triển trong sự gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền văn hóa của nước Đức và nhân loại, với trình độ khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII – XIX. Chính thực tiễn sinh động và sự khởi sắc tinh thần đã quy đònh tính đa dạng và đặc sắc, cũng như những mâu thuẫn của các hệ thống triết học.Những triết gia Đức thực sự là những bộ óc lớn, mang tính bách khoa, nhất là Kant và Hegel. Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức có thể phản ánh phù hợp thực tiễn, tồn tại xã hội hiện tồn, hay “song hành” cùng với nó, có thể tn theo tính quy luật nội tại, khơng bị chi phối bởi thế giới vật chất, mà vượt qua thế giới ấy. Các triết gia Đức đã vượt qua hiện thực nước Đức để thể hiện tinh thần thời đại trong tư tưởng của mình thơng qua tính quy luật kế thừa và phát triển tư tưởng Ở Kant bước ngoặt Copernic đã đưa đến sự ra đời hệ thống triết học với ba tác phẩm “phê phán”; ở Hegel ngồi hệ thống đồ sộ còn có các tác phẩm lớn, bàn về nhiều vấn đề, trong đó có những ỳ tưởng “vạch thời đại” (Engels). Triết học Đức là sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học tư sản cổ điển Trong sự kết thúc đó Feuerbach đã khơi phục truyền thống duy vật trong bối cảnh chủ nghĩa duy tâm và thần bí đang phổ biến. Triết học cổ điển Đức cũng là đỉnh cao của triết học theo nghĩa cũ , nghĩa “khoa học của các khoa học”. Sau triết học Đức đã diễn ra wq trình phi cổ điển hố triết học trên nền chung của phi cổ điển hố văn hố châu Âu. Câu 4: Sự ra đời triết học mác và bước ngoặt trong lịch sử triết học 1. Bối cảnh lòch sử và các tiền đề của sự ra đời triết học Mác Những biến đổi to lớn trong đời sống chính trị - xã hội, trong hoạt động văn hóa, khoa học Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX đã khẳng định tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác Đến những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX chủ nghóa tư bản đã có hơn 100 năm tồn tại. Vai trò tích cực của giai cấp tư sản đối với lòch sử nhân loại dược thể hiện thông qua cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ phong kiến, giải phóng cá nhân, phát triển sức sản xuất. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa đã phá vỡ những quan hệ lỗi thời, mang nặng tính đẳng cấp, Có thể nói thời đại tư bản là thời đại năng động nhất so với các thời đại đã qua. Tính biện chứng của thời đại tư bản thể hiện ở chỗ nó không thể tồn tại bình thường nếu không tạo ra những biến đổi liên tục trong các lónh vực của đời sống xã hội, cải tiến liên tục công cụ sản xuất, tích cực khai thác và tìm kiếm các nguồn tài nguyên và nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, theo Mác, sự phát triển của nền sản xuất tư bản dựa trên các thành tựu khoa học, kỹ thuật của nhân loại, dù thúc đẩy về cơ bản sự vận động xã hội tiến về phía trước, vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn cố hữu của xã hội có các giai cấp đối kháng, sự tha hóa con người, mà thậm chí còn làm cho những mâu thuẫn ấy ngày càng trở nên trầm trọng và không thể kiểm soát. Xã hội tư sản đào sâu thêm khoảng cách giữa thành thò với nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, tạo nên những chênh lệch lớn trong đời sống kinh tế lẫn môi trường văn hóa, nhận thức, sự phân hóa mới trong quan hệ giữa người với người. Đó là điểm dễ thấy nhất. Thứ hai, sự vận dộng xã hội dựa trên các quy luật thò trường tư bản chủ nghóa trong khi đơn giản hóa quan hệ xã hội đã đồng thời bộc lộ mặt trái của nó: sư cằn cỗi dần những phong tục, thói quen và sinh hoạt văn hóa truyền thống, xu hướng thực dụng hóa ngay cả quan hệ gia đình, huyết thống, sư sòng phẳng đến tàn nhẫn các thang bậc đánh giá khả năng của cá nhân, và do đó loại bỏ không thương tiếc con người trong điều kiện cạnh tranh và làm giàu bằng mọi giá. Sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội phong kiến bằng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghóa là hợp lý xét từ quan điểm phát triển, nhưng chưa hoàn thiện xét từ góc độ nhân sinh. Chủ nghóa tư bản thay thế phương thức nô đòch con người, chứ chưa thể loại bỏ hẳn phương thức Thứ ba, chủ nghóa tư bản, theo Mác và Ph. Ăngghen, chẳng những không thể khắc phục mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, mà còn đẩy mâu thuẫn đó đến tình trạng gay gắt, không thể dung hòa trong điều kiện kinh tế thò trường vận Page 8 of 29 hành theo quy luật cạnh tranh tự do. Cuộc đấu tranh giải phóng xã hội giờ đây gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản công nghiệp chống lại sự áp bức của các lực lượng thống trò và trật tự xã hội tư sản nói chung. Cuộc đấu tranh này khác với thời đại các cuộc cách mạng tư sản sơ kỳ về mức độ và bản chất. Vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX giai cấp vô sản, con đẻ của nền công nghiệp, trở thành một lực lượng chính trò dộc lập, phát triển cuộc đấu tranh từ trình độ tự phát lên trình độ tự giác, từ những yêu sách thuần túy kinh tế chuyển dần sang mục tiêu chính trò. Để đạt được mục tiêu đó cần phải có môt hệ thống lý luận mang tính đònh hướng , được xác lập trên cơ sở hiện thực, nắm bắt và phân tích khoa học những vấn đề của thời đại, vạch ra con đường giải phóng cho giai cấp vô sản và các tầng lớp người lao động bò áp bức, dự báo xu thế vận động của lòch sử…Hệ thống lý luận như vậy ra đời là cần thiết và tất yếu; nó gắn liền với tên tuổi của Mác và Ăngghen từ giữa thập niên 40. Chủ nghóa Mác xem việc giải phóng giai cấp vô sản và các lực lượng xã hội bò áp bức, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản là mục tiêu chính trò lớn của mình. Nội dung của chủ nghóa Mác có thể thâu tóm vào ba bộ phận cấu thành : triết học, kinh tế chính trò học và chủ nghóa cộng sản khoa học, trong đó triết học là hạt nhân thế giới quan. Trước Mác đã có nhiều học thuyết về xã hội cộng sản tương lai, nhưng hoặc mang nặng tính chất giản đơn, thô lỗ, hoặc tỏ ra không tưởng, thiếu các tiền đề thực tiễn. Ngược lai, ở Mác, chính các nguyên lý triết học đã làm cơ sở cho việc tìm hiểu các vấn đề của tự nhiên, xã hội và tư duy. Chỉ có thế giới quan triết học khoa học, thống nhất với hoạt dộng thực tiễn và phát triển các luân điểm của mình từ những chất liệu do thực tiễn và các lónh vực khác của đời sống con người đem đến, mới giải đáp nghiêm túc và có hiệu quả những vấn đề mà thời đặt ra. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX , khi các học thuyết đương đại chưa thực sự bắt nhòp cùng quá trình vận động của xã hội, thì trong lòng nó đã thai nghén mầm mống của tinh thần khám phá mang ý nghóa cải tạo thế giới; đó là tất yếu của lòch sử. Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác phản ánh tính tất yếu của vận động lòch sử ở một nấc thang cụ thể, gắn với những nhu cầu cụ thể, những nhu cầu mà các thời đại trước còn chưa biết đến. Tính chất của thời đại quy đònh về cơ bản tính chất của một học thuyết, nhưng ở thời đại nào cũng chứa đựng bên trong nó vô số các sự vật, hiện tượng, quá trình, các nhu cầu, các thiên hướng khác nhau, nên xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Vấn đề là ở chỗ trong số những khuynh hướng ấy khuynh hướng nào sẽ đóng vai trò chủ đạo, không chỉ thể hiện thành công các điểm nóng của thực tại, mà còn vạch được con đường đúng đắn nhất hướng đến chân lý. Mác và Ăngghen xuất thân từ tầng lớp cao trong xã hội tư sản. Từ vò trí xã hội như thế Mác và Ăngghen đến với những người vô sản, và từ sự đồng cảm với họ hai người đã xây dựng hệ thống lý luận, học thuyết bảo vệ quyền lợi của họ và vạch hướng cho họ trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Điều này cho thấy cùng với diều kiện lòch sử, xã hội, thì để có một hệ thống tư tưởng mang ý nghóa vạch thời đại rất cần xuất hiện những cá nhân giàu bản lónh chính trò và tinh thần nhạy bén khoa học. Triết học Mác ra đời trong bối cảnh phức tạp của sinh hoạt tư tưởng, khi mà giai cấp tư sản, sau các cuộc cách mạng tư sản vào thế kỷ XVII – XVIII, đã không còn quan tâm đến cách mạng xã hội nữa, bởi lẽ nếu diễn ra cách mạng, thì đối tượng loại bỏ không phải là chế độ phong kiến như trước. Giai cấp tư sản cần đến một hệ chuẩn tư tưởng bảo vệ trật tự vừa hình thành và đang từng bước khẳng đònh. Vào những năm 20 – 30, khi Hêghen đang còn là thần tượng của giới trẻ có học thức và cách mạng tại Đức, những toan tính xem xét lại một cách có phê phán toàn bộ truyền thống cổ điển phương Tây nói chung, triết học Hêghen nói riêng, đã hình thành dưới tác động của quá trình phi cổ điển hóa tư duy. Sôpenha là một trong những người đầu tiên khởi xướng quá trình đó. Sôpenha phê phán chủ nghóa duy lý truyền thống, đặc biệt là hệ thống Hêghen, thay sự sùng bái lý trí bằng sùng bái ý chí. Sau Sôpenha tại Đan Mạch nhà triết học Kiếckego, người sống hầu như cùng thời với Mác, đặt nền móng cho Chủ nghóa hiện sinh trong tương lai (nhánh Hiện sinh tôn giáo). Tại Pháp Côntơ, người khởi Page 9 of 29 xướng Chủ nghóa thực chứng, tuyên bố về một thứ triết học vượt qua cả chủ nghóa duy vật lẫn chủ nghóa duy tâm, hình thành cái gọi là con đường thứ ba trong triết học. Muộn hơn, các trao lưu triết học tôn giáo thực hiện quá trình hiện đại hóa bằng cách kết hợp các vấn đề của thời đại với giáo lý Kytô trung cổ. Nói cách khác, bức tranh triết học nửa đầu thế kỷ XIX tại các nước Tây Âu được hình thành với ba khuynh hướng cơ bản là khuynh hướng duy lý hiện đại, hay khuynh hướng khoa học (để phân biệt với duy lý truyền thống), khuynh hướng phi duy lý, và khuynh hướng tôn giáo (khuynh hướng thứ hai này có nhiều mối liên hệ với khuynh hướng phi duy lý). Trong tình hình phức tạp như thế Mác đã thể hiện một thái độ khác đối với truyền thống. Khi xác lập học thuyết triết học của mình Marx chẳng những không xét lại truyền thống một cách cực đoan, mà còn kế thừa và phát triển những yếu tố tích cực của nó.Mác và Ăngghen tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc phân tích hệ thống các vấn đề triết học do truyền thống để lại, trong đó có vấn đề cơ bản của triết học. Bước ngoặt có tính cách mạng trong lòch sử triết học, do Mác và Ăngghen thực hiện, thực chất là sự kế thừa, đổi mới, phát triển lên trình độ cao các giá trò truyền thống, đặc biệt là truyền thống phương Tây,cải tạo và khắc phục hạn chế của các học thuyết trước đó mà hai ông có dòp tìm hiểu. * Tiền đề lý luận của triết học Mác Tiền đề sâu xa của triết học Mác là toàn bộ tinh hoa tinh thần của nhân loại, mà chủ yếu là tinh hoa phương Tây, được tích lũy trong các học thuyết triết học từ hơn hai ngàn năm qua, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại. Triết học Marx là một vòng khâu trong chuỗi các vòng khâu nối tiếp nhau qua các thời đại, với sự mở rộng không ngừng tri thức triết học trong mối liên hệ với hoạt động thực tiễn, với khoa học và trình độ nhận thức chung. Sự kế thừa ấy thể hiện ở các bình diện bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận và nhân sinh – xã hội. Khi tìm hiểu triết học Hy Lạp, Mác viết :” Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình” […]Triết học hiện đại chỉ tiếp tục cái công việc mà Hêraclít và Arixtốt đã mở đầu mà thôi” 1 . Tư tưởng nhân văn Phục hưng, chủ nghóa duy vật, nhận thức khoa học và phong trào Khai sáng của thời đại các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XVII – XVIII đã trở nên kích thích tố quan trọng đối với quá trình hình thành chủ nghóa Mác. Tiền đề trực tiếp của sự ra đời triết học Mác là triết học cổ điển Đức, mà cụ thể là phép biện chứng Hêghen và chủ nghóa duy vật nhân bản Phoiơbắc. Cuộc hành trình tư tưởng của Mác bắt đầu từ phép biện chứng Hêghen, và từ cuối năm 1842 chuyển dần sang chủ nghóa duy vật. Trong “Bản chất Kitô giáo” Phoiơbắc vạch ra cơ sở tâm lý của sự ra đời tôn giáo như cảm giác bất lực và yếu đuối của con người trước các lực lượng hùng mạnh và bí hiểm xung quanh, nhấn mạnh rằng tôn giáo là hình thức sinh hoạt tinh thần cần thiết của nhiều dân tộc, rằng Chúa của Kitô giáo là mục tiêu cao nhất, là cái Tuyệt đối mà con người phấn đấu vươn tới, nói khác đi con người tạo ra Thượng đế, chứ không phải Thượng đế sáng tạo ra con người. Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, bản chất của thế giới trần tục, đồng thời vạch ra hạn chế của chủ nghóa duy tâm Hêghen, chứng minh mối liên hệ giữa chủ nghóa duy tâm trên trời và chủ nghóa duy tâm dưới mặt đất, tức hệ thống Hegel. Ý tưởng cải cách mà Phoiơbắc đặt ra trong “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học” đã kích thích Mác xây dựng một học thuyết triết học thâm nhập vào đời sống hiện thực thông qua các nguyên lý có tính khoa học của nó, khắc phục tính tư biện cố hữu ở triết học Hêghen. Phoiơbắc chỉ ra sự cần thiết thay thế chủ nghóa kinh viện mới (ám chỉ triết học Hêghen) bằng thuyết nhân bản, xem con người là nền tảng, xem tự nhiên là hiện thực duy nhất, loại bỏ Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu. Cải tổ triết học cũng có nghóa là giải phóng triết học ra khỏi thần học dưới bất kỳ hình thức nào. Triết hoc Phoiơbắc là chiếc cầu nối để Mác đi đến chủ nghóa duy vật biện chứng như sự thống nhất chủ nghóa duy vật và phép biện chứng, khắc phục những hạn chế lòch sử của các bậc tiền bối trực tiếp. Hình thức hiện đại của chủ 1 Page 10 of 29 [...]... biết đến không chỉ với tính cách là những triết gia, mà còn là những bậc thông thái, am tường nhiều thứ, chẳng hạn toán học, vật lý học, thiên văn học, sinh vật học những lónh vực đang còn ở trong tình trạng tản mạn, sơ khai Cùng với quá trình chuyên biệt hóa tri thức, vò trí của triết học như “khoa học của các khoa học cũng cần được xem xét lại Song, liên minh giữa triết học với các khoa học chuyên... và đối tượng của triết học, quan hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể, chuyên biệt Sự ra đời của triết học Mác góp phần làm thay đổi quan niệm về tính chất và đối tượng của triết học, về quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể Vấn đề là ở chỗ, vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức chung hãy còn thấp, tri thức khoa học còn nằm trong tình trạng tản mạn, sơ khai, nên triết học, do đặc điểm... xuất phát, nền tảng trong triết học Mác Lòch sử phát triển của triết học cho thấy phạm trù “thực tiễn” có từ thời cổ đại, và trở thành một trong những phạm trù được nhắc đến nhiều trong các học thuyết triết học Điều này không khó giải thích, bởi lẽ không một nhà triết học nào chủ trương tách rời hệ thống triết học khỏi thực tiễn lòch sử – xã hội Vấn đề là ở chỗ các học thuyết ấy hiểu thực tiễn như... vào thế kỷ XX và XXI, nhằm khẳng đònh giá trò khoa học, tính cách mạng và tính sáng tạo, hay tính mở của chủ nghóa Mác Tiền đề khoa học tự nhiên Liên minh giữa triết học với các lónh vực tri thức cụ thể, đặc biệt là khoa học tự nhiên, có lòch sử lâu dài và mang ý nghóa sống còn đối với sự phát triển của triết học, nhất là chủ nghóa duy vật Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại đều là những bộ óc... biện chứng ngghen viết :”Mỗi lần có một phát minh mang ý nghóa thời đại ngay cả trong lónh vực khoa học lòch sử – tự nhiên thì chủ nghóa duy vật lại không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó” 2 Ph ngghen cho rằng, để thở thành một nhà triết học chân chính điều kiện trước tiên là phải nắm vững kiến thức về khoa học tự nhiên – lòch sử, từ toán học, vật lý, đến các khoa học về con người 2 Những biểu hiện... ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, do C Mác và Ph Ăngghen thực hiện (nội dung chính) Chủ nghĩa Mác, trong đó triết học là hạt nhân lý luận của nó, ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX Sự ra đời của triết học Mác đánh dấu bước phát triển mới về chất trong lịch sử triết học, thể hiện ở những điểm cơ bản sau: * Thống nhất hữu cơ chủ nghóa duy vật và phép biện chứng Công lao lòch sử của Hêghen là... đời các ngành khoa học cụ thể, chuyên biệt, với hệ thống lý luận của mình Với thời gian triết học từ bỏ dần vai trò “khoa học của các khoa học , hay thứ tri thức bao trùm nào đó Thế giới quan triết học, với tính chất tổng hợp, tính hệ thống và tính khái quát hóa vốn có từ lòch sử, tiếp tục công việc của một lónh vực nhận thức đặc thù trong sự liên minh ngày càng bền chặt với các khoa học cụ thể, chuyên... Trong liên minh theo cách hiểu mới các khoa học cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, nhờ đó mà các nhà triết học đưa ra những luận điểm , những giải thích về sự vật một cách hợp lý, có căn cứ; đồng thời từ các dữ liệu của quá khứ, hiện tại, họ cùng các nhà khoa học gợi mở, dự báo về những vấn đề của tương lai Về phần mình triết học tác động đến các khoa học tự nhiên – lòch sử ở phương diện thế... điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng những quan Page 15 of 29 điểm triết hoc của thuyết Âm Dương - Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia, v.v Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa Nho gia còn có sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai phật giáo Sự kết hợp những tư tưởng triết học. .. cả hai Đã có lúc, do những nguyên nhân khác nhau, triết học bò được dưới sự chế ngự và giám sát của thần học, bò biến thành hệ thống các quan điểm mang nặng tính giáo huấn, tính minh hoạ một chiều cho các tín điều Khi ấy những khám phá khoa học, với những chất liệu thực tiễn không thể bác bỏ, đã trở thành chỗ dựa vững chắc đối với quá trình giải phóng triết học ra khỏi ảnh hưởng của thần học, tiếp . cứu khoa học. 4. Triết học và tôn giáo, khoa học và thần học Triết học và khoa học thế kỷ XVII-XVIII chưa chấm dứt hẳên những liên hệ với tôn giáo và thần học, thể hiện ở các phương án dung hòa. cách triết học đã kích thích Mác xây dựng một học thuyết triết học thâm nhập vào đời sống hiện thực thông qua các nguyên lý có tính khoa học của nó, khắc phục tính tư biện cố hữu ở triết học. dựng triết học tự nhiên”, triết học tiên nghiệm”, triết học nghệ thuật” và triết học đồng nhất”. Đặc biệt, Hegel đã xây dựng hệ thống tri thức phổ qt với ba bộ phận cấu thành là “Lơgíc học

Ngày đăng: 01/09/2014, 11:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. THỰC TIỄN

  • II. THỰC TIỄN CÓ VAI TRÒ RẤT TO LỚN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

  • III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan