tuyển tập các đề thi học sinh giỏi, đề thi môn sinh học lớp 10

59 8.1K 27
tuyển tập các đề thi học sinh giỏi, đề thi môn sinh học lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: Lớp Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Bộ Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora Họ Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae Chi Panthera Neofelis Ursus Muntiacus Panthera Loài P. pardus (Báo hoa mai) N. nebulosa (Báo gấm) U. thibetanus (Gấu ngựa) M. vuquangensis (Mang Vũ Quang) P. tigris (Hổ) Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Câu 2: a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? Câu 3: Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật? b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? Câu 4: Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó? Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? Câu 5: So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? Câu 6: So sánh đặc điểm của tế bào động vật và tế bào thực vật? Rút ra kết luận gì về những điểm giống nhau và khác nhau đó? Câu 7: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu Nội dung Than g điểm Câu1: Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? - Thứ tự: Báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, mang Vũ Quang - Giải thích: + Dựa vào nguyên tắc phân loại: Các loài gần gũi xếp vào 1chi, các chi gần gũi xếp vào một họ, các họ gần gũi xếp vào một bộ. + Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài cùng họ khác chi, tiếp đến là các loài cùng bộ khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác bộ. 1,0 0,5 0,5 Câu 2: a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn. b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? - Cấu tạo của photpholipit: gồm 1 phân tử glixêrol, 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phot phat. - Chức năng chính: cấu tạo nên các loại màng của tế bào. - Vì, cà chua chứa nhiều carôtenôit tan trong dầu hoặc mỡ. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3: Cho các loại cacbohidrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có ở cơ thể động vật? - Đường đơn: glucozơ, fructôzơ, galactôzơ. - Đường đôi: saccrôzơ, lactôzơ, mantôzơ. - Đường đa: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, xenlulôzơ, mantôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, galactôzơ. b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? - Xenlulôzơ là loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất. - Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4 glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc. 0,75 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 0,75 Câu 4: Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó? - Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi poli peptit mạch thẳng. Cấu trúc bậc 1 được giữ vững bởi các liên kết peptit, là những liên kết cộng hóa trị bền vững. Nhờ có liên kết cộng hóa trị bền vững nên trình tự các axit amin không bị thay đổi bởi các tác động của môi trường. - Bậc 2: do bậc 1 xoắn α hay gấp nếp β. - Cấu trúc bậc 2 được giữ nhờ liên kết peptit của cấu trúc bậc 1 và các liên kết yếu của liên kết hiđrô. Liên kết hiđrô được hình thành từ các nhóm cho H (NH + 3 ) và các nhóm nhận H (COO - ). - Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại theo không gian ba chiều. Cấu trúc bậc 3 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion. - Bậc 4: do từ 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau tạo thành. Cấu trúc bậc 4 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? - Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình thành bởi các liên kết hiđrô, không bền với nhiệt độ cao - Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ thấp (vừa phải). Trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hiđrô không bị đứt, cấu trúc không gian của protein không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm giảm hoạt tính của protein nên trứng lâu bị hỏng. - Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ cao) thì nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị đứt gãy, cấu trúc không gian của protein bị phá vỡ và protein mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng. 0,25 Câu 5: So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? *Giống nhau - Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có màng sinh chất, tế bào chất, vật chất di truyền là ADN, Riboxom cũng được cấu tạo từ rARN và prôtein . - Ty thể và lục lạp của tế bào nhân chuẩn chứa ADN và ARN giống ADN và ARN của tế bào nhân sơ. * Khác nhau Tế bào nhân sơ - Vi khuẩn, vi khuẩn lam, vi khuẩn cổ. - Kích thước bé (1 – 10 μm) - Có cấu tạo đơn giản. - Vật chất di truyền là phân tử ADN trần dạng vòng nằm phân tán trong tế bào chất. - Chưa có nhân. Chỉ có thể nhân là phần tế bào chất chứa ADN. - Tế bào chất chỉ chứa các bào quan đơn giản như ribôxôm, mezôxôm. 0,5 1,75 0,75 - Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ prôtêin, flagelin Vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? - Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường. - Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn. - Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học. Câu 6: 1. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật a. Giống nhau: Đều có các thành phần: - Màng sinh chất - Tế bào chất và các bào quan : ti thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, Ribôxôm, lizôxôm, - Nhân với nhân con và chất nhiễm sắc. b. Khác nhau: Tế bào thực vật - Có thành xenlulôzơ ở bên 0,75 1,25 ngoài màng sinh chất, không có khung xương tế bào - Có lục lạp → Quang tự dưỡng - Chỉ ở thực vật bậc thấp mới có trung thể → Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất bằng vách ngăn trung tâm - Có không bào trung tâm có kích thước to chứa nhiều nước, muối khoáng và các chất hữu cơ quan trọng trong đời sống thực vật - Có perôxixôm 2. Rút ra kết luận - Giống nhau vì tế bào là đơn vị cấu trúc, chức năng của cơ thể sống → chứng tỏ thực vật và động vật có chung nguồn gốc. - Khác nhau do hoạt động sống khác nhau → chứng tỏ giới thực vật và giới động vật là 2 hướng tiến hóa khác nhau từ một nguồn gốc chung. Một hướng tự dưỡng, cố định hình thành giới thực vật. Một hướng dị hóa, di chuyển hình thành giới động vật. 0,5 Câu 7: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? 1. Số nucleotit của gen ở mỗi loài vi khuẩn * Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: G% = X% = 10% → A% = T% = 40% 1 A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) → G= X= (10% : 40%).600 = 150 (Nu) Ở gen của loài vi khuẩn 2: G – A = 150 G = X = 450 2G + 2A = 1500 A = T = 300 2. Loài vi khuẩn sống trong nước nóng tốt hơn - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 1: H = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 2: H = 2A + 3G = 2 x 300 + 3 x 450 = 1950 - Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn, số liên kết hidro nhiều hơn (có cùng số nu) nên gen (ADN) ít bị biến tính hơn. 1 1 SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a. Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin. Cho biết những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? b. Tại sao xenlulozơ được xem là một hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành (vách) tế bào thực vật? c. Tại sao khi người bị sốt quá cao thì có thể gây tử vong? Câu 2: a. Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? b. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? Câu 3: Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucozơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M Saccarôzơ và 0,02M glucozơ, 0,01M fructôzơ. - Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao? - Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Câu 4: a. Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn? b. Giải thích hiện tượng sau: nếu trong tế bào không có ôxi (O 2 ) thì chu trình Crep không diễn ra? Câu 5: a. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng. Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Hãy giải thích vì sao lại xảy ra ở đó. b. Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra? c. Để tổng hợp 1 phân tử glucôzơ, chu trình Canvin cần sử dụng bao nhiêu mol photon ánh sáng, bao nhiêu phần tử CO 2 , bao nhiêu phân tử ATP, NADPH? Câu 6: Sơ đồ dưới đây là các con đường giải phóng năng lượng ở vi sinh vật. Chất cho eletron hữu cơ. Chất hữu cơ O 2 NO - 3 ; SO 4 2- ; CO 2 C B A Q Q Q - Em hãy cho biết tên các con đường A, B, C - Phân biệt các con đường trên về điều kiện xảy ra, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm tạo thành. Câu 7: Sau một đợt giảm phân của 15 tế bào sinh trứng, người ta nhận thấy đã có tất cả 1755 NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. a. Xác định bộ NST của loài trên và cho biết tên loài. b. Biết có 4 tế bào sinh tinh giảm phân. Xác định số NST có trong các tinh trùng của loài trên. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013- 2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu Nội dung Than g điểm Câu 1 a. Những phân tử nào có liên kết hiđrô? Vai trò Câu 2 Câu 3 Câu 4 của liên kết hiđrô trong các phân tử đó? - Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin - Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử: + ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN + Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin (cấu trúc bậc 2,3,4). b. Tại sao xenlulozơ được xem là một hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành (vách) tế bào thực vật? - Xenlulozơ có nhiều hơn tất cả các HCHC khác của cơ thể thực vật, nó là nguyên liệu cấu trúc chính của tế bào. - Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4 glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai 0,5 0,5 1,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,5 1,0 Câu 5 và chắc (nên là cấu trúc lí tưởng). c. Tại sao khi người bị sốt quá cao thì có thể gây tử vong? Khi sốt cao thì nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường → biến tính prôtêin (biến đổi từ cấu trúc không gian sang cấu trúc duỗi thẳng) → prôtêin bị mất hoạt tính → rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể → Nguy cơ gây tử vong a. Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận? - Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ô xi vì nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ôxi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ô xi nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng. b. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào? - Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn. a. Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao? – Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo. 1,0 1,0 0,5 0,5 0,25 0,25 [...]... SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường và ở các nước vùng lạnh thì động vật thủy sinh vẫn tồn tại bình thường? b So sánh cacbohidrat và lipit về: cấu tạo, tính chất, vai trò? c Hãy phân biệt m-ARN, t-ARN, r-ARN về cấu trúc? Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự... bào sinh trứng qua giảm phân tạo ra 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng - Số NST trong các thể định hướng: 12000.3.40 = 1440000 (NST) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới? Tại sao nấm nhầy lại không thuộc giới Nấm? b Sự khác nhau giữa... Câu 3 (00C) nổi lên phía trên và có tác dụng cách nhiệt cho lớp nước phía dưới, do vậy các loài động vật thủy sinh vẫn có thể sinh trưởng bình thường ở lớp nước phía dưới các lớp băng 0,5 b So sánh cacbohidrat và lipit về: cấu tạo, tính chất, vai trò? 0,25 So sánh cacbohidrat và lipit về: cấu tạo, tính 0,75 chất, vai trò? Giống: + đều cấu tạo từ C, H, O + đều cung cấp năng lượng cho tế bào Khác: ĐẶC... đã thu được 108 00 vịt con Biết hiệu suất thụ tinh là 100 % Đàn vịt giống được xác định là hoàn toàn khỏe mạnh và tỉ lệ nở so với trứng có phôi là 90% Hãy xác định: 1 Số lượng tế bào sinh tinh và số lượng tế bào sinh trứng để tạo nên đàn vịt này? 2 Số lượng NST bị tiêu biến trong các thể định hướng? (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014... lượng, số liên kết photphodieste giữa axit và đường có trong gen trên (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Than Câu Nội dung g điểm Câu 1 a Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới? Tại sao nấm nhầy lại không thuộc giới Nấm? * Cơ sở phân loại:... 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Than Câu Nội dung g điểm Câu 1 a Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường và ở các nước vùng lạnh thì động vật thủy sinh vẫn tồn tại bình thường? - Trong nước thường, các liên kết H luôn được bẻ gãy và tái tạo liên tục, khoảng trống nhỏ Trong nước đá các liên kết H luôn bền vững và khoảng cánh giữa các phân tử nước xa hơn, khoảng... nguyên liệu ATP và NADPH từ pha sáng) b Ôxi được sinh ra từ pha nào của quá trình quang hợp? Hãy biểu thị đường đi của ôxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra? - Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình quang phân li nước - Từ nơi được sinh ra (khoang tilacoit) oxi qua màng tilacoit →màng trong và màng ngoài lục lạp → màng sinh chất → ra khỏi tế bào c Để tổng hợp 1 phân... dấu các ống Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 5: Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại vi khuẩn người ta nuôi cấy trong môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau: - Ống nghiệm 1: các chất vô cơ đã biết rõ về thành phần, hàm lượng + 10 g đường glucozơ - Ống nghiệm 2: các chất vô cơ đã biết rõ thành phần, hàm lượng + 10 g... dưa 1 Số lượng tế bào sinh tinh và số lượng tế bào sinh trứng để tạo nên đàn vịt này? - Số lượng hợp tử hình thành: 108 00 .100 /90 = 12000 (hợp tử) - Có 12000 hợp tử → có 12000 tinh trùng, 12000 tế bào trứng thụ tinh - Số lượng tế bào sinh tinh: 12000/4 = 3000 (tế bào) - Số lượng tế bào trứng: 12000/1 = 12000 (tế bào) 2 Số lượng NST bị tiêu biến trong các thể định hướng? - 1 tế bào sinh trứng qua giảm... gì? Ở tế bào động vật có 3 diểm chốt : - Điểm chốt R ở cuối pha G1 báo hiệu các quá trình cần thi t cho sự nhân đôi của ADN và NST phải được chuẩn bị đầy đủ Kiểm tra sửa chữa các phân tử ADN bị đột biến để tránh nhân đôi các ADN bị đột biến - Điểm chốt G2 để báo hiệu các quá trình cần thi t cho sự phân bào phải được hoàn tất Các quá trình đó chưa hoàn tất tế bào sẽ bị ách lại ở pha G2 để ngăn không . hơn? (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm. SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: a. Trong tế bào có các phân tử sinh học: Lipit, ADN và prôtêin của loài trên. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013- 2014 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN Môn: Sinh học 10 Thời gian: 180 phút Câu Nội

Ngày đăng: 31/08/2014, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan