áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam

93 596 0
áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 1 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP §Ò tµi: ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : ĐINH THỊ TUYẾT NHUNG Lớp : ANH 11 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN THỊ TƢỜNG ANH Hà Nội – 05/2009 Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 2 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “HIỆU ỨNG MẠNG” VÀ NGHIỆP VỤ E-BANKING 8 I. Hiệu ứng mạng 8 1. Khái niệm chung về “hiệu ứng mạng” 8 1.1. “Hiệu ứng mạng” là gì? 8 1.2. Nguồn gốc của hiệu ứng mạng 10 1.2.1. Khả năng trao đổi 10 1.2.2. Chi phí chuyển đổi 11 1.2.3. Sự phối hợp 13 1.3. Các loại “hiệu ứng mạng” 14 1.3.1. Hiệu ứng mạng trực tiếp 15 1.3.2. Hiệu ứng mạng gián tiếp 16 2.Thị trường mạng lưới và quy luật hiệu suất tăng dần 18 2.1 Thị trường mạng lưới 18 2.2. Quy luật hiệu suất tăng dần và đường doanh thu tăng dần trong thị trường mạng lưới. 22 3. Chiến luợc kinh doanh “Hiệu ứng mạng” 25 II. Nghiệp vụ e-banking 27 1. Khái niệm chung về e-banking 27 1.1. Định nghĩa nghiệp vụ e-banking 27 1.2. Các dịch vụ Ngân hàng điện tử 31 2. Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking 33 CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING TẠI VIỆT NAM 35 I. Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam 35 1. Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 35 1.1. Sự phát triển của thị trường thanh toán thẻ 36 1.2. SMS banking 37 Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 3 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội 1.3. Internet Banking 38 2. Vai trò của e-banking tại Việt Nam 41 II. Thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong e- banking tại Việt Nam 43 1. Các cách thức thực hiện chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” 43 1.1. Đầu tư để trở thành người dẫn đầu 43 1.2. Đầu tư để có công nghệ ưu việt 44 1.3. Giảm giá cực lớn 45 1.4. Xây dựng mạng lưới riêng 46 1.5. Định vị thị trường: định vị trong tâm lý. 47 2. “Hiệu ứng mạng” trong e-banking 47 3. Chiến lược của các ngân hàng Việt Nam để phát triển nghiệp vụ e-banking 50 3.1. Mở rộng mạng lưới khách hàng 51 3.2. Xây dựng mạng lưới liên minh 54 3.3. Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử: 59 4. Một số kết quả đạt được từ chiến lược kinh doanh của các ngân hàng 60 4.1. Số tài khoản cá nhân ngày càng tăng 60 4.2. Tốc độ giao dịch được đẩy nhanh 61 5. Tác động của chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng 62 5.1. Với Ngân hàng 62 5.1.1. Tác động tích cực 62 5.1.2. Tác động tiêu cực 63 5.2. Với khách hàng 64 5.2.1.Tác động tích cực 64 5.2.2.Tác động tiêu cực 66 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH HIỆU ỨNG MẠNG TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING THỜI GIAN QUA 67 I. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 67 1. Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 67 2. Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e- banking 69 2.1. Hoàn thiện khung pháp lý: 69 Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 4 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội 2.2. Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 69 2.3. Phối hợp các bộ ban ngành 70 3. Những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking 72 3.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông. 72 3.2. Tiếp tục đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 73 4. Những thách thức đối với sự phát triển của e-banking tại Việt Nam 74 II. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam 75 1. Kinh nghiệm từ việc phát triển e-banking tại Trung Quốc 75 2. Kinh nghiệm từ các nước Châu Âu 78 3. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking 80 3.1. Các bước cần thực hiện khi áp dụng chiếu lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” 80 3.1.1 Xác định hướng đi của ngân hàng 80 3.1.2. Lập kế hoạch chiến lược dài hạn 82 3.1.3. Tìm hiểu về cách thức, các thành công, thất bại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” 82 3.1.4. Ứng phó với các quy định về chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh của nhà nước (tránh rủi ro). 83 3.2. Duy trì “Hiệu ứng mạng” 84 III. Một số kiến nghị để thúc đẩy sự phát triển của e-banking tại Việt Nam 85 1. Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý: 85 2. Đối với các ngân hàng thương mại: 88 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 5 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt 1. ACB Ngân hàng Á Châu 2. Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 3. BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4. CNTT Công nghệ thông tin 5. DongA bank Ngân hàng Đông Á 6. Eximbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 7. Habubank Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội 8. Maritime bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam 9. MB bank Ngân hàng Quân đội 10. NHĐT Ngân hàng điện tử 11. NHNN Ngân hàng nhà nước 12. NHTM Ngân hàng thương mại 13. Sacombank Ngân hàng Sài Gòn thương tín 14. SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội 15. Southernbank Ngân hàng Phương Nam 16. TCTD Tổ chức tín dụng 17. Techcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam 18. TMĐT Thương mại điện tử 19. Vib bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốctế 20. Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 21. Vietinbank Ngân hàng Công Thương Việt Nam Tiếng Anh 1. ATM (Auto machine teller)- Máy rút tiền tự động 2. POS (Point of sale)- Điểm chấp nhận thẻ 3. PDA ( Personal Digital Assistant )- Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân 4. SWIFT ( Society for worldwide interbank financial telecommunication ) - Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 6 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (e-banking) xuất hiện từ những năm 1995 là kết quả tất yếu của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, là sản phẩm của nền kinh tế tri thức và đã nhanh chóng tỏ rõ ưu thế vượt trội của nó so với loại hình nghiệp vụ truyền thống. Một xu thế đang được hình thành ngày một rõ nét là hầu hết các ngân hàng trong tương lai sẽ lựa chọn phát triển kênh phân phối này ở các mức độ khác nhau. Các ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế tri thức, trong quá trình phát triển của e-banking có sự góp mặt của “hiệu ứng mạng”- một hiện tượng kinh tế vi mô mới được các nhà kinh tế đề cập đến từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Dựa vào vai trò của “hiệu ứng mạng”, một chiến lược kinh doanh mới đã được các nhà kinh tế đề ra - chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng”. Là người đi sau và không có ưu thế về công nghệ so với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng Việt Nam cần nhận thức và tận dụng hiện tượng kinh tế vi mô cũng như chiến lược kinh doanh này để có thể cạnh tranh khi Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết khi e-banking đang được nhiều ngân hàng áp dụng rộng rãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với sự quan tâm tới vấn đề nêu trên, người viết đã chọn đề tài “Áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam”, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Anh nhằ m làm rõ phần nào các khía cạnh liên quan tới “hiệu ứng mạng” và sự tận dụng vai trò của “hiệu ứng mạng” để phát triển loại hình nghiệp vụ tài chính- ngân hàng mới xuất hiện tại Việt Nam. 2. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là chiến lược của các ngân hàng Việt Nam trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking. Nội dung nghiên cứu bao gồm: những lý luận cơ bản về “hiệu ứng mạng”, chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” và e-banking; sự áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam; xu hướng phát triển của e-banking và bài học kinh nghiệm Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 7 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e- banking. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên các số liệu, các bài nghiên cứu về “hiệu ứng mạng” và e- banking. 4. Kết cấu của khóa luận Bài khóa luận có kết cấu gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về “hiệu ứng mạng” và nghiệp vụ e-banking, giới thiệu các khái niệm chung, các vấn đề lý thuyết liên quan tới “hiệu ứng mạng” và nghiệp vụ e-banking cũng như khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking. Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam, trình bày thực trạng phát triển nghiệp vụ e-banking, vai trò của “hiệu ứng mạng” trong e-banking và các bước đi chiến lược của các ngân hàng để phát huy vai trò đó. Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam từ thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e- banking thời gian qua, nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra một số kiến nghị để tận dụng hơn nữa vai trò của “hiệu ứng mạng” trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking trở thành một nghiệp vụ chủ chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, do khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận cũng như những hạn chế về trình độ nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và các nguồn tài liệu tiếp cận, bài khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đọc để bản khóa luận được hoàn thiện hơn. Người viết xin gửi lời cám ơn trân trọng tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Anh, người đã hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung cũng như phương pháp để thực hiện và hoàn thành khóa luận này! Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 8 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “HIỆU ỨNG MẠNG” VÀ NGHIỆP VỤ E-BANKING I. Hiệu ứng mạng 1. Khái niệm chung về “hiệu ứng mạng” 1.1. “Hiệu ứng mạng” là gì? “Hiệu ứng mạng” (network effects) là một hiện tượng trong đó giá trị của một loại sản phẩm tăng lên khi bán được nhiều sản phẩm hơn và khi mạng lưới người sử dụng được mở rộng hơn [12]. Một sản phẩm, dịch vụ có “hiệu ứng mạng” khi lợi ích của một cá nhân khi tiêu thụ sản phẩm đó tỷ lệ thuận với số người sử dụng hàng hóa dịch vụ đó[iii]. Khi có “hiệu ứng mạng”, ích lợi của một người tiêu dùng một loại sản phẩm tăng lên cùng với việc số người sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó tăng lên. Cụ thể là khi mua sản phẩm/ dịch vụ, người tiêu dùng không chỉ có được lợi ích từ bản thân sản phẩm/dịch vụ mà còn hưởng lợi từ mạng lưới những người sử dụng sản phẩm/dịch vụ cùng loại đó. Mạng lưới người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ càng được mở rộng thì lợi ích của mỗi người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ đó càng tăng lên. Ví dụ đơn giản nhất minh hoại cho hiện tượng “hiệu ứng mạng” chính là việc sử dụng điện thoại [xiii]. Nếu chỉ có một người sử dụng điện thoại thì sẽ không có được lợi ích gì vì không thể dùng để liên lạc được. Tuy nhiên, nếu có hai người cùng sử dụng thì điện thoại lúc này mới có vai trò là phương tiện liên lạc. Và nếu mạng lưới có nhiều hơn hai người thì ích lợi của người sử dụng càng nhiều hơn vì họ có thể liên lạc được với nhiều người hơn. Cứ thêm mỗi người sử dụng điện thoại Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 9 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội thì khả năng liên lạc với các thành viên khác trong mạng lưới lại được gia tăng (hình minh họa). Như vậy, khi mạng lưới người sử dụng điện thoại ngày càng mở rộng thì ích lợi của mỗi người sử dụng điện thoại sẽ tăng lên. Và một người gia nhập vào mạng lưới điện thoại bất kỳ sẽ không chỉ đơn giản là quyết định mua điện thoại để liên lạc mà sẽ xem xét mạng lưới nào có khả năng liên lạc được với nhiều người hơn, bằng cách nghiên cứu mạng lưới của từng nhà cung cấp dịch vụ để chọn ra được mạng lưới có lợi nhất, giúp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu liên lạc của mình. Nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đến việc mua hàng khi có “hiệu ứng mạng” sẽ không chỉ là chất lượng cũng như khả năng thỏa mãn nhu cầu của hàng hóa ( trong ví dụ này là nhu cầu đàm thoại) mà còn chịu ảnh hưởng của số lượng thuê bao tiềm năng mà khách hàng có thể liên lạc được. Vấn đề này trở nên đặc biệt quan trọng vì trong giai đoạn hiện nay, các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ đã nhận thức được tầm quan trọng của “hiệu ứng mạng” nên đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để thu hút ngày càng nhiều khách hàng tham gia mạng lưới của mình. Một ví dụ khác về „hiệu ứng mạng‟ trong lĩnh vực tài chính là thị trường chứng khoán [xiii]. Trên thị trường này, tính thanh khoản là yếu tố quyết định chi phí giao dịch khi mua hay bán một chứng khoán. Khi có càng nhiều người mua và người bán trên một sàn chứng khoán thì tính thanh khoản của chứng khoán càng tăng, chi phí giao dịch, do đó, giảm. Điều này lại giúp thu hút thêm nhiều người mua và người bán. “Hiệu ứng mạng” thực chất là một ngoại ứng. Xét trong ví dụ về hiệu ứng mạng trong lĩnh vực viễn thông nói trên: khi một người quyết định tham gia vào mạng viễn thông, anh ta chỉ tính đến lợi ích của mình khi có thể liên lạc được với những người vốn đã ở sẵn trong mạng lưới. Tuy nhiên, anh ta không hề tính đến khả năng rằng việc tham gia mạng của anh ta đã tạo ra những ích lợi cho chính những người đã gia nhập mạng trước đó bởi những người này giờ đây đã có thể liên lạc với anh ta. Điều này làm tăng ích lợi cho những thuê bao có sẵn trên mạng, tức là tạo ra một ngoại ứng tích cực. Thuật ngữ “hiệu ứng mạng” được sử dụng hầu hết trong các trường hợp liên quan tới ngoại ứng dương mặc dù có thể xảy ra đồng thời hiệu ứng Áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 10 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội âm, khi đó càng nhiều người sử dụng thì giá trị sản phẩm càng giảm đi.Ví dụ khi có thêm quá nhiều thuê bao có thể xảy ra hiện tượng nghẽn mạng hoặc khi có nhiều người bán và người mua sẽ tạo áp lực lên giá chứng khoán. Tuy nhiên, trong các trường hợp này, người ta sử dụng thuật ngữ khác – đó là thuật ngữ “nghẽn mạng” (network congestion) [xiii]. 1.2. Nguồn gốc của hiệu ứng mạng Bản thân hàng hóa hay các khách hàng hoặc nhà sản xuất không tạo nên “hiệu ứng mạng”. “Hiệu ứng mạng” tồn tại là do có sự tương tác giữa các khách hàng, giữa các sản phẩm trong cùng một mạng lưới. Ba nhân tố cơ bản hình thành nên khả năng đó bao gồm: khả năng trao đổi, chi phí chuyển đổi và sự phối hợp [vii]. Dưới đây là sự phân tích về việc tạo nên “hiệu ứng mạng” của từng yếu tố riêng biệt. 1.2.1. Khả năng trao đổi Người duy nhất trong mạng xã hội Facebook hay người đầu tiên sử dụng máy fax sẽ không tìm thấy ích lợi gì vì họ không có ai để trao đổi hay gửi fax. Nhưng khi số người tham gia Facebook hay sử dụng máy fax tăng lên thì mỗi người sử dụng sẽ thấy có thêm nhiều lợi ích vì họ có khả năng trao đổi với nhiều người trong cùng mạng lưới người sử dụng hơn. Một „„hiệu ứng mạng‟‟ được hình thành. Những phản hồi tích cực từ những người trong mạng lưới sau đó sẽ giúp lôi kéo thêm nhiều người sử dụng. Và „„hiệu ứng mạng‟‟ lại tăng lên. Như vậy, đây là một hiệu ứng dạng vòng tròn, không có điểm khởi đầu và kết thúc: càng nhiều người tham gia “hiệu ứng mạng” càng lớn, ngược lại, “hiệu ứng mạng” càng lớn thì càng đem lại nhiều lợi ích và lôi kéo thêm nhiều người tham gia. Những ví dụ trên đây đã minh họa cho việc “khả năng trao đổi” có thể tạo ra hiệu ứng mạng lưới như thế nào. Với những hàng hóa mạng lưới, vì lợi ích của mỗi khách hàng phụ thuộc vào số người mua cùng loại sản phẩm đó nên khi một khách hàng lựa chọn sản phẩm, mong đợi của họ về quy mô mạng lưới chiếm vị trí quan trọng trong việc quyết định sử dụng sản phẩm đó hay sản phẩm của một nhà cung cấp khác. Nếu khách hàng mong đợi là sẽ có nhiều người cùng mua loại sản phẩm này để nhờ đó lợi ích của họ khi mua loại sản phẩm này tăng lên, họ sẽ quyết định [...]... phẩm dịch vụ của ngân hàng 34 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ EBANKING TẠI VIỆT NAM I Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam 1 Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam Có thể... có thể phân chia hiệu ứng mạng thành hai loại” hiệu ứng mạng trực tiếp và hiệu ứng mạng gián tiếp [viii] 14 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam Sự khác biệt giữa hiệu ứng mạng trực tiếp và gián tiếp nằm ở cơ chế tạo ra hiệu ứng mạng Và dù là hiệu ứng mạng trực tiếp hay... 2 Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking Một câu hỏi đặt ra là các lĩnh vực dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng hay nhà hàng thuộc về thế giới kinh tế nào - thế giới của đường doanh thu giảm dần hay tăng dần? Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định xem liệu trên thị trường đó có tồn tại hay không một hiệu ứng mạng ‟ và khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng ‟ trên... của các phần cứng cho những người đang sử dụng nó 16 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam Hiệu ứng mạng gián tiếp có thể xuất hiện trong nhiều tình huống Những người tham gia các mạng lưới hữu hình đều có thể có lợi ích mạng gián tiếp nếu quy mô được tăng lên của mạng dẫn đến có... K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam để tạo ra lợi thế cạnh tranh hay đảm bảo sự thành công trong kinh doanh Sự khác biết ấy phải đem lại giá trị hữu dụng cho khách hàng Tóm lại, Chiến lược là một kế hoạch nhằm đem lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Chiến lược là hiểu được mục tiêu của những việc... so sánh sự phát triển của dịch vụ giữa các ngân hàng khác nhau 28 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam Trong loại hình nghiệp vụ e-banking tồn tại những ưu điểm và nhược điểm có thể liệt kê sau [4]: *)Ƣu điểm của E-Banking - Nhanh chóng, thuận tiện: E-Banking là một kênh giao dịch,... nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam Ngoài hai loại hình của hiệu ứng mạng kể trên, các nhà nghiên cứu còn đưa ra một số loại hình khác nữa, như hiệu ứng mạng sau mua, hiệu ứng mạng truyền miệng,… Tuy nhiên, về cơ bản thì hiệu ứng mạng trực tiếp và hiệu ứng mạng gián tiếp là hai loại hình quan trọng và phổ biến nhất của hiệu ứng mạng Mặc dù có sự phân biệt về các loại hiệu ứng mạng , nhưng cũng... trị của một mạng lưới được xác định bằng bình phương số người có trong mạng lưới và giá trị của một sản phẩm trong thị trường mạng lưới được xác định bởi công thức [xii]: V= α + γZt Trong đó, Zt: là kích cỡ của mạng lưới tại thời điểm t 18 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam α: giá... KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam mạng được tạo ra nhờ lợi ích không chỉ từ một chiều của thị trường mà là được tạo ra từ lợi ích đươc trao đổi giữa các chiều của thị trường Như vậy, những người sử dụng Yahoo! Messenger tạo ra một thị trường mạng lưới đơn chiều, tại đó hiệu ứng mạng được tạo ra do lợi ích cùng chiều... bao gồm bốn nhãn hiệu lớn: Universal, Sony, EMI và Warner với tổng thị phần chiếm tới 80% doanh thu nhạc ở Mỹ [vii] 21 Đinh Thị Tuyết Nhung- Anh 11- K44- KT&KDQT- Đại học Ngoại Thương Hà Nội Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam Thứ ba, trên thị trường mạng lưới không phải lúc nào mạng lưới chiến thắng cũng là mạng lưới có công nghệ ưu việt hơn Playstation . hiệu ứng mạng và nghiệp vụ e-banking cũng như khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking. Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh hiệu ứng. mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam; xu hướng phát triển của e-banking và bài học kinh nghiệm Áp dụng chiến lược kinh doanh Hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam 7. dịch vụ Ngân hàng điện tử 31 2. Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking 33 CHƢƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING TẠI VIỆT

Ngày đăng: 31/08/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “HIỆU ỨNG MẠNG” VÀ NGHIỆP VỤ E-BANKING

    • I. Hiệu ứng mạng

      • 1. Khái niệm chung về “hiệu ứng mạng”

      • 2.Thị trường mạng lưới và quy luật hiệu suất tăng dần

      • 3. Chiến luợc kinh doanh “Hiệu ứng mạng”

      • II. Nghiệp vụ e-banking

        • 1. Khái niệm chung về e-banking

        • 2. Khả năng áp dụng chiến lược hiệu ứng mạng trong e-banking

        • CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH “HIỆU ỨNG MẠNG” TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING TẠI VIỆT NAM

          • I. Sự phát triển nghiệp vụ e-banking hiện nay tại Việt Nam

            • 1. Thực trạng nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

            • 2. Vai trò của e-banking tại Việt Nam

            • II. Thực tiễn áp dụng chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng” trong e-banking tại Việt Nam

              • 1. Các cách thức thực hiện chiến lược kinh doanh “Hiệu ứng mạng”

              • 2. “Hiệu ứng mạng” trong e-banking

              • 3. Chiến lược của các ngân hàng Việt Nam để phát triển nghiệp vụ e-banking

              • 4. Một số kết quả đạt được từ chiến lược kinh doanh của các ngân hàng

              • 5. Tác động của chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng

              • CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆU ỨNG MẠNG TRONG NGHIỆP VỤ E-BANKING THỜI GIAN QUA

                • I. Định hƣớng phát triển nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

                  • 1. Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam

                  • 2. Những nỗ lực từ phía chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ e-banking

                  • 3. Những nỗ lực từ phía ngân hàng trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking

                  • 4. Những thách thức đối với sự phát triển của e-banking tại Việt Nam

                  • II. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam

                    • 1. Kinh nghiệm từ việc phát triển e-banking tại Trung Quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan