thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện sông cầu - phú yên

63 406 0
thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện sông cầu - phú yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Ở Việt Nam, phong trào nuôi tôm hùm bắt đầu được định hình vào năm 1992 khi các kết quả nghiên cứu về nuôi nâng cấp tôm hùm từ nguồn giống tự nhiên của các nhà khoa học được công bố. Dọc ven biển Miền Trung, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa đã có những bước tiến đáng kể trong nghề nuôi tôm hùm bằng lồng và lồng cố định. Từ khoảng 400 lồng nuôi năm 1992, đến năm 2000 đã có trên 15.000 lồng nuôi với mật độ từ 100 đến 200 con/lồng và sản lượng đạt khoảng 200-250 tấn/năm. Song song với sự phát triển mạnh mẽ đó, đã có nhiều vấn đề gây bức xúc đặt ra như cải tiến khung lồng nuôi tôm, lắp đặt hệ thống thiết bị quan sát, thiết bị cơ giới hóa đảm bảo an toàn cho tôm đồng thời giảm công sức cho ngư dân, thiết bị xử lý chất thải tránh ô nhiễm nền đáy, quy hoạch vùng nuôi và nghiên cứu thức ăn công nghiệp phù hợp với tôm hùm, và xa hơn nữa là tập trung nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo. Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm hùm phát triển ổn định, trước mắt vấn đề cần được giải quyết là cải tiến lồng nuôi, tìm ra loại vật liệu phù hợp để thiết kế khung lồng đáp ứng được yêu cầu thực tế: Chịu được môi trường biển, sử dụng trong thời gian dài, giá thành rẻ, lắp đặt được các thiết bị phụ trợ đảm bảo cho nghề nuôi tôm hùm lồng đi vào ổn định và trở thành một trong những ngành mũi nhọn của cả nước. Do vậy, tôi đã chọn đề tài: “Thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Sông Cầu - Phú Yên”. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân đã có nhiều cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu nhưng thời gian và kiến thức còn hạn chế, do đó chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để nội dung đề tài được hoàn chỉnh và có sức thuyết phục hơn. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 Qua đây, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô Trường Đại học Thủy Sản, Phòng Kinh Tế huyện Sông Cầu, Trung tâm nghiên cứu chế tạo tàu cá và thiết bị, đặc biệt là ThS Phạm Thanh Nhựt đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Nha Trang, ngày 04 tháng 06 năm 2006 Sinh viên thực hiện: Bùi Văn Tuyên PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Qúa trình phát triển nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu-Phú Yên 1.1.1.Đặc điểm tự nhiên-điều kiện kinh tế xã hội huyện Sông Cầu 1.1.1.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên huyện Sông Cầu Sông Cầu là huyện nằm ở cực bắc của tỉnh Phú Yên có vị trí địa lý ở vĩ độ bắc từ 13 0 20 ’ -13 0 40 ’ và kinh độ đông từ 109 0 05 ’ -109 0 20 ’ . Được thiên nhiên ưu đãi với hơn 80 km bờ biển, địa hình có nhiều dãy núi ăn sâu ra biển đông, tạo nên nhiều vùng vịnh kín gió nên sinh vật biển ở đây phát triển khá phong phú về chủng loại và số lượng. Đầm Cù Mông có diện tích 2.655 ha chạy dọc ven biển từ Bắc vào Nam kéo dài 17 km và vịnh Xuân Đài có diện tích 13.000 ha, là nơi sinh sống của rất nhiều loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm hùm, cá mú, ốc nhảy, cua, ghẹ,… Huyện Sông Cầu bao gồm có 10/11 xã, thị trấn nằm ven biển, trong đó có 6 xã nằm ven đầm Cù Mông (Xuân Đài, Xuân Hòa, Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh) và 4 xã, thị trấn nằm ven vịnh Xuân Đài (Xuân Phương, thị trấn Sông Cầu, Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2). Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn vì phụ thuộc vào nền nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. 1.1.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Sông Cầu Kinh tế-xã hội huyện Sông Cầu từ những năm 1990 chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh múm với diện tích sản xuất đất nông nghiệp rất ít và vẫn chủ yếu phát triển nghề khai thác thủy sản ven bờ, phương tiện tàu thuyền có công suất nhỏ. Việc chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, từ khai thác thủy sản sang nuôi trồng thủy sản được các ngành, các cấp đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế-xã hội như vậy, ngay từ những năm 1990 trong cơ cấu kinh tế của huyện Sông Cầu đã xác định “Kinh tế thủy sản mà trong đó đặc biệt là nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện với đối tượng nuôi chính là tôm sú. Từ năm 1990 với khoảng vài chục ha ao, đìa tôm sú, đến năm 2000 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 Hình 1.1. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2003 HUYỆN SÔNG CẦU-TỈNH PHÚ YÊN PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 diện tích ao, đìa nuôi tôm sú tăng lên 750 ha (hình 1.1). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh xảy ra thường xuyên đã làm cho nuôi trồng ở một số xã như Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thọ 1…gần như xóa trắng, nhiều hộ nuôi thất bát hoặc bỏ đìa hoang hoặc chuyển sang nuôi một số đối tượng khác trong đó có tôm hùm. 1.1.2.Quá trình phát triển nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu-Phú Yên. 1.1.2.1.Quá trình hình thành nghề nuôi tôm hùm Từ những năm 1988-1990, nghề nuôi tôm hùm khởi đầu rất tình cờ do một số ngư dân ở thôn Hòa Lợi (xã Xuân Cảnh) khi đi đánh bắt hải sản thu được những con tôm hùm nhỏ. Lúc này do giá trị loại tôm hùm nhỏ không cao nên những ngư dân ở đây nhốt lại trong những lồng làm bằng tre, nứa và qua một thời gian những con tôm này không những không chết mà còn lột xác, sinh trưởng được. Từ năm 1992, toàn huyện chỉ có vỏn vẹn vài chục lồng nhỏ, vật liệu làm đơn giản như tre, gỗ thì đến năm 1999 đã có 3.500 lồng và năm 2000 là 7.500 lồng với vật liệu làm lồng bằng sắt được hàn thành khung bọc lưới và thả nuôi sát đáy. Giai đoạn này do nghề nuôi tôm hùm lồng còn đơn giản và thời gian nuôi dài (18 tháng) nên vào mùa mưa lũ việc di chuyển lông ra khỏi những vùng bị ảnh hưởng bởi nước ngọt là rất khó khăn. Mặt khác, lúc này kỹ thuật nuôi chưa cao đã làm tăng mức độ ô nhiễm ở các vùng nuôi tập trung trọng điểm như Hòa Lợi, Phú Dương, Vịnh Hòa, Vũng Chào, Vũng La, Phú Mỹ, Phước Lý,… Năm 2000 bệnh tôm hùm đã phát sinh ở các vùng nuôi tập trung làm năng suất giảm đi rất lớn từ 30-40% dẫn đến hiệu quả nuôi tôm hùm giảm đi rõ rệt. Quá trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của huyện được thể hiện ở bảng 1.1. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 Bảng 1.1: Quá trình phát triển nghề nuôi trồng Thủy sản qua các năm từ 2000 đến 2004 Hạng mục ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1.Mặt nước nuôi thủy sản ha 1431 1369 741 738 738 Trong đó:-Tôm Sú “ 1431 1369 655 560 330 -Rong sụn, cá, loại khác - - 86 178 408 -Số lồng nuôi tôm hùm Lồng 4500 7500 10000 14000 14500 2.Sản lượng Tấn 1132 1004 772 944 1130 Trong đó: Tôm Sú “ 1053 879 595 550 250 Tôm Hùm “ 75 121 160 376 600 Tôm thẻ “ - - - - 0,23 Cá Mú “ 3,9 4 15 14 10 3.Sản xuất giống Tr.con 350 340 220 149 95 Hình 1.2. Quang cảnh vùng nuôi tôm 1.1.2.2.Định hướng phát triển Theo định hướng phát triển Kinh tế-Xã hội chung của huyện thì nghề nuôi thủy sản được phát triển theo hướng: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 Hình 1.3.BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN SÔNG CẦU-TỈNH PHÚ YÊN PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 + Ổn định và bền vững, đa dạng hóa vật nuôi, khai thác hợp lý và tối đa theo quy hoạch mặt nước đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài đưa vào nuôi tôm hùm, rong sụn, cá mú, vẹm xanh,… + Đẩy mạnh công tác khuyến nông về nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới như: nuôi tôm trên cát, nuôi kết hợp với vẹm xanh, công nghệ sinh học, xử lý nước sạch. + Chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng luân canh, xen canh phù hợp với từng đối tượng nuôi nhằm tạo ra sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển nuôi trồng bền vững. 1.1.2.3.Hình thức nuôi trồng Trên địa bàn huyện Sông Cầu hiện nay nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Theo xu hướng chung và đặc điểm riêng của huyện Sông Cầu, dự kiến từng giai đoạn phát triển nuôi trồng như sau: Giai đọan 2005-2010: 15% diện tích nuôi tôm công nghiệp, 70% diện tích nuôi bán thâm canh, 15% nuôi quảng canh cải tiến. Giai đoạn 2010-2015: 20% diện tích nuôi công nghiệp, 50% diện tích nuôi tôm thâm canh và 30% diện tích nuôi bán thâm canh. Giai đoạn 2015-2020: 20% nuôi công nghiệp và 80% nuôi thâm canh. 1.1.3.Ảnh hưởng của nghành nuôi tôm hùm đến tình hình Kinh tế-Chính trị của địa phương 1.1.3.1.Kết quả phát triển ngành Kinh tế nuôi tôm hùm ở Sông Cầu giai đoạn 2000-2005 1.Về số lượng lồng, bè Năm 2000 toàn huyện có 7.500 lồng với hình thức nuôi đơn giản (nuôi lồng sát đáy) thì đến năm 2005 toàn huyện đã có 15.000 lồng, bè với hình thức nuôi chuyển dần sang nuôi bè nổi (trên 500 bè tương ứng 5000 lồng). Số lồng tăng hơn 200% trong 5 năm. Nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu phát triển rất mạnh, trình độ kỹ thuật của người nuôi được nâng cao, mật độ nuôi phù hợp 50-70 con/lồng (12 m 3 ). Nhiều hộ sử dụng hình thức nuôi bè, dễ dàng di chuyển và chăm sóc vệ sinh môi trường lồng nuôi. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 Người nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu phân làm hai nhóm: Nhóm nuôi tôm hùm ươm: Thời gian ươm từ 4-5 tháng, từ tháng 11 dương lịch đến tháng 4 năm sau. Mỗi năm người ươm nuôi tôm hùm mua giống từ những người khai thác ở những vùng biển Sông Cầu, Bình Định, Quảng Ngãi…về ươm nuôi và cung cấp cho người nuôi tôm hùm thương phẩm. Nhóm nuôi tôm hùm thương phẩm: Thời gian nuôi 12 tháng. 2.Về sản lượng thu hoạch Năm 2000 sản lượng tôm hùm thương phẩm chỉ đạt 102 tấn, năm 2001 đạt 150 tấn, năm 2002 đạt 160 tấn, năm 2003 đạt 375 tấn, năm 2004 đạt 600 tấn. Đến năm 2005, sản lượng tôm hùm đạt 725 tấn. Sản lượng tăng trưởng 710% trong vòng 5 năm. Hàng năm người nuôi tôm hùm đã ươm trên 1 triệu con giống tôm hùm để cung cấp cho người nuôi tôm hùm thương phẩm và xuất bán cho các địa phương bạn. Năm 2000-2002 ươm số lượng 800.000 con/năm; năm 2003 ươm 1.000.000 con và năm 2004-2005 ươm số lượng 1.200.000 con/năm. Số lượng tôm ươm hàng năm có 65% được cung cấp trực tiếp cho nghề nuôi tôm hùm huyện và khỏang 35% cung cấp cho các địa phương bạn. 3.Về hiệu qủa Kinh tế-Xã hội Từ năm 2000, số hộ tham gia nuôi tôm hùm khoảng 2.500 hộ đến năm 2005 tăng lên 5.000 hộ nuôi tôm hùm và giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động. Năm 2000 chỉ có khoảng 70% số hộ nuôi có lãi thì đến năm 2005 trên 95% số hộ nuôi có lãi. Đa số hộ đã thoát nghèo và khoảng 10% số hộ trở nên giàu có, thành những tỷ phú vùng quê. Những thôn ven biển như Hòa Hiệp, Phú Dương, Vịnh Hòa, Từ Nham (xã Xuân Thịnh); Phú Mỹ, Dân Phú 1, Dân Phú 2 (xã Xuân Phương); Hòa Lợi (xã Xuân Cảnh); Mỹ Thành (Xuân Thọ 1)…trước đây vốn rất nghèo với kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh bắt nhỏ ven đầm thì nay nhờ nghề nuôi tôm hùm đã thực sự thoát ra khỏi cảnh đói, nghèo và nay trở thành những vùng sầm uất, buôn bán tấp PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 10 nập. Rất nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú như hộ Trần Văn Tới, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Hổ… Trong bối cảnh nghề nuôi tôm sú ao, đìa gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nghề nuôi tôm hùm huyện Sông Cầu đã có những bước phát triển ổn định, phát huy được tiềm năng và lợi thế sẵn có ở địa phương và góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu của một bộ phận người dân sống ven biển. 1.1.3.2.Đánh giá những hoạt động của nghề nuôi tôm hùm giai đoạn 2000-2005 Để có được kết quả như ngày nay, tập thể cán bộ và nhân dân huyện Sông Cầu đã ra sức khắc phục khó khăn, vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phát huy được các tiềm năng, lợi thế của địa phương và đặc biệt có được sự quan tâm tạo điều kiện của các ban ngành của tỉnh, trực tiếp là Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Thủy sản Phú Yên. Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, kinh tế mũi nhọn là nuôi trồng Thủy sản có sự tăng trưởng mạnh, giá trị sản suất hàng năm tăng 16,2% và chiếm 34,3% trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó nghề nuôi tôm hùm lồng đã đóng góp với tỷ trọng cao. Năm 2000, tổng giá trị sản phẩm tôm hùm là 30 tỷ, đóng góp 15% tổng giá trị sản phẩm toàn huyện. Năm 2001 đạt 50 tỷ và tỷ lệ tương ứng 15,8%. Năm 2002 là 64 tỷ và tỷ lệ là 15,9%. Năm 2003 là 150 tỷ và tỷ lệ 33%. Năm 2004 là 240 tỷ và tỷ lệ là 46%. Riêng trong năm 2005, tổng giá trị sản phẩm tôm hùm ước đạt trên 280 tỷ đồng, đóng góp 48,6% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn toàn huyện (GDP 2005 toàn huyện ước đạt 575 tỷ đồng). Huyện Sông Cầu có 8/11 xã, thị trấn có nghề nuôi tôm hùm. Nghề nuôi tôm hùm đã tham gia giải quyết công ăn, việc làm đáng kể cho người lao động trong cơ cấu ngành kinh tế của địa phương. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động của toàn huyện hiện nay là 50.800 lao động, trong đó về nông-lâm-ngư là 32.800 lao động, riêng số lao động tham gia trong nghề nuôi tôm hùm ước trên 15.000 lao động (chiếm 30% lao động toàn huyện). PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... Thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Sông Cầu- Phú Yên Song song với đề tài này cũng đang có một đề tài khác nghiên cứu về xử lý chất thải trên lồng nuôi tôm hùm và do thời gian hạn chế nên tôi chỉ thiết kế sơ bộ khung lồng nuôi tôm hùm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 15 CHƯƠNG 2 YÊU CẦU KINH TẾ-KỸ THUẬT VỚI LỒNG NUÔI TÔM 2.1.Yêu cầu về mật độ tôm /lồng, ... để thiết kế sơ bộ lồng nuôi tôm hùm trên cơ sở đảm bảo độ bền và một số yêu cầu đặt ra như thời gian sử dụng lồng, yêu cầu vệ sinh, bảo dưỡng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 29 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ SƠ BỘ LỒNG NUÔI TÔM HÙM LỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG CẦU-PHÚ YÊN 3.1.Xác định vật liệu 3.1.1.Giới thiệu chung Trước đây, khi nghề nuôi tôm hùm mới bắt đầu hình thành, thì lồng. .. tuổi, mật độ nuôi khoảng 18 0- 200 con /lồng ứng với lồng có kích thước:1,5´1,5´0,8 m - Đối với tôm từ 6-8 tháng tuổi, mật độ nuôi khoảng 8 0-1 00 con /lồng ứng với lồng có kích thước: 2´2´1 m - Đối với tôm từ 8-1 2 tháng tuổi, mật độ nuôi khoảng 5 0-6 0 con /lồng ứng với lồng có kích thước: 3´3´1,6 m 2.1.2.Về số lượng lồng Hiện nay, số lồng nuôi tôm hùm là khá lớn, tốc độ phát triển các lồng nuôi tôm hùm rất nhanh,... trắng 2 Nuôi bằng lồng bè v Nuôi cá mú lồng, bè Trong đó: CTTNHH Đài Loan v Nuôi ốc hương (chắn, lồng) v Nuôi tôm hùm thịt v Nuôi tôm hùm ươm v Thu hoạch tôm hùm thịt v Thu hoạch cá mú lồng 3 Sản lượng tôm giống P.15 4 Sản lượng cá mú giống II SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM 1 Sản lượng thủy sản khai thác v Cá v Tôm v Thủy sản khai thác 2 Sản lượng thủy sản nuôi trồng v Tôm sú v Tôm thẻ chân trắng v Tôm hùm v Ốc... hạn nội dung 2.9.1.Phương pháp nghiên cứu Từ kết quả điều tra thực tế và những yêu cầu Kinh tế-Kỹ thuật đặt ra đối với lồng nuôi tôm hùm, kết hợp với những kiến thức lý thuyết đã học như: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu,…và những kiến thức liên quan: Cơ sở thiết kế ngư cụ, tiến hành thiết kế sơ bộ khung lồng nuôi tôm 2.9.2.Giới hạn nội dung Vì nghề nuôi tôm hùm ở nước ta mới bắt đầu phát triển, nên có... độ nuôi khá cao, đồng thời với hình thức nuôi đơn giản là chủ yếu Theo thống kê của phòng Kinh tế huyện Sông Cầu, năm 2005 số lồng tôm hùm ươm là 12.160 lồng, lồng nuôi tôm thịt là 12.310 lồng, bè nuôi tôm thịt là 201 bè Khu vực dự phòng có thể thả nuôi được 1.000 lồng và 40 bè PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 16 Yêu cầu của huyện đặt ra là: Quy hoạch, phân chia vùng nuôi. .. lượng đánh bắt thủy sản Nuôi trồng thủy sản - Diện tích nuôi trồng Trong đó :tôm sú - Số lồng tôm hùm nuôi thịt - Sản lượng nuôi trồng Trong đó: Tôm sú Tôm hùm thịt Tôm thẻ chân trắng Cá mú Vẹm xanh Ốc hương - Sản xuất giống thủy sản Trong đó: Tôm giống Cá giống ĐVT Tr đồng “ “ “ Tr đồng “ “ Tr đồng “ “ TH 2000 265.851 215.010 80.545 134.465 48.941 29.513 19.428 1.900 1.900 - TH 2001 303.272 247.510... chuyển sang nuôi ở mực nước có độ sâu trên 3m Người nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 18 rất chịu khó học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng, cải tiến nghề nuôi của mình Từ năm 2000 trở về trước hầu như rất ít mô hình nuôi tôm hùm bằng bè nổi Tuy nhiên đến năm 2005 số lượng bè tăng 500 bè nuôi tôm hùm tương đương 5000 lồng, chiếm... không thể di dời lồng được Sau vài năm nuôi, chất đáy phía dưới lồng bị nhiễm bẩn dễ tạo nên điều kiện bất lợi cho tôm, người nuôi phải bỏ vị trí cũ, làm lại ở vị trí mới thuận lợi hơn Lồng cố định thường được làm ngay tại vị trí chọn để nuôi tôm hùm Nuôi tôm hùm bằng lồng cố định tốn nhiều chi phí lao động hơn so với làm lồng chìm nhưng việc quản lý và chăm sóc tôm nuôi lại dễ dàng hơn Nguyên vật liệu... www.pdffactory.com 23 2.3.4.Yêu cầu đặt ra Ở huyện Sông Cầu cũng đã có một vài hộ nuôi áp dụng nuôi tôm hùm bằng các khung lưới treo bè nổi để giảm chi phí, nhưng hình thức nuôi này đã bộc lộ những nhược điểm trong vệ sinh lồng nuôi, thu hoạch và vấn đề cơ bản là tường lưới không được căng phẳng nên khi có loài khác (cá Chình) tấn công sẽ gây nguy hiểm cho tôm Do ưu điểm của hình thức nuôi kết hợp lồng chìm treo bè . - - - - - - - 4.551 51 1 - 1.000 3.500 200 - 80 50,46 3.900 2.941 3 956 10 - - 10 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 3,8L - 10L - - 2,1L 2,4L - - - - - - - - 258,5 102 - - 166,7 - 33,3 - 2L - 106,7 107 - 104. - - 5 - - - - - - - - 304 3 150 - 1 135 120 15 - - - - - - - 1.551 51 1 - 1.000 500 100 - 40 - 1.600 1.391 - 208 5 - - 10 - - - - - - - -

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan