kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp giầy hải dương

111 313 1
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cp giầy hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề t ài. Trong thời kỳ kinh tế đang r ơi vào tình trạng khủng hoảng, mỗi doanh nghiệp đều phải có h ướng đi cho riêng mình trước hết để tồn tại v à hơn thế nữa tạo được vị trí vững chắc cho chính m ình. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh từ việc thu hút vốn, sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả, tổ chức sản xuất v à tiêu thụ sản phẩm. Trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh doanh có nhiều doanh nghiệp c ùng hoạt động và giữa chúng có sự cạ nh tranh gay gắt, để có thể cạnh tranh tr ên thị trường thì chất lượng sản phẩm, mấu mã kiểu dáng và giá cả của sản phẩm là những yếu tố tác động đến sự th ành công của doanh nghiệp. Việc thay đổi chất lượng của sản phẩm đ ược tiến hành thực hiện trong thời g ian dài và có tầm chiến lược được nghiên cứu trong quyết định d ài hạn. Đối với các quyết định ngắn hạn thì việc cải tiến mẫu mã, kiểu dáng và hạ giá thành sản phẩm được các nhà quản lý tính đến trước tiên. Đây được coi là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh tr ên thị trường. Biện pháp tính đến đầu ti ên của nhà quản trị doanh nghiệp l à hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải quản lý chặt chi phí phát sinh và đưa ra các bi ện pháp để giảm các chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Kế toán chi phí v à hạ giá thành là khâu quan tr ọng và trọng tâm trong công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Việc tiết kiệm chi phí v à hạ giá thành sản phẩm sẽ làm tăng lợi nhuận cũng nh ư tạo sức cạnh tranh c ho sản phẩm trên thị trường. Cho nên trong thời gian thực tập tại công ty CP Giầy Hải Dương em đã lựa chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Giầy Hải Dương ”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính mà em chọn đề tài này để đánh giá thực tế về công tác kế toán chi phí và tính gía thành tại công ty . Ngoài ra, còn xem xét thực tế công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành hay chưa, điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó có những biện pháp cụ thể để hoàn thiện công tác kế toán, có những biện pháp hạ giá thành hữu hiệu, cần thiết cho các nhà quản trị. Hơn thế nữa, trong quá trình thực tập em có thể rút ra những kinh nghiệm để cho công việc thực tế sau này. 3. Phương pháp nghiên c ứu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu như : + Quan sát : xem xét tận mắt các công việc, các tiến trình thực hiện của bộ phận kế toán tài vụ. +Thống kê lại số liệu thu thập số liệu + Phân tích : thông qua số liệu thu thập được tiến hành phân tích số liệu đưa ra các nhận định. + Phỏng vấn trực tiếp những người tham gia làm công tác kế toán tại công ty. Đây được coi là biện pháp cần thiết nhất trong qúa trình thực tế tại công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong quá trình thực tập em đã nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành SP tại công ty CP Giầy Hải Dương ở quý IV năm 2007. 5. Nội dung và kết cấu đề tài. Nôị dung của đề tài gồm 3 phần cụ thể như sau : Phần I : Lý luận cơ bản về tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất. Phần II : Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Giầy Hải Dương. Phần III : Một số biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. 3 PHẦN I : LÝ LUẬN C Ơ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Một doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả th ì phải sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau. Trong đó công tác kế toán đ ược coi là một công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Kế toán CPSX v à giá thành sản phẩm được coi là có ý nghĩa thiết thực nhất, việc quản lý tốt chi phí sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất tức l à làm giảm giá thành sản xuất. Điều đó có ý nghĩa lớn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Việc quản lý tôt chi phí sản xuất phải đi đôi với việc cải tiến chất l ượng, mẫu mã sản phẩm… phù hợp với thị hiếu ng ười tiêu dùng. Về phía người tiêu dùng ngoài việc quan tâm đến mẫu m ã, chất lượng, kiểu dáng họ còn chú ý đặc biệt đến giá cả sản phẩm. Nh ư chúng ta đã biết, giá thành là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá cả sản phẩm và cũng là căn cứ để nhà sản xuất định giá bán của sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành s ản phẩm là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy, chúng ta cần thiết phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp. 1.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1.1 Chi phí sản xuất Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành khi có đầy đủ ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Hiện nay các nhà kinh t ế đưa ra những quan điểm khác nhau về chi phí, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam( chuẩn mực số 01 ): Chi phí l à tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, 4 các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Vậy CPSX chỉ là một khâu trong quá trình kinh doanh. CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá cà các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. CPSX có các đặc điểm : vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất. 1.1.1.2 Giá thành s ản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ, lao vụ hoàn thành 1.1.2 Yêu cầu quản lý đối với chi p hí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Một nguyên tắc mà doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện đó là phải đảm bảo lấy thu nhập bù đắp đủ chi phí bỏ ra, phải bảo toàn vốn và có lợi nhuận. Đứng trên góc độ nhà quản lý, việc cung cấp thông tin đầy đủ về CPSX và gía thành sản phẩm giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn, kịp thời và thích hợp; thiếu thông tin về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm sẽ gây ra việc bị động trong sản xuất và công tác quản trị sẽ gặp khó khăn. Yêu cầu đặt ra là quản lý, tính toán CPSX đúng với thực tế những chi phí bỏ vào sản xuất. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp ưu thế trong cạnh tranh. 5 1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất v à tính giá thành s ản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Tính toán và phân bổ một cách chính xác, đầy đủ kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. - Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để đề xuất biện pháp, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 1.2 Phân loại chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1 Phân loại chi phí SXKD theo chức năng hoạt động a. Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông th ường  Chi phí sản xuất : gồm lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác cho doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến chế tạo sản phẩm trong một kỳ nhất định, được biểu hiện bằng tiền, CPSX của doanh nghiệp gồm :  Chi phí NVLTT : gồm chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài sử dụng trực tiếp cho qúa trình sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao dịch vụ.  Chi phí nhân công tr ực tiếp : gồm chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp của nhân công trực tiếp. 6  Chi phí sản xuất chung : gồm các khoản chi phí sử dụng trong qúa trình quản lý và phục vụ sản xuất phát sinh tại các bộ phận sản xuất như : các phân xưởng, tổ đội sản xuất. CPSX chung được theo dõi chi tiết cho từng loại như : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.  Chi phí ngoài sản xuất : gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Chi phí hoạt động tài chính : chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính, lỗ bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán cho người mua, lỗ tỷ giá, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và các khoản chi phí hoạt động đầu tư tài chính khác. b. Chi phí cho hoạt động khác : - Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế . - Chênh lệch do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. - Các khoản do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. - Các khoản chi phí khác. 1.2.1.2 Phân loaị chi phí SXKD theo m ối quan hệ với các khoản mục tr ên báo cáo tài chính - Chi phí sản phẩm : là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sản phẩm được sản xuất ra hay được mua vào. Đây là các loại tài sản của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trị của tài sản mới được trừ ra khỏi doanh thu để tính lãi dưới chỉ tiêu “ gía vốn hàng bán ”. 7 - Chi phí thời kỳ : là những chi phí không dược tính vào giá trị của các loại sản phẩm được sản xuất ra hay được mua vào nên được xem là chi phí hoạt động của từng kỳ kế toán và sẽ được khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ mà nó phát sinh để tính lãi (lỗ) trong kỳ như : chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - Biến phí : là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Định phí : là những chi phí về nguyên tắc không thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Chi phí hỗn hợp : là chi phí bao gồm cả yếu tố của biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động này chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm định phí, còn ở mức độ hoạt động khác nó thể hiện đặc điểm của biến phí. 1.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí v ào các đối tượng kế toán chi phí. - Chi phí trực tiếp : là những chi phí có thể tính trực tiếp vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm. - Chi phí gián tiếp : là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau và được tính vào chỉ tiêu giá thành của từng loại sản phẩm thông qua phương pháp phân bổ gián tiếp thích hợp. 1.2.1.5 Các nhận diện khác về chi phí .  Chi phí chìm : là những khoản chi phí đã xảy ra và không thể tránh được ở mọi phương án đầu tư.  Chi phí chênh lệch : là những khoản chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án khác. 8  Chi phí cơ hội : là khoản lợi ích bị mất đi do chọn phương án hay hành động này thay vì chọn phương án hay hành động khác ( là phương án hay hành động tối ưu nhất có thể lựa chọn so với các phương án được chọn )  Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được - Chi phí kiểm soát được : ở một cấp nào đó là những khoản chi phí mà cấp đó có quyền ra quyết định đối với nó. - Chi phí không kiểm soát được ở một cấp nào đó là các khoản chi phí mà cấp đó không có quyền quyết định đối với chi phí đó. 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm. 1.2.2.1 Căn cứ vào thời điểm tính giá th ành : giá thành được chia lam 3 loại sau:  Giá thành kế hoạch : là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch, dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.  Giá thành định mức : là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.  Giá thành thực tế : là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế phát sinh trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm 1.2.2.2 Căn cứ vào nội dung cấu thành nên giá thành Giá thành được chia làm 2 loại  Giá thành sản xuất : trong quá trình sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 9  Giá thành toàn bộ : giá thành đầy đủ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của sản phẩm. 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất v à giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền cho một lượng giá trị hao phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng CPSX giữa các kỳ không đều nhau nên CPSX và giá thành sản phẩm cũng có sự khác biệt. + Về phạm vi : CPSX gắn với một kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm lại gắn với một khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành + Về lượng : Sự khác biệt thể hiện qua công thức sau : Tổng giá thành = CPSX dở dang + CPSX ph át - CPSX dở sản phẩm đầu kỳ sinh trong k ỳ dang cuối kỳ Ta thấy, CPSX và giá thành sản phẩm khác nhau khi có sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ ( trường hợp đặc biệt : CPSX dở dang đầu kỳ bằng CPSX dở dang cuối kỳ ), hoặc trong một số trường hợp giá thành không bao gồm chi phí cho sản phẩm hỏng, một phần chi phí cố định không được tính vào giá thành. Nói đến CPSX là nói đến việc tiêu dùng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, còn giá thành sản phẩm đề cập đến hao phí gắn với kết quả của quá trình sản xuất. Do vậy, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sơ để tính giá thành sản phẩm, khi tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ hạ giá thành sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm là một lợi thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. 10 1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất v à đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.3.1.1 Khái niệm : là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp. Để phục vụ cho việc kiển soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là : + Theo đối tượng chịu chi phí : sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết bộ phận, đơn đặt hàng. + Theo nơi phát sinh chi phí : phân xưởng, tổ đội, quy trình công nghệ, toàn doanh nghiệp. 1.3.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : - Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp - Đặc điểm tổ chức sản xuất - Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp - Kết hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm 1.3.1.3 Ý nghĩa Là căn cứ cho kế toán mở sổ chi tiết CPSX theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc tập hợp CPSX, phục vụ cho yêu cầu phân tích kiểm tra chi phí, giám sát việc tiết kiệm CPSX, tạo điều kiện xác định đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ trong doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. 1.3.2 Đối tượng tính giá thành 1.3.2.1 Khái niệm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là những kết quả sản xuất nhất định đòi hỏi phải xác định tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ theo đặc điểm . ho sản phẩm trên thị trường. Cho nên trong thời gian thực tập tại công ty CP Giầy Hải Dương em đã lựa chọn đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Giầy Hải Dương. về tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất. Phần II : Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Giầy Hải Dương. Phần. toán tập hợp chi phí sản xuất. Xét về bản chất thì chúng đều là phạm vi, giới hạn của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan