ứng dụng mô hình đa nhân tố (apt) vào hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán tp.hcm (hsc)

89 862 0
ứng dụng mô hình đa nhân tố (apt) vào hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán tp.hcm (hsc)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ & MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ. 1. Danh mục đầu tư chứng khoán (DMĐT) là gì: Hiểu một cách khái quát thì DMĐT là một tập hợp gồm ít nhất 2 loại chứng khoán trở lên. Các loại tài sản trong DMĐT có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư. Một nhà đầu tư, nếu đầu tư vào chứng khoán thì luôn mong muốn lợi nhuận cao nhất mà rủi ro thua lỗ là thấp nhất. Nếu dồn toàn bộ khoản tiền mình có vào một loại cổ phiếu thì nguy cơ thua lỗ khi cổ phiếu đó giảm giá là rất rõ ràng. Nhưng nếu khoản tiền được dàn trải ra thay vì đầu tư vào một loại cổ phiều, nhà đầu tư đem đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu, thì rủi ro thua lỗ là rất thấp. Trong rổ đầu tư gồm nhiều loại cổ phiếu, khi tính tổng khoản đầu tư việc thua lỗ cổ phiếu này được bù đắp lại bằng khoản lãi của cổ phiếu khác do tăng giá. Đó chính là mục đích của việc lập ra DMĐT. 2. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro từng chứng khoán riêng lẻ: Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phần hay thu nhập vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư phải đánh giá 2 thành phần quan trọng của giá trị cổ phần đó là rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Tất cả các quyết định tài chính đều cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi cùng những tác động của chúng đến giá của cổ phần cũng như các kết quả cuối cùng của các chứng khoán. 2.1. Rủi ro: Rủi ro được định nghĩa là điều không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Còn rủi ro chứng khoán được định nghĩa là khả năng xảy ra nhiều kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác là mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai có thể khác so với dự tính ban đầu. Lợi suất đầu tư càng cao thì rủi ro càng cao và 2 ngược lại. Theo các lý thuyết trước đây, người ta quan niệm rủi ro là những yếu tố làm cho mức sinh lời giảm đi nhưng hiện nay quan niệm này đã thay đổi. Người ta quan niệm rằng tất cả các yếu tố làm cho mức sinh lời thay đổi so với dự kiến, dù làm tăng hay giảm, đều được gọi là rủi ro. Có 2 loại rủi ro: Rủi ro không hệ thống và rủi ro hệ thống. 2.1.1. Rủi ro không hệ thống: Rủi ro không hệ thống : Là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay đến một Công ty, do một hoặc một số loại chứng khoán gây ra. Người ta thường hay gọi đó là rủi ro đặc thù của cổ phiếu đó. Các yếu tố này có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, nhiều yếu tố khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trong thu nhập từ cổ phiếu Công ty. Do những yếu tố này chỉ ảnh hưởng tới một ngành hay một Công ty cụ thể nên chúng phải được xem xét cho từng Công ty. Sự không chắc chắn đối với khả năng thanh toán của Công ty có thể là do:  Môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty.  Tình trạng tài chính của Công ty. Những rủi ro này có thể gọi là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của Công ty và chúng sẽ được đánh giá qua phân tích ngành, phân tích Công ty. Rủi ro không hệ thống có thể tối thiểu hóa được bằng cách đa dạng hóa đầu tư. 2.1.2. Rủi ro hệ thống: Rủi ro hệ thống là những rủi ro do các yếu tố nằm bên ngoài Công ty, không thể kiểm soát được và có ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, đến tất cả các loại chứng khoán. Việc đa dạng hóa đầu tư không thể loại bỏ được rủi ro này. Mỗi chứng khoán có một mức độ rủi ro riêng không thể phân tán được và nó được đo lường bằng hệ số beta(  ) . Hệ số beta của một chứng khoán là chỉ số rủi ro của chứng khoán đó với thị trường và được đo lường bằng phương pháp thống kê. Nó được tính toán dựa trên số liệu về quá khứ về lợi suất đầu tư của 3 chứng khoán và lợi suất sinh lợi của danh mục thị trường. Bêta cho thấy cái cách mà một chứng khoán phản ứng trước những nhân tố thị trường. Nói một cách khác đi giá của một chứng khoán càng phản ứng mạnh mẽ với thị trường bao nhiêu thì beta của chứng khoán đó càng cao bấy nhiêu. Vì thế beta còn được quan niệm là hệ số nhạy cảm của một chứng khoán trước những biến động của thị trường. Beta của một chứng khoán được tính thông qua mối liên hệ (chính xác là hệ số tương quan) giữa suất sinh lợi của chứng khoán đó và suất sinh lợi của thị trường mà chứng khoán đó giao dịch. Các nhà đầu tư nhận thấy hệ số beta rất hiệu dụng trong việc xác định rủi ro hệ thống và biết được mức độ ảnh hưởng của thị trường đến suất sinh lợi của từng cổ phiếu. Chẳng hạn như, nếu thị trường được dự báo là sẽ có mức suy giảm là 10% trong năm tới thì một cổ phiếu có hệ số beta là 1,2 sẽ có mức lỗ là 12% (tức là 1,2 *(-10%)) . Cách thống kê rủi ro tổng thể của một chứng khoán: Trong tài chính người ta thường sử dụng toán xác suất thống kê để đo lường rủi ro trong mức sinh lời của một chứng khoán bằng cách sử dụng thước đo phương sai và độ lệch chuẩn. Ta có thể ký hiệu phương sai là Var hay 2  , độ lệch chuẩn (rủi ro)là  . Phương sai và độ lệch chuẩn được tính theo công thức tổng quát như sau: NR N i t / 1     (1.1) 2 )( 1    i R N Var (1.2) Var  (1.3) 4 Trong đó: N là số tháng trong kỳ tính toán. i R là mức sinh lời trong từng tháng.  là mức sinh lời bình quân trong kỳ (mean). Ví dụ :Một cổ phiếu trong 5 tháng vừa qua cho các mức lợi nhuận sau: 10%, 18%, 20%, -17%,16%. Tỷ suất sinh lợi trung bình :  = (10+18+20-17+16)/5 = 9% Phương sai: Var = [       22 222 )916()917(920918910  ]/5 = 231.8 Độ lệch chuẩn Var  = 15.22% Để tiện cho việc tính toán ta sử dụng phần mền Excel với hàm tài chính VARP để tính phương sai và STDEV để tính độ lệch chuẩn. VARP : hàm thông dụng để tính phương sai trên máy tính. Công thức : VARP (number1,number2,…) STDEV: là hàm dùng để ước lượng độ lệch chuẩn của một mẫu cho trước. Công thức : STDEV(number1,number2,…) 2.2. Tỷ suất sinh lời kỳ vọng: Tỷ suất sinh lời của một chứng khoán được đo lường như là tổng các khoản thu nhập lời hay lỗ của chủ sở hữu trong một thời kỳ. Để tính tỷ suất sinh lời của một chứng khoán có thể thông qua hệ số beta. )( fmsfS RRRR   (1.4) Trong đó: S R : suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán S. f R : suất sinh lời của đầu tư phi rủi ro ( thường là lãi suất của tín phiếu Kho bạc hoặc lãi suất trái phiếu Chính Phủ 10 năm ) 5 s  : hệ số bêta (rủi ro hệ thống) của chứng khoán s. Rất nhiều công ty chứng khoán và những tạp chí chuyên về tài chính thường công bố hệ số beta của các chứng khoán. 1  nghĩa là chứng khoán đó có rủi ro cao hơn rủi ro thị trường và dẫn đến lợi suất kỳ vọng sẽ lớn hơn lợi suất của danh mục thị trường. Ngược lại 1  nghĩa là chứng khoán đó có rủi ro thấp hơn rủi ro thị trường và dẫn đến lợi suất kỳ vọng sẽ nhỏ hơn lợi suất của danh mục thị trường ( danh mục thị trường là danh mục bao gồm tất cả các chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường). m R : suất sinh lợi trung bình của tất cả mọi chứng khoán trên thị trường. m R được đo bởi trung bình suất sinh lợi của một mẫu tương đối lớn đại diện cho toàn bộ các chứng khoán trong thị trường đó. Mức tăng giảm của chỉ số VN-Index là thước đo suất sinh lợi cho thị trường cổ phiếu Việt Nam. 3. Lợi nhuận kỳ vọng của DMĐT: 3.1. Hiệp phương sai ( Covariance) Hiệp phương sai là một hệ số đo lường về mối tương quan giữa mức độ biến động (rủi ro) của hai chứng khoán khác nhau. Hiệp phương sai càng lớn biểu thị mức độ biến động lớn giữa 2 chứng khoán. Dấu dương hay âm của hiệp phương sai diễn tả chúng đang biến động (lên , xuống ) cùng chiều hay ngược chiều nhau. Công thức tính hiệp phương sai giữa hai chứng khoán là: Cov( SA RR , ) = NRR SSAA /)]()[(    (1.5) Trong đó: A R là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu A S R là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu S A  Là mức sinh lời bình quân trong kỳ của cổ phiếu A S  Là mức sinh lời bình quân trong kỳ của cổ phiếu S N Là số tháng trong kỳ 6 Trong Excel ta dùng hàm COVAR để tính, COVAR (number1, number 2, ) 3.2. Lợi nhuận kỳ vọng của DMĐT Lợi nhuận kỳ vọng của DMĐT là bình quân gia quyền ( theo tỷ trọng vốn đầu tư vào từng loại chứng khoán) của lợi suất thu được từ mỗi chứng khoán trong DMĐT đó.    n i innp rErEwrEwrEwrE 1 2211 )()( )()()( (1.6) Trong đó : i w là tỷ trọng từng loại chứng khoán trong DMĐT Giả sử một danh mục có 2 chứng khoán với tỷ trọng của mỗi loại trong DMĐT là 0.5 (w=0.5) và lợi nhuận kỳ vọng tương ứng với mỗi chứng khoán là 10.5% và 5% thì lợi nhuận kỳ vọng của toàn DMĐT là: )( p rE 0.5 x 10.5% +0.5 x 5% = 7.75% 4. Rủi ro của DMĐT : 4.1. Rủi ro của DMĐT Trong phần trước ta đã đề cập đến vấn đề đánh giá rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ. Như chúng ta được biết, sự hiện diện của rủi ro có nghĩa là có khả năng xuất hiện nhiều kết quả khác nhau từ một nguyên nhân ban đầu. Do vậy, thước đo toàn bộ rủi ro chính là khả năng không chắc chắn về kết quả thu được, được các nhà thống kê lượng hóa bằng độ lệch chuẩn của lợi suất thu được (σ). Cũng giống như từng chứng khoán riêng lẻ, rủi ro tổng thể của danh mục được định nghĩa là khả năng biến động trong tương lai về kết quả thu được của việc đầu tư. Tuy nhiên khi phân tích một DMĐT, chúng ta phải quan tâm đến rủi ro cả danh mục chứ không chỉ đơn thuần của từng loại chứng khoán. Một nguyên tắc cơ bản trong đầu tư chứng khoán cho rằng, việc đánh giá rủi ro cả danh mục là 7 sự đo lường mức độ ảnh hưởng của từng loại chứng khoán riêng lẻ đó đối với DMĐT và giữa chứng khoán đó với toàn bộ chứng khoán của thị trường. Với cách tiếp cận có áp dụng thống kê học, hệ số hiệp phương sai (covarian) sẽ được áp dụng. Một hệ quả khó chấp nhận nhưng lại rất thực tế, đó là việc những chứng khoán có tính rủi ro có khả năng là những thành tố làm ổn định cho toàn DMĐT, nghĩa là góp phần làm giảm rủi ro của toàn DMĐT .Đây là lý do tại sao người đầu tư cần quan tâm đến việc đa dang hóa DMĐT cũng như xác định phần rủi ro hệ thống của chứng khoán. 4.2. Phương sai – độ lệch chuẩn của DMĐT gồm hai chứng khoán Khi hai chứng khoán với phương sai tương ứng và được kết hợp trong một DMĐT với trọng số tương ứng thì phương sai DMĐT được tính như sau: ),cov(2 2121 2 2 2 2 2 1 2 1 2 rrwwww p   (1.7) 4.3. Phương sai của DMĐT gồm nhiều chứng khoán      n i n j jijii n i ip rrwww 1 1 2 1 22 ),cov(  với i  j (1.8) Trong đó : i w là tỷ trọng chứng khoán i trong DMĐT j w là tỷ trọng chứng khoán j trong DMĐT Cov( ), ji rr :hiệp phương sai giữa 2 chứng khoán i và j , được tính theo công thức(1.5) 8 Công thức trên có thể diễn giải bằng ma trận như sau: Bảng 1:Ma trận phương sai của DMĐT Chứn g khoán 1 2 3 … n 1 2 1 2 1  w ),cov( 2121 rrww ),cov( 3131 rrww ),cov( 11 nn rrww 2 ),cov( 2112 rrww 2 2 2 2  w ),cov( 3232 rrww ),cov( 22 nn rrww 3 ),cov( 2113 rrww ),cov( 3232 rrww 2 3 2 3  w ),cov( 33 nn rrww … N ),cov( 211 nn rrww ),cov( 22 nn rrww ),cov( 33 nn rrww 22 nn w  Nếu cộng tất cả các ô trong bảng ma trận trên sẽ cho ra kết quả phương sai của từng chứng khoán, ta thấy các ô nằm trên đường chéo Tây Bắc – Đông Nam của ma trận là phương sai của từng chứng khoán. Các ô còn lại là hiệp phương sai của các cặp chứng khoán trong danh mục. Mỗi hiệp phương sai của mỗi cặp chứng khoán xuất hiện hai lần trong ma trận. Vậy hiệp phương sai của các cặp chứng khoán trong danh mục nhiều hơn phương sai của các chứng khoán. Ta nói phương sai của DMĐT phụ thuộc nhiều vào hiệp phương sai giữa các chứng khoán hơn là phương sai của chính các chứng khoán đó. 9 Để đơn giản hóa việc tính toán ma trận này ta có thể dùng hàm SUMPRODUCT trong Excel. Đây là hàm nhân đối xứng 2 dãy số lại với nhau rồi tính tổng. Công thức: SUMPRODUCT (array1, array2) Trước khi sử dụng hàm này ta rút tỷ trọng từng chứng khoán ở bảng 1.1 ra để tạo thành Array 1 1 w 2 w 3 w … n w Còn Array 2 sẽ là bảng sau: Chứng khoán 1 2 3 … N 1 2 1  Cov( ), 21 rr Cov( ), 31 rr Cov( ), 1 n rr 2 Cov( ), 21 rr 2 2  Cov( ), 32 rr Cov( ), 2 n rr 3 Cov( ), 31 rr Cov( ), 23 rr 2 3  Cov( ), 3 n rr … N Cov( ), 1 rr n Cov( ), 2 rr n Cov( ), 3 rr n … 2 n  Như vậy để có đầy đủ các nhân tố như trong bảng 1.1 thì ở mỗi dòng còn thiếu tỷ trọng của mỗi chứng khoán. Ta chỉ việc lấy tỷ trọng từng chứng khoán ứng với mỗi dòng nhân với SUMPRODUCT (array1, array2) ta được phương sai toàn danh mục . Ví dụ: Có tỷ trọng 6 loại cổ phiếu và Ma trận hiệp phương sai của 6 cổ phiếu đó như trong Hình 1.1. Tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 17%, tỷ trọng đầu tư vào mỗi chứng khoán không quá 75% sao cho tổng tỷ trọng đầu tư là 100%. 10 Ma trận hiệp phương sai được tính theo công thức sau: B15 = Covar(A,A) = (B2:B11(lấy F4),B2:B11), kéo hết đến G15. B16 = Covar(B,A) = (C2:C11(lấy F4),B2:B11), kéo hết đến G16 Tương tự cho đến B20. Phương sai danh mục đầu tư: I21 =  P  SUMPRODUCT(MMULT(B21:G21,B15:G20),B21:G21). Sau đó ta chạy SLOVE cho kết quả như hình dưới đây. Hình 1: Hình chạy excel tính phương sai danh mục đầu tư. [...]... dụng APT vào thị trường chứng khoán Việt Nam để xây dựng mô hình cho tỷ suất sinh lợi (TSSL) của các chứng khoán niêm yết với sự thay đổi của ba biến vĩ mô là lãi suất (LS); lạm phát (LP) và chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ 6.1 Mô hình một nhân tố Mô hình đơn giản nhất là mô hình một nhân tố Mô hình một nhân tố diễn tả tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i ( ri ) chịu sự tác động của một nhân. .. ) phản ánh rủi ro nhân tố và var(ri ) phản ánh rủi ro đặc thù của Công ty 17 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HSC & ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀO HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY HSC A Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh: 1 Qúa trình hình thành và phát triển : TRỤ SỞ CHÍNH Tên đầy đủ : Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán TP HCM Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh Securities Corporation... giống mô hình CAPM, chính vì vậy mà người ta nói rằng mô hình CAPM là trường hợp đặc biệt của mô hình APT ( F ở đây được xem là nhân tố thị trường) 6.2 Mô hình đa nhân tố Khác với mô hình một nhân tố, mô hình đa nhân tố diễn tả tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i ( ri ) được hợp thành bởi nhiều nhân tố nhỏ hơn là F j còn gọi là 14 nhân tố phổ biến, các cổ phiếu khác nhau có độ nhạy cảm khác nhau thể hiện... trong quá trình mở rộng hoạt động của Công ty B Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty 1.1 Môi trường vĩ mô 1.1.1 Môi trường kinh tế : Thị trường chứng khoán nói chung luôn phụ thuộc vào nền kinh tế, nó vừa vận động theo quy luật chung, vừa vận động theo quy luật riêng của mình Năm vừa qua tình hình kinh tế thế giới... của một nhân tố (F) Nhân tố này thường được xem là nhân tố thị trường và nhà đầu tư không thể đa dạng hóa, với i là mức độ nhạy cảm của chứng khoán i đối với nhân tố F Như vậy mô hình một nhân tố được biểu diễn dưới dạng: ri Trong đó: i i i F i là tỷ suất sinh lợi mong đợi của chứng khoán i (tỷ suất sinh lợi phi rủi ro r f ) Nhìn vào mô hình trên ta thấy mô hình một nhân tố trông giống mô hình CAPM,... tỷ trọng 0,6 trên cổ phiếu A và 0,4 trên cổ phiếu B sẽ có beta nhân tố là 2,4 trên nhân tố này Tóm lại: beta nhân tố của một danh mục đối với một nhân tố nào đó chính là bình quân gia quyền beta của các chứng khoán riêng lẻ đối với nhân tố đó Giả dụ chúng ta có mô hình với K nhân tố cho mỗi cổ phiếu i và một danh mục đầu tư có N chứng khoán với tỷ trọng đầu tư có giá trị là xi cho cổ phiếu i thì tỷ... phương sai của các nhân tố phổ biến Cụ thể phương trình trên được diễn đạt như sau: K K Cov (ri , r j ) im jn Cov ( Fm , Fn ) m 1n 1 Dùng mô hình nhân tố để tính var: Trong mô hình một nhân tố cũng tương tự như đối với các mô hình thị trường, các mô hình nhân tố chia phương sai tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán ra thành hai phần đa dạng hóa vá không đa dạng hóa được ri i i F i Từ tính chất của phương... là rủi ro nhân tố, còn vế thứ hai gọi là rủi ro đặc thù của Công ty Trong mô hình đa nhân tố khi K nhân tố không có mối quan hệ với nhau và chứng khoán i được mô phỏng bởi mô hình nhân tố: ri F i i1 1 F i2 2 F iK K i Phương sai của ri có thể được phân thành (K+1) thành phần 2 i1 var( ri ) vậy 2 i1 var( F1 ) 2 iK var( F1 ) 2 iK var( FK ) var( i ) Như var( FK ) var( i ) phản ánh rủi ro nhân tố và var(ri... trình độ về chứng khoán tuy chưa nhiều nhưng cũng cung cấp phần nào cho các Công ty chứng khoán, đòi hỏi các Công ty chứng khoán phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên Trên thực tế Công ty hiện đang rất coi trọng chính sách bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên Công ty được thế mạnh là được thành lập như một phần của sự hợp tác chiến lược và đầu tư của hai tổ chức... không ngoại lệ, hiện nay số lượng các Công ty chứng khoán ngày càng tăng đã có trên 99 Công ty chứng khoán ra đời và đang hoạt động Các công ty chứng khoán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cạnh tranh nhau rất gay gắt nhất là trong bối cảnh hiện nay thì càng khốc liệt hơn Vì thế các Công ty chứng khoán phải không ngừng nâng cao đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và HSC cũng vậy Bên cạnh . GIỚI THI U VỀ CÔNG TY HSC & ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀO HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY HSC. A. Giới thi u khái quát về Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh: 1. Qúa trình hình. trường) 6.2. Mô hình đa nhân tố Khác với mô hình một nhân tố, mô hình đa nhân tố diễn tả tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i ( i r ) được hợp thành bởi nhiều nhân tố nhỏ hơn là j F còn gọi là 14 nhân tố. đổi của ba biến vĩ mô là lãi suất (LS); lạm phát (LP) và chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ. 6.1. Mô hình một nhân tố Mô hình đơn giản nhất là mô hình một nhân tố. Mô hình một nhân

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan