đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của vật chủ và vector lây truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch cũ tại đaklak

57 477 0
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của vật chủ và vector lây truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch cũ tại đaklak

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Công nghệ sinh học và môi trường, trường Đại học Nha Trang đã luôn quan tâm, chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình, giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Đặng Tuấn Đạt - Viện trưởng Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên, Bác sĩ Phạm Công Tiến – Trưởng Phòng Côn trùng và Kiểm dịch – Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên và ThS. Nguyễn Thị Hải Thanh - Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, trường Đại học Nha Trang đã định hướng, dìu dắt và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh chị Phòng Côn trùng – Kiểm dịch Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho tôi thực hiện tốt đồ án tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người luôn quan tâm giúp đỡ, động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần rất lớn giúp tôi hoàn thành tốt mọi công việc được giao trong suốt thời gian học tập và thực hiện đồ án vừa qua. Nha Trang, tháng 06 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Hoàng Hương Quỳnh i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Vài nét về bệnh dịch hạch 3 1.1.1 Mầm bệnh – vi khuẩn dịch hạch (Yesinia pestis) 3 1.1.2 Vật chủ 6 1.1.3 Vector 8 1.1.4 Điều kiện thuận lợi tồn tại mầm bệnh 11 1.2 Tình hình bệnh dịch hạch trên thế giới và Việt Nam 11 1.2.1 Tình hình dịch hạch trên thế giới 11 1.2.2 Tình hình bệnh dịch hạch trong nước: 16 1.2.3 Bệnh dịch hạch ở DakLak 17 1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh DakLak 20 1.3.1 Khí hậu thời tiết 20 1.3.2 Khái quát về điểm nghiên cứu 21 1.3.3 Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên – tỉnh DakLak 22 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1 Thiết kế nghiên cứu 24 2.2 Vật liệu nghiên cứu 25 2.2.1 Vật liệu 25 2.2.2 Dụng cụ, hóa chất, thiết bị 25 2.3 Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1 Giám sát quần thể vật chủ - vector 25 2.3.2 Xác định thành phần loài vật chủ - vector 27 2.3.3 Xác định các chỉ số giám sát vật chủ - vector 29 2.3.4 Xét nghiệm vi sinh vật 29 2.4 Xử lý số liệu 30 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 ii 3.1 Sự biến đổi các điều kiện khí hậu của DakLak từ năm 2009 – 2011 31 3.2 Kết quả giám sát thành phần loài vật chủ - vector truyền bệnh dịch hạch 35 3.3 Các chỉ số giám sát của vật chủ - vector 37 3.4 Tác động của điều kiện khí hậu đến biến động số lượng vật chủ và vector 42 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 4.1 Kết luận 46 4.2 Kiến nghị: 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC 51 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BC : Bọ chét CSPP : Chỉ số phong phú CSBC : Chỉ số bọ chét TLN : Tỷ lệ nhiễm DTTS : Dân tộc thiểu số BHI : Môi trường Brain Heart Infusion DOC : Môi trường Deoxycholate Natri WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) VC : Vật chủ VT : Vector T⁰ : Nhiệt độ trung bình A⁰ : Độ ẩm trung bình M⁰ : Lượng mưa trung bình iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Số bệnh nhân mắc - chết do bệnh dich hạch từ ngày 03.01 – 11.08.1965 tại Buôn Ma Thuột. 18 Bảng 2: Số mắc – chết bệnh dịch hạch ở tỉnh DakLak 1964 – 2000 19 Bảng 3.1 Bảng số liệu theo dõi nhiệt độ trung bình ( 0 C) năm 2009 – 2011 tại DakLak 31 Bảng 3.2 Bảng số liệu theo dõi độ ẩm trung bình (%) năm 2009 – 2011 tại DakLak 32 Bảng 3.3 Bảng số liệu theo dõi tổng lượng mưa trung bình (mm) năm 2009 – 2011 tại DakLak 34 Bảng 3.4: Thành phần loài vật chủ 35 Bảng 3.5 Thành phần loài vector 36 Bảng 3.6: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2009 37 Bảng 3.7: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2010 39 Bảng 3.8: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2011 40 Bảng 3.9: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2012 41 Bảng 3.10: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đến vật chủ vector 42 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm đến vật chủ vector 43 Bảng 3.12: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tổng lượng mưa đến vật chủ vector 44 v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ HÌNH: Hình 1: Vi khuẩn Yesinia pestis bắt màu đậm 2 đầu khi nhuộm Wayson 4 Hình 2: Bọ chét Xenopsylla cheopis (con cái) 9 Hình 3: Vòng đời phát triển của bọ chét. 10 Hình 4: Bản đồ dịch tễ bệnh dịch hạch trên toàn thế giới năm 1998 13 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình ( 0 C) giữa các mùa từ năm 2009 – 2011 tại DakLak 31 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện độ ẩm trung bình (%) giữa các mùa từ năm 2009 – 2011 tại DakLak 33 Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng lượng mưa trung bình (mm) giữa các mùa từ năm 2009 – 2011 tại DakLak 34 Biểu đồ 4: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến vật chủ - vector 42 Biểu đồ 5: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm đến vật chủ - vector 43 Biểu đồ 6: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của tổng lượng mưa (mm) đến vật chủ - vector 44 1 LỜI MỞ ĐẦU Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, xếp vào diện kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lan truyền trong quần thể gặm nhấm qua trung gian bọ chét Xenosylla cheopis, bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao, dễ phát thành dịch lớn với khả năng lây lan rộng làm ảnh hưởng đến quan hệ và giao lưu quốc tế. Ở nước ta, bệnh dịch hạch được phát hiện đầu tiên năm 1898 ở Nha Trang sau đó bệnh phát triển mạnh ở miền Nam. Thời gian gần đây, dịch đã được khống chế, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giảm, phạm vi vùng dịch thu nhỏ. Từ năm 1999 dịch chỉ còn ghi nhận tại hai tỉnh DakLak và GiaLai. Ở DakLak, dịch chỉ còn ghi nhận tại huyện Ea H’leo với trọng điểm là xã EaWy và Ea’ Hiao. Tại xã EaWy, dịch hạch có mặt liên tục trong các năm 1997 - 1998 - 1999 – 2000; năm 1999 xảy ra dịch lớn: tại đây có 153 bệnh nhân mắc bệnh và 3 trường hợp tử vong trong tổng số 196 bệnh nhân và 6 trường hợp tử vong của cả nước. EaWy và Ea’ Hiao là địa bàn có giao lưu chặt chẽ về lương thực, thực phẩm không những với các xã khác trong huyện, các huyện khác trong tỉnh mà còn với nhiều nơi khác trên cả nước. Nông sản ở đây được vận chuyển đến các tỉnh ven biển miền Trung (Bình Định, Quảng Ngãi ), ra phía Bắc và lên cả các tỉnh biên giới (Cao Bằng, Lạng Sơn ). Vì vậy, có thể bọ chét, chuột nhiễm Yersinia pestis đã theo lương thực làm lây lan dịch đến các nơi khác trên cả nước. Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến biến đổi quần thể vật chủ - vector, có thể dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều ổ bệnh dịch hạch ở con người. Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế tập trung nghiên cứu ở Kazakhstan, đã phát hiện vào mùa xuân ấm áp và mùa hè ẩm ướt, vi khuẩn gây bệnh trở nên dễ lây lan hơn. Vi khuẩn Yersinia pestis được cho là đã gây bệnh dịch hạch, giết chết hơn 20 triệu người vào thời Trung cổ. Theo các nhà nghiên cứu, căn bệnh này thường gặp ở loài gặm nhấm trong đó bọ chét ký sinh là trung gian truyền bệnh. Bọ chét sinh sôi nhanh khi nhiệt độ vượt quá 10 độ C, vào mùa xuân ấm áp là mùa lý tưởng để loài động vật ký sinh này phát triển. Bệnh dịch hạch lây từ người sang người qua các vết bọ chét đốt. 2 Sự thuận lợi của khí hậu nóng ẩm đã dẫn đến gia tăng số lượng loài côn trùng này, hậu quả là nguy cơ lan truyền bệnh dịch hạch lớn hơn. Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ chỉ cần tăng 1 0 C vào mùa xuân cũng đủ dẫn đến tăng 59% căn bệnh này. Quá trình nghiên cứu sự biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên cho thấy trong 30 năm qua (1980-2009) nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0.5-0.7 0 C, lượng mưa giảm khoảng 2% làm điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên thêm khắc nghiệt, tần suất thiên tai ngày càng nhiều với cường độ mạnh và khó dự đoán. Sự biến đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng/giảm số lượng cá thể trong quần thể vật chủ vector truyền bệnh dịch hạch. Tại các ổ dịch cũ – nơi bệnh dịch hoành hành trong một thời gian dài mới có thể khống chế và dập tắt thì mầm bệnh vẫn còn tồn tại dai dẳng và tiềm ẩn trong tự nhiên, một khi có sự xuất hiện của mầm bệnh kết hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi làm gia tăng nhanh chóng số lượng loài vật chủ và vector truyền bệnh, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng và khó kiểm soát gây hậu quả nghiêm trọng và khó lường. Những năm gần đây, tình hình bệnh dịch hạch biến động rất phức tạp và có xu hướng lây lan qua các quốc gia. Dự báo trong những năm tới do biến động về khí hậu thì bệnh dịch hạch có thể gia tăng ở các nước, cần sớm có các dự báo và biện pháp phòng chống chủ động để hạn chế hậu quả sự nguy hiểm của bệnh dịch hạch trong cộng đồng. Để phát hiện kịp thời bệnh dịch hạch, hàng năm các khu vực trong tỉnh DakLak vẫn tiếp tục giám sát một số ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm khi có mầm bệnh tồn tại trên gặm nhấm, vector và trên người. Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:”Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của vật chủ và vector lây truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch cũ tại ĐakLak.” Mục tiêu của đề tài 1. Xác định sự biến động của vật chủ, vector lây truyền dịch hạch tại các ổ dịch cũ ở DakLak. 2. Xác định mối liên quan giữa biến động của vật chủ - vector và khí hậu tại các vùng dịch hạch cũ ở DakLak. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vài nét về bệnh dịch hạch Dịch hạch là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính từ động vật lây sang người (Zoonosis) qua trung gian bọ chét. Bọ chét hút máu chuột mắc bệnh, khi sang hút máu chuột lành hoặc người thì truyền vi khuẩn dịch hạch sang làm dịch lưu hành và lan rộng. Nguồn gốc của dịch là các ổ hoang dại (wild plague) tồn tại trong quần thể gặm nhấm và các ổ dịch hạch gần người (domestic plague) do bệnh dịch lây lan sang chuột sống gần người. Thông thường, người mắc dịch hạch sau khi có dịch chuột do chuột bị dịch chết, máu đông lại, bọ chét mất nguồn thức ăn, do đó bỏ chuột chết nhảy đi tìm ký chủ mới trong đó có cả con người. Người bị nhiễm trực khuẩn dịch hạch do bọ chét đốt thông thường bị dịch hạch thể hạch, vị trí của hạch viêm tương ứng vị trí bọ chét đốt. Có khi không có hạch viêm mà bệnh nhân bị ngay dịch hạch thể phổi nguyên phát hay dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết nguyên phát. Thể hạch cũng có thể diễn biến xấu qua thể phổi thứ phát hay thể nhiễm khuẩn huyết thứ phát. Thể phổi nguyên phát hay thứ phát đều là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm lây lan qua những người tiếp xúc theo đường hô hấp. [Bộ Y Tế Tập san y học dự phòng Tây Nguyên, 2011] Bệnh dịch hạch tồn tại và lây lan trong tự nhiên được cấu thành bởi “bộ ba” và thường gọi là “bộ ba” dịch hạch đó là: Vật chủ (các loài gặm nhấm, thú nhỏ), Vector (bọ chét), mầm bệnh (Vi khuẩn Yersinia pestis). 1.1.1 Mầm bệnh – vi khuẩn dịch hạch (Yesinia pestis) Mầm bệnh dịch hạch là vi khuẩn Yersinia pestis, thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) Trực khuẩn dịch hạch được Alecxandre Yersin phân lập năm 1894 trong một vụ dịch ở Hồng Kông. Năm 1896, Lahmann và Neumann đặt tên cho vi khuẩn này là Bacterium pestis. Năm 1944, Van Loghen chuyển chúng sang giống Yesinia để ghi công của A.Yesin. 4 1.1.1.1 Hình thái và tính chất bắt màu Vi khuẩn dịch hạch là trực khuẩn ngắn, hình bầu dục nhỏ, kích thước 0,3 – 0,7x1-2µm, thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu khi nhuộm Wayson hay xanh Methylen. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc xếp đôi có vỏ. Trong môi trường nuôi cấy ở 37 0 C Y.pestis có vỏ, nếu nuôi cấy ở 28 0 C thì không có vỏ, không sinh bào tử và không di động. Hình 1: Vi khuẩn Yesinia pestis bắt màu đậm 2 đầu khi nhuộm Wayson 1.1.1.2 Tính chất nuôi cấy Vi khuẩn Yesinia pestis dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng chậm. Hiếu khí tùy tiện, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 28 0 C [...]... Văn Hậu và Cs, 2003] => Vật chủ là một trong ba mắt xích quan trọng trong việc duy trì và lưu hành bệnh dịch Người mắc bệnh dịch hạch cũng là nguồn lây nguy hiểm cho người khác nhưng ở mức độ khác nhau và tùy vào thể bệnh, tùy theo đường nhiễm, đặc biệt bệnh có thể truyền được trực tiếp từ người sang người qua các bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch thể phổi 1.1.3 Vector Trung gian truyền bệnh dịch hạch chủ. .. phê, hồ tiêu và cao su 1.3.3 Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên – tỉnh DakLak Biến đổi khí hậu đang là mối lo ngại trên toàn cầu Những biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện ngày càng rõ và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới Thảm họa động đất và sóng thần xảy ra liên tiếp trong thời gian qua tại Nhật Bản và một số quốc gia tại khu vực... khiến biến đổi khí hậu đang từng ngày ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân Tây Nguyên 23 DakLak là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nắm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng song cũng đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sản xuất hàng ngày của người dân do tác động của biến đổi khí hâu Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thuỷ văn DakLak cho biết, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn... Lan và Myanma… là những ví dụ điển hình Tại Việt Nam, những năm qua biến đổi khí hậu đã và đang tác động xấu đến đời sống và sản xuất người dân: lượng mưa thất thường và luôn biến đổi Nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khắc nghiệt hơn Tần suất và cường độ của những đợt bão lũ tăng đột biến Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn Tình trạng thiếu hụt nước tăng cao Nguy cơ tuyệt chủng các loài động. .. phát triển của mầm bệnh, vật chủ và vector là điều kiện có tính chất quyết định cho sự lưu truyền và phát triển bệnh dịch hạch trong thiên nhiên dịch hạch ở các loài gặm nhấm phát triển được khi mật độ gặm nhấm tăng cao Theo thường quy giám sát và phòng chống dịch hạch của Bộ Y tế thì khi chỉ số phong phú của chuột >7% được coi là báo động, trên 15% là nghiêm trọng Ở vùng dịch hạch nếu chỉ số bọ chét... gây ra các triệu chứng sốt trong bệnh dịch hạch + Độc tố chuột (murine toxin) bản chất là protein như một ngoại độc tố, có tác động làm tan hồng cầu, có hoạt tính trên hệ thống mạch máu gây ra ứ máu và gây sốc 1.1.2 Vật chủ Bệnh dịch hạch là bệnh của loài gặm nhấm hoang dại Nguồn lây bệnh cho người chủ yếu là các loài gặm nhấm Gặm nhấm là vật chủ chứa, duy trì và lan truyền mầm bệnh trong tự nhiên Theo... LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu Khoanh vùng nghiên cứu Giám sát quần thể vật chủ vector Thu thập số liệu các điều kiện vi khí hậu Xác định thành phần loài vật chủ - vector Xét nghiệm vi sinh vật Xử lý số liệu Đánh giá tác động 25 2.2 Vật liệu nghiên cứu 2.2.1 Vật liệu Các loài gặm nhấm (chuột) thu thập được trong quá trình điều tra tại xã Ea ‘Wy và Ea ‘Hiao (đây là hai ổ dịch cũ. .. nhận tại một số ổ dai dẳng 1.2.3 Bệnh dịch hạch ở DakLak Bệnh dịch hạch xuất hiện ở ĐakLak vào thời kỳ dịch bùng phát lan tràn ở miền Nam Bệnh nhân dịch hạch đầu tiên ghi nhận vào tháng 11-1964 tại khu vực Hoà Bình (xã Hòa Thắng - Tp Buôn Ma Thuột hiện nay) Tháng 12-1964 có 8 bệnh nhân, tử vong 4 tại Lạc Thiện (Huyện Lak) Tháng 01-1965 có 1 trường hợp tử vong, bệnh nhân là một thương gia người Hoa tại. .. dịch hạch xâm nhập vào từ 1898 tại Nha Trang Dưới thời Pháp thuộc, dịch hạch xãy ra gần như liên tục hàng năm Sau này, ở một số vùng chiếm đóng của Mỹ, Ngụy bệnh dịch hạch có chiều hướng phát triển mạnh Từ năm 1906 đến năm 1958 ở Miền Nam có khoảng 29.000 trường hợp mắc bệnh dịch hạch Từ năm 1964, Miền Nam Việt Nam dẫn đầu thế giới về bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch (Cavanangh, 1968) Nơi xảy ra dịch hạch. .. và những nơi điều kiện vệ sinh hoàn cảnh yếu kém, còn những tập quán lạc hậu, không cải thiện được điều kiện ăn ở, phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe đây là những điều kiện thuận lợi cho vật chủ, vector dịch hạch tồn tại và phát triển khi có mầm bệnh xuất hiện thì nguy cơ mắc bệnh là khó tránh khỏi 1.2 Tình hình bệnh dịch hạch trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Tình hình dịch hạch trên thế giới Bệnh dịch hạch . tài: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của vật chủ và vector lây truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch cũ tại ĐakLak. ” Mục tiêu của đề tài 1. Xác định sự biến động của vật. biến động của vật chủ, vector lây truyền dịch hạch tại các ổ dịch cũ ở DakLak. 2. Xác định mối liên quan giữa biến động của vật chủ - vector và khí hậu tại các vùng dịch hạch cũ ở DakLak. . kiện khí hậu của DakLak từ năm 2009 – 2011 31 3.2 Kết quả giám sát thành phần loài vật chủ - vector truyền bệnh dịch hạch 35 3.3 Các chỉ số giám sát của vật chủ - vector 37 3.4 Tác động của

Ngày đăng: 31/08/2014, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan