Xây dựng website giới thiệu và tra cứu kết quả học tập trường tiểu học số 2, ninh phụng ninh hòa

64 486 1
Xây dựng website giới thiệu và tra cứu kết quả học tập trường tiểu học số 2, ninh phụng ninh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 1 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian hơn ba tháng làm bài thực tập em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết Để hoàn thành bài thực tập này ngoài sự nổ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ và động viên của nhiều người. Đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin đã trang bị cho em những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt quá trình học. Đặc biệt là nhờ sự chỉ bảo hướng dẫn và góp ý tận tình của cô Nguyễn Thủy Đoan Trang. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô của trường Tiểu học số 2 Ninh Phụng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Sau cùng em gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn động viên cổ vũ tinh thần và luôn tạo những điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Dương Thị Thùy Trâm Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 2 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP , ngày …. tháng … năm 2010. Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 3 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2010 Giáo viên hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2010 Giáo viên phản biện Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 7 1.1 Giới thiệu đề tài 7 1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7 1.3 Mục tiêu của đề tài 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9 2.1 Giới thiệu về ngôn ngữ PHP 9 2.1.1 PHP là gì? 9 2.1.2 Lịch sử phát triển của PHP 9 2.1.3 Tại sao sử dụng PHP 13 2.1.4 Những điểm mạnh của PHP 13 2.2 Giới thiệu về MySQL 14 2.2.1 MySQL là gì? 14 2.2.2 Tại sao sử dụng MySQL 15 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 19 3.1 Phân tích hiện trạng 19 3.2 Mô hình hóa dữ liệu 25 3.2.1 Mô hình quan niệm dữ liệu 25 3.2.2 Mô hình tổ chức dữ liệu 27 3.2.3 Mô hình vật lý dữ liệu 29 3.3 Mô hình hóa xử lý 48 3.3.1 Mô hình thông lượng 48 3.3.2 Mô hình quan niệm xử lý 48 3.3.3 Mô hình tổ chức xử lý 51 3.3.4 Mô hình vật lý xử lý 54 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 54 4.1 Sơ đồ website 56 4.2 Các giao diện và chức năng chính của chương trình 57 4.3 Cách sử dụng chương trình 63 KẾT LUẬN 64 Kết quả đạt được 64 Hướng phát triển của đề tài 64 Tài liệu tham khảo 64 Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 6 Danh mục các chữ viết tắt CN : Cuối năm. GKI : Giữa học kỳ 1. GKII : Giữa học kỳ 2. GV : Giáo viên. HLM.KI : Học lực môn kỳ 1. HLM.N : Học lực môn cả năm học. HS : Học sinh. K : Khóa. KQMHNX : Kết qủa môn học nhận xét. KTĐK : Kiểm tra định kỳ. KTTX : Kiểm tra thường xuyên. LOẠI KT : Loại kiểm tra. MH _ĐIỂM :Môn học - Điểm. MH_NX :Môn học _ nhận xét. NX_ HẠNH KIỂM : Nhận xét hạnh kiểm. Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 7 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu đề tài. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, Công nghệ Thông tin được xem là một ngành phát triển rất nhanh và đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nó là công cụ hữu ích thúc đẩy các ngành khoa học khác phát triển. Công nghệ Thông tin đã làm thay đổi đời sống và giúp con người tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc. Hiện nay, internet gần như phủ sóng toàn bộ thế giới và kết nối toàn thể nhân loại với nhau. Nó phủ sóng hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho con người. Chính sự phát triển mạnh mẽ của internet trong những năm qua, kéo theo sự ra đời của nhiều loại ứng dụng, dịch vụ phát triển trên nó. Một trong những ứng dụng tiêu biểu đó là website giới thiệu và tra cứu kết quả học tập các trường. Hình thức này ra đời đáp ứng được nguyện vọng cũng như nhu cầu của nhiều người nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và gia đình ở mọi lúc, mọi nơi và bất cứ khi nào. Vì vậy em chọn đề tài “Xây dựng website giới thiệu và tra cứu kết quả học tập trường Tiểu học số 2, Ninh Phụng Ninh Hòa” làm đề tài thưc tập tốt nghiệp. Trường tiểu học số 2 Ninh Phụng được thành lập năm 1993 và được xây dựng mới năm 2008 tại thôn Nghi Phụng xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Trong nhiều năm qua, nhà trường đã không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Hiện nay, mô hình tra cứu điểm trực tuyến đã được áp dụng ở nhiều trường học trên cả nước. Bên cạnh đó internet đã được đưa đến mọi nơi trên toàn quốc. Song hiện tại trường Tiểu Học số 2 Ninh Phụng vẫn chưa có website riêng để phục vụ cho Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 8 trường và phụ huynh học sinh. Việc xây dựng hệ thống tra cứu điểm trực tuyến cho trường là một nhu cầu thiết thực. 1.3 Mục tiêu của đề tài Xây dựng website nhằm giới thiệu về trường, phụ huynh tra cứu thời khóa biểu, kết quả học tập của học sinh. Do đó mục tiêu của đề tài là xây dựng được các chức năng sau:  Tra cứu kết quả học tập của từng học sinh.  Giới thiệu về trường: lịch sử của trường, đội ngũ cán bộ giáo viên. . .  Đăng tin tức, hoạt động, thông báo . . . của trường.  Xem thời khoá biểu.  Tài nguyên học tập.  Hỏi đáp. Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu về ngôn ngữ PHP 2.1.1 PHP là gì? PHP được viết tắt bởi cụm từ Personal Home Page, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới. 2.1.2 Lịch sử phát triển của PHP PHP/FI PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là 'Personal Home Page Tools'. Khi cần đến các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng dụng web đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã nguồn của PHP/FI cho mọi người xem, sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó đồng thời cải tiến mã nguồn. PHP/FI, viết tắt từ "Personal Home Page/Forms Interpreter", bao gồm một số các chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày nay. Nó có các biến kiểu như Perl, thông dịch tự động các biến của form và cú pháp HTML nhúng. Cú pháp này giống như của Perl, mặc dù hạn chế hơn nhiều, đơn giản và có phần thiếu nhất quán. Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 10 Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, lần viết lại thứ hai của phiên bản C, đã thu hút được hàng ngàn người sử dụng trên toàn thế giới với xấp xỉ 50.000 tên miền đã được ghi nhận là có cài đặt nó, chiếm khoảng 1% số tên miền có trên mạng Internet. Tuy đã có tới hàng nghìn người tham gia đóng góp vào việc tu chỉnh mã nguồn của dự án này thì vào thời đó nó vẫn chủ yếu chỉ là dự án của một người. PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời gian khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không lâu sau đó, nó đã được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0. PHP 3 PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi với các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã đượcAndi Gutmans và Zeev Suraski tạo ra năm 1997 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. Lý do chính mà họ đã tạo ra phiên bản này là do nhận họ thấy PHP/FI 2.0 hết sức yếu kém trong việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử mà họ đang xúc tiến trong một dự án của trường đại học. Trong một nỗ lực hợp tác và bắt đầu xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có của PHP/FI, Andi, Rasmus và Zeev đã quyết định hợp tác và công bố PHP 3.0 như là phiên bản thế hệ kế tiếp của PHP/FI 2.0, và chấm dứt phát triển PHP/FI 2.0. Một trong những sức mạnh lớn nhất của PHP 3.0 là các tính năng mở rộng mạnh mẽ của nó. Ngoài khả năng cung cấp cho người dùng cuối một cơ sở hạ tầng chặt chẽ dùng cho nhiều cơ sở dữ liệu, giao thức và API khác nhau, các tính năng mở rộng của PHP 3.0 đã thu hút rất nhiều nhà phát triển tham gia và đề xuất các mô đun mở rộng mới. Hoàn toàn có thể kết luận được rằng đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến thành công vang dội của PHP 3.0. Các tính năng khác được giới thiệu trong PHP 3.0 gồm có hỗ trợ cú pháp hướng đối tượng và nhiều cú pháp ngôn ngữ nhất quán khác. Ngôn ngữ hoàn toàn mới đã được công bố dưới một cái tên mới, xóa bỏ mối liên hệ với việc sử dụng vào mục đích cá nhân hạn hẹp mà cái tên PHP/FI 2.0 gợi nhắc. [...]... Đoan Trang CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1 Phân tích hiện trạng Trường tiểu học số 2 Ninh Phụng cần website giới thiệu và tra cứu kết quả học tập của học sinh Sau khi khảo sát sinh viên nắm được những thông tin sau: Quản lý học sinh Mỗi học hinh được nhà trường quản lý các thông tin: - Họ học sinh - Tên học sinh - Giới tính - Ngày sinh - Nơi sinh: huyện, tỉnh - Địa chỉ: thôn, xã, huyện, tỉnh... Thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thủy Đoan Trang  Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CKI và CN  Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra bổ sung  Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét Căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định... Tin học: 1 lần/môn ii Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng môn học:  Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh  Đánh giá hoc lực của học sinh qua nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học. .. Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật, Thể dục Quản lý học tập Trong quá trình học tập, giáo viên bộ môn sẽ tiến hành kiểm tra lấy điểm theo từng hình thức kiểm tra và nhập điểm cho từng học sinh Cuối mỗi đợt học giáo viên bộ môn sẽ tổng kết điểm cho từng môn học, sau đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng kết điểm cuối mỗi học kỳ SVTH: Dương Thị Thùy Trâm 20 Thực tập tốt nghiệp GVHD:... Thủy Đoan Trang Điểm của học sinh được quản lý theo từng học kỳ Giáo viên đánh giá và xếp loại học sinh theo quy chế sau: Số lần kiểm tra và cách cho điểm: a Kiểm tra thường xuyên (KTTX): gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút) i Đối với các môn học đánh giá bằng điểm:  Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng:  Môn Tiếng Việt: 4 lần;  Môn Toán: 2 lần;  Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí,... Xếp loại học lực từng môn học Học sinh được xếp loại học lực môn học kì I (HLM.KI) và học lực môn cả năm học (HLM.N) ở mỗi môn học  Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:  Học lực môn:  HLM.KI là điểm KTĐK.CKI  HLM.N là điểm KTĐK.CN  Xếp loại học lực môn:  Loại Giỏi: học lực môn đạt điểm 9, điểm 10;  Loại Khá: học lực môn đạt điểm 7, điểm 8;  Loại Trung bình: học lực môn... Mỗi khối có một số lớp Mỗi lớp có một số môn học với số tiết học khác nhau, có một giáo viên chủ nhiệm suốt năm học Mỗi môn học của mỗi lớp được một hoặc nhiều giáo viên giảng dạy và một giáo viên dạy một hoặc nhiều môn Các môn học được phân làm hai loại:  Các môn học đánh giá bằng điểm gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học  Các môn học đánh giá bằng... học kì và cả năm học của từng môn học b Kiểm tra định kì (KTĐK): được tiến hành sau từng giai đoạn học tập  Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:  Các môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GK I), cuối học kì I (CK I), giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN), mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung bình cộng... năng của môn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học  Hoàn thành tốt (A+) đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học  Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50 % số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học Xếp loại giáo dục và xét khen thưởng  Xếp loại giáo dục: + Xếp loại Giỏi: những học sinh... hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo hai loại như sau : a) Thực hiện đầy đủ (Đ) số nhận xét cầ đạt là 5 – 10 nhận xét b) Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ) số nhận xét cầ đạt là 0 – 4 nhận xét Quản . nơi và bất cứ khi nào. Vì vậy em chọn đề tài Xây dựng website giới thiệu và tra cứu kết quả học tập trường Tiểu học số 2, Ninh Phụng Ninh Hòa làm đề tài thưc tập tốt nghiệp. Trường tiểu học số. tài Xây dựng website nhằm giới thiệu về trường, phụ huynh tra cứu thời khóa biểu, kết quả học tập của học sinh. Do đó mục tiêu của đề tài là xây dựng được các chức năng sau:  Tra cứu kết quả học. thiệu và tra cứu kết quả học tập của học sinh. Sau khi khảo sát sinh viên nắm được những thông tin sau: Quản lý học sinh Mỗi học hinh được nhà trường quản lý các thông tin: - Họ học sinh. - Tên học

Ngày đăng: 31/08/2014, 08:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giới thiệu đề tài.

  • Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

  • Mục tiêu của đề tài

  • Giới thiệu về ngôn ngữ PHP

    • MySQL là gì?

    • Tại sao sử dụng MySQL

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan