Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề

92 1.5K 5
Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Trường cao đẳng nghề Công Nghệ và Nông Lâm § ông Bắc T i li u dùng cho h c sinhà ệ ọ Môn đun 21. THIẾT KẾ NỘI THẤT Thêi gian:260 giê (LT: 75 giê; TH: 185 giê) Ngêi biªn so¹n: Nguyªn Hång Nhiªn Ngêi tham gia: TrÇn ThÞ Huª Tháng 10 n¨m 2010 1 Bµi gi¶ng LỜI NÓI ĐẦU Mô đun thiết kế nội thất cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thiết kế nội ngoại thất nói chung. Tạo cho người học có khả năng tham gia hoặc trực tiếp thiết kế nội thất các công trình của tư nhân cũng như công cộng. Nội dung của tài liệu này gồm : Bài 1: Không gian nội thất Bài 2: Không gian xác định Bài 3: Phân tích không gian hiện có hoặc không gian đặt ra Bài 4: Các yếu tố của nội thất Bài 5: Nguyên lý thiết kế nội thất Bài 6: Bố cục màu sắc Bài 7: Hình chiếu phối cảnh Bài 8: Hình chiếu phối cảnh các căn phòng Bài 9: Thiết kế nội thất Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, tìm hiểu thực tế và nhận được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đén nay tài liệu đã hoàn thành. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đón nhận và đóng góp ý kiến bổ xung để cuốn sách này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản sau. Xin trân trọng cảm ơn. 2 MÔ ĐUN 21: THIẾT KẾ NỘI THẤT Tổng số 260 giờ ( Lý thuyết: 75 giờ; Thực hành: 185 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun + Vị trí mô đun: Được bố trí sau khi kết thúc các mô đun chuyên môn cơ bản và mô đun gia công dưỡng gá. + Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun + Nêu được các yếu tố của không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian + Nêu được nguyên lý của thiết kế nội thất + Thiết kế được nội thất trong 1 không gian sẵn có + Thiết kế nội thất cho một phòng làm việc bất kỳ theo yêu cầu của khách hàng. + Chấp hành tốt qui định trong học tập III. Nội dung mô đun 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian STT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số LT TH Kiểm tra 1 Không gian nội thất 20 10 10 2 Không gian xác định 20 10 10 4 3 Phân tích không gian hiện có hoặc không gian đặt ra 20 10 10 4 Các yếu tố của nội thất 30 10 20 2 5 Nguyên lý thiết kế nội thất 30 10 20 2 6 Bố cục màu sắc 30 10 20 2 7 Hình chiếu phối cảnh 30 5 25 8 Hình chiếu phối cảnh căn phòng 25 5 20 4 9 Thiết kế nội thất 55 5 50 2 Tổng số 260 75 185 16 Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết 3 BÀI 1: KHÔNG GIAN NỘI THẤT Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h) I. Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh sẽ: - Hiểu được không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian. - Xác định được các yếu tố thiết kế nội thất, đưa ra được các giải pháp thiết kế và thi công cho không gian nội thất - Chấp hành tốt các qui định trong học tập, say mê học tập. II. Nội dung của bài: 1. Không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian 1.1. Khái niệm không gian Không gian là khoảng có thể xác định hoặc không xác định trong đó chứa đựng rất nhiều yếu tố như: không khí, ánh sáng, cây cảnh hoặc âm thanh Trong đó ta chia không gian thành hai không gian chính đó là: - Không gian tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra. - Không gian nhân tạo là do con người làm ra. Trong nội thất chúng ta quân tâm chủ yếu tới không gian nhân tạo. 1.2. Không gian kiến trúc Không gian kiến trúc là khoảng không gian nhân tạo trong đó nó bao gồm các công trình đựơc xây dựng, được xác định trong một giới hạn nào đó (sân vườn tường dậu các công trình về nhà cửa nói chung) 1.3. Cấu trúc không gian Cấu trúc không gian bao gồm không gian thiên nhiên và không gian nhân tạo. Trong không gian thiên nhiên có cấu trúc cực kì phức tạp, nó bao gồm toàn bộ những gì do thiên nhiên tạo ra. Vì thế trong khuôn khổ của chương trình học chúng ta chỉ nghiên cứư không gian nhân tạo Trong không gian nội thất người ta có thể dựa theo công năng (mục đích sử dụng) mà chia ra các không gian khác nhau. - Không gian sân vườn và các công trình ngoài trời - Không gian phòng: * Không gian phong khách * Không gian phòng ngủ * Không gian phòng bếp * Không gian nhà vệ sinh * Không gian phòng sinh hoạt chung cả gia đình * Không gian phòng tập thể dục thể thao bể bơi, 2. Các yếu tố thiết kế nội thất 2.1. Khái niệm về trang trí nội thất Khi các công trình kiến trúc hình thành xác lập nên những không gian có mối liên hệ tương đối với nhau được gọi là không gian kiến trúc.Trong 4 các mối quan hệ ấy có mối quan hệ giữa không gian kiến trúc bên trong và bên ngoài. Không gian kiến trúc bên ngoài sau khi hoàn thiện công trình được gọi là không gian ngoại thất. Còn phần không gian kiến trúc bên trong được gọi là không gian nội thất. Công việc hoàn thiện không gian kiến trúc bên trong đưa công trinh vào sử dụng được gọi là trang trí nội thất. Trang trí nội thất có thể là sắp đặt các đồ đạc trong phòng có thể là sơn hoàn thiện một mặt hay gắn nên đó những hoạ tiết hoa văn trang trí đưa vào đó lọ hoa bồn hoa, chậu cây cảnh. Song nhìn chung những công việc như vậy đều được gọi là trang trí nội thất mặc dù mức độ công việc có thể là khác nhau rất xa về tính chất và độ phức tạp. Trang trí nội thất luôn hướng tới mục tiêu là làm đẹp không gian kiến trúc bên trong cuả công trình cho dù đôi lúc hiệu quả của việc trang trí không được như mong muốn. Như vậy có thể hiểu các yêú tố nội thất bao gồm: • Các đồ dung như bàn ghế giường tủ giá, kệ. • Các loại tranh ảnh treo tuờng • Các vật dụng dùng làm trang trí treo tường • Ánh sáng, đèn mầu. • Sơn tường, tranh vẽ. • Phông rèm, đăng ten. • Cây cảnh, lọ hoa, non bộ Tất cả những thứ đó cùng vói sự sắp xếp sắp đặt sao cho khoa học phù hơp với công năng sử dụng, thẩm mỹ người sử dụng, xu hướng thời đại đó là công việc của người thiết kế và trang trí nội thất, và đó cũng là những điều kiện các yếu tố cần có cho việc thiết kế và trang trí nội thất. 2.2. Cấu trúc nội thất Cấu trúc nội thất bao gồm: sàn, tường, cửa đi, trần nhà, cầu thang đồ đạc, các thiết bị chiếu sáng. 2.2.1. Sàn nhà Sàn là một mặt phẳng nằm ngang của không gian nội thất, là những mặt chịu tải trọng của con người và những đồ đạc khác bày biện trên đó Trước tiên yêu cầu đối với sàn là phải có kết cấu chịu được những tải trọng cần thiết một cách an toàn và bề mặt của chúng phải đủ bền để không những chống chịu lại các va chạm cơ học mà còn chống chịu được các tác động vật lý như ẩm nhiệt. Một trong những loại sàn điển hình là sàn nằm ngang chịu lực. Loại sàn cấu trúc nằm ngang này đựơc đặt lên trên một lớp một lớp sàn phụ - một loại vật liệu cấu tạo như ván dán hoặc phủ thép có thể vượt qua các dầm. Lớp sàn phụ và các dầm đảm bảo cho toàn bộ hệ thống làm việc như một cấu trúc đồng bộ chịu được những tải trọng tĩnh và động. Sàn cũng có thể là một tấm bê tông cốt thép chịu lực và có thể mở rộng theo một phía hoặc theo hai phía. Hình thức dầm đỡ dưới tấm sàn thường 5 phản ánh cách thức mở rộng không gian và phân bố đều lực tác dụng. Sàn bê tông có thể được đổ liền khối hoặc đúc thành các tấm lắp ghép như gỗ. Hình 1.1. Sàn nhà lát bằng gỗ Khi sử dụng sàn betong lắp ghép không thể có sàn nhẵn phẳng bởi các mối lắp ghép và các mối liên kết giữa sàn với dầm, bởi vậy cần phaỉ có vật liệu hoàn thiện bề mặt sàn. Để làm phẳng bề mặt không phẳng và xù 6 xì, cần phải sử lý bề sàn, có thể là phủ mặt sàn bằng một loại vật liệu như ván sàn gỗ hoặc láng xi. Lớp sàn hoàn thiện là lớp sàn trên cùng của cấu tạo sàn. Từ đó mặt sàn trực tiếp bị hao mòn và thể hiện là bề mặt chính của căn phòng. Lớp bề mặt cần phải đưa tiêu chí thẩm mỹ khi lựa chọn cân nhắc giải pháp trang trí mặt sàn. Sự bền chắc của bề mặt sàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Các hoạt động đi lại, di chuyển đồ đạc, thiết bị đều tác động lên bề mặt sàn những lực va đập và mài mòn tương đối lớn. Do đó vật liệu làm sàn phải có độ vững chắc kết cấu cao, chụi được va đập và mài mòn. Một trong những yêu cầu đối với độ bền của sàn đó là khả năng bảo trì độ bền, tức là việc bảo dưỡng sàn phải dễ thực hiện, đơn giản, không quá phức tạp. Để duy trì độ bền cũng như dễ dàng bảo dưỡng, vật liệu làm sàn phải tránh được sự bám bẩn, đọng nước, ẩm ướt gây biến mầu. Một trong những biện pháp mỹ thuật có thể hạn chế được sự bẩn của bề mặt đó là sử dụng các mầu trung tính có sắc độ trung bình, sử dụng các hoa văn để làm hoà lẫn các vết bẩn. Chất liệu bề mặt tự nhiên sẽ làm nổi trội sức hấp dẫn của nó mà xoá nhòa các vết bẩn. Độ đàn hồi của vật liệu làm sàn cũng như tính cách nhiệt của sàn cũng có những tác động trực tiếp tới bước chân của người sử dụng. Sự ấm áp của sàn có thể là thực hoặc ảo giác do màu sắc tạo nên. Song đây là điều hết sức ý nghiã đối với không gian nội thất. Vật liệu mặt sàn có thể sưởi ấm bằng nhiệt bức xạ và giữ ấm bằng tính cách nhiệt của sàn. Mặt sàn cũng có thể trở nên ấm hơn nếu bề mặt mềm, êm màu sắc từ trung bình tới ấm, nóng. Tuy nhiên đối với từng vùng khí hậu mà có phương án xử lý mặt sàn cho phù hợp. Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, mặt sàn mát dịu, sáng bóng là phù hợp hơn cả. Cần đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn khi lựa chọn giải pháp sử lý sàn trong các phòng có không khí ẩm ướt, lúc này mặt sàn trơn, nhẵn bóng rất dễ xảy ra những tai nạn khôn lường. Mặt sàn cứng là mặt phản sạ không gian, khuyếch đại tiếng ồn, mặt sàn mềm có thể làm giảm tiếng ồn và các va chạm trong quá trình sử dụng. Vật liệu sàn mềm, mịn, xốp sẽ triệt tiêu âm thanh, và cách âm tốt. Màu mặt sàn nhạt có thể phản sạ lại ánh sáng chiếu vào nó, từ đó sẽ làm cho căn phòng sáng sủa và thoáng đãng hơn các mặt sàn có màu tối đậm. Sắc màu nhạt sẽ làm tăng thêm ánh sáng trong căn phòng, sắc màu sẫm xẽ làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, làm giảm ánh sáng trong phòng. Ngoài ra màu cũng tác động lên cảm giác của con người như: Màu sắc ấm sẽ năng cao tính kích động của căn phòng Mầu ấm trầm cho ta cám giác ổn định, an toàn. Màu sắc lạnh gợi sự rông rãi và nhấn mạnh sự bằng phẳng của bề mặt sàn. Màu lạnh thẫm lại tạo ra chiều sâu, chắc chắn của căn phòng 7 Khác với các mặt tường và trần của căn phòng, mặt sàn đóng vai trò truyền các chất lượng không gian. Chất liệu và sự vững chắc của sàn tiếp súc và ảnh hưởng ngay tới cảm nhận của ta khi đi lại tiếp súc trên bề mặt của sàn. Chất lượng của sàn và cách bố trí sẽ tạo ra các hoạ tiết, các hoa văn cho sàn, đó chính là chất liệu đã hiển thị và truyền tải thông tin về bản chất của vật liệu và tính chất của không gian nội thất . 2.2.2. Tường nhà Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình. Tường tạo ra các bề mặt trong và ngoài của ngôi nhà, đồng thời là sự bảo vệ và giới hạn không gian bên trong. Tường đóng vai trò ngăn cách, phân chia không gian. Hình 1.2. Tường nhà Tường có nhiều loại chúng được phân chia ra theo kết cấu, kích thước (chiều dày) theo chức năng chịu lực và các chức năng đặc biệt khác Song nhìn chung, trong không gian nội thất thì tường là một mặt phẳng 8 tương đối rộng. Màu sắc và chất liệu của tường thường được sử dụng để nối về một ý đồ nào đó, bởi nó là một mảng màu chiếm diện tích gần như lớn nhất trong căn phòng. Cho dù như vậy, tường cũng chỉ là phần nền làm nổi bật hơn các đồ đạc bên trong không gian nội thất. Bởi thế màu sắc của chúng thường được sử lý nhẹ nhàng. Nếu có một mảng tường nào đó cần trang trí màu sắc mạnh hơn thì mảng tường đó chỉ chiếm diện tích không quá 1/4 tổng diện tích tường. Tường thường đực sử lý bằng vôi ve, sơn. Trong một số trường hợp tường đựơc ốp bằng các loại vật liệu như gỗ, đá gạch.v.v. Trong trường hợp này chúng ta đã tạo cho chúng một sức căng nhất định về cảm giác của thị giác. Bởi thế muốn nhấn mạnh một mảng tường nào đó thì nên chọn đó là trung tâm điểm nhìn, điểm nhấn. Trên tường thường có các lỗ mở, hốc, đây cũng chính là đặc thù của tường mới có thể dễ dàng có được. Các lỗ mở kết nối không gian này với không gian khác, dường như tạo cho ta thấy cảm giác liên tục của sự vận động không gian. 2.2.3. Trần nhà 9 Hình 1.3. Trần nhà Trần là yếu tố giới hạn phần bên trên của không gian nội thất. Trần là một yếu tố đặc biệt của không gian nội thất. Trên trần thường là nơi lắp đặt các hệ thống chiếu sáng và nhìn chung là thoáng vì không có các đồ đạc che lấp. Trong một không gian lớn trần rộng sẽ dễ dàng gây cảm giác rộng, trống trải buồn tẻ. Chính vì những đặc thù ấy, việc thiết kế tạo ra các hệ thống hoạ tiết trang trí và các hoạ tiết trang trí và hệ thống đèn trang trí trên đó là hết sức cần thiết và quan trọng. Trần có thể được gắn trực tiếp vào khung kết cấu hoặc treo trên mái. Cũng như sàn, trần cũng có thể được sơn màu khác nhau, khác với màu tường, hoặc bằng các chất liệu như gỗ, nhựa Song cần hết sức lưu ý tới độ cao của trần. Từ độ cao ấy, ta xác định các giải pháp về màu sắc và hình thức của trần. 10 [...]... không gian nội thất cho diện tích 90 m 2 30 BÀI 4: CÁC YẾU TỐ CỦA THIẾT KẾ NỘI THẤT Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h) I Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh sẽ: Nêu được các yếu tố của thiết kế nội thất Đánh gia được chất lượng không gian Vị trí sắp đặt đồ đạc nội thất Thiết kế hình dáng, tỉ lệ, ánh sáng, cảnh quan Chấp hành tốt các nội quy của lớp, ghi chép và làm bài tập đầy đủ II Nội dung:... định của lớp II Nội dung: 1 Không gian có ích Không gian có ích là khoảng không gian được xác định trong quá trình thi công thiết kế gồm các không gian ngoại, nội thất Như vậy không gian có ích bao gồm toàn bộ sân vườn nhà ở các công trình phụ trợ khác Tuỳ vào mục đích sử dụng, mà người làm nội thất đưa ra phương án chọn cho mỗi đề mục của công trình Việc thiết kế và thi công nội ngoại thất cần chú ý... gian nội thất Yếu con người chi phối mọi yếu tố khác trong không gian nội thất Phân chia kết cấu của không gian nội thất, hiểu và đánh giá đúng các đặc tính của các loại hình khối cơ bản, nhằm đưa ra phương án thi công nội thất cho công trình một cách tối ưu nhất về mọi mặt Cần chú ý tới sự dịch chuyển không gian trong không gian nội thất, sự thay đổi không gian, sự cần thiết của thay đổi không gian Thiết. .. nội thất 1.1 Các yếu tố nội thất Các bộ phận cấu thành nên không gian nội thất được gọi là các yếu tố nội thất Các yếu tố này có tác dụng giới hạn không gian, tô điểm bài trí không gian hay thực hiện một chức năng sử dụng nào đó của không gian nội thất Tất cả các yếu tố như: sàn, trần, tường, cầu thang, cửa đi, cửa sổ, đồ đạc, vật dụng, vật trang trí…trong phòng đều được coi là các yếu tố của nội thất. .. đặt đồ đạc nội thất cũng hết sức chặt chẽ trong bố cục từ màu sắc, kiểu dáng, chất liệu các vị trí thứ tự sắp đặt cũng cần phải tuân thủ nghiêm theo thiết kế từ đó mới phát huy hết được công năng của công trình, đồng thời tổng thể công trình mới mang tính thống nhất, hài hoà 2.2 Mối quan hệ giữa con người và không gian nội thất Trong không gian nội thất con ngườì đóng vai trò làm chủ, nội thất đóng... thảm trải nền nhà - Gương… III Bài thực hành 1 Thiết kế trang trí nội thất sàn, trần và tường cho một căn hộ 2 Thiết kế khung cảnh nội thất cho một căn hộ 16 BÀI 2: KHÔNG GIAN XÁC ĐỊNH Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h) I Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh sẽ: - Nêu được đặc điểm trong không gian xác định, không gian ngoại thất, không gian nội thất - Đánh giá được chất lượng không gian, vị... công trình, của những công trình xung quanh người thiết kế sân vườn cần phải hiểu rõ: - Tổng thể công trình ra sao - Mục đích sử dụng - Đối tượng sử dụng - Sở thích gia chủ 19 - Xu hướng thời đại - Khuôn khổ thừa đất, hướng chủ đạo của công trình - Các yếu tố tự nhiên) phong thuỷ, ánh sáng ) Từ những yêu cấu cơ bản trên mà ta đưa ra bản thiết kế cho ngoại thất của sân vườn 1.4 Các yêu cầu Trong thiết kế. .. là yếu tố vừa có mối quan hệ với không gian nội và ngoại thất, nó là yếu tố kết nối phong cách kiến trúc ngoại thất với phong cách kiến trúc nội thất với phong cách bài trí nội thất Cửa và cửa sổ không chỉ giải quyết lối đi lại hay chiếu sáng đơn thuần mà nó còn chi phối kiểu đáng của các đồ đạc bên trong không gian nội thất, phù hợp với không gian ngoại thất Cửa ra vào thường được làm bằng gỗ một... Quan hệ giữa thiết kế và thi công Trong trang trí nội thất việc thiết kế là dựa trên không gian hiện có đã được xây dựng định hình rõ ràng Như vậy việc thiết kế được biểu hiện đầy đủ công năng của không gian từ đó mà đưa ra được bản thiết kế hợp lí nhất bố cục chặt chẽ thống nhất về phong cách ổn định xét trên mọi khía cạnh - Chỉ ra được cụ thể từng hạng mục thi công cách thức thực hiện tiến độ thực hiện... làm nội thất cũng phải biết định hướng cho người tiêu dùng hiểu được xu hướng thời đại định hướng cho họ đi đúng và phù hợp với trào lưu chung tránh sự lạc lõng trong tập thể quần cư xung quanh Có làm được điều đó người làm trang trí nội thất mới được xã hội thừa nhận và khẳng định vị trí của mình trong xã hội III Bài thực hành 1 Hãy thiết kế thi công nội thất cho một gia đình có 4 người 2 Hãy thiết kế . ĐẦU Mô đun thiết kế nội thất cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thiết kế nội ngoại thất nói chung. Tạo cho người học có khả năng tham gia hoặc trực tiếp thiết kế nội thất các. công việc của người thiết kế và trang trí nội thất, và đó cũng là những điều kiện các yếu tố cần có cho việc thiết kế và trang trí nội thất. 2.2. Cấu trúc nội thất Cấu trúc nội thất bao gồm: sàn,. yếu tố của nội thất Bài 5: Nguyên lý thiết kế nội thất Bài 6: Bố cục màu sắc Bài 7: Hình chiếu phối cảnh Bài 8: Hình chiếu phối cảnh các căn phòng Bài 9: Thiết kế nội thất Trong quá trình biên

Ngày đăng: 30/08/2014, 14:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bµi gi¶ng

  • Môn đun 21. THIẾT KẾ NỘI THẤT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan