Khảo sát năng suất sinh sản một số nhóm giống ly (landrace x yorkshire) và yl (yorkshire x landrace) tại trại nái sông phan thuộc công ty cp việt nam

61 642 0
Khảo sát năng suất sinh sản một số nhóm giống ly (landrace x yorkshire) và yl (yorkshire x landrace) tại trại nái sông phan thuộc công ty cp việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở nước ta ngành nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của nước nhà, trong đó thì ngành chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng dẫn đến sự thành công đó, mà đáng kể là phải nói đến ngành chăn nuôi lợn. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng ngành chăn nuôi lợn vẫn tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Ngày nay khi khi mà nền kinh tế phát triển nhanh, cuộc sống con người ngày được nâng cao thì nhu cầu về dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là một vấn đề đáng được quan tâm. Từ đó thôi thúc nhà chăn nuôi luôn tìm cách cải tạo đàn giống của mình luôn cho được năng suất cao nhất và phẩm chất thịt ngày càng đạt thị hiếu người tiêu dùng. Để đạt được thành công đó thì ngoài việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý thì công tác giống được đặt lên hàng đầu nhằm chọn lọc lai tạo ra những con giống có khả năng sinh sản cao thích nghi tốt với khí hậu ở nước ta. Việc thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái là một vấn đề then chốt của các nhà chăn nuôi, nhằm tìm ra những chiến lược phù hợp để cải thiện và phát triển đàn lợn ngày càng tốt hơn.

Phần I. MỞ ĐẦU 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta ngành nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của nước nhà, trong đó thì ngành chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng dẫn đến sự thành công đó, mà đáng kể là phải nói đến ngành chăn nuôi lợn. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng ngành chăn nuôi lợn vẫn tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Ngày nay khi khi mà nền kinh tế phát triển nhanh, cuộc sống con người ngày được nâng cao thì nhu cầu về dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là một vấn đề đáng được quan tâm. Từ đó thôi thúc nhà chăn nuôi luôn tìm cách cải tạo đàn giống của mình luôn cho được năng suất cao nhất và phẩm chất thịt ngày càng đạt thị hiếu người tiêu dùng. Để đạt được thành công đó thì ngoài việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng quản lý thì công tác giống được đặt lên hàng đầu nhằm chọn lọc lai tạo ra những con giống có khả năng sinh sản cao thích nghi tốt với khí hậu ở nước ta. Việc thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái là một vấn đề then chốt của các nhà chăn nuôi, nhằm tìm ra những chiến lược phù hợp để cải thiện và phát triển đàn lợn ngày càng tốt hơn. Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Huế và sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thanh cùng với sự giúp đỡ của trại chăn nuôi lợn nái Sông Phan thuộc công ty CP Việt Nam, tôi tiến hành đề tài “khảo sát năng suất sinh sản một số nhóm giống LY (Landrace x Yorkshire) và YL (Yorkshire x Landrace) tại trại nái Sông Phan thuộc công ty CP Việt Nam”. Phần 2: TỔNG QUAN 2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI LỢN SÔNG PHAN 2.1.1. Vị trí địa lý- Đất đai. -Vị trí địa lý: Trại nằm trên vùng đất cao ráo thuộc xã Sông Phan, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận cách quốc lộ 1A 1km về hướng Đông. -Đất đai: Trại được xây dựng trên nền đất Feralit vàng đỏ có độ dốc 3-5%, có diện tích 10 ha. 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về trại Sông Phan: -Trại chăn nuôi Sông Phan, tỉnh Bình Thuận là một trong những trại trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn chăn nuôi CP-Group, thuộc tập đoàn chăn nuôi hoàng gia Thái Lan Charoen Pokphand liên kết với Việt Nam theo hình thức chăn nuôi gia công. +Bên chủ Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị theo bản thiết kế và yêu cầu kĩ thuật của CP, chịu trách nhiệm trả tiền lương cho công nhân làm việc cho trại. +Bên công ty CP chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc, kĩ thuật (kĩ sư chăn nuôi hoặc bác sĩ thú y). * Hình thức phân chia lợi nhuận: bên chủ Việt Nam hưởng 4/10, bên công ty hưởng 6/10 tổng lợi nhuận. -Trại được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 2005 xây dựng và phát triển cho đến nay. -Trại chủ yếu nuôi lợn nái lai hai máu L.Y, lợn nọc Landrace 2.1.3. Nhiệm vụ của trại: Trại có nhiệm vụ cung cấp lợn giống, lợn con nuôi thương phẩm, cung cấp lợn hậu bị và cung cấp tinh lợn chất lượng tốt cho các trại chăn nuôi của công ty CP trong và ngoài tỉnh. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại: Trại có tổng cộng 28 người không kể chủ trại. Chia làm hai bộ phận: Bộ phận sản xuất và bộ phận phục vụ sản xuất Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại Sông Phan I: 2.1.5. Cơ cấu đàn: Tính đến ngày 05/05/2009 tổng đàn nái và nọc của trại là 1270, trong đó: Loại Số lượng Đơn vị tính Lợn nái sinh sản 1103 con Lợn nái hậu bị 131 con Lợn đực giống 36 con Lợn cai sữa 950 con Lợn con theo mẹ 2467 con 2.1.6. Nguồn gốc, đặc điểm về ngoại hình và khả năng sinh sản của một số giống lợn. 2.1.6.1. Giống Yorkshire (Y) Lợn Yorkshire là một trong những lợn trắng cổ gốc của nước Anh, vùng Yorkshire. Lợn sắc lông trắng, có dạng hình thân dài, lưng rộng, đầu dài trán rộng, trắc diện hơi lõm. Lợn thường được chia là ba hạng dựa vào khối lượng: - Đại Bạch (Large White) - Trung Bạch (Middle White) - Tiểu Bạch (Little White) Chủ trại:(ông Tường) Bộ phận sản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất Trại đẻ 3: 2 người Tổ tạp vụ, bảo vệ: 1 người Phục vụ đời sống (cơm nước): 1 người Sữa chữa thay thế cơ sở vật chất: 1 người Trại bầu: 8 người Bộ phận kĩ thuật: 3 người Trại đẻ 5: 2 người Trại đẻ 4: 2 người Trực đêm: 2 người Trại đẻ 2: 2 người Trại đẻ 1: 2 người Trại đẻ 6: 2 người Hiện nay, lợn được nuôi phổ biến khắp các lục địa, nhiều nhất là ở các nước có vĩ tuyến ôn hòa, hơi lạnh chạy ngang. Năm 1936 lợn Yorkshire được nhập vào Nam bộ để lai với lợn Bồ Xụ tạo nên giống lợn Thuộc Nhiêu. Lợn Yorkshire đặc biệt dòng lợn của úc có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta. Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn chắc tạo dáng đi linh hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao và nhiều lợn cho mỗi lứa đẻ. Năng suất sinh trưởng và sinh sản của con lai từ đực Yorkshire cũng cao hơn so với những giống khác và thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi nông hộ. Lợn Yorkshire lúc 6 tháng tuổi đạt từ 90 - 100 kg khi trưởng thành đạt 250 - 300 kg, nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa mỗi lứa đẻ trung bình từ 8 - 9 con. 2.1.6.2. Giống lợn Landrace (L) Giống lợn Landrace có thành tích xuất sắc như hiện nay là giống Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Từ những năm 1840 Đan Mạch đã nhập nhiều giống lợn từ các nước Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung Quốc…để cải tạo giống lợn trong nước. Giống lợn Landrace được hình thành từ sự lai tạo giữa các giống lợn Youtland có nguồn gốc từ Đức và lợn Yorkshire cơ nguồn gốc từ Anh. Lợn Landrace có màu lông trắng tuyền, mình dài, tai to rủ úp về phía trước bụng. Bụng gọn, ngực không sâu, 4 chân mảnh dẻ đẹp. Lợn có dạng hình thủy lôi, phần mông rất phát triển. Lợn đực trưởng thành nặng 300 – 320kg. Lợn cái có 12 – 14 vú, nặng 220 – 250kg. Tỷ lệ nạc nhiều hơn giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi (stress). Ở Việt Nam, từ năm 1978 nhập lợn Landrace từ CuBa. Những năm 1985-1986 nhập lợn Landrace từ Bỉ và Nhật Bản. Lợn Landrace được sử dụng đẻ lai kinh tế với giống lợn nội. Công thức lai phổ biến hiện nay là ½ máu lợn Landrace + ¼ máu lợn Đại Bạch và ¼ máu lợn móng cái. Con lai 6 tháng tuổi có thể đạt 100kg và cho tỷ lệ nạc từ 48% trở lên. 2.1.6.3. Lợn L.Y cũng giống như lợn Y.L có các đặc điểm sau: + Ngoại hình: Lợn có lông trắng, đầu to vừa phải, tai hơi cụp hoặc nghiên về phía trước, phần mông và ngực phát triển, vai rộng lưng thẳng bụng thon, bốn chân to khỏe nhanh nhẹn. + Năng suất: Lợn nái thừa hưởng những đặc tính tốt do bố Landrace và mẹ Yorkshire truyền lại. Sản lượng cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng cao, tăng trưởng nhanh, lợn có tỷ lệ nạt cao, dễ nuôi thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu việt Nam. Lợn có thể đẻ trung bình từ 1,8-2,2 lứa/năm, mỗi lứa 8-12 con. 2.1.6.4. Giống lợn Duroc (D) Có nguồn gốc từ Mỹ với cái tên Duroc-Jersey. Lợn được hình thành từ khoảng năm 1860 với sự tham gia của các giống lợn nhập nội như: Lợn đỏ Guinea, lợn đỏ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Có sắc lông đỏ nâu, lợn thuần có màu nâu đỏ rất đậm nhưng lợn lai thường có màu nhạt hơn, hai tai xụ nhưng gốc tai đứng, lưng cong ngắn đòn, bốn móng chân màu đen. Duroc cho nhiều nạc, lúc 6 tháng tuổi trọng lượng có thể đạt 80 - 85 kg, trưởng thành đạt 200 - 250 kg nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa. Lợn Duroc được nhập vào nước từ trước ngày đất nước thống nhất. Năm 1975 được nuôi ở trường đại học Nông Nghiệp I, đã tiến hành cho lai với lợn Ỉ và Móng Cái nhưng năng suất không cao hơn là lai với Đại Bạch Liên Xô. Năm 1978, lợn được nhập từ Cu Ba vào nuôi ở viện Chăn nuôi. Đây là loại lợn hướng nạc, thường được dùng như dòng đực cuối cùng để phối với lợn nái lai hai máu Yorkshire và Landrace để tạo con lai nuôi thịt có tỷ lệ nạc cao và thịt có chất lượng thơm ngon. Nhược điểm của lợn Duroc là đẻ ít con (7-9 con/lứa), thường đẻ khó và ít sữa. Lợn Duroc chỉ thích hợp làm nọc giống, có chất lượng tinh dịch tốt và cho nhiều lợn con ở mỗi lứa đẻ. Đặc điểm nổi bật của lợn Duroc là sản xuất con lai nhanh lớn, nhiều nạc có nhiều mỡ dắt làm cho thịt có vị thơm ngon. Bảng chỉ tiêu tăng trưởng của giống lợn Yorkshire và Duroc. Giống Chỉ tiêu Yorkshire Duroc Cho ăn( Kg/ ngày) 2.54 2.61 Thức ăn chuyển đổi( Thức ăn/ tăng trưởng) 2.93 2.91 Trọng lượng trung bình( Kg/ ngày) 0.84 0.89 Kiểm tra tăng thịt nạc( Kg/ ngày) 0.31 0.32 Số ngày lúc đạt 114kg 174.6 196.7 [Số liệu lấy từ chương trình quốc gia đánh giá di truyền, NPPC, 1995. USA về bộ giống lợn hướng nạc Yorkshire, Duroc. Các chỉ tiêu tăng trưởng đạt được (Tổng kết của U.S.Livestock Genetics Export.Inc., 1998)] 2.1.6.5. Giống lợn Pietrain (P.P) Giống lợn có nguồn gốc từ nước Bỉ, mang tên làng Pietrian. Được công nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh Barbant và năm 1956 cho cả nước. Lợn có tầm vóc trung bình, lông trắng đốm đen, xung quanh đốm đen được viền sắc tố trắng nhạt của da lông, tai đứng, chân ngắn nhưng rắn chắc lưng dài và rộng, mông đùi nở nang, con đực trưởng thành đạt từ 240 - 260 kg. Lợn pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên da, nhưng năng suất thì rất ổn định. Lợn pietrain có tuổi đẻ lứa đầu chậm, khoảng 418 ngày (so với Yorkshire là 366 ngày), khoảng cách giữa hai lứa đẻ khoảng 165,1 ngày. Tính ưu việt của giống Pietrain là sử dụng thức ăn rất hiện quả để chuyển đổi thành nạc, tỷ lệ nạc/ thịt xẻ là 61,35%. Tuy nhiên, giống lợn này kém thích nghi với điều kiện nóng ẩm, dễ bị đột tử khi vận chuyển đường xa. 2.1.6.6. Lợn Pi.Du: Là con lai F1 của hai giống lợn hướng thịt Pietrain và Duroc nên nó có sự tổng hợp các đặc điểm quí của hai giống trên. Giống Pi-Du có màu lông hơi nâu đỏ. Lưng dài rộng, mông đùi nở nang, 4 chân rắn chắc, móng chân màu đen, tai hơi ngang. Cân nặng 250-260 kg. Lợn đực có chất lượng tinh tốt, tỉ lệ sống đạt trên 80%. Lợn nái đẻ khoản 8 con/lứa, đẻ 1,8-2,2 lứa/ năm, con con mau lớn. 2.1.7 Công tác giống a) Cơ cấu giống: + Nái sinh sản chủ yếu là giống L.Y được cung cấp ban đầu và cung cấp định kỳ để thay thế đàn do chết và loại thải (do bệnh tật hoặc năng suất kém…) từ các trại sản xuất giống hậu bị của CP như: Bình Lâm, Hòa Hội, Phước Tân1 (2, 3, 4, 5), Lai Hưng, Xuân Thọ, Trảng Bom, Hòa Bình, An viễn, Nhơn Hòa, Trảng Bang, Bông Trang… + Tỉ lệ loại thải lợn : 20-25%/ Năm. + Tỷ lệ phối giống : 5,2%/ Tuần. Ví dụ: 300 nái 600 nái 1200 nái 16,2 nái 30,4 nái 64,8 nái + Nọc giống được cung cấp từ các trại nọc giống cấp 1 ông bà thuần chủng của công ty CP. Nọc giống sản xuất tinh vừa cung cấp cho trại nhà, vừa cung cấp tinh cho trại lân cận: Sông Phan 2. b) Phương pháp chọn giống: Quy trình chọn hậu bị: Qua 4 bước + Bước chọn lợn con 1 ngày tuổi: Chọn từ mẹ có ngoại hình tốt, số con sinh ra từ 9 con trở lên. Trọng lượng lợn con đạt mức tối thiểu 1,3 kg, không dị tật, da lông bóng mượt, linh hoạt, có từ 12 vú trở lên và cách đều nhau bộ phận sinh dục bình thường. Đánh dấu lợn được chọn bằng cách bấm số tai. + Bước chọn lợn lúc 60 ngày tuổi: Trọng lượng mỗi con phải đạt từ 15 kg trở lên, ngoại hình thể chất phải đạt tiêu chuẩn về giống, bộ phận sinh dục xuôi và lộ rõ nhưng cân đối. + Bước chọn lợn 150 ngày tuổi: Trọng lượng mỗi con phải đạt từ 100 kg trở lên, ngoại hình đẹp, chân rắn chắc khoẻ mạnh, không mắt bệnh mãn tính hay truyền nhiễm, thân hình cân đối. + Bước chọn lợn 240 ngày tuổi: Trọng lượng phải đạt từ 120 kg trở lên, ngoại hình đẹp cân đối, da lông bóng mượt, khoẻ mạnh, đi đứng vững chắc bộ phận sinh dục bình thường và lộ rõ.… 2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố, đó là di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, mỗi giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính, sức sản xuất cũng khác nhau. Yếu tố ngoại cảnh bao gồm: Thức ăn, thú y, chuồng trại, quá trình chăm sóc… Rất cần thiết phải nắm vững và vận dụng linh hoạt trong chăn nuôi để có thể phát huy tối đa năng suất của nái nâng cao hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. 2.3.1. Yếu tố di truyền. Di truyền là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, những đặc tính của cha mẹ, tổ tiên đã có và truyền lại cho con cháu đời sau. Giữa mọi thế hệ trong gia đình, quần thể thì các đặc tính di truyền sẽ khác nhau. Sự khác nhau thể hiện ở tính trạng như: Sự sinh trưởng, khả năng sinh sản, phát dục… Sự khác nhau đó là do di truyền biến dị trong sự hình thành giao tử, sự bắt chéo, sự trao đổi chéo, sự trao đổi nhiễm sắc thể và cuối cùng là sự thụ tinh. + Giống: Là tập hợp gia súc, gia cầm cùng loài, với số lượng lớn có chung nguồn gốc, có những đặt tính, ngoại hình sinh lý và năng suất đồng nhất. + Dòng: Là những quần thể của cùng một giống được hình thành chủ yếu do kỹ thuật công tác giống do một con đực đầu dòng mang một đặt tính nào đó. Đây là đặc tính sinh học không thể thay đổi của thế hệ trước truyền lại thế hệ sau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng. + Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản trên lợn nái: Tính trạng Hệ số di truyền (h 2 ) Chỉ số lứa đẻ/ nái/ năm 0.10 - 0.15 Tuổi động dục lần đầu 0.30 Số vú 0.30 (Theo tác giả Perrocheau M.,1994) Tính trạng Hệ số di truyền (h 2 ) Số con đẻ ra/ ổ 0.15 Số lợn con cai sữa/ ổ 0.12 Khối lượng lúc cai sữa 0.17 (Theo tác giả Lasley J.E.,1974) Tính trạng Hệ số di truyền (h 2 ) Tuổi đẻ lứa đầu 0.27 Khoảng cách 2 lứa đẻ 0.08 (Theo tác giả Rydmer.,1995) Ta thấy rằng các biến dị do di truyền như biến dị cộng gộp, tương tác giữa gen là thấp do đó, vấn đề đặt ra là phải tìm cách nâng hê số di truyền các tính trạng số lượng mới dẫn tới việc tăng hiệu quả chọn lọc. 2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh. Các tính trạng chủ yếu phản ánh năng suất sinh sản ở lợn nái là số con đẻ ra/lứa, số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa,…Phần lớn các tính trạng này phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh (Dinh dưỡng, mùa vụ, phương thức và thời điểm phối giống, đực giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố chuồng trại, khả năng phòng trừ dịch bệnh…) - Khí hậu chuồng nuôi bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… ảnh hưởng to lớn đến sinh trưởng và sinh sản của lợn, bên cạnh đó còn sinh sôi nảy nở mầm bệnh, gây bệnh cho gia súc. Nếu chuồng nuôi tốt, độ thông thoáng tốt, không ẩm thấp… sẽ đưa ra năng suất sinh sản của lợn lên 10 - 15 %, ngược lại thì giảm 15 - 30 %. -Chuồng trại: Có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Tầm quan trọng của nó được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Kiểu chuồng K64 cũ Chuồng công nghiệp Số ổ theo dõi(ổ) 28 30 Số lứa đẻ/ nái/ năm( lứa) 1.85 2.10 Số con sơ sinh sống/ ổ 9.63 10.58 P sơ sinh/ con( kg) 1.35 1.44 Số con cai sữa( 28 ngày)( con) 8.67 9.55 P cai sữa/ con( kg) 6.54 7.04 Số con 60 ngày( con) 8.55 9.30 P 60 ngày/ con( kg) 15.87 17.35 ( Nguồn : Phạm Nhật Lệ, 1988, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Sỹ Tiệp, 2000) - Dịch bệnh: Ảnh hưởng đến năng suất của lợn một cách rõ rệt, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và tùy theo bệnh lý. Một số bệnh gây [...]... PHÁP X LÝ SỐ LIỆU Số liệu được tổng kết theo năm, theo giống nái, giống nọc và sử lý bằng phần mềm Exell của Microsoft Office 2003 Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Sự phân bố các nhóm giống Sau thời gian thực tập tại trại lợn nái Sông Phan thuộc x Sông Phan, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận tôi đã tiến hành khảo sát được 151 nái với 561 ổ đẻ thuộc 3 nhóm giống YL, LY và PD Sự phân bố các nhóm giống. .. = Tổng số lợn con cai sữa 3.5.12 Tỷ lệ nuôi sống Số con nuôi sống đến cai sữa Tỷ lệ nuôi sống = Số con sơ sinh để nuôi x 100% 3.5.13 X p hạng nhóm giống nái Dựa vào ba nhóm chỉ tiêu chính: + Số lợn con sơ sinh còn sống sinh ra/ ổ: Để đánh giá tính mắn đẻ của lợn + Số lợn con cai sữa: Để đánh giá khả năng nuôi con của lợn nái + Số kg lợn con cai sữa/ nái/ năm: Để đánh giá năng suất của lợn nái 3.6... nuôi tại trại nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ công tác giống của trại, đồng thời tìm ra giống có năng suất sinh sản cao nhất 3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Tất cả lợn nái đẻ và đang nuôi con, lợn con theo mẹ đến cai sữa 3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT Lập phiếu cá thể ghi nhận hàng ngày và sử dụng số liệu cũ có sẵn của nái Phiếu cá thể được ghi tất cả nái sinh sản của trại, mỗi nái một phiếu Phiếu cá thể được ghi: Số. .. trong trại -Dao động trong ngày từ 26-280C Cao nhất là 29-300C Thấp nhất là 220C -Nhiệt độ lồng úm: 31-320C Phần III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT Thời gian: Từ ngày 08/01/2009 đến ngày 05/05/2009 Địa điểm: Tại trại chăn nuôi lợn nái Sông Phan, X Sông Phan, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận 3.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát và đánh giá khả năng sinh sản của các giống nái. .. của một trang trại hay nông hộ chăn nuôi lợn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng sinh sản của đàn lợn nái Do đó để có một đàn nái khỏe mạnh có năng suất sinh sản cao thì ngoài công tác chọn giống chúng ta cần phải quan tâm đến các điều kiện thuận lợi đảm bảo cho khả năng phát triển toàn diện của nái về các yếu tố: 2.4.1 Tuổi thành thục về tính Gia súc sinh ra sau một thời gian sinh trưởng và phát... sơ sinh đến cai sữa như bị mẹ đè, chết do lạnh, chết do bệnh tật và những nguyên nhân khác Góp phần tăng năng suất sinh sản của nái, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Một vài chỉ tiêu sinh sản đối với đàn nái tốt và nái chưa đạt yêu cầu: Chỉ tiêu Tốt Chưa đạt yêu cầu Số lợn con cai sữa/ nái/ năm > 22 < 19 Số lợn con cai sữa/ ổ > 9,5 < 9 Số lứa đẻ/ nái/ năm > 2,4 < 2,1 Số lợn con sơ sinh sống/... qua các lứa đẻ được trình bày ở bảng 4.1 Bảng 4.1: Sự phân bố nhóm giống nái qua các lứa đẻ Giống LY YL PD Tổng cộng Lứa Số nái Tổng 93 45 13 1 93 45 13 2 76 41 13 3 60 40 13 4 45 33 9 5 26 19 5 6 15 12 3 315 190 56 151 151 130 113 87 50 30 561 Trong số 561 ổ khảo sát thì nhóm giống có ổ khảo sát cao nhất là LY (315 ổ) và nhóm giống khảo sát thấp nhất là PD (56 ổ) ... của nái trên năm = khoảng cách giữa hai lứa đẻ 3.5.4 Số lợn con sơ sinh/ ổ (con) Là số con do mỗi nái đẻ ra trong một lứa, kể cả những con chết khô, còi yếu, dị tật tính lúc mới đẻ 3.5.5 Số lợn con còn sống/ ổ (con) Là số lợn con còn sống /ổ đến 24 giờ sau khi sinh 3.5.6 Tỷ lệ sống Số lợn con sơ sinh còn sống trên ổ Tỷ lệ sống = Số lợn con được sinh ra x 100% 3.5.7 Trọng lượng bình quân lợn con sơ sinh. .. tai nái, nhóm giống lợn nái khảo sát, cha, mẹ, ông, bà của nái và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản 3.5.CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC SINH SẢN CỦA NÁI 3.5.1 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Được tính từ lúc nái được sinh ra cho đến khi nái đẻ lứa đầu tiên 3.5.2 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) Được tính từ ngày đẻ của lứa trước đến ngày đẻ của lứa kế tiếp 3.5.3 Số lứa đẻ của nái trong năm (lứa) 365 ngày Số lứa... trọng để phát huy tiềm năng sinh sản Thức ăn thiếu protein, vitamin và khoáng chất, thức ăn bị thối mốc sẽ làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái Nếu tăng lượng thức ăn trong giai đoạn chờ phối để kích thích suất nhiều noãn thì phải làm giảm lượng thức ăn còn 2 - 2,2 kg/ ngày ngay sau khi phối để tránh hiện tượng chết phôi 2.4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN Năng suất sinh sản là tập hợp nhiều . một số nhóm giống LY (Landrace x Yorkshire) và YL (Yorkshire x Landrace) tại trại nái Sông Phan thuộc công ty CP Việt Nam . Phần 2: TỔNG QUAN 2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI LỢN SÔNG PHAN 2.1.1. Vị. và sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thanh cùng với sự giúp đỡ của trại chăn nuôi lợn nái Sông Phan thuộc công ty CP Việt Nam, tôi tiến hành đề tài khảo sát năng suất sinh sản một số nhóm giống. phối giống : 5,2%/ Tuần. Ví dụ: 300 nái 600 nái 1200 nái 16,2 nái 30,4 nái 64,8 nái + Nọc giống được cung cấp từ các trại nọc giống cấp 1 ông bà thuần chủng của công ty CP. Nọc giống sản xuất

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:55

Mục lục

  • Chỉ tiêu

  • Lứa

  • TLSS bình quân (kg/con)

  • TLSS toàn ổ (kg/ổ)

  • ± SD

  • ± SD

  • 1

  • 1.36 ± 0.15

  • 12.91 ± 1.96

  • 2

  • 1.30 ± 0.10

  • 13.18 ± 1.67

  • 3

  • 1.29 ± 0.10

  • 13.98 ± 1.65

  • 4

  • 1.31 ± 0.08

  • 12.76 ± 1.31

  • 5

  • 1.33 ± 0.08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan