Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica)

54 2.1K 4
Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ xa xưa con người đã biết biết tận dụng nguồn thực vật phong phú trong thiên nhiên để làm dược thảo chữa các bệnh thông thường. Theo thời gian cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật thì dược tính của các bài thuốc từ thực vật ngày càng được chứng tỏ và càng sử dụng rộng rãi. Với tính chất dễ kiếm lại ít gây tác dụng phụ cho con người các loài thực vật trong thiên nhiên đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Trong các loài thực vật được quan tâm nghiên cứu có rau má. Rau má (Centella asiatica) hay còn gọi là tích tuyết thảo, thường được chế biến theo nhiều cách khác nhau để làm ra các món ăn thức uống bổ mát như ép nước hoặc các loại trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè hay để chế biến thành những món ăn hằng ngày. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường được dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy, giúp vết thương mau lành [4], [23]. Theo những nghiên cứu của y học hiện đại từ những năm 1940 đã nêu ra thì rau má có chứa nhiều những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid có thể chữa được nhiều bệnh như tim mạch, các bệnh về da hay một số loại bênh ung bướu…[17], [23]. Trong đó hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao [23]. Ngoài ra, trong rau má còn còn chứa một số các hợp chất ursolic, oleanolic và boswellic acid, các triterpenes liên hệ đến asiatic acid (là chất terpene chính có trong rau má) mà các nghiên cứu về tác dụng của chúng trong vấn đề ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư cũng đã được tiến hành (Journal of Ethnopharmacology Số 48-1995).. Mặt khác, rau má do có đặc điểm dễ trồng khả năng phát triển nhanh nên việc mở rộng diện tích và tăng năng suất tương đối lớn. Hiện nay một vài nơi trồng đại trà rau má để bán làm rau ăn, làm thuốc và nguyên liệu chế biến nước giải khát. Khả năng phát triển về sản lượng cùng với những lợi ích mà cây rau má có thể đem tới cho con người nói chung và các ngành khoa học nói riêng thì việc tiến hành những nghiên cứu nhằm gia tăng lợi ích sử dụng của cây rau má là hết sức cần thiết.

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xa xưa con người đã biết biết tận dụng nguồn thực vật phong phú trong thiên nhiên để làm dược thảo chữa các bệnh thông thường. Theo thời gian cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật thì dược tính của các bài thuốc từ thực vật ngày càng được chứng tỏ và càng sử dụng rộng rãi. Với tính chất dễ kiếm lại ít gây tác dụng phụ cho con người các loài thực vật trong thiên nhiên đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Trong các loài thực vật được quan tâm nghiên cứu có rau má. Rau má (Centella asiatica) hay còn gọi là tích tuyết thảo, thường được chế biến theo nhiều cách khác nhau để làm ra các món ăn thức uống bổ mát như ép nước hoặc các loại trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè hay để chế biến thành những món ăn hằng ngày. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường được dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy, giúp vết thương mau lành [4], [23]. Theo những nghiên cứu của y học hiện đại từ những năm 1940 đã nêu ra thì rau má có chứa nhiều những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid có thể chữa được nhiều bệnh như tim mạch, các bệnh về da hay một số loại bênh ung bướu…[17], [23]. Trong đó hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao [23]. Ngoài ra, trong rau má còn còn chứa một số các hợp chất ursolic, oleanolic và boswellic acid, các triterpenes liên hệ đến asiatic acid (là chất terpene chính có trong rau má) mà các nghiên cứu về tác dụng của chúng trong vấn đề ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư cũng đã được tiến hành (Journal of Ethnopharmacology Số 48-1995) 1 Mặt khác, rau má do có đặc điểm dễ trồng khả năng phát triển nhanh nên việc mở rộng diện tích và tăng năng suất tương đối lớn. Hiện nay một vài nơi trồng đại trà rau má để bán làm rau ăn, làm thuốc và nguyên liệu chế biến nước giải khát. Khả năng phát triển về sản lượng cùng với những lợi ích mà cây rau má có thể đem tới cho con người nói chung và các ngành khoa học nói riêng thì việc tiến hành những nghiên cứu nhằm gia tăng lợi ích sử dụng của cây rau má là hết sức cần thiết. Từ những vấn đề trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (Centella asiatica)” với nguồn nguyên liệu từ xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để thu nhận hợp chất sinh học có lợi này trong rau má với mục đích chính tìm hướng sản xuất nguyên liệu bổ sung và góp phần phát triển các loại thực phẩm chức năng sau này. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây rau má Rau má Centella asiatica là loài rau dại mọc tương đối phổ biến ở các vùng đất nhiệt đới đặc biệt là ở Châu Á. Mỗi vùng thường có một cái tên riêng biệt như: Tích tuyết thảo (Trung Quốc), Phanok (Lào), Trachiek - kranh (Miên), và Gotu-kola (SriLanka), Pegagan (Indonesia), Takip - kohol (Philippine), hay Bua-bok (Thái Lan). Tiếng Anh gọi là Pennywort Tuy tên gọi mỗi vùng khác nhau nhưng chúng đều thuộc loài Centella asiatica và có nhiều tác dụng tốt đối với con người [4], [31]. 1.1.1. Vị trí phân loại Theo phân loại khoa học: Giới: Plantae Bộ: Apiales Họ : Apiaceae Phân họ : Mackinlayoideae Chi : Centella Loài : C. asiatica 1.1.2. Đặc điểm phân bố Hình 1.1. Cây rau má Rau má Centella asiatica là loài thực vật mọc bò lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn được xếp nối tiếp nhau nên còn gọi là Liên tiền thảo, thích hợp mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lủng, bờ mương, ruộng thuộc những vùng đất nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau má mọc hoang khắp nơi, thường gặp ở các bãi cỏ, bờ ruộng, ven suối, sườn đồi, quanh các làng bản, những vùng ẩm ướt. Rau má có thể thu hái cả bốn mùa nên khả năng nhân rộng diện tích và tăng năng suất dễ dàng. Việc trồng rau má không đòi hỏi đầu tư nhiều và việc chăm sóc tương đối nhẹ nhàng. Người ta thường chỉ trồng rau má một lần là có thể thu hoạch trung bình trong 10 năm. Ở chân đất bùn, rau má có thể đạt năng suất 1-1.2 tấn/ 500m 2 / lứa thu hoạch, ở chân đất cao thì năng suất chừng 500kg/ 500m 2 / 3 lứa. Mỗi năm có thể thu hoạch 7-10 lứa, và thường thời gian còn lại thì nông dân tiến hành làm cỏ. Giá bán rau má khoảng 4000- 8000 đồng/ kg [29]. 1.1.3. Đặc điểm hình thái Thân cây rau má gầy và nhẵn, thuộc loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5-20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ [2], [4], [7]. Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy, quả có hình mắt lưới dày đặc. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công [2]. 1.1.4. Thành phần hóa học Một số nghiên cứu phân tích cho thấy thành phần hóa học của rau má gồm: nước 88.2%, protein 3.2%, carbohydrate 1.8%, cellulose 4.5%; theo mg %: calcium 2.29%, phosphorus 2%, iron 3.1%, β-caroten 1.3%, vitamin B1 0.15% và vitamin C 37%. Ngoài ra còn có sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, magnesium, manganese, potassium, zinc, các loại vitamin, B2, B3, B 6 và K. Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa vụ thu hoạch mà tỷ lệ các hoạt chất trong rau má có thể sai khác nhau [7] [14] [23]. Toàn bộ cây rau má đều chứa tinh dầu, dầu béo. Chất béo chủ yếu là glyceride của các loại acid: oleic, linolic, linolenic, lignoceric, palmitic và stearic. Trong rau má còn chứa một lượng alkaloid hydrocotylin, chất đắng vellarin và đặc biệt là glucoside asiaticoside. Lượng asiaticoside này khi thủy phân cho asiatic acid và glucose, rhamnose [2] [4] [7]. Hàm lượng asiaticoside trong mô rau má theo từng bộ phận khác nhau sẽ chiếm các tỷ lệ khác nhau. Trong thành phần hóa học của rau má, nhóm saponin hay còn gọi là triterpene được xem là nhóm chất đặc biệt có ý nghĩa nhất, nó bao gồm triterpene acid và triterpene glycoside. Triterpene acid có chứa asiatic acid, brahmic acid, isobrahmic acid, madecassic acid, và betulinic acid. Còn hợp chất triterpene 4 glycoside có chứa asiaticoside, madecassoside, brahmoside, brahminoside và thankuniside [21]. Đây là nhóm những hoạt chất được nghiên cứu khá nhiều trong lĩnh vực y dược nhằm phục vụ việc chữa bệnh cho con người. 1.1.5. Tác dụng dược lý và công dụng của cây rau má Rau má là loại rau tương đối phổ biến thường thu hái loại rau má riêng lẻ, cả lá và dây, rửa sạch, làm món rau sống trong bữa ăn hoặc có thể giã nát (hoặc xay) vắt lấy nước, bỏ thêm ít đường uống giải nhiệt, giải khát trong những ngày nắng nóng, hay dùng để làm các bài thuốc trị bệnh thông thường cảm cúm, sốt, nhức đầu, viêm họng, cổ đau. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Rau má có chứa nhiều hoạt chất rất tốt có thể chữa được nhiều bệnh: Đối với thần kinh Một số hoạt chất trong rau má như bracoside B có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tăng cường các chất chuyển hóa (neurotransmitters), làm giảm căng thẳng tâm lý, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng và giúp cải thiện trí nhớ của người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ vào những dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid [2] [10]. Đối với tim mạch Hoạt chất bracoside A kích thích sự bài tiết nitric oxide của mô để làm dãn nở vi động mạch cùng mao quản, nên lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn nên có khả năng chấm dứt được các cơn đau tim, đồng thời các chất độc dễ được đào thải giúp tế bào sống thoải mái trong một môi trường lành mạnh. Khám phá quan trọng này mang lại giải thưởng Nobel về Y năm 1998 cho 3 Giáo Sư Hoa Kỳ R. Furchgott, L. Ignarro và F. Murad [31]. Trong tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng thường 5 được dùng trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới. Trong thực tế người ta thường uống dịch rau má để trị các bệnh về tĩnh mạch như sa tĩnh mạch hoặc sưng phù ở chân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các hoạt chất nằm ở trong chất xơ (cellulose) của rau má, nếu chúng ta chỉ giã vắt lấy nước, bỏ phần bả thì sẽ mất đi các hoạt chất này. Một số công trình nghiên cứu khác còn cho thấy các chất xơ có thể "kéo" cholesterol ra khỏi cơ thể nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch, vì vậy nếu ăn các loại rau có nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải dần lượng cholesterol ra khỏi cơ thể [2]. Đối với da Vì tác dụng vào tuần hoàn và làm tế bào da vững mạnh nên rau má cũng được ứng dụng dùng làm kem bôi mặt ở Pháp để làm bớt những vết nhăn cho nét mặt được trẻ trung. Theo nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay các chế phẩm từ rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới nhiều hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở loét lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến [2] [20] [27]… Đối với bệnh ung thư Phần dịch chiết chứa các triterpenoids của rau má được cho là có khả năng tiêu diệt được các tế bào ung thư loại lymphoma Dalton và Ehrlich, nhưng vẫn chưa xác định chính xác là loại triterpenoid nào. Và các nghiên cứu về cấu trúc hóa học của các triterpenoid trong Centella cũng được đánh giá có thể chống được ung thư (nhờ vào hoạt tính đối kháng hoạt động collagen )[30] [32]. Trong rau má, các triterpenoids loại ursane như ursolic và oleanolic acid có hoạt tính diệt bào mạnh. Các nghiên cứu ‘in vitro’ về ursolic và oleanolic acid ghi nhận khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư có liên quan tới hoạt tính diệt bào của các acid này (Anticancer Research Số 16-1996 và Cancer Letter Số 10-1996). 6 Cả oleanolic acid và ursolic acid đều làm giảm sự sinh sản của tế bào nội mạc (Planta Medica Số 64-1998) nên có thể sẽ hữu dụng để trị ung thư bằng cách ngăn chặn tiến trình angiogenesis (tiến trình tăng trưởng của các mạch máu tân tạo để nuôi dưỡng tế bào tân sinh) cần đến sự sinh sản của các tế bào nội mạc để tạo ra các mạch máu mới. Các acid oleanolic và ursolic cũng có các tác động chống u bướu (in vivo) (Cancer Letter Số 111-1997). Vì vậy ở Nhật một đặc chế của các chất này được dùng để trị ung thư máu loại leukemia nonlymphatic. Một acid khác cũng được xếp vào nhóm hợp chất triterpenoid (như asiatic acid) có trong rau má là boswellic acid. Acid này đã được nghiên cứu khá nhiều và đã được ghi nhận về khả năng ức chế sự sinh sôi nẩy nở và tạo ra sự phân cắt của các dòng tế bào ung thư hệ thần kinh trung ương và ung thư leukemia [30]. Thực tế có một nghiên cứu xác định được tính chất diệt bào của boswellic acid. Có ít nhất ba nghiên cứu trên các u bướu thú vật ghi nhận boswellic acid có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư não và ung thư leukemia được chuyển sang cho loài gậm nhấm. Có 2 nghiên cứu thực hiện nơi người cho thấy dịch chiết từ Boswellia hay boswellic acid có khả năng làm giảm sự phù nơi não nên có thể có hoạt tính điều trị bổ sung trong các trường hợp ung thư não [30]. Asiaticoside một hoạt chất chiếm hàm lượng tương đối lớn trong rau má cũng đã góp phần không nhỏ ngặn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Người ta cho rằng khi hấp thụ vào cơ thể asiaticosie sẽ phân cắt tạo thành khoảng 62% asiatic acid và các glycosid. Asiatic acid này cũng có thể có các hoạt tính tốt như oleanolic acid và ursolic [31]. Ngoài những tác dụng trên thì rau má còn có tác dụng trị khớp. Trong những năm gần đây, nhiều phương tiện thông tin đã phổ biến cách chữa bệnh thấp khớp mãn tính bằng cách ăn hai lá rau má tươi mỗi ngày. Một chương trình phóng sự của đài truyền hình số 9 ở Sydney công bố vào tháng 12/2003 cũng cho biết một số người ở Úc đã chữa khỏi bệnh thấp khớp bằng cách này. Phương pháp này phát xuất từ quyển sách “Arthritis and Paradoxycal Pennywort” (Bệnh thấp khớp và lá rau má) của ông Russ Maslen [24] [32]. 7 Ở Việt Nam, hiện nay các công ty dược phẩm đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại thuốc có nguồn gốc từ rau má, đặc biệt là hàm lượng vitamin trong rau má có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh, ứng dụng vào lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, kết quả định luợng vitamin trong rau má được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao áp, hàm lượng vitamin trong rau má trồng tại Việt Nam là: 128.6 mg vitamin B1, 73.6mg vitamin B2, 384.1 mg vitamin B6, 532.9 mg vitamin C, 741.5 mg vitamin PP [7]. 1.2. Tổng quan về các hoạt chất sinh học asiaticoside 1.2.1. Khái niệm về asiaticoside Theo nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu thì rau má có chứa rất nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho con người trong đó asiaticoside được xem một chất điển hình với nhiều công dụng. Asiaticoside có [25] [17]: Công thức phân tử: C 48 H 78 O 19 Khối lượng phân tử: 959.12 g/mol Cấu trúc phân tử Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của asiaticoside 1.2.2 Tính chất lý hóa của asiaticoside Asiaticoside tan tốt trong cồn, sản phẩm tinh thể hình kim màu trắng, nhiệt độ nóng chảy là 230÷233 o C [4] [14]. 1.2.3. Tác dụng dược học của asiaticoside Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Những hợp chất chính có giá trị ở rau má là asiaticoside, 8 madecassoside và asiatic acid đã được phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng. Trong đó có asiaticoside là một triterpene glycoside nó được xem như một kháng sinh. Asiatociside giúp chữa lành vết thương nhanh chóng nhờ vào cơ chế kích thích tạo collagen và sự tổng hợp glycosaminoglycan [2] [14]. Hoạt chất asiaticoside cũng đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh này, vi khuẩn được bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiễm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao này để hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng [2] [14] [27]. Năm 1990, Maquart và cs đã có công trình nghiên cứu công bố khả năng làm lành vết thương bị lở loét của asiaticoside. Dược tính đáng kể của hoạt chất này là giảm bớt kích thước của vùng vết thương trên da ở lưng chuột sau 9 ngày thử nghiệm [14]. Theo nghiên cứu của Inhee và cs (1999) cho thấy, các dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ thần kinh, chống lại độc tố β-amyloid gây hại đối với nơtron thần kinh. Ba trong số 28 dẫn xuất của asiaticoside có thể được đưa vào nghiên cứu điều trị bệnh Alzheimer nhờ khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động của β-amyloid. Một số báo cáo được xuất bản từ 1967 đến 1999 mô tả việc sử dụng thuốc mỡ chứa đựng những liều cao từ 0,1-0,2% dịch chiết của rau má để tăng cường phục hồi vết thương bị bỏng [11] [13]. Asiaticoside kích thích hệ reticuloendothelial nên sức miễn nhiễm của cơ thể được mạnh hơn. Asiaticoside giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, nên làm mạnh tế bào da, mô da căng trẻ, và giúp cho vết mổ, vết loét mau lành [31]. Trong kết quả nghiên cứu của Boiteau và cs (2001), tác dụng của asiaticoside được tìm thấy đó là tiềm năng làm giảm trầm cảm ở chuột. Những thử nghiệm được tiến hành trên chuột và những kết quả cho thấy rằng asiaticoside có thể có hoạt động giống như chất chống trầm cảm, giúp chuột hoạt động, nhận và xử lý thông tin nhanh hơn [20] . 9 Nghiên cứu của Mahato (2000) và cs đã thí nghiệm tác dụng của asiaticoside trên chứng bệnh sưng phù và viêm khớp. Asiaticoside có trong dịch chiết đã làm giảm bớt bàn chân phình của chuột thử nghiệm. Kiểm tra hoạt dịch tại điểm viêm khớp trên chân chuột cho thấy sự thoái hóa sụn khớp do sự tăng sản sinh những tế bào viêm ở chuột được ức chế bởi asiaticoside. Cơ chế tích cực của asiaticoside có thể liên quan đến việc ngăn chặn sự tăng nhanh của bạch cầu [14] [20]. 1.3. Tổng quan về tách chiết hoạt chất sinh học 1.3.1.Khái niệm Tách chiết còn gọi là trích ly là quá trình tách một hay một số chất tan trong chất lỏng hay chất rắn bằng một chất lỏng khác còn gọi là dung môi. Nếu quá trình tách chất hòa tan trong chất lỏng bằng một chất lỏng khác gọi là trích ly lỏng - lỏng. Nếu quá trình tách chất hòa tan trong chất rắn bằng một chất lỏng thì gọi là trích ly rắn- lỏng [1] [8]. 1.3.2. Mục đích của quá trình trích ly Tách được các cấu tử quý. Thu được dung môi có nồng độ đậm đặc (đối với trích ly lỏng- lỏng). Cũng như chưng luyện trích ly là một trong những phương pháp chủ yếu để phân tách một hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử thành phần. Trích ly kết hợp với quá trình khác như ép nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi sản phẩm. 1.2.3.3. Yêu cầu của dung môi trong trích ly Chất lượng và hiệu quả của quá trình trích ly phụ thuộc chủ yếu vào dung môi, nên yêu cầu dung môi: Có tính hòa tan chọn lọc, nghĩa là chỉ hòa tan cấu tử cần tách, không hoặc hòa tan rất ít các cấu tử khác. Không độc, không ăn mòn thiết bị. Rẻ tiền, dễ kiếm. Không có khuynh hướng hình thành nhũ tương. Không có phản ứng thuận nghịch giữa dung môi và chất tan. Dễ dàng tách chất cần tách ra khỏi dung môi. 10 [...]... quả thu hồi asiaticoside trong rau má khi chiết bằng các loại dung môi khác nhau 3.2.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến quá trình chiết asiaticoside trong rau má 29 Dung môi là một yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình chiết Mỗi dung môi có khả năng hòa tan các hợp chất khác nhau ở các mức độ khác nhau nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi các hợp chất đó Do vậy việc khảo sát để lựa... thành phần hóa học có trong rau má Sự tồn tại của một số thành phần hóa học trong rau má có thể gây bất lợi cho quá trình chiết, tinh chế asiaticoside cũnng như quá trình bảo quản sản phẩm thu hồi sau này Với lý do đó chúng tôi tiến hành xác định một số thành phần hóa học có trong rau má để tạo điều kiện đánh giá ảnh hưởng của các thành phần này đối với việc thu hồi asiaticoside từ đó có biện pháp xử... như trong dịch chiết điều gây khó khăn cho quá trình bảo quản do chất béo trong rau má chứa nhiều liên kết không no nên dễ bị oxy hóa gây ôi hỏng Qua kết quả phân tích chất béo trong rau má chiếm 6.54% khối lượng chất khô do vậy việc loại bỏ được càng triệt để nó càng tốt Trước khi chiết chúng tôi pahir tiến hành tách béo với dung môi n- hexan [18] Xơ có tính chất không tan trong nước, không tan trong. .. thấy mẫu chuẩn asiaticoside hình 3.1 có 1 peak ở thời gian lưu 2.345 phút Phổ sắc ký của các mẫu khảo sát dung môi 31 được trình bày ở các hình 3.7-3.11 đều có mặt của 1 peak có thời gian lưu trong khoảng từ 2,320 -2.347 phút, tương đương với thời gian lưu của peak asiaticoside chuẩn với hàm lượng khá cao, chứng tỏ trong thành phần của dịch chiết rau má có mặt hoạt chất asiaticoside Như vậy các dung môi... của các khu vực trồng khác nhau tới sự tích lũy của asiaticoside trong rau má Nghiên cứu này được nhóm nghiên cứu của Denis Randriamampionoma thực hiện ở Madagascar, các kết quả đưa ra cho thấy ở các vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng asiaticosidetích lũy trong rau má sẽ khác nhau Theo các tác giả này thì ở những vùng có nhiệt độ và độ ẩm lớn thường sẽ có hàm lượng asiaticoside cao hơn các vùng có. .. tác động của từng vùng nhiệt độ các nhau có thể làm cho hàm lượng asiaticosside tích lũy trong rau cũng khác nhau [13] Ta biết asiaticoside là hợp chất có tính phân cực do trong cấu trúc có các phân tử glycoside chứa nhiều các gốc OH Trong khi đó ethanol và 32 methanol là các dung môi có tính phân cực mạnh còn etyl acetat là dung môi phân cực yếu nên khả năng hòa tan asiaticoside của ethanol và methanol... CT9 Từ các phổ sắc kí thu được hình 3.5-3.10 khi khảo sát tỉ lệ dung môi chúng tôi thấy, tất cả các phổ khảo sát đều có 1 peak có thời gian lưu nằm trong khoảng từ 2,38 -2.483 phút, tương đương với thời gian lưu 2,345 phút của peak asiaticoside chuẩn ở hình 3.1 Như vậy trong các mẫu khảo sát theo tỉ lệ của hệ dung môi ethanol - nước đều có chứa asiaticoside, điều này cũng chứng tỏ hệ dung môi này có khả... thiết Dung môi ít phân cực thì dễ hòa tan các chất không phân cực và khó hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực Ngược lại, dung môi phân cực mạnh thì dễ hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực và khó hòa tan các chất ít phân cực Trên những tiêu chí đó cùng với tính chất của dung môi cũng như của hoạt chất chúng tôi tiến hành khảo sát một số loại dung môi theo các công thức CT1, CT2, CT3 trình bày ở... năng trích ly hoạt chất càng nhanh tuy nhiên nếu xay quá nhỏ thì sẽ tạo điều kiện trích ly cho các tạp chất vào dịch chiết gây khó khăn cho các quá trình lọc sau này Đối với đường khử 9.83% và khoáng 10.7% mặc dù chiếm hàm lượng không nhỏ trong nguyên liệu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình chiết 3.2 Nghiên cứu các điều kiện tách chiết asiaticoside Từ kết quả phân tích thành phần hóa học chúng tôi... có thể đảm bảo an cho sức khỏe con người, lại dễ kiếm, rẽ tiền 3.2.2 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi đến quá trình chiết asiaticoside trong rau má Mức độ hòa tan của một chất trong các hệ dung môi khác nhau là khác nhau Một chất có thể hòa tan rất tồi trong một loại dung môi nguyên chất, nhưng lại có thể hòa tan tốt trong hệ dung môi bậc hai của chính nó Do đó việc lựa chọn hệ dung môi trong . những vấn đề trên chúng tôi đã chọn đề tài: Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (Centella asiatica) với nguồn nguyên liệu từ xã Quảng. acid có khả năng làm giảm sự phù nơi não nên có thể có hoạt tính điều trị bổ sung trong các trường hợp ung thư não [30]. Asiaticoside một hoạt chất chiếm hàm lượng tương đối lớn trong rau má cũng. [20]. 1.3. Tổng quan về tách chiết hoạt chất sinh học 1.3.1.Khái niệm Tách chiết còn gọi là trích ly là quá trình tách một hay một số chất tan trong chất lỏng hay chất rắn bằng một chất lỏng khác còn

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan