ảnh hưởng của độc chất chì (pb) đến con người

20 1.9K 3
ảnh hưởng của độc chất chì (pb) đến con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ảnh hưởng của độc chất chì (pb) đến con người (51 trang) ĐẶT VẤN ĐỀ Chì là một trong những mối đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất đến sức khoẻ con người, đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Có lẽ ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Sức khoẻ con người vẫn bị ảnh hưởng thậm chí khi mức độ tiếp xúc với mô trường chì thấp; bằng chứng y học chỉ ra rằng với bất kỳ mức độ chì nào đều có tác động bất lợi đến sức khoẻ con người. Nhiễm độc chì đã được biết từ thời kỳ cồ do Hipocrate và Gallien thông báo, đến thời kỳ trung cổ Elemberg mô tả rồi sau đó là Kmazzinic. Đến thế kỷ 19, Potain và Vaguez đã nghiên cứu chứng đâu bụng trong nhiểm độc chì. Đầu thế kỷ XX những khái niệm về nhiểm độc chì đã được nghiên cứu và có biện pháp chống lại nguy cơ nhiểm độc chì ( theo L. Derobert). Nhiễm độc chì đến môi trường là một vấn đề đáng lo ngại. Những quan niệm hiện đại về cơ chế nhiễm độc chì đã mở ra những khả năng mới để điều trị và theo dõi tốt với nhiễm độc chì khởi phát. Ngày nay các chuyên gia về lĩnh vực này trên thế giới đang tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Nghiên cứu sau về ảnh hưởng của chì lên di truyền và các hiện tượng bất thường trong sinh sản. Giám sát nồng độ chì trong máu của người dân và tím cách giảm nồng độ đó, đặc biệt là đối với trẻ em. Nghiên cứu các thuốc mới có hiệu quả điều trị, phòng bệnh thường xuyên sử dụng đơn giản và ít độc hơn so với các loại thuốc kinh điển EDTA, CaNa­2, BAL. Hồn chỉnh kỷ thuật bảo hộ lao động, tìm cách đề phòng và hạn chế nguồn gây bệnh trực tiếp và lâu dài. Các thông báo hàng năm cho thấy tỉ lệ nhiễm độc chì và rối loạn sinh hố ở các nhà máy acquy là 10 12%, công nhân nha máy in là 17,4%, công nhân khu luyện gang là 32%, ở các tỉnh phía nam, theo báo cáo của Hồng Văn Bính năm 1992 có tới 52,6% là thâm nhiễm nặng ở công nhân sản xuất acquy.

Chương I: GIỚI THIỆU Chì là kim loại mềm, màu xám nhạt, nóng chảy 327 0 C sôi ở 1515 0 C, Pb bay hơi vào khoản 550 - 600 0 C và chuyển thành oxide chì do tiếp xúc với không khí. Chì là một kim loại chất độc bản chất, có ảnh hưởng quan trọng trong môi trường sinh thái. Chì là một nguyên tố thuộc nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hồn các nguyên tố háo học. Chì có hai trạng thái oxy hố bền chính là pb ( II) và pb (IV) và có bốn đồng vị là 204 Pb, 206 Pb, 207 Pb và 208 Pb. Trong môi trường nó tồn tại dưới dạng ion Pb 2+ trong các hợp chất vô cơ và hửu cơ. Chì là kim loại nặng ( M = 207; d = 11,3g/cm 3 ) có tính mềm dễ dát mỏng nên chì được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cuộc sống ngay từ xa xưa. Trong công nghiệp chì dùng làm sơn công nghiệp, ắc qui chì trong xe hơi, làm nguên liệu trong luyện kim chì, làm chất xúc tác trong sản xuất Polimer. Những hợp chất hửu cơ chì (IV), đặc biệt là tetra - alkyl và tetra-aryl chì được sử dụng rộng rãi và gây guy hại, nhất là chì pha trong xăng. Sử dụng rộng rãi của chì làm nẩy sinh một vấn đề lớn, đó là sự ô nhiểm độc chất chì trong môi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường sinh thái đất. Khi được phát thải vào môi trường đất chì có thời gian tồn tại lâu dài. Những hợp chất chì có khuynh hướng tích luỹ trong đất và trầm tích, làm ô nhiểm chuổi thức ăn và ảnh hưởng tới sự trao đổi chất của con người lâu dài trong tương lai. Độc chất chì được coi là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn thần kinh trí não ở trẻ em. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguồn phát thải, trạng thái tồn tại và cơ chế lan truyền ô nhiểm của chì trong môi trường càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng quan tâm tới việc nghiên cứu tác động của chì lên thực vật, động vật và con người cùng với việc ngăn chặn và xử lý ô nhiểm chì trong môi trường. Chương II: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chì là một trong những mối đe dọa môi trường nghiêm trọng nhất đến sức khoẻ con người, đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Có lẽ ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Sức khoẻ con người vẫn bị ảnh hưởng thậm chí khi mức độ tiếp xúc với mô trường chì thấp; bằng chứng y học chỉ ra rằng với bất kỳ mức độ chì nào đều có tác động bất lợi đến sức khoẻ con người. Nhiễm độc chì đã được biết từ thời kỳ cồ do Hipocrate và Gallien thông báo, đến thời kỳ trung cổ Elemberg mô tả rồi sau đó là Kmazzinic. Đến thế kỷ 19, Potain và Vaguez đã nghiên cứu chứng đâu bụng trong nhiểm độc chì. Đầu thế kỷ XX những khái niệm về nhiểm độc chì đã được nghiên cứu và có biện pháp chống lại nguy cơ nhiểm độc chì ( theo L. Derobert). Nhiễm độc chì đến môi trường là một vấn đề đáng lo ngại. Những quan niệm hiện đại về cơ chế nhiễm độc chì đã mở ra những khả năng mới để điều trị và theo dõi tốt với nhiễm độc chì khởi phát. Ngày nay các chuyên gia về lĩnh vực này trên thế giới đang tập trung giải quyết một số vấn đề sau: - Nghiên cứu sau về ảnh hưởng của chì lên di truyền và các hiện tượng bất thường trong sinh sản. - Giám sát nồng độ chì trong máu của người dân và tím cách giảm nồng độ đó, đặc biệt là đối với trẻ em. - Nghiên cứu các thuốc mới có hiệu quả điều trị, phòng bệnh thường xuyên sử dụng đơn giản và ít độc hơn so với các loại thuốc kinh điển EDTA, CaNa 2 , BAL. - Hồn chỉnh kỷ thuật bảo hộ lao động, tìm cách đề phòng và hạn chế nguồn gây bệnh trực tiếp và lâu dài. Các thông báo hàng năm cho thấy tỉ lệ nhiễm độc chì và rối loạn sinh hố ở các nhà máy acquy là 10 - 12%, công nhân nha máy in là 17,4%, công nhân khu luyện gang là 32%, ở các tỉnh phía nam, theo báo cáo của Hồng Văn Bính năm 1992 có tới 52,6% là thâm nhiễm nặng ở công nhân sản xuất acquy. Môi trường có guy cơ ô nhiễm chì là các khu vực xung quanh nhà máy, xí nghiệp. Việc giám sát điều trị dự phòng kịp thời cho người tiếp xúc ở nước ta còn nhiều hạn chế. Các xét nghiệm phức tạp được thực hiện ở những thành phố lớn chỉ đáp 2 ứng được khi bệnh nhân vào điều trị ở bệnh viện, do vậy chưa mang tính dự phòng rộng rãi. Thực tiễn ở nước ta đã đặt ra một số vấn đề: - Cần phải nghiên cứu kỹ thuật đơn giản, thuận lợi để phát hiện sớm của chì lên cơ thể người. - Chì có phải là chất gây đột biến và có guy cơ gây dị tật quái thai cho người tiếp xúc khi sinh con hay không? - Nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước tiện sử dụng rộng rãi, phòng nhiễm độc chì. 3 Chương III: VAI TRÒ CỦA CHÌ TRONG CUỘC SỐNG - Trong công nghiệp: chì được sử dụng rất phổ biến, người ta đã thống kê thấy có tới 150 nghề và hơn 400 quá trình công nghệ khác nhau sử dụng đến chì và các hợp chất của chúng, các xí nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, máy bay, xe tăng, một số ngành in, ngành luyện thép, ngành điện. - Trong kỹ thuật quân sự: chì được sử dụng như đúc đầu đạn - Trong cuộc sống hàng ngày: chì là thành phần trong các sản phẩm như sơn, các chất nhuộm màu, thuốc vẽ, men đồ gốm, diêm, pin… - Trong y học: một số thuốc có chứa chì cũng được dùng như thuốc giảm đau, thuốc săn gia, thuốc chống viêm, thuốc chữa bông… Nhưng được liệu truyền thống ở trung Quốc có chứa chì đã gây ra nhiễm độc cho người tiêu dùng ở Triều Tiên (Markowite SB 1194). 4 Chương IV: VẤN ĐỀ NHIỄM ĐỘC CHÌ - ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ Cách đây 8000 năm khi lồi người bắt đầu luyện chì bên cạnh khố, chì là chất độc nhân tạo trong khí quyển. Ngày nay ngộ độc chì vẫn tiếp tục là một bệnh do tiếp xúc với độc tố chì trong nghề nghiệp và môi trường tuy đây là một bệnh có thể phòng ngừa được. Rủi ro ngộ độc chì thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nơi sinh trú và làm việc. Ở thành phố Băng cốc, thành phố Mexico và Jakarta phạm vi tiếp xúc chì rất lớn do việc gia tăng sử dụng xe động cơ. Tuy vậy thành phố Chicago và Washington tiếp xúc với chì phần lớn do hàm lượng chì thốt ra từ sơn trong nội thất. Nói chung con người trong hệ thống cấp nước, các quá trình khai mỏ, luyện chì và chất đốt có chì. Các nguồn khác phát thải chỉ bao gồm các đường hàn trong các bình đựng thức ăn, men sứ gốm, acquy, pin và đồ mỹ phẩm … Chì đặc biệt độc hại đối với não và thận, hệ thống sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Khi bị nhiễm độc chì thì sẽ bị ảnh hưởng có hại tới chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai và tăng huyết áp. Đặc biệt chì là mối nguy hại đối với trẻ em. Một số kết quả nghiên cứu cho ta thấy nhiễm độc chì làm giảm mạnh chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em ở tuổi đi học. một số đánh giá cho thấy cứ 10Φ g/dl tăng về chì trong máu sẽ gây ra mức giảm từ 1 đến 5 điểm IQ đối với trẻ em bị nhiễm chì. Nhiễm chì làm cho hệ thần kinh luôn căng thẳng, phạm tội và sự rối loạn trong tập trung chú ý ở trẻ em từ 7-11 tuổi. Ở tuổi trung niên nhiễm độc chì sẽ làm cho huyết áp tăng gây nhiều rủi ro về các bệnh tim mạch. Khác với các hóa chất mà tác động lên sức khỏe khi nồng độ ở mức thấp còn chưa chắc chắn, việc nhiễm chì mặc dù ở mức thấp cũng sẽ bị ngộ độc cao. Dù mức chì 10 Φ γ /δλ là mốc giới hạn có ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều nhà khoa học không cho là ở mức thấp hơn là không có hại đến cơ thể con người. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra tác hại đối với trẻ em khi mức chì trong máu mới từ 5-10 Φ γ /δλ. Ô nhiễm chì gây hại cho sức khỏe hiện nay vẫn là một hiểm họa môi trường chung ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Trong trẻ em đô thị các nước đang phát triển phần lớn các em dưới 2 tuổi có mức chì trung bình trong máu lớn hơn 10 Φ g/dl. Một cuộc khảo sát tại 17 điểm nghiên cứu của Trung Quốc đã xác minh được từ 65-99,5% trẻ em sống trong vùng công nghiệp và giao thông phát triển mạnh có mức chì trong máu vượt 10 Φg/dl. Ngay cả các vùng ngoại vi có đến 50% trẻ em có mức chì trong máu không chấp nhận được. Ở Châu Phi, mặc dù trình độ công nghiệp hóa và mức sử dụng ôtô tương đối thấp song ô nhiễm chì cũng là một vấn đề quan trọng. Tại Nigeria 15-30% trẻ em ở các đô thị có mức chì trong máu lớn hơn 25 Φg/dl. 5 Số người bị nhiễm chì đặc biệt cao trong dân nghèo của các nước công nghiệp và đang phát triển tương tự như nhau. trong vùng đô thị, người nghèo phải sống gần các trục giao thông chính bị ô nhiễm chì cao từ phát thải của các xe có động cơ có mật độ và lưu lượng vận tải cao. Họ cũng sống trong các nhà cũ kỹ mà các rủi ro từ sơn gốc chì cũng khá nghiêm trọng. Thêm vào đó chì có thể được hấp thu nhiều hơn từ các lỗ chân lông rỗng và khi thức ăn hằng ngày thiếu các yếu tố vi lượng chính như sắt, canxi, kẽm. Gần đây nhiều phát hiện nguồn nhiễm độc chì từ xăng dầu pha chì chiếm vị trí quan trọng. Mặc dù lượng chì trong xăng dầu chỉ chiếm 2,2% của tổng lượng chì sử dụng, xăng có chì vẫn là nguồn duy nhất lớn của tất cả các phát thải chì trong vùng đô thị. Ước tính khoảng 90% tổng lượng chì phát thải vào khí quyển do dùng xăng pha chì. Bên cạnh việc bị ngộ độc chì cấp tính đối với sức khỏe thông qua việc hít thở, các phát thải chì từ các xe có động cơ cũng có thể tích tụ trong đất, gây nhiễm độc nước uống và đi vào chuỗi thức ăn. Việc dùng xăng pha chì có lịch sử lâu dài. Năm 1922 các nhà máy ôtô thực hiện việc pha chì vào xăng nhằm nâng cao hiệu suất và công suất. Sau hai năm tác hại tới sức khỏe do chì tăng lên. Trong các phòng thí nghiệm của tập đồn Standard Oil, 5 trong 49 công nhân chết và 35 bị hiện tượng thần kinh nghiêm trọng do ngộ độc chì hữu cơ. Sau đó Bang New york, thành phố Philadelphia và một số khu đô thị khác lập tức cấm bán xăng pha chì. Tuy nhiên sự giận dữ tức thời đó lắng xuống và việc dùng xăng pha chì được tiếp tục. Lượng chì pha vào xăng tăng rất nhanh, 375.000 tấn hàng năng trong những năm 70 của thế kỷ này. Sau đó do các cải tiến trong xe ôtô đòi hỏi phải dùng xăng không pha chì, năm 1985 Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường của Mỹ (U.S.E.P.A) quyết định xúc tiến việc chấm dứt dùng xăng pha chì chỉ bằng một lệnh thời hạn 1 năm. Lợi ích đối với sức khỏe của công chúng là rất lớn. Giữa 1976 và 1990 mức trung bình lượng chì trong của dân Mỹ giảm xuống từ 14,5 xuống 2,8Φg/dl. Điều này cho thấy 40- 60% mức chì trong máu của dân Mỹ gắn với việc dùng xăng pha chì. Tương tư 5như vậy, sau khi xăng không pha chì vào thành phố Mexico năm 1990 mức chì trung bình trong máu học sinh giảm từ 16,5 xuống 11,14Φg/dl năm 1992. Kết quả to lớn của chương trình này cuối năm 1996 chỉ mới thuyết phục 14 quốc gia chấm dứt hồn tồn dùng xăng pha chì. Đến nay, năm 1999 đã có 30 nước trên thế giới loại bỏ việc dùng xăng pha chì. Sự phát thải chì cũng uy hiếp nghiêm trọng lên sức khỏe của nhân dân các đô thị do sự gia tăng tốc độ đô thị hóa và sự tăng sử dụng các xe có động cơ xăng pha chì. Ở khu vực Mỹ Latinh, một số nước đã nỗ lực giảm chì trong xăng nhưng không theo kịp với đà phát triển các đô thị và mức tăng số xe hơi tư nhân, đã dẫn đến tổng số lượng phát thải chì. Ở phần lớn các nước Châu Âu khoảng một nửa số xe ôtô dùng xăng không chì trong khi số còn lại dùng xăng với 0,15 gam chì/lít. 6 Bên cạnh xăng pha chì, các nguồn phát thải chì khác cũng không kém phần nguy hiểm. Các trường hợp ngộ độc chì thường xảy ra đối với các công nhân ngành khai mỏ và nấu quặng chì. Năm 1992 các nghiên cứu ở vùng Baia Mare, Rumani cho kết quả là các công nhân nấu chì có mức chì trung bình trong máu là 77,4Φg/dl, trong trẻ em sống gần nơi nấu chì là 63,3Φg/dl. Việc tái tạo các aquy, pin cũng là nguồn quan trọng gây nhiễm độc chì. Trên thế giới có tới 63% các nhà máy aquy, pin dùng chì. Ở Mexicô, Caribê, Ấn Độ công nghiệp gia đình dùng chì trong aquy thì tồn gia đình bị nhiễm độc chì cực cao. Ở Jamaica trẻ em sống gần nơi nấu chì có mức chì trong máu cao hơn 3 lần so với nơi khác. Năm 1991 một sự bùng nổ ô nhiễm chì ở Chinidad và Tobago đất bị nhiễm chì bởi các chất thải từ tái tạo aquy, pin. Mức chì trong máu của trẻ em trong vùng thay đổi từ 17 đến 235Φg/dl với mức trung bình là 72,1Φg/dl. Đồ gốm sứ tráng men có chì, thuốc nhôm có chì trong đồ chơi trẻ em và bút chì cũng là nguồn gây ra nhiễm độc chì. Gần 30% dân Mexico dùng gốm sứ tráng men cũng thường xuyên có nguy cơ bị nhiễm chì từ nguồn duy nhất này. Hợp kim hàn chì trong các thùng nhôm cũng đặt ra các rủi ro lớn và ở Honduras, các nghiên cứu cho thấy các cặn chì trong các thùng thức ăn đạt từ 13 đến 14,8Mg/Kilo cao hơn quy định của WHO. Ở nước Mỹ, mặc dù có nhiều tiến bộ trong cộng việc giảm du chì, giảm mức nhiễm chì trong máu, nhiễm độc chì vẫn còn là nguy hiểm chính đối với sức khỏe của trẻ em dươi 16 tuổi. Khoảng 1,7 triệu trẻ em nước Mỹ có mức chì trong máu vượt 10Φg/dl và mức chì trung bình cao nhất ở trong người nghèo, các thị dân, trẻ em Mỹ gốc Châu Phi. Sơn gốc chì là con đường gây nhiễm chính, mặc dù sơn có chì đã bị cấm trong việc sơn các nhà ở từ năm 1978, khoảng 3/4 các đơn vị nhà xây trước 1980 đều được sơn bằng sơn gốc chì. Vì loại sơn hiện nay vẫn còn được tiếp tục sử dụng ở khắp các nước Mỹ Latinh và vùng Caribe nên việc nhiễm độc chì vẫn còn nghiêm trọng trong các nước thuộc khu vực này. Các thông tin dữ liệu từ các khu vực trên thế giới đã khẳng định ô nhiễm chì và nhiễm độc chì là một hiểm họa môi trường ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe của thế hệ trẻ, tương lai của giống nòi, cần được đặc biệt quan tâm trong chiến lược môi trường và sức khỏe của đất nước. Hội thảo về chấm dứt dùng xăng pha chì gần đây tại Hà Nội làm cho nhiều người vui mừng, mong muốn kết quả của hội thảo nhanh chóng đi vào cuộc sống thông qua một chương trình hành động trong những năm đầu của thế kỷ 21, loại trừ, phòng ngừa có hiệu quả nhiễm độc chì trên nhiều mặt của đời sống. 7 CHƯƠNG V: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, HẤP THỤ VÀ THẢI TRỪ CỦA CHÌ 1. Đường hấp thụ vào cơ thể: Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Chì từ môi trường di vào đường thở là đường xâm nhập chủ yếu chiếm tới 50-70%. Chì từ môi trường lắng động vào nước, thực phẩm. Người, động vật nhiễm chì khi ăn uống. Do môi trường thường xuyên bị nhiễm chì nên các vật bị nhiễm theo. Bộ máy tiêu hóa của trẻ em dễ hấp thu chì hơn người lớn (nhất là trẻ thiếu dinh dưỡng nên trẻ thường bị nhiễm độc nhiều hơn). Nhiễm độc chì qua đường tiêu hóa ở người lớn 8-12%, ở trẻ em 18%. Khi tiếp xúc chì ở dạng hữu cơ thì chúng ta cũng dễ bị nhiễm qua da làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động (người lớn ngộ độc chì biểu hiện ở bệnh thần kinh, trẻ em ở bệnh não). Chì cũng gây ra một số tổn thương khác như gây tổn thương thận có hồi phục làm thay đổi chức năng gan tạm thời. 2. Quá trình hấp thụ của chì: Chì xâm nhập vào cơ thể qua ba con đường kể trênvà được hấp thụ vào máu. Tại phổi hơi chì được hấp thụ gần như tồn bộ qua các màng phế nang để vào máu. Chì và các hợp chất của chì được hấp thụ tại phổi không phụ thuộc vào khả năng hòa tan của chất đó, chromat chì vào phổi sẽ trở thành carbonat chì và sẽ được hấp thụ. Chì được hấp thụ qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất vì nó sẽ vào thẳng máu tới các cơ quan. Robeerk Kehol thử nghiệm thấy hít thở không khí có bụi chì đường kính 0,5Φm được giữ lại trong phổi 35%, loại bụi chì cỡ 0,75Φm được giữ lại 34%, loại 0,9-1,0Φm 43-53%. Chì được hấp thụ ở đường tiêu hóa ít hơn so với đường hô hấp và khả năng hấp thụ lại phụ thuộc vào tính hòa tan của các hợp chất chì. Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì còn 90% được bài tiết ra ngồi, ở đường tiêu hóa sự hấp thụ chì bị ảnh hưởngbởi dịch vị, chúng được hòa tan và độc tính lại phụ thuộc vào tác động của độ axit dịch vị. Axit HCL chuyển carbonat chì, Massicust, litharge (PbO) thành Clorua chì làm cho chì dễ dàng bị hấp thụ nhiều hơn, ngồi ra chì còn chịu tác động của dịch mật trong quá trình lưu chuyển trong ruột và trở nên đồng hóa dưới dạng muối mật. Các thức ăn giàu mỡ giúp cho sự hấp thụ chì nhiều hơn. Sự hấp thụ chì qua đường tiêu hóa đến gan được giữ lại và được khử độc. Nếu hấp thụ nhiều (nhiễm độc cấp) hoặc hấp thụ liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn, do đó sẽ được hấp thụ vào máu nhiều hơn… Khả năng chì hấp thụ qua da, niêm mạc không lớn, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương. 8 Theo L.Derobert trong quyển “Nhiễm độc nghề nghiệp” cho biết tác giả Schicle (Mỹ) đã thông báo trường hợp người thợ nhuộm bị tê bại cánh tay và tái phát khi người này nhuộm lông bằng một chất có chứa nhiều chì. Cotton.C.Kenedy đã có báo cáo một trường hợp nhiễm độc chì nhẹ saukhi dùng dung dịch có axetat để băng viêm da tróc mảng. Có những nhiễm độc có thể xảy ra sau khi bôi bẩn có chì (Bartman và cộng sự) và cả sau khi thụt âm đạo để chữa bệnh (Hearterman và cộng sự). Tuy chì hấp thụ qua sau da kém nhưng cần được chú ý vì trong những trường hợp này vai trò khử độc của gan bị hạn chế. 3. Quá trình phân bố chì trong cơ thể: Chì được hấp thu và vận chuyển đến các cơ quan khoảng 95% chì trong máu là nằm trong hồng cầu. Theo Gekken B. và cộng sự (1991) trog huyết thanh Pb tìm thấy ở 3 Protein có trong lượng phân tử 600.000; 200.000 và 140.000, nhưng chủ yếu có trong lượng phân tử 140.000 cùng với Cu (đồng). Trong hồng cầu phần lớn Pb tìm thấy ở protein có trọng lượng phân tử 250.000, một phần nhỏ Pb ở phần protein trọng lượng phân tử 140.000 và 300.000 cùng với Fe của Hemoglobin và Zn của cacbonic anhydraza. Sự tích lũy chì trong cơ thể bắt đầu khi còn bào thai vì Pb dễ dàng chuyển qua nhau thai. Một phần của chì ở huyết tương dưới dạng Albumin chì hay triphotphat chì, được vận chuyển và phân bố ở các vùng như: gan lách, thận, não, tinh hồn… (các mô mềm) và đặc biệt ở xương (mô cứng), phần lớn tổng lượng chì của cơ thể được tích lũy trong xương dưới dạng không hòa tan. Castalino tiêm axetat chì phóng xạ vào tĩnh mạch chuột, thấy sau 1 giờ có 20,7% ở máu (trong đó 96% ở hồng cầu và 45 ở huyết thanh), 20,2% ở gan (sau vài giờ thấy còn 155 ở thận và các cơ quan nội tạng khác như: gan, phổi, lách, tim…) còn 40- 50% ở trong xương. Tác giả Pokus Al. 1976 đã nghiên cứu sự phân bố chì ở các mô mềm của tử thi người đã sống ở vùng nhiễm chì Bantimo cho thấy gan chứa trung bình 2,2Φg chì/g; thận chứa 2,0Φg chì/g; phổi chứa 0,8Φg chì/g; tụy chứa 0,92Φg chì/g. Như vậy, gan và thận chứa nhiều chì hơn cả có thể liên quan đến chức năng khử độc và bài tiết của những cơ quan này. Theo nhiều tác giả có khoảng 90-95% lượng chì vào cơ thể tích lũy trong xương, trong đó 3/4 dạng koo hòa tan ít độc và 1/4 ở tủy xương gây độc. Xương được coi là vị trí tấn công chủ yếu của chì. Quá trình chì tăng lắng đọng ở xương phụ thuộc vào chuyển hóa canxi và được gắn vào xương dưới dạng triphotphat chì không hòa tan. Tính riêng biệt này thể hiện có một phản ứng tự nhiên trong cơ thể con người chống lại độc tính của chì nếu có sựmất cân bằng chuyển hóa ở xương, chì lại được giải phóng vào máu dưới dạng hòa tan và có thể gây nhiễm dộc tái phát. Shannon.MW và cộng sự 1987 đã chứng minh một trường hợp trẻ em bị nhiễm độc chì tái phát và không 9 tìm thấy nguồn hấp tu chì ngoại lai, nhưng thấy chuyển hóa canxi và lượng Vitamin D giảm. Điều này chưng 1minh rằng xương là một vị trí tích lũy chì quan trọng. Tóm lại: quá trình tích lũy chì và phân bố chì trong cơ thể bao gồm 2 phần: - Xâm nhập vào mô mềm và có thể gây độc trực tiếp. - Tích lũy trong xương và có thể giải phóng trở lại máu gây nhiễm độc chì tái phát. Quá trình phân bố chì còn được thể hiện theo mô hình sau (Baloh R.M. 1974): Sự phân bố chì trong cơ thể 4. Quá trình thải trừ của chì: Qua đường tiêu hóa chỉ có một phần nhỏ chì được hấp thụ vào cơ thể, còn tới 90% thải loại theo phân. Theo Leon Derobert 1969 mỗi ngày cơ thể thải loại khoảng 0,6mg Pb. Còn nếu thấy thải trên 1mg Pb/ngày thì có khả năng nhiễm độc vì điều đó chứng tỏ lượng chì hấp thụ vào máu là đáng kể. Chì còn được thải trừ qua da, theo tuyến nước bọt niêm mạc miệng (tạo thành đường viền burton) là do chì kết hợp với H 2 S tạo thành PbS nên có viền xanh xám ở bờ lợi. Chì còn được thải loại qua tóc, sữa. Đặc biệt, chì còn được thải loại theo nước tiểu, đó là con đường chính yếu nhất, có thể thải trừ 75%-80% lượng chì trong cơ thể. Mọi nguy cơ làm tăng chì huyết sẽ làm tăng chì niệu, bình thường lượng chì niệu là 10-60Φg/l. Nếu trên 80Φg/l là có sự tăng thải chì qua nước tiểu và nếu trên 130Φg/l là có dấu hiệu nhiễm độc chì. 10 Chì gắn vào tổ chức cứng Chì gắn vào tổ chức mềm Chì đào thải Chì gắn vào proteinChì gắn vào hồng cầu Chì xâm nhập Chì huyết tương [...]... VI: ĐỘC TÍNH VÀ CƠ CHẾ GÂY ĐỘC CỦA CHÌ 1 Độc tính của chì: Chì và hợp chất của chì đều độc, càng dễ hòa tan độc tính càng cao Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15mg/m 3 thì công nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì thì có thể chết Nhiều tác giả cho thấy rằng 1g chì tương đương 5g chì axetat hấp thu vào cơ thể một lần thường dẫn đến tử vong Liều 10mg chì hàng ngày một người. .. ít được sử dụng đến bởi thực hiện trên người khó 14 khăn Vì vậy chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu sự ảnh hưởng của chì lên thể nhiễm sắc của quá trình phân bào giảm nhiễm tại mô tinh hồn, mà mô này lại rất nhạy cảm với yếu tố độc chất trong môi trường 15 CHƯƠNG VIII: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM ĐỘC CHÌ ĐỐI VỚI CƠ QUAN VÀ HỆ THỐNG 1 Hệ thống tạo máu: Như ở phần cơ chế đã nêu chì tác động đến hệ thống tạo... nghiên cứu ảnh hưởng của chì đến tuyến thương thận nhưng chưa đề cập đến chức năng hoạt động của nó Bielecka W và cộng sự 1987 đã cho thấy 50% những công nhân có chỉ số nhiễm độc chì cao thì giảm hàm lượng T4 huyết thanh, 43,3% có mức T4 bình thường và 6,67% có mức T4 cao Các tác giả cũng cho thấy rằng mức giảm T 4 có liên quan đến tình trạng nhiễm độc chì và khẳng định chì có ảnh hưởng đến chức năng... chuột cống tiếp xúc với chì lâu ngày thấy có thay đổi một vài thông số tế bào Đặc biệt là thay đổi tế bào Lympho và ức chế chức năng phụ của đại thực bào Trust K.A và cộng sự 1990 cũng xác nhận ảnh hưởng của chì lên quá trình kháng thể của vịt trời khi cho uống viên chì Tóm lại: Mặc dù còn ít công trình nghiên cứu, nhưng có thể cho rằng chì có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của người tiếp xúc kể cả... chì ngăn cản tiết ra testosteron và ức chế trục trung tâm, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh trùng Tóm lại: Ảnh hưởng của chì đến tuyến nội tiết đã có thể xác nhận, tuy nhiên sự rối trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp còn chưa thể hiện rõ nét cần tiếp tục nghiên cứu 6 Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch dưới tác động của chì cũng mới được nghiên cứu trong những năm gần đây blaklay... mạnh của nó và khả năng gắn với các enzym, đã tạo ra các gốc tự do nội sinh Sự tạo ra các gốc tự do quá nhiều sẽ gây rối loạn hằng định nội môi, phá hủy màng lipit và cấu trúc ADN của nhân tế bào Tóm lại: cơ chế tác dụng của chì nổi bật là khả năng gắn với nhóm SH của enzym, của glutathioon và các aa có nhóm –SH, làm nó mất khả năng hoạt động, vì vậy chì chất độc tồn thân 13 CHƯƠNG VII: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÌ... giải thích tại sao có người mặc dầu lượng huyết chì cao mà chưa có biểu hiện lâm sàng Hoặc đó là phản ứng chống lại chất lạ sinh học của cơ thể Trước đây người ta cho rằng chì không ảnh hưởng đến dòng bạch cầu, nhưng gần đây Bergeret A 1990, Queiroz ML 1993 cho thấy bạch cầu trung tính giảm khả năng hóa ứng động ở những người tiếp xúc với chì Tóm lại: Đối với hệ thống tạo máu, chì gây tình trạng thiếu... quan nghịch với chì máu và chì trong răng Mới đây Ogaw Y 1993 đề nghị đưa việc thăm khám chức năng gây Asin vào để đánh giá chất lượng sức khỏe của người tiếp xúc với chì Tóm lại: Chì ảnh hưởng rõ rệt đến hệ thần kinh Ngày nay không phải là những tai biến não nặng nề nữa mà là sự suy giảm chức năng, sự suy giảm trí thông minh ở trẻ em và suy giảm sự dẫn truyền thần kinh ở người tiếp xúc chì Đó là sự dịch... đến bệnh gút Như vậy, tổn thương thận trong nhiễm độc chì là một quan niệm có căn cứ Hai nguyên nhân có thể lí giải: - Chì gây tổn thương mạch máu, nhất là mao mạch, gây tổn thương vi tuần hồn thận - Chì có khả năng gây tổn thương tế bào nhu mô thận, men N-Axetyl-Beta-Dgluco saminidase ở ống thận 5 Ảnh hưởng đến tuyến nội tiết: Các tài liệu trước đây còn ít nói đến tác động đến tuyến nội tiết của chì, ... tồn thân 13 CHƯƠNG VII: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÌ ĐẾN SINH SẢN VÀ DI TRUYỀN Chì có thể khiến nam giới vô sinh Nguyên nhân là do kim loại này ảnh hưởng xấu tới chức năng của tinh trùng Nghiên cứu của Mỹ đã tiến hành trên 140 cặp vợ chồng muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy, hàm lượng chì trong tinh trùng càng cao thì cơ hội mang thai của người vợ càng thấp Các nhà khoa học tại viện . mềm Chì đào thải Chì gắn vào proteinChì gắn vào hồng cầu Chì xâm nhập Chì huyết tương CHƯƠNG VI: ĐỘC TÍNH VÀ CƠ CHẾ GÂY ĐỘC CỦA CHÌ 1. Độc tính của chì: Chì và hợp chất của chì đều độc, . của chì nổi bật là khả năng gắn với nhóm SH của enzym, của glutathioon và các aa có nhóm –SH, làm nó mất khả năng hoạt động, vì vậy chì chất độc tồn thân. 13 CHƯƠNG VII: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÌ ĐẾN. trọng nhất đến sức khoẻ con người, đặc biệt ở các vùng đô thị lớn. Có lẽ ảnh hưởng đáng lo ngại nhất là tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Sức khoẻ con người vẫn bị ảnh hưởng thậm

Ngày đăng: 28/08/2014, 19:58

Mục lục

  • CHƯƠNG V: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, HẤP THỤ VÀ THẢI TRỪ CỦA CHÌ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan