Tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

44 1.6K 2
Tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay Đạo Ông bà có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở nước ta. Cơ sở hình thành tín ngưỡng này là niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu .Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc học thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.

Lịch sử văn hóa Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay Đạo Ông bà có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở nước ta. Cơ sở hình thành tín ngưỡng này là niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu .Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc học thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà. Cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan cũng được phát triển và góp phần tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng trên tất cả các mặt biểu hiện của nó không chỉ phác họa nên đời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư liệu cho việc nhận thức về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người Việt. Từ những ý nghĩa trên, chúng em đã được chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian của Viêt Nam. Đồng thời, bổ sung thêm một số kiến thức cho sinh viên ngành du lịch Mặc dù chúng em đã nổ lực và cố gắng để hoàn thiện bài tiểu luận này, nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức .Do vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của Cô và tất cả các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Nhóm 3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 1 Lịch sử văn hóa Việt Nam I.Khái niệm 1.Tín ngưỡng Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo các hướng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí. Trong tác phẩm Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, Nguyễn Đăng Duy đã viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” (tr. 351); hoặc tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” (Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tr. 67). Hoặc tác giả M. Scott viết: “Chúng ta dường như có xu hướng định nghĩa hai chữ tín ngưỡng một cách quá hạn hẹp. Ta thường chỉ coi rằng tín ngưỡng phải gắn liền với một niềm tin nào đó vào Thượng đế, hoặc phải gắn liền với một số thực hành nghi lễ, hoặc phải là thành viên trong một cộng đồng phụng sự” (Con đường chẳng mấy ai đi, tập 2, 2tr. 5). Theo ông, tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thế giới mà họ đang sống, về cuộc sống xung quanh họ và về vị trí của bản thân họ trong thế giới đó.Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người. Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó. Dưới góc độ tâm lý học, cho rằng tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý - xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó. Nếu tín ngưỡng được hiểu như vậy thì tín ngưỡng có các đặc điểm sau: - Tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý, là niềm tin của con người. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 2 Lịch sử văn hóa Việt Nam - Đối tượng của tín ngưỡng là một lực lượng vô hình mà con người tạo ra bằng trí tưởng tượng của mình, có tính linh thiêng, huyền bí. - Tín ngưỡng ảnh hưởng chi phối hành động, ứng xử của cá nhân và cộng đồng và được hiện thực hoá thành hiện tượng tâm lý xã hội. Một vấn đề được đặt ra, vậy tôn giáo và tín ngưỡng là đồng nhất hay khác nhau ? Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ănghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Dưới góc độ văn hoá học, Nguyễn Hồng Dương định nghĩa: “Tôn giáo thuộc lĩnh vực tinh thần của văn hoá được hình thành trong lịch sử. Một mặt nó phản ánh quan niệm và cách ứng xử về chuẩn mực luân lý, đạo đức, lối sống theo cung cách của nền văn hoá mà nó chụi sự tác động” (Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển, tr. 35). Như vậy, tác giả cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng văn hoá tinh thần phản ánh sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện thông qua những hành vi ứng xử của họ. Nhận thức và hành vi của cộng đồng tôn giáo luôn được thể hiện ở 2 mặt: tâm linh và xã hội. Về mặt tâm linh, thông qua các nghi lễ thực hành tôn giáo con người bày tỏ nềm tin và tình cảm sâu sắc của mình đối với lực lượng siêu nhiên vô hình, cũng qua đó con người thoả mãn những nhu cầu và khát vọng của họ trong cuộc sống trần tục. Về mặt xã hội, những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáo lý, giáo luật có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của các tín đồ trong cuộc sống. Như vậy, về bản chất, cả tôn giáo và tín ngưỡng đều là những hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh hiện thực một cách sai lầm, hư ảo; niềm tin của con người đối với lực lượng siêu nhiên, thế giới vô hình và cuộc sống sau khi chết là cơ sở của mọi tôn giáo và tín ngưỡng. Bởi vậy, một số tác giả đã đồng nhất tín ngưỡng với tôn giáo, như: X.A. Tocaret, E.B. Taylo. Hoặc các công trình nghiên cứu của Đặng Nghiêm Vạn thường sử dụng thuật ngữ tôn giáo để chỉ các hiện tượng biểu thị niềm tin đối với lực lượng siêu nhiên, kể cả niềm tin vào linh hồn người chết. Đặng Nghiêm Vạn đã coi hiện tượng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là tôn giáo dân tộc. Đây là quan điểm khá phổ biến của các học giả hiện nay khi nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra sự khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng về hình thức biểu hiện và trình độ tổ chức còn về bản chất thì không có sự khác biệt đáng kể.Cho đến nay, hiện tượng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 3 Lịch sử văn hóa Việt Nam nhiều quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗi khác. Ở một số quốc gia, thờ cúng tổ tiên có vai trò mờ nhạt trong đời sống tinh thần cộng đồng - nhất là những quốc gia và dân tộc đưa một tôn giáo thành độctôn, nhất thần. Nhưng ở những quốc gia đa, phiếm thần như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… thì thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả những tín đồ của các tôn giáo khác nhau. Mọi người quan niệm tín ngưỡng này vừa như là một phong tục truyền thống, vừa như một đạo lý làm người, lại vừa như một hình thức sinh hoạt tâm linh. Như vậy, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hoá do con người quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành. Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngưỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền thần, tiền nhân. Tín ngưỡng dân gian khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lượng siêu nhiên như: - Tôn sùng tự nhiên (mặt trời, mặt trăng, nước, mưa, gió, sấm, chớp…), các loại cây trồng (bầu bí, lúa, ngô, đậu…), vật nuôi (trâu, bò, lợn…) - Tôn sùng vật tổ (vật tổ chim, cá, cây, trâu…), tôn sùng tổ tiên (quốc tổ, thành hoàng, tổ tiên, ông bà) - Tôn sùng sự sinh sản: sinh thực khí và các hoạt động tính giao - Tôn sùng Mẫu: các nữ thần, tứ mẫu (thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ (thượng ngàn), thủy phủ (mẫu thoải), Bà chúa xứ và Thiên Yana - Tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương, người có công lớn với dân với nước: Thánh Gióng, Đức thánh Trần, Tản Viên Sơn Thánh, Bà Trưng, Lý Ông Trọng… 2. Khái niệm thờ cúng tổ tiên Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ - những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống. Tổ tiên trong xã hội nguyên thuỷ có nguồn gốc là tổ tiên tôtem giáo của thị tộc bộ lạc. Tổ tiên tôtem giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên, có mối quan hệ mật thiết với con người và khi được thần thánh, thiêng liêng hoá thì được coi là tôtem (vật tổ) của thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự đầy quyền uy. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 4 Lịch sử văn hóa Việt Nam Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di chúc tài sản được luật pháp và xã hội thừa nhận. Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi, phát triển. Nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống - gia đình, họ tộc mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng, danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng. Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù hộ độ trì cho con cháu. Biểu tượng về tổ tiên là hình ảnh về những người tài giỏi, có công, có đức. Trên bàn thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng, ảnh được bày đặt cầu kỳ, trang trọng. Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quì, lạy ) của người gia trưởng, tộc trưởng. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc. Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt - đó là sự thờ phụng tổ tiên . Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động cúng” là hình thức biểu đạt của nội dung thờ cúng.Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hy vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái chủ yếu khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có “nhờ” mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ tiên không có “hồn thiêng”, không có sức hấp dẫn nội tại dễ thành nhạt nhẽo và do vậy, không thể là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo và tạo nên sức hấp dẫn. Nó chính là chất kết dính, tạo nên màu sắc thoả mãn niềm tin của chủ thể thờ cúng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối quan hệ giữa người sống và người chết (cùng chung huyết thống)bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ .Trong tín ngưỡng này đạo lý Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 5 Lịch sử văn hóa Việt Nam là nội dung nổi trội .Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái uống nước nhớ nguồn trong tiến trình lịch sử, nó đã được các hệ tư tưởng tôn giáo khác bổ sung , hoàn chỉnh để thể chế hóa thành một thứ đạo:Đạo tổ tiên-Đạo ông bà. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình của tín ngưỡng nói chung và là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng. II.Nguồn gốc, cơ sở hình thành và bản chất của tín ngưỡng thờ cung tổ tiên 1.Nguồn gốc và cơ sở hình thành 1. 1 Cơ sở kinh tế - xã hội. Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống chỉ thực sự ra đời và phát triển trong thời kỳ thị tộc phụ hệ. Sự ra đời của thị tộc phụ hệ là kết quả của sự phân công lao động lần thứ hai giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủ công. Trong chế độ phụ quyền, địa vị của người đàn ông được đặt lên hàng đầu, quyền thừa kế tài sản theo dòng họ cha và tiếp nối đến thế hệ sau đã củng cố vững chắc vị trí của người đàn ông trong xã hội. Điều này đúng như đánh giá của Trịnh Đình Bảy: “Những người này, bằng uy tín của mình đã củng cố và thiêng liêng hoá sự thờ cúng tổ tiên đã có manh nha trong thời kỳ thị tộc mẫu quyền” (Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học, tr. 42). Khi trình độ sản xuất phát triển, của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều làm xuất hiện một lớp tích luỹ được nhiều của cải và dẫn tới có quyền uy chi phối người khác và là mầm mống cho sự phân chia xã hội thành giai cấp. Trong xã hội có gia cấp, vị trí của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được củng cố - cơ sở đích thực trong quá trình chuyển đổi từ việc thờ cúng tổ tiên tô tem sang việc thờ cúng tổ tiên là con người thực cùng chung dòng máu.Nền kinh tế tiểu nông theo kiểu tự cung tự cấp đã tồn tại lâu dài trong xã hội Việt Nam cũng là một cơ sở cho sự hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. .Trong khía cạnh kinh tế có một quan điểm quan trọng tạo nên khác biệt trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam va Trung Hoa. Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa nên Việt Nam sản suất lúa nước theo tryuên thống tiểu canh kết hợp với nuôi gia súc. Vì vậy sản xuất không đòi hỏi tập trung nhân công theo quy mô lớn, công cụ sản suất cũng nhỏ, gọn, nhẹ, mọi thành viên trong gia đình từ phụ nữ đến trẻ con đều sử dụng dễ dàng.Kết hợp những yếu tố này khiến người Việt gắn bó với gia đình.Mỗi một gia đình là một cơ sở kinh tế độc lập, sản xuất và tiêu thụ. Các thành viên trong gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau trong lao động sản xuất và trong đời sống lấy gia đình là trung tâm Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 6 Lịch sử văn hóa Việt Nam 1.2.Cơ sở nhận thức và các yếu tố tâm lý khác Về nhận thức: Trong nhận thức dân gian, người Việt quan niệm rằng, con người có 2 phần: phần xác và phần hồn. Hai phần này vừa gắn bó, vừa tách biệt, chúng gắn bó với nhau. Khi con người còn sống, hồn nhập vào xác điều khiển hành vi của con người. Khi con người chết, phần hồn rời khỏi xác, thể xác của họ hoà vào cát bụi, phần hồn vần tồn tại và chuyển sang sống ở một thế giới khác (cõi âm). Ở Cõi Âm (được mô phỏng từ Cõi Dương) mọi linh hồn đều có các nhu cầu như cuộc sống nơi trần thế. Theo quan niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống“ trong một môi trường khác.Người ta cho rằng nếu người chết không được cung cấp thức ăn đầy đủ sẽ trở thành “ ma đói“ lang thang, quấy nhiễu người sống. Các am chúng sinh lập ở cuối làng, hay Lễ Vu Lan dành cho “thập chúng sinh“ là những biểu hiện mong muốn chia sẽ, an ủi những linh hồn bơ vơ, thiếu đói không có người cúng tế.Một hiện tượng khá bí ẩn nhưng rất được nhiều người tin tưởng, đó là âm phủ, người chết phù trợ cho người sống. Âm phủ là gì? Theo học thuyết Âm dương ngũ hành, âm là đất, đối với dương là trời. Âm còn mang ý nghĩa là tối, lạnh, trái với dương là sáng, nóng. Phủ nghĩa là nhà rất to, thường là nhà quan lại. Vì từ đời cổ xưa đã có tục lệ chôn người chết xuống đất nên người ta mới tưởng tượng rằng, dưới đất phải có một ngôi nhà rất lớn để cho người chết ở. Tại sao có âm phủ? Con người sống trên mặt đất, dưới vòm trời, xung quanh là nước (sông, hồ, ao, biển…), bởi vậy người xưa mới chia thế giới thành bốn cõi, gọi là “Tứ phủ công đồng”: Thiên phủ (cõi trời), Địa phủ (cõi đất), Thủy phủ (cõi nước), Nhân phủ (cõi người). Trừ cõi người, ba cõi kia thường xuyên có những hiện tượng bí hiểm, ghê gớm không hiểu nổi (vì chưa có khoa học) như: mưa nắng, sấm chớp, gió bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… Cho nên, người ta mới nghĩ rằng, các hiện tượng đó là do những đấng thần linh cai quản ba cõi sáng tác ra để ban phúc hoặc giáng hoạ cho loài người. Các vị thần linh ấy là: Ngọc hoàng thượng đế trên trời, Diêm Vương dưới đất, Long Vương (hoặc Thuỷ Tề, Hà Bá) dưới nước. Không riêng gì người Việt Nam, nhiều dân tộc khác trên thế giới cũng có quan niệm tương tự. Thí dụ, trong thần thoại Hi Lạp, La Mã, Ngọc Hoàng Thượng đế tên là Jupiter, Diêm Vương là Pluton, Long Vương là Neptune. Có điều khác với Việt Nam là ba ông này là anh em ruột, cháu nội của thần Uranus (Trời) và nữ thần Gða (đất). Cổ nhân cho rằng, người chết xuống dưới âm phủ cũng sinh hoạt như người sống trên cõi trần, cũng phải ăn uống, cần phải có đầy đủ quần áo, nhà cửa và các đồ dùng khác. Vì thế mới sinh ra lệ làm cơm cúng và đốt Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 7 Lịch sử văn hóa Việt Nam quần áo, chăn chiếu, giường… của người chết để mang xuống âm phủ. Thậm chí đời xưa ở bên Tàu còn có tục lệ man rợ là chôn cả người sống cho theo hầu người chết. Đông Chu Liệt quốc có chuyện vua Hạp Lư nước Ngô chôn sống 3.000 cung nữ cùng với công chúa đã tự sát, hoặc tể tướng Thân Hợi chôn hai con gái của mình cùng với vua Sở. Về sau, người ta mới phát minh ra hình nhân thế mạng, ban đầu đẽo bằng gỗ, bện rơm hoặc cỏ, sau mới làm bằng giấy cùng với các loại quần áo, tiền bạc như ngày nay. Âm phủ theo quan điểm tôn giáo Loài người chia ra làm hai hạng: Thiện và ác. Khi còn sống, người thiện được phúc báo, kẻ ác gặp tai họa. Sau khi chết, người thiện được lên Thiên đường, tức là cõi Trời, sống sung sướng với các thần tiên. Kẻ ác phải xuống âm phủ hay địa ngục, bị quỷ sứ đánh đập, tra tấn, hành hạ. Âm phủ theo quan điểm khoa học Ngày nay, con người phóng tên lửa và vệ tinh thám hiểm lên bầu trời, thả tàu ngầm thăm dò đáy biển, biết rõ “thiên phủ”, “thủy phủ” là gì. Tuy nhiên, đối với địa phủ, khoa học chưa tường tận lắm vì bán kính của trái đất là 6.371km, mà các mũi khoan địa chất dù sâu hàng trăm mét cũng mới chỉ là “gãi ghẻ”. Người ta tạm gọi vùng sâu giữa lòng đất là barysphère, tiếng Hy Lạp, barus nghĩa là “nặng” vì đó là trọng tâm của trái đất. Barysphère chứa đựng những thứ gì thì chưa biết nhưng chắc chắn không có Diêm Vương và quỷ sứ. Nếu dưới lòng đất chỉ có nước ngầm, dầu khí, quặng mỏ… thì sau khi người chết, hồn sẽ đi đâu, ở đâu? Nhiều người chết gây ảnh hưởng mạnh mẽ về tâm lý đối với người sống xung quanh, khiến cho những người này bị “ám thị” nhìn thấy những ảo ảnh hoặc nghe thấy những âm thanh mà họ tưởng là hồn người chết hiện về. Một ông bác sĩ quả quyết với tôi rằng, sau khi bà cụ thân sinh an táng được ba ngày thì cả hai vợ chồng ông ta đêm ngủ đều nghe rõ tiếng cụ gọi. Thời chiến tranh, một đơn vị bộ đội đóng quân gần chùa, có viên thượng uý chết trong vườn chùa, ngay trước cửa nhà tôi ở hiện nay. Khi đó chùa chưa có sư, tối đến, các tín đồ trong làng thay phiên nhau ngủ canh chùa. Họ kể rằng, anh ta thường xuyên hiện hồn về, thậm chí có lần còn túm cổ, nâng đầu họ.Có những nhà ngoại cảm miêu tả đúng đặc điểm nhận dạng và tính nết người chết mặc dù họ không hề quen biết người chết. Do đó, có giả thuyết cho rằng, hồn chính là một dạng “năng lượng sinh học”, na ná như sóng điện từ của radio, TV, và nhà ngoại cảm đã bắt đúng tần số của nó. Vấn đề này còn đang tranh cãi. Các yếu tố tâm lý khác - Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh, sa cơ, lỡ vận, bệnh tật hiểm nghèo …luôn đe doạ sự bình an của con người. Con người còn thiếu tự tin vào chính bản thân khi phải đối mặt giải quyết Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 8 Lịch sử văn hóa Việt Nam với các vấn đề trên trong cuộc sống của chính bản thân họ. Họ luôn mong muốn có sự giúp đỡ của các thế lực khác nhau, trong đó họ cần đến sức mạnh của ông bà tổ tiên ở “thế giới bên kia” che chở, nâng đỡ. Từ quan niệm dân gian về linh hồn, người ta cho rằng, nếu không cúng tế linh hồn ông bà tổ tiên đầy đủ thì những linh hồn này trở thành ma đói và sẽ mang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang sống. Đồng thời, ở chế độ phụ hệ quyền lực của người đàn ông, nhất là gia trưởng, tộc trưởng 5 đã làm nảy sinh ở phụ nữ, con cháu sự quy thuận lẫn cảm giác sợ hãi. Tâm trạng này không phải chỉ tồn tại ở vợ và con cháu khi họ đang sống mà cả khi họ đã chết.Trong cuộc sống của mỗi con người, càng về già, cái chết luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với mỗi người, con người không muốn nó diễn ra, ngay cả khi họ có cuộc sống nơi dương thế luôn gặp khó khăn và trắc trở, nhưng họ lại luôn phải đối mặt với nó. Thực hiện các lễ nghi thờ cúng tổ tiên trong không gian thiêng đó, mỗi người được trải nghiệm và cũng như một lần được chuẩn bị tâm thế chấp nhận cái chết một cách thanh thản, bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn. - Sự kính trọng, biết ơn Nỗi lo sợ bị trừng phạt của con người không phải là yếu tố duy nhất và chủ yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Nếu chỉ vì sợ hãi mà con người phải thờ cúng thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã không thể tồn tại lâu bền và đầy giá trị nhân văn như vậy. Yếu tố tâm lý có vai trò quyết định trong việc duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là sự tôn kính, biết ơn đối với các thế hệ trước, là tình yêu và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ. 1.3 Ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam - Ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo (Khổng giáo do Khổng Tử sáng lập): Tư tưởng của đạo Khổng là đề cao chữ hiếu và coi đó là nền tảng của đạo làm người. Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi con người không phải do tạo hoá sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ. Sự sống của mỗi người gắn liền với sự sống của cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn liền với sự sống của ông bà và cứ như vậy thế hệ sau là sự kế tiếp của thế hệ trước. Vì thế, con người phải biết ơn không chỉ với cha mẹ mà cả đối với thế hệ tổ tiên trước đó. - Ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo (Đạo giáo do Lão Tử và Trang Tử khởi xuớng): Trong quan niệm của Lão Tử và Trang Tử, bản chất của “Đạo” là nguồn gốc của vạn vật trên thế giới, là quy luật vận động của tự nhiên và được hai ông diễn tả nó như một thứ huyền bí, một nguyên lý tối cao vô hình. Trong Đạo giáo đã xây dựng nhiều nhân vật thần tiên có dáng dấp của con người. Thần tiên của Đạo giáo chính là những cá nhân đã được tôn vinh Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 9 Lịch sử văn hóa Việt Nam thành những nhân vật trường sinh bất tử, ở nơi bồng lai tiên cảnh, sống cảnh an nhàn tiên cảnh, lại rất thần thông quảng đại có thể cưỡi mây, đạp gió, làm được những việc phi thường mà con người trần tục không thể làm được. Viễn cảnh thần tiên ấy đã trở thành niềm mơ ước, khát vọng của rất nhiều người đang sống ở một thế giới mà Phật giáo cho là “biển khổ”.Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về giá trị đạo đức, về trật tự kỷ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã. - Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, về kiếp luân hồi và nghiệp báo,… Phật giáo cho rằng, sống chết là quy luật tất yếu của thế gian giống như mặt trời lặn rồi lại mọc, mọc rồi lại lặn mà thôi. Sống và chết chỉ có nghĩa là thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chết là bắt đầu của một chu kỳ sống mới, một kiếp sống mới. Theo Đạo Phật, không có kiếp sống đầu và kiếp sống cuối cùng. Sau khi chết, linh hồn con người sẽ được tái sinh, đầu thai vào một kiếp khác. Kiếp đó là hạnh phúc hay đau khổ, tuỳ thuộc vào bản thân họ đã sống thiện hay ác trong quá khứ.Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, nhưng không vì thế mà nó là sự sao chép y nguyên tư tưởng của Phật giáo. Người Việt Nam quan niệm rằng, cha mẹ và tổ tiên luôn lo lắng và quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết cũng quan tâm đến cuộc sống của người đang sống. 2. Bản chất của việc thờ cúng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng giống như các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác là sự phản ánh sai lệch hiện thực, là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ . Lực lượng xa lạ bên ngoài, ở đây là tổ tiên trong thế giới vô hình. Xét về mặt nhận thức luận, chủ thể nhận thức và phản ánh là người sống, khách thể được nhận thức và phản ánh là tổ tiên đã mất. Xét về mặt xã hội, đó là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng, là kết quả tất yếu của quá trình phân hoá xã hội, từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Và chính ý thức đó đã tạo cho ta ảo tưởng… Cái ảo tưởng tốt lành về sự liên tục đời đời và bất diệt về giá trị của cuộc sống có ý nghĩa văn hóa nhân loại học. Như vậy, bản chất xã hội của tín Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 10 [...]... dân Việt Nam nhưng không thể tiêu diệt được cái đạo thờ cúng tổ tiên của cha ông người Việt IV.Ý nghĩa Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 33 Lịch sử văn hóa Việt Nam Thờ cúng tổ tiên là loại hình mang tính phổ quát của người Việt Thờ cúng tổ tiên đã trở thành 1 tập tục truyền thống, là một người con của Việt Nam thì “"mọi người đều thờ ông bà, mọi người đều thờ cúng. .. mất thì nhà tan, nước giàu thì dân mạnh Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác Bởi thế nó dễ dàng được thế tục Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 12 Lịch sử văn hóa Việt Nam hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không... lễ cúng tới để gửi lễ Cách thức tang ma Sinh và tử là hai sự kiện quan trọng trong đời của một con người Đối với các dân tộc có tục tôn thờ người quá cố ở vùng Đông Á và Đông Nam Á, lễ tang được xem rất trọng Riêng đối với người Việt, tang lễ của người cao niên có địa vị trọng yếu trong gia đình, tang lễ ông bà, cha mẹ lại càng quan Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 24 Lịch sử văn hóa Việt Nam. .. bên tay trái người cúng hay bên tay phải từ trong bàn thờ nhìn ra Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài Bên cạnh người ta đặt một bình bông nhưng ở đây bắt buộc là bông có màu trắng , tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì họ chưa có lập gia đình Thời gian cúng Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 19 Lịch sử văn hóa Việt Nam Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày... Niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình, tộc họ cùng chung huyết thống Đó là sợi dây vô hình Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 11 Lịch sử văn hóa Việt Nam nối liền quá khứ với hiện tại với tương lai cũng như gắn kết giữa các cá nhân, các thế hệ trong gia đình, dòng tộc với nhau Niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân đã góp phần... của quốc gia, cho “quốc thái dân an” Pháp luật thừa nhận quyền tự do tín ngưỡng của công dân; việc thờ cúng tổ tiên là tự nguyện, không hề có sự áp đặt Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần đối với mỗi người dân Việt Nam Đó là một tín ngưỡng, một nét đẹp trong văn hóa và là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Việt Tín ngưỡng thờ cúng. .. thận Bàn thờ ấy luôn gợi lên một chiều sâu tâm linh "cây có gốc, nước có nguồn" vừa nhân bản vừa vun đắp truyền thống, đồng thời là niềm tự hào của gia chủ về tổ tiên và về cách dạy con cháu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 14 Lịch sử văn hóa Việt Nam Bàn thờ tổ tiên là biểu hiện nếp sống văn hoá, biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt, do đó nó cần thiết đối với mọi người. .. đại phong kiến Việt Nam ngoài việc thờ cúng ông bà, cha mẹ như bao gia đình người Việt khác thì việc thờ cúng trời và đất cũng rất quan trọng Đặc biệt là có một nhóm người có công với dân tộc, đất nước được tôn vinh và thờ cúng như những vị thánh thần, như tổ tiên, ông bà Việc phụng thờ này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó đã tạo ra sự phong phú, nét đặc sắc trong việc hiểu thờ cúng tổ tiên Trên địa... gíup việc Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 18 Lịch sử văn hóa Việt Nam 3/ Bát nhang thờ Cửu Huyền Thất Tổ : ( 九玄七祖 ) : Cửu Huyền Thất Tổ ở đây là nói tắt Đúng ra là Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại tôn thân – Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại Không nên chia ra làm bàn thờ bên nội và bàn thờ bên ngoại Bát ngang này thờ tất cả các Đời của 4 dòng họ nội ngoại... chế Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người thế giới hiện tại và thế giới tâm linh Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn" Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, . văn hoá của người Việt. III.Nghi thức thờ cúng 1.Trong gia đình, gia tộc Bàn thờ tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 13 Lịch sử văn hóa Việt Nam Với người Việt, trong mỗi khuôn. tượng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 3 Lịch sử văn hóa Việt Nam nhiều quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của. Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… thì thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả

Ngày đăng: 27/08/2014, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan