đề thi và hướng dẫn chấm học sinh giỏi các tỉnh lớp 10 tham khảo (10)

8 2.3K 73
đề thi và hướng dẫn chấm học sinh giỏi các tỉnh lớp 10 tham khảo (10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỔ SINH – CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: Màng sinh chất và sự trao đổi chất qua màng (2,5điểm): a. Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, axít béo, ion và nước đi qua màng sinh chất. b. Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A – nước; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH) 2 . Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích. Câu 2: Hô hấp tế bào (2,5điểm) a. Phân biệt đường phân, chu trình Creps và chuỗi vận chuyển điện tử. b. Khi nói về số ATP được tạo ra trong hô hấp hiếu khí, có tài liệu viết là 36, có tài liệu viết là 38. Tài liệu nào viết chình xác hơn? Tại sao? Câu 3:Quang hợp (2,5 điểm) a. Trình bày đặc điểm cấu trúc lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp. b. Để tạo ra 10 phân tử Glucozơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? c. Người ta tiến hành thí nghiệm sắc ký trên giấy với dung dịch chiết rút sắc tố trong dung môi axêtôn thì thu được các vạch sắc tố có màu sắc khác nhau. Cho biết đó là những màu gì? Của loại sắc tố nàovà giải thích tại sao ta lại thu được các vạch sắc tố như vậy? Câu 4: Phân bào (2,5 điểm) a. Trình bày cơ chế nhân đôi NST. b. Trình bày cơ chế phát sinh giao tử ở thực vật. c. Một cơ thể có kiểu gen Aa Cơ thể này giảm phân với tần số hoán vị gen là 20%. Tính tỉ lệ các loại giao tử được tạo thành. Câu 5: Virus (2 điểm) a. Prion là gì? Có thể coi prion là 1 virus được hay không? Tại sao ? b. Đặc điểm di truyền của HIV. Tại sao rất khó tạo được văcxin phòng loại virus này ? Câu 6 : Trao đổi chất của vi sinh vật (4điểm) : a. Phân biệt vi khuẩn lưu huỳnh quang tổng hợp và hoá tổng hợp. b. Căn cứ vào nhu cầu ôxi trong hoạt động sống, ta có thể phân vi sinh vật thành những nhóm nào?Tại sao vi khuẩn kị khí bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường có ôxi. Câu 7 : Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật(4điểm) : a. Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật theo đường cong hình chữ J và chữ S. Tại sao trong thực tế rất hiếm có vi sinh vật sinh trưởng theo 1 trong hai đường cong trên ? b. Nội bào tử có thể được xem là 1 hình thức sinh sản của vi sinh vật không ? c. Phân biệt phương pháp khử trùng Pastơ và phương pháp hấp khử trùng. TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỔ SINH – CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: Màng sinh chất và sự trao đổi chất qua màng (2,5điểm): a. Nêu cơ chế vận chuyển của prôtêin, steroid, ion và nước đi qua màng sinh chất. b. Cho 4 nhóm tế bào thực vật cùng loại vào 4 dung dịch nhược trương riêng biệt có cùng nồng độ là: A – nước cất; B – KOH; C – NaOH; D – Ca(OH) 2 . Sau 1 thời gian chuyển các tế bào sang các ống nghiệm chứa dung dịch saccarozơ ưu trương có cùng nồng độ. Nêu hiện tượng và giải thích. Đáp án: Thang điểm a. - Protein: Sự biến dạng của màng sinh chất (xuất hoặc nhập bào). - Steroid: Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit. - ion: + Vận chuyển thụ động nhờ các pecmeaza, không tiêu tốn năng lượng ATP. +Vận chuyển chủ động nhờ các kênh protein trên màng, tiêu tốn năng lượng ATP - Nước: Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin trên màng, nhờ protein mang hoặc khuếch tán trục tiếp qua lớp kép photpholipit. b. - Khi đưa tế bào thực vật vào các dung dịch nhược trương, nước đi từ ngoài vào tế bào dẫn đến hiện tượng trương nước của tế bào: + Nước cất: nước vào tế bào nhiều, tế bào trở nên tròn cạnh. +Dung dịch KOH và NaOH: KOH và NaOH điện ly hoàn toàn làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch => nước vẫn khuếch tán vào trong tế bào nhưng thấp hơn nước cất, tế bào trương nước ít hơn. + dung dịch Ca(OH) 2 điện ly theo 2 nấc, trong đó nấc 1 có độ điện ly bằng của KOH và NaOH do đó tính chung dung dịch Ca(OH) 2 có áp suất thẩm thấu cao hơn các dung dịch khác => 0,25đ/1ý 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ Mức độ trương nước thấp hơn các dung dịch khác. - Khi đưa các tế bào trên vào dung dịch saccarozơ ưu trương thì tốc độ co nguyên sinh của các tế bào giảm dần theo thứ tự: D > B=C >A Câu 2: Hô hấp tế bào (2,5điểm) a. Phân biệt đường phân, chu trình Creps và chuỗi vận chuyển điện tử. b. Khi nói về số ATP được tạo ra trong hô hấp hiếu khí từ 1 glucôzơ, có tài liệu viết là 36, có tài liệu viết là 38. Tài liệu nào viết chính xác hơn? Tại sao? Đáp án: Thang điểm a. HS phân biệt 3 quá trình trên theo các ý chính sau: - Nơi xảy ra. - Diễn biến chính. - Nguyên liệu. - Sản phẩm. - Hiệu quả năng lượng. b.Trong đường phân tạo 2 NADH ở tế bào chất từ 1 glucozơ, cần tốn 2 ATP để vận chuyển 2 NADH này vào ty thể. Do đó cả 2 cách viết đều đúng , trong đó cách thứ nhất đã trừ đi 2 ATP này 0,4đ/1ý 0,5đ Câu 3:Quang hợp (2,5 điểm) a. Trình bày đặc điểm hình dạng, kích thước và số lượng lục lạp ở thực vật bậc cao thích nghi với chức năng quang hợp. b. Để tạo ra 10 phân tử Glucozơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? c. Người ta tiến hành thí nghiệm sắc ký trên giấy với dung dịch chiết rút sắc tố trong dung môi axêtôn thì thu được các vạch sắc tố có màu sắc khác nhau. Cho biết đó là những màu gì? Của loại sắc tố nàovà giải thích tại sao ta lại thu được các vạch sắc tố như vậy? Đáp án: Thang điểm a. - Hình dạng: hình bầu dục: hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời 1 cách tối ưu: + Khi cường độ ánh sáng cao -> lục lạp quay mặt có đường 0,5đ kính nhỏ về phía có ánh sáng -> hạn chế hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời. + Khi cường độ ánh sáng thấp -> lục lạp quay mặt có đường kính lớn về phía có ánh sáng -> tăng cường hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời. - Kích thước nhỏ, số lượng lớn -> tăng tổng diện tích bề mặt và linh hoạt hơn khi hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời. b. Tạo 10 glucôzơ, pha tối đã dùng: 10X18 = 180 ATP 10X12 = 120ATP c. - Các vạch sắc tố tính từ vệt sắc tố lên phía trên giấy sắc kí lần lượt là: Màu lục - diệp lục b Màu xanh lục – diệp lục a Màu vàng – xantophyl Màu vàng cam – carotenoit - Có được các vạch trên la do trọng lượng phân tử của chúng giảm dần từ diệp lục b -> diệp lục a -> xantophyl -> carotenoit 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4: Phân bào (2,5 điểm) a. Trình bày cơ chế nhân đôi NST. b. Trình bày cơ chế phát sinh giao tử ở thực vật. c. Một cơ thể có kiểu gen Aa Cơ thể này giảm phân với tần số hoán vị gen là 20%. Tính tỉ lệ các loại giao tử được tạo thành. Đáp án: Thang điểm a. Cơ chế nhân đôi NST… b. Cơ chế phát sinh giao tử ở thực vật: + Cơ chế phát sinh giao tử cái: Tế bào mẹ đại bào tử -> …. -> 1túi phôi (1 tế bào trứng 1n – giao tử cái, 1 nhân trung tâm 2n, 2 trợ bào 1n, 3 đối cực 1n). + Cơ chế phát sinh giao tử đực: Tế bào mẹ tiểu bào tử -> -> 2hạt phấn (mỗi hạt phấn 0,5đ 0,5đ 0,5đ gồm 1 nhân sinh dưỡng và 1 nhân sinh sản). Khi hạt phấn nảy mầm trên đầu nhuỵ, nhân sinh dưỡng -> ống phấn, nhân sinh sản nhân đôi tạo 2 tinh tử - 2 giao tử đực. c. ABD = Abd = aBD = abd = 20% ABd = AbD = aBd = abD = 5% 0,5đ 0,5đ Câu 5: Virus (2 điểm) a. Prion là gì? Có thể coi prion là 1 virus được hay không? Tại sao ? b. Đặc điểm di truyền của HIV. Tại sao rất khó tạo được văcxin phòng loại virus này ? Đáp án: Thang điểm a. - Prion là 1 phân tử protein có kích thước nhỏ,chúng có thể biến đổi 1 tiền prion (phân tử prion có cấu trúc tương tự) thành prion - Gây bệnh não thể xốp ở bò – bệnh bò điên. - Prion không phải là 1 virus vì nó không chứa axit nucleic và không có khả năng tự nhân lên. b. Đặc điểm di truyền của HIV : - Chứa 2 phân tử ARN mạch đơn. Phân tử ARN qua quá trình phiên mã ngược tạo ADN mạch kép. - ADN của virus tích hợp vào ADN của tế bào chủ, sau 1 thời gian chúng tách kỏ ADN chủ và tiến hành tạo virus mới. - Khó tạo được vacxin phòng HIV vì hệ gen của chúng dễ bị biến đổi và chúng ẩn lấp trong tế bào T là tế bào miễn dịch của cơ thể. 0,5đ/2ý 0,5đ 0,5đ/2ý 0,5đ Câu 6 : Trao đổi chất của vi sinh vật (4đ) a. Phân biệt vi khuẩn lưu huỳnh quang tổng hợp và hoá tổng hợp. b. Căn cứ vào nhu cầu ôxi trong hoạt động sống, ta có thể phân vi sinh vật thành những nhóm chính nào ?Tại sao vi khuẩn kị khí bắt buộc không thể tồn tại trong môi trường có ôxi. Đáp án: Thang điểm a. Vi khuẩn lưu huỳnh : - Quang tổng hợp : nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời 0,5đ Phương trình : CO 2 + H 2 S + NL ASMT -> C 6 H 12 O 6 + S - Hoá tổng hợp: nguồn năng lượng từ phản ứng ôxi hoá các hợp chất lưu huỳnh: Phương trình: H 2 S + 1/2O 2 -> H 2 O + S +Q S +3/2 O 2 + H 2 O ->H 2 SO 4 + Q CO 2 + H 2 S + Q -> C 6 H 12 O 6 + S b. Các nhóm vi sinh vật theo nhu cầu ôxi: ………… Vi khuẩn kị khí bắt buộc không sống trên môi trường có ôxi vì: - Khi có ôxi, SV tiến hành hô hấp hiếu khí - > tạo các peroxyt gây độc cho tế bào. - Ở vi khuẩn hiếu khí có SOD và Catalaza phân giải các hợp chất này nhưng vi khuẩn kị khí bắt buộc không có nên vi khuẩn kị khí bắt buộc không sống trên môi trường có ôxi. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ Câu 7 : Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật (4đ) a. Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật theo đường cong hình chữ J và chữ S. Tại sao trong thực tế rất hiếm có vi sinh vật sinh trưởng theo 1 trong hai đường cong trên ? b.Nội bào tử có thể được xem là 1 hình thức sinh sản của vi sinh vật không ? c. Phân biệt phương pháp khử trùng Pastơ và phương pháp hấp khử trùng. Đáp án: Thang điểm a. Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật theo đường cong hình chữ J và chữ S theo các ý sau : - Đồ thị . - Đặc điểm môi trường . - Các giai đoạn tăng trưởng. - Hàm số. - Trong thực tế rất hiếm có vi sinh vật sinh trưởng theo 1 trong hai đường cong trên vì : + điều kiện môi trường luôn có giới hạn nên sinh vật khó sinh trưởng theo hình chữ J. + điều kiện môi trường không ổn định. 0,25đ/1ý 0,5đ 0,5đ/2ý + bản thân quần thể cũng luôn biến đổi do đó khả năng khai thác nguồn sống cũng thay đổi. b. -Nội bào tử ở vi khuẩn không phải là hình thức sinh sản vì :khi gặp điều kiện bất lợi, từ 1vi khuẩn hình thành 1 bào tử, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bào tử này nảy mầm tạo thành 1 vi khuẩn => không có sự tăng số lượng cá thể. -Ở 1 số dạng nấm , vi tảo (VD tảo lục đơn bào), bên trong 1 tế bào có thể hình thành nhiều bào tử, sau khi thoát khỏi có thể mẹ, mỗi bào tử phát triển thành 1 cơ thể => là hình thức sinh sản. c. Phương pháp khử trùng Pastơ : - Tăng nhiệt độ lên 63 0 C trong 30phút hay 70 0 Ctrong 15 giây. - Sử dụng để khử trùng sữa. - Tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh. - Không tiêu diệt được bào tử. Phương pháp hấp khử trùng: - Tăng nhiệt độ lên 115 0 C- 125 0 C trong nồi áp suất có nhiệt độ và áp suất cao. - Sử dụng để khử trùng các dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm. - Tiêu diệt được bào tử. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ . TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỔ SINH – CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian: 180 phút Câu 1: Màng sinh chất và sự trao đổi chất qua màng (2,5điểm): a thức sinh sản của vi sinh vật không ? c. Phân biệt phương pháp khử trùng Pastơ và phương pháp hấp khử trùng. TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỔ SINH – CÔNG NGHỆ - THỂ DỤC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI. ôxi. Câu 7 : Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật(4điểm) : a. Phân biệt sự sinh trưởng của vi sinh vật theo đường cong hình chữ J và chữ S. Tại sao trong thực tế rất hiếm có vi sinh vật sinh trưởng

Ngày đăng: 27/08/2014, 19:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan