CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN

18 4.8K 12
CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÌNH LUẬN CON ĐƯỜNG DẪN TÔI ĐẾN CHỦ NGHĨA LÊ-NIN Nhóm : 3 I. Hoàn cảnh ra đời. "Cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý của chủ nghĩa Mác Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa". (Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd,tập 10, trang 241). Có thể nói Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác- Lênin được xem là một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh, con người vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người luôn luôn sống mãi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam và biết bao người yêu hoà bình trên thế giới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung sau đó đổi tên thành Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, chính vì thế trong tâm trí người thanh niên xứ Nghệ luôn luôn trăn trở một điều đó là con đường giải phóng dân tộc cho đất nước mình, giải phóng con người mình khỏi ách áp bức, bóc lột. Người đã được chứng kiến những tiền bối của mình cứu nước giải phóng dân tộc như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vv, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh của họ đều thất bại và bị nhấn chìm trong biển máu. Từ những yêu cầu bức thiết đó đã thôi thúc chàng trai trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành cần tìm ra một hướng đi mới cho cách mạng Việt Nam và hướng đi đó sẽ không giống con đường mà các bậc tiền bối của mình đã đi trong cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam, không giống như các bậc tiền bối của mình đó là đi cầu ngoại viện, mục đích ra đi của Người là xác định xem bên ngoài người ta làm thế nào để về giúp đồng bào mình giải phóng dân tộc. Sau nhiều năm bôn ba, Người đã tới các các quốc gia như Pháp, Mỹ, Anh và các nước ở châu Phi, Mỹ La tinh để học tập và hoạt động chính trị. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Đây là một dịp để Người tìm hiểu sâu về cách mạng tư sản Pháp, về công xã Pari năm 1871 và về cách mạng XHCN tháng Mười Nga. Tháng 6 năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và gửi bản yêu sách tám điểm tới hội nghị của các nước đế quốc thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất họp ở Véc xây (Pháp). Đây chính là đòn tấn công đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đánh thẳng vào đế quốc Pháp và cũng chính là sự kiện gây xáo động trong thế giới thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lại Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp những Việt kiều yêu nước trên đất Pháp. Đồng chí hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tham gia Đảng xã hội Pháp. Với tinh thần học tập không biết mệt mỏi và ý chí phấn đấu kiên cường vượt qua những thử thách của cảnh nghèo túng, thiếu thốn trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tiến những bước dài trong quá trình tìm tòi con đường cứu nước. Chính tại đây, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tìm đến đỉnh cao của trí tuệ thời đại là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chiến tranh thế giới kết thúc, các nước thắng trận họp ở Véc-xây để chia phần thắng lợi. Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu cầu tám điểm, đòi nước Pháp và các cường quốc phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc không được Hội nghị chấp nhận. Thất vọng về những thủ đoạn bịp bợm của tư bản phương Tây, Nguyễn Ái Quốc hiểu thêm bản chất của giai cấp tư sản, Người rút ra kết luận “Chỉ có bản thân nỗ lực đấu tranh mới mong giải phóng được” (2). Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã mở ra thời kỳ mới trong phong trào cách mạng các nước cộng với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) làm cho cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trong Đảng xã hội Pháp diễn ra gay gắt: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai (tức là con đường cải lương); hay là đi theo Quốc tế thứ ba của Lênin (con đường cách mạng mà Mác- Ăngghen đã vạch ra). Nhờ tham gia cuộc đấu tranh trong Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường đúng. Khi được đọc “Luận cương về các vấn đề thuộc địa và dân tộc” của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tán thành Quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác hơn là con đường cách mạng vô sản. Đây là bước ngoặt lịch sử trong đời sống hoạt động cách mạng của Người, đồng thời là bước ngoặt của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản. Bằng hành động lịch sử gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mở đường cho cách mạng Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối. Bằng việc làm ấy, Nguyễn Ái Quốc đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Bằng việc làm ấy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người Cộng sản Việt Nam đầu tiên đã gắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với ngọn cờ CNXH, mở đường cho chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ năm 1921 đến năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cùng với những người cộng sản Việt Nam đầu tiên tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường, gian khổ, trên phạm vi quốc tế cũng như ở trong nước, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào công nhân, nông dân, trí thức và những người Việt Nam yêu nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Một chính đảng sau này đã lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi cam go thử thách, hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa đất nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội. “Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa" (do một xưởng của người Pháp làm ra!). Hồi đó, tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam. Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết. “Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy - hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế - đã tỏ ra đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu”. Hồi ấy, trong các chi bộ của Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin? Tôi dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay là thứ ba, thì người ta cũng đều làm được cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau? Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã làm gì với nó rồi? Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: Vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo. Chính Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Người nói: Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mựng đến phát khóc lên. Ngồi một mình phong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin và tin theo Quốc tế thứ III'. (Hồ Chí Minh:Toàn tập,Sđd,tập 10, trang 127). Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ, tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lý cả, tôi không phân biệt được ai đúng ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi. Mặc dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ ba. Lý lẽ duy nhất của tôi là: Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực cho các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì? Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ mà thôi, tôi còn đến những chi bộ khác để bênh vực lập trường "của tôi". Ở đây, tôi cần nhắc thêm rằng các đồng chí Mác-xen Ca-sanh, Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê, Mông-mút-xô và nhiều đồng chí khác đã giúp tôi hiểu thêm. Cuối cùng ở Đại hội thành phố Tua, tôi cùng các đồng chí ấy biểu quyết tán thành tham gia Quốc tế thứ ba. Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý Luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyên đời xưa về cái "cẩm nang" đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các giải pháp. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi với thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. II. Nội dung tác phẩm A, Tóm tắt tác phẩm : “con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lenin” - Trong những ngày đầu sang PHÁP (1921) để tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân, cũng như tìm tòi con đường cứu nước và giải phóng dân tộc của mình, Hồ Chủ Tịch đã tham gia Đảng Xã Hội Pháp, tại đó có những còn người có chung quan điểm với người – đó là về vấn đề đầu tranh của các dân tộc bị áp bức. Tại đây người biết đến : “ Luận cương của Lenin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” ( Lenin là một người, mà trước đó Hồ Chủ Tịch đã vô cùng kính yêu vì Leninlà một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình ) Sau nhiều ngày nghiên cứu, người đã dần thấu hiểu được tư tưởng trong chủ nghĩa của Lênin và hoàn toàn tin tưởng vào Lenin cũng như tin theo Quốc Tế Thứ Ba. Người tham gia nhiều cuộc họp chi bộ khác và kêu gọi ủng hộ tư tưởng của Lenin. Tại đại hội thành phố Tua, người cùng với các đồng chí đều biểu quyết tán thành tham gia Quốc tế thứ ba. - Từng bươc một , trong cuộc đấu tranh , vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin , vừa làm công tác thực tế , giúp Hồ Chủ Tịch hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Người cũng khẳng định rằng: Chủ nghĩa Lênin với những người Cách Mạng và nhân dân Việt Nam , không những là cái “ cẩm nang ” thần kỳ , không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường đi tới thắng lợi cuối cùng , đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm: “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin" Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa” (do một xưởng của người Pháp làm ra!). Hồ đó, tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam. Lênin và những ngày đầu cách mạng Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết. Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy - hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu. Hồi ấy, trong các chi bộ Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc tế hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin? Tôi dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay thứ ba, thì người ta cũng đều làm được cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau? Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã làm gì với nó rồi? Các Đảng viên Đảng xã hội Pháp tuần hành ủng hộ quốc tế thứ III với khẩu lệnh VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC LIÊN HIỆP LẠI !. Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa? Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo. Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Trước kia, trong các cuộc họp chi bộ, tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lý cả, tôi không phân biệt được ai đúng ai sai. Nhưng từ đó tôi cũng xông vào những cuộc tranh luận. Tôi tham gia thảo luận sôi nổi. Mặc dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình, tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin, chống lại Quốc tế thứ ba. Lý lẽ duy nhất của tôi là: Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cách mạng gì? Nguyễn Ái Quốc với một số Đại biểu Đại hội V Quốc tế Cộng sản năm 1924 Không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ mà thôi, tôi còn đến các chi bộ khác để bênh vực lập trường “của tôi”. Ở đây, tôi cần nhắc thêm rằng các đồng chí Mác-xen Ca sanh, Vay-ăng Cu-tuya-ri-ê, Mông-mút-xô và nhiều đồng chí khác đã giúp đỡ tôi hiểu biết thêm. Cuối cùng ở Đại hội thành phố Tua, tôi cùng các đồng chí ấy biểu quyết tán thành tham gia Quốc tế thứ ba. Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đầu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các giải pháp. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. B -PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÚA TÁC PHẨM Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử. Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tư chất khoa học, trí tuệ sắc sảo và bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã đến tận nước Pháp và các nước Âu, Mỹ nơi có bọn thực dân đang chà đạp lên quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của đống bào để khám phá và làm quen với các nền văn minh, dùng nó làm vũ khí để chống lại thực dân. Với tư duy toàn cầu và phương pháp chắt lọc tinh hoa, cuối cùng Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường giải phóng chúng ta: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin mang sắc thái, dấu ấn, diện mạo Hồ Chí Minh. 1. Nhiều tâm trạng, nhiều ngả đường khác nhau trước sự bành trướng xâm lược của thực dân phương Tây Từ giữa thế kỷ XIX, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến đầu thế kỷ XX, trước kẻ thù mới là chủ nghĩa đế quốc Pháp giàu về kinh tế, mạnh về vũ khí, trong hàng ngũ quan lại triều đình Huế, các sĩ phu yêu nước và nhân dân Việt Nam có sự phân tâm. Trong triều nổi lên tư tưởng chủ chiến, chủ hòa, có bộ phận sợ nền văn minh và sức mạnh Pháp[1]. Có lực lượng ghét Pháp, lực lượng khác muốn dựa vào các nước khác như Nhật, Anh, Mỹ để thoát khỏi ách thống trị của người Pháp; lại có bộ phận quyết tổ chức lực lượng, thủ hiểm chờ Pháp đến tiêu diệt. Các lực lượng đó, xét dưới góc độ mục đích, tôn chỉ, hình thức, biện pháp có khác nhau, tựu trung xoay quanh hai đường lối: quân chủ hay dân chủ, hai phương pháp: cách mạng hay cải lương. Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX được Tú Xương mô tả: “Nào có ra gì cái chữ Nho/ Ông nghè ông cống cũng nằm co”. Việc Toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) từ năm 1905, ký lệnh thành lập trong phạm vi cả nước trường Tiểu học gọi là Trường Pháp - bản xứ, đặt ở các thành phố và các tỉnh lớn để dạy tiếng Pháp kèm thêm quốc ngữ và chữ Hán, đưa tới nhiều tâm trạng khác nhau của các nhà nho. Một số nhà nho bảo thủ thì kịch liệt phản đối, không cho con cháu học chữ quốc ngữ và chữ Pháp, cho đó là chữ [...]... mục đích giúp đồng bào thoát khỏi gông cùm nô lệ Tóm lại, như Hồ Chí Minh đã viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đưa tôi tin theo L nin, tin theo Quốc tế thứ ba” Đó chính là con đường dẫn Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- L nin, tìm được con đường cứu nước đúng đắn, khoa học, cách mạng, vừa đáp ứng nhu cầu lịch sử dân tộc, hợp lòng dân, vừa... tiên đã gắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với ngọn cờ CNXH, mở đường cho chủ nghĩa Mác- L nin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- L nin - Nguyễn Ái Quốc đã cùng với những người cộng sản Việt Nam... chủ nghĩa xã hội 2 Ý nghĩa: * Ý nghĩa của tác phẩm đối với toàn dân tộc VN: - Giúp chúng ta hiểu được chỉ có chủ nghĩa xã hội , chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ - Giúp chúng ta hiểu rõ con đường dẫn đến chủ nghĩa Mac – Lenin của Hồ Chủ Tịch, từ đó càng thêm tin tưởng vào chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà... con đường đến với chủ nghĩa L nin, Người viết: “Lúc bấy giờ tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu L nin vì L nin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy -(hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế)- đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh... truyền bá chủ nghĩa Mác- L nin vào công nhân, nông dân, trí thức và những người Việt Nam yêu nước, tích cực chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam Một chính đảng sau này đã lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi cam go thử thách, hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa đất nước tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội 2 Ý nghĩa: ... Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác Nhưng tôi hiểu rõ một điều Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu” Hồi tưởng lại con đường đến với chủ. .. chứng mácxít 3 Đến với chủ nghĩa Mác- L nin qua lăng kính đoàn kết với các dân tộc thuộc địa và giải phóng dân tộc Từ khi ra nước ngoài, mối quan tâm của Nguyễn Tất Thành đối với vấn đề giải phóng dân tộc càng lớn hơn nhất là sau Đại chiến thế giới thứ nhất, khi Anh nhận ra rằng Hiệp ước Vécsai không đề cập đến quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa, chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp lớn”[12] Khi đến. .. mạng thế giới +Là mô hình thực tế cách mạng sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác l nin +Việt Nam đi theo hệ tư tưởng Mác l nin đã tạo được sự hưởng ứng của giai cấp tư sản thế giới hòa mình vào không khí cách mạng sục sôi +Góp phần vào sức mạnh đại đoàn kết của giai cấp vô sản toàn thế giới *Nó mở đường cho cách mạng Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối - Nguyễn Ái Quốc đã gắn phong trào cách mạng Việt... luận ở đây, thì đồng bào chúng tôi đang rên xiết ở Việt Nam” Trả lời phỏng vấn của Sáclơ Phuốcniô, phóng viên báo L’Umanité, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng “lúc bấy giờ tôi càng lúng túng vì trong cuộc bàn cãi, người ta rất ít nói đến sự đoàn kết với các dân tộc thuộc địa Nhưng đó lại là vấn đề mà tôi quan tâm hơn hết và do đó mà tôi đã tìm ra được con đường đúng” Ngay cả đến khi bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc... ta, con đường giải phóng chúng ta”, đó là giải phóng dân tộc theo con đường ách mạng vô sản Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, được trang bị một vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn, một tầm nhìn rộng mở, một tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, suy nghĩ, trăn trở trong khoảng mười năm, cuối cùng Hồ Chí Minh rút ra được kết luận bổ ích: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa . là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đưa tôi tin theo L nin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Đó chính là con đường dẫn Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- L nin, . thắng lợi cuối cùng , đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm: Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa L nin& quot; Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi. soi sáng con đường chúng ta đi với thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. II. Nội dung tác phẩm A, Tóm tắt tác phẩm : con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lenin” - Trong

Ngày đăng: 27/08/2014, 16:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan