Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu

70 2.7K 11
Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi một khu vực tiến tới liên minh về tiền tệ và sử dụng một đồng tiền chung thì đi cùng với nó là quá trình tự do hóa thương mại và dỡ bỏ các hàng rào thuế quan

trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa ng©n hµng – tµi ch tµi chÝnh - - BµI TËP NHãM TµI CHÝNH QuèC TÕ §Ò tµi: Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu Danh sách nhóm: 1 CQ502313 Phạm Khắc Thanh 2 CQ501774 Nguyễn Hải Nam 3 CQ502536 Phạm Bá Thuyết 4 CQ502384 Trần Hương Thảo 5 CQ501237 Nguyễn Thị Minh Hưng 6 CQ503575 Nguyễn Đức Toàn 7 CQ500292 Nguyễn Hưng Công 8 CQ503542 Nguyễn Đình Thiên 9 CQ502799 Đặng Minh Trang 10 CQ506002 Nuôn khăm VI LUONG LAY 0 MỤC LỤC CHƯƠNG I : LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA VIỆC LIÊN MINH VÀ THỐNG NHẤT TIỀN TỆ KHU VỰC 3 1 Lợi ích từ việc thống nhất tiền tệ .3 1.1.Kích thích phát triển thương mại trong nội bộ khối : 3 1.2.Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả 3 1.3.Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ việc phát hành tiền: 4 1.4 Tiết kiệm chi phí hành chính trong kinh doanh: 4 1.5 Tăng cường thanh khoản và hợp lý hóa thị trường tài chính: .4 1.6.Giá cả trở nên trung thực rõ ràng và ổn định hơn: 5 1.7 Lợi ích riêng nếu thực hiện liên minh tiền tệ Đông Nam Á: 5 2.Chi phí của việc thống nhất tiền tệ: 6 2.1 Mất quyền tự chủ trong hoạch định chính sách tiền tệ 6 2.2.Mất tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mô 7 2.3.Bất bình đẳng khu vực 7 2.4.Chi phí thời kỳ quá độ 7 CHƯƠNG II:THỐNG NHẤT TIỀN TỆ CHÂU ÂU 8 1 Tổng quan về sự ra đời và quá trình thành lập của liên minh tiền tệ Châu Âu 8 1.1 Tiến trình thống nhất tiền tệ Châu Âu .8 1.1.1.Ý tưởng về một đồng tiền chung .8 1.1.2.Các giai đoạn thực hiện 9 1.2 Điều kiện hình thành một liên minh tiền tệ rút ra từ quá trình thống nhất tiền tệ Châu Âu 11 1.2.1.Hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa, vốn và sức lao động: .11 1.2.2 Điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập theo tiêu chí thống nhất 12 1.2.3 Thiết lập một cơ chế liên kết tỷ giá 14 1.2.4.Tạo lập một đồng tiền khu vực và hình thành một ngân hàng trung ương độc lập với chính sách tiền tệ thống nhất 15 1.3 Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của liên minh tiền tệ Châu Âu 15 1.3.1 Bộ máy hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của liên minh tiền tệ châu Âu 15 1 1.3.2 Các quy định cơ bản trong thời kỳ chuyển đổi .20 1.3.2.1 Tỷ giá chuyển đổi: .20 1.3.2.2 Cơ chế tỷ giá mới (EMR II) .22 1.3.2.3 Hệ thống thanh toán 23 3 Thực trạng hoạt động của đồng Euro 23 3.1Những thành tựu đạt được : .24 3.1.1 Đối với các nước thành viên: 24 3.1.1.1.Nền kinh tế được kích thích tăng trưởng: 24 3.1.1.2.Ổn định các yếu tố kinh tế đặc biệt là tỷ lệ lạm phát và lãi suất 27 3.1.1.3.Mức sống của người dân khu vực đồng EURO được nâng lên : 29 3.1.2 Trên phương diện quốc tế : đồng Euro dần trở thành 1 ngoại tệ mạnh .31 3.2 Những mặt hạn chế của đồng EURO: 32 3.2.1.Sự tăng trưởng thiếu bền vững và vấn đề suy giảm năng lực cạnh tranh của các nước kém phát triển hơn : 32 3.2.2 Gia tăng chi tiêu chính phủ và nợ công - cuộc khủng hoảng nợ : 34 CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG THỐNG NHẤT TIỀN TỆ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 43 3.1 Quá trình tự do hóa thương mại: 43 3.1.1.Tiến trình cắt giảm hàng rào thuế quan 44 3.1.2.Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan 46 3.2 Quá trình tự do lưu chuyển các yếu tố khác và hợp tác giữa các ngành lĩnh vực trong khối ASEAN và ngoại khối: 47 3.2.1 Sự tự do lưu chuyển vốn và lao động: 47 3.2.2 Một số hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế trong khối: 49 3.2.3 Một số hợp tác kinh tế ngoại khối: 50 3.3 Khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của khối .51 3.4 Khả năng thiết lập một cơ chế ổn định và liên kết tỷ giá giữa các nước trong khối 59 3.4.1 Cơ chế ổn đinh tỷ giá- sáng kiến Chiang Mai .59 3.4.2 Tiến trình đa phương hoá sáng kiến Chiang Mai 60 3.5 Khả năng hình thành một ngân hàng trung ương (NHTW) độc lập với một chính sách tiền tệ và một đồng tiền thống nhất 64 KẾT LUẬN 69 2 CHƯƠNG I : LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA VIỆC LIÊN MINH VÀ THỐNG NHẤT TIỀN TỆ KHU VỰC 1 Lợi ích từ việc thống nhất tiền tệ 1.1.Kích thích phát triển thương mại trong nội bộ khối : Khi một khu vực tiến tới liên minh về tiền tệ và sử dụng một đồng tiền chung thì đi cùng với nó là quá trình tự do hóa thương mại và dỡ bỏ các hàng rào thuế quan Điều này sẽ đem lại lợi ích là cắt giảm được các khoản chi phí giao ch, chi phí chuyển đổi tiền tệ (bao gồm chi phí thời gian và chi phí hoa hồng trả cho ngân hàng) cũng như tạo thuận lợi cho trao đổi buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực, qua đó, kích thích phát triển thương mại trong nội bộ khối 1.2.Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả Các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế bao gồm có : vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ, trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất là vốn và lao động Việc sử dụng hiệu quả hai yếu tố sản xuất này sẽ thúc đẩy và làm gia tăng năng lực sản xuất của mỗi quốc gia nói riêng và toàn bộ khu vực nói chung Khi sử dụng chung một đồng tiền và đi cùng đó là một chính sách tiền tệ thống nhất, các biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn và phân biệt đối xử vốn tài chính giữa các quốc gia sẽ được hạn chế, đồng thời các biện pháp kiểm soát tỷ giá cũng như sự biến động tỷ giá bị xóa bỏ Nhờ vậy mà nguồn vốn sẽ được phân bổ hiệu quả hơn nhiều trong nội bộ các nước Đồng thời, khi lương và thu nhập được tính bằng đồng tiền chung, lao động cũng được phân bổ hiệu quả hơn vì có thể tự do di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp đến khu vực có năng suất lao động cao 3 1.3.Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ việc phát hành tiền: Khi đồng tiền chung ra đời các nước thực hiện thống nhất tiền tệ sẽ cắt giảm giảm được số dự trữ ngoại hối dùng để giao dịch Hơn nữa so với các đồng tiền có mức hoạt động riêng lẻ thì đồng tiền chung có xu hướng biến động ít hơn do trung bình của nền kinh tế được tính chung bằng một đồng tiền thường ổn định hơn so với từng nền kinh tế đơn lẻ đối với đồng tiền riêng của mình, vì vậy nhu cầu dự trữ ngoại hối đối với các nước sử dụng đồng tiền chung giảm xuống Hơn nữa đồng tiền chung khu vực nếu trở thành một ngoại tệ mạnh đồng nghĩa với đó là tăng thành phần của nó trong dự trữ ngoại hối các quốc gia bên ngoài và các quốc gia trong khối sẽ thu được lợi từ việc phát hành tiền 1.4 Tiết kiệm chi phí hành chính trong kinh doanh: Khi các nước sử dụng các đồng tiền khác nhau, chi phí hành chính trong kinh doanh (liên quan tới quản lý rủi ro ngoại hối) có nghĩa là các công ty phải sử dụng nguồn lực của mình để kiểm soát rủi ro ngoại hối, biến động tỷ giá và kiểm tra chiến lược giá cả trên các thị trường khác nhau Bằng cách chuyển đổi sang đồng đồng tiền chung, các quốc gia thành viên thành viên sẽ cắt giảm được một lượng chi phí khá lớn từ tiết kiệm khoản mục này 1.5 Tăng cường thanh khoản và hợp lý hóa thị trường tài chính: Thị trường tài chính có thành phần chính là thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường cổ phiếu công ty Mọi khoản vay của chính phủ thành viên đểu được thực hiện bằng đồng tiền chung làm cho thị trường trái phiếu chính phủ trở nên linh hoạt hơn, giảm chi phí giao dịch Thị trường cổ phiếu công ty hợp lý hóa hơn khi tất cả chính phủ của công ty đều được niêm yết bằng một đồng tiền chung khiến giao dịch 4 trên thị trường cổ phiếu được hiệu quả, kích thích doanh số giao dịch trên thị trường Do đó, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn, chính phủ và công ty giảm được chi phí tiếp cận nguồn vốn trên thị trường tài chính 1.6.Giá cả trở nên trung thực rõ ràng và ổn định hơn: Khi tất cả hàng hóa và dịch vụ trong khu vực đều được yết giá bằng một đồng tiền, các nhà sản xuất sẽ không thể duy trì chênh lệch giá giữa các thị trường khác nhau Đồng thời, quy luật canh tranh buộc các công ty đa quốc gia phải áp dụng chính sách định giá hàng hóa thống nhất trên cơ sở mức giá thấp nhất trong khu vực tiêu thụ Do đó, người tiêu dùng sẽ được lợi trong khi đó các công ty đa quốc gia giảm lợi nhuận 1.7 Lợi ích riêng nếu thực hiện liên minh tiền tệ Đông Nam Á: Những lợi ích trên có thể dễ dàng nhận thấy khi tiến hành liên minh tiền tệ và hình thành sử dụng một đồng tiền chung ở một khu vực Tuy nhiên, xét trong điều kiện cụ thể của Đông Nam Á, việc hợp tác về tiền tệ còn có thể thu được một số lợi ích khác Thứ nhất, khi có sự thống nhất về tiền tệ đồng nghĩa với đó là việc các quốc gia sẽ quan tâm hơn đến chính sách vĩ mô của các quốc gia khác và có thể đạt được sự hợp tác nhất định Điều này có tác dụng ngăn ngừa, kiểm soát và hạn chế tác hại khi khủng hoảng xảy ra tại một quốc gia Thứ hai, gần đây các nước ASEAN tăng tỷ lệ thương mại nội bộ và cũng do các sản phẩm xuất khẩu của họ thường cạnh tranh với nhau trên các thị trường thứ ba Điều này khiến cho một số nước có động cơ để phá giá nhằm tăng khả năng cạnh tranh Do đó thay vì phá giá để tăng khả năng cạnh tranh cho riêng hàng hoá nước mình, một cơ chế phối hợp tỷ giá hối đoái trong khu vực có thể sẽ mang lại thế cân bằng hợp tác tốt hơn và đem lại lợi ích cho cả các bên 5 Thứ ba, thống nhất tiền tệ sẽ hỗ trợ các quốc gia trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các nước khác khi gặp khó khăn Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đã cho thấy rằng các cơ chế quốc tế để hỗ trợ tài chính hiện có (do IMF phối hợp) là không đủ đối với các nước Các nguồn vốn do IMF nỗ lực cung cấp chưa đủ về quy mô, tốc độ giải ngân quá chậm và thường đi kèm với những điều kiện kinh tế vĩ mô không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia bị khủng hoảng Do đó, thay vì tích luỹ các nguồn dự trữ ngoại tệ lớn - một việc làm rất tốn kém, các nước ASEAN có thể tiết kiệm các nguồn vốn đó bằng cách kết hợp các quỹ dự trữ của các nước trong khu vực với nhau Bên cạnh đó, liên minh tiền tệ cũng khắc phục được những hạn chế của chế độ tỷ giá cố định hay thả nổi mà các nước Đông Nam Á hiện nay đang sử dụng Đó là chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi Khi sử dụng đồng tiền chung, không cần thiết phải neo giá theo đồng tiền theo đồng tiền lớn khác mà sử dụng trực tiếp đồng tiền chung này, các nước cùng nhau điều hành chính sách tỷ giá nên khắc phục được hạn chế hai chế độ tỷ giá kia: không bị ảnh hưởng khi đồng tiền yết giá biến động, vừa có thể ổn định và kiểm soát được giá cả, đánh giá đúng giá trị đồng tiền theo quy luật cung cầu 2.Chi phí của việc thống nhất tiền tệ: 2.1 Mất quyền tự chủ trong hoạch định chính sách tiền tệ Tại một thời điểm thì mỗi quốc gia có một tình trạng phát triển của nền kinh tế khác nhau: Ở giai đoạn tăng trưởng nóng và có nguy cơ lạm phát cao, NHTW muốn tăng lãi suất ngắn hạn để kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế lại.Còn ngược lại,ở giai đoạn suy thoái, NHTW lại muốn hạ lãi suất ngắn hạn để kích thích kinh tế Nhưng khi có đồng tiền chung với một hệ thống tỷ giá cố định không điều chỉnh và không hạn chế trong chu chuyển vốn sẽ dẫn đến hình thành 6 mức lãi suất ngắn hạn thống nhất giữa các thành viên Các nước trong liên minh trở nên gắn chặt với nhau trong một chính sách tiền tệ thống nhất và NHTW các nước không thể tác động vào để đảm bảo lợi ích tối ưu cho quốc gia mình trong từng giai đoạn cụ thể Điều đó gây ra tình trạng mất tự chủ trong chính sách tiền tệ của các quốc gia thành viên 2.2.Mất tự chủ trong chính sách kinh tế vĩ mô Các quốc gia có lựa chọn về mức độ lạm phát - công ăn việc làm khác nhau Có những nước chấp nhận mức lạm phát cao để giải quyết vấn đề việc làm, cũng có nước muốn kìm hãm mức lạm phát ở mức vừa phải và chấp nhận đánh đổi bằng tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.Khi tham gia liên minh tiền tệ một trong những yêu cầu đối với các thành viên là phải áp dụng một chính sách kinh tễ vĩ mô nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động kinh tế Điều này gây ra sự mất tự chủ của các nước thành viên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và thất nghiệp ở ngoài tầm kiểm soát 2.3.Bất bình đẳng khu vực Việc hình thành Liên minh tiền tệ có thể khiến cho một số quốc gia thu được lợi ích nhiều, một số quốc gia thu được lợi ích ít hơn Nó kích thích vốn và lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp đến nơi có năng suất lao động cao Điều này có thể tạo ra hậu quả xã hội khá nghiêm trọng là gây thiếu hụt lực lượng lao động chính ở một số khu vực 2.4.Chi phí thời kỳ quá độ Khi quyết định sử dụng đồng tiền chung các quốc gia thành viên phải chịu chi phí gọi là chi phí thời kì quá độ bao gồm chi phí thu hồi đồng bạc hiện hành, in đồng bạc chung, thay đổi hệ thống thông tin phù hợp với đồng tiền chung 7 CHƯƠNG II THỐNG NHẤT TIỀN TỆ CHÂU ÂU 1 Tổng quan về sự ra đời và quá trình thành lập của liên minh tiền tệ Châu Âu 1.1 Tiến trình thống nhất tiền tệ Châu Âu 1.1.1.Ý tưởng về một đồng tiền chung Ngày 1/1/1999 đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) chính thức ra mắt và trở thành một sự kiện lịch sử đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới Tham gia đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của Liên minh châu Âu EU: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Áo, Bỉ, Luxemburg, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Ailen Ba nước Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch chưa tham gia đợt này, còn Hy Lạp chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để trở thành thành viên Tuy nhiên ý đồ cho ra đời đồng Euro đã xuất hiện từ rất sớm và là mục tiêu phấn đấu bền bỉ trong một thời gian dài của EU Vào năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa với một kế hoạch đầy tham vọng gọi là kế hoạch Werner (tên của thủ tướng Luxemburg) nhằm lập ra một liên minh kinh tế và tiền tệ trong vòng 10 năm Sau thời hạn đó, cộng đồng châu Âu sẽ có một thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ thống tiền tệ quốc tế Tuy nhiên hàng loạt các biến cố xảy ra đã làm tiêu tan kế hoạch đầy tham vọng này (sự tan vỡ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods năm 1971, sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 ) Thay vào đó Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là Hệ thống Tiền tệ châu Âu vào năm 1979 Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ tạo ra một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước 8 thành viên xích lại gần nhau hơn Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành khá tốt, tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhật Đơn vị Tiền tệ châu Âu (tiếng Anh: European Currency Unit – ECU), một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là tiền thân của đồng Euro 1.1.2.Các giai đoạn thực hiện Năm 1988 một ủy ban xem xét về lien minh kinh tế và tiền tệ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban châu Âu Jacques Delors đã soạn thảo báo cáo Delors dự định thành lập liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu Liên minh này được ghi trong chương II của Hiệp ước Maastricht vào năm 1992 Tiến trình thành lập được triển khai theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1( 1990 – 1993): Tạo tiền đề Giai đoạn này bắt đầu từ 1/7/1990 và kết thúc ngày 31/12/1993 với nội dung chủ yếu là tăng cường sự phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt về nền kinh tế của các nước thành viên Theo lịch trình của giai đoạn, từ 1/7/1990 tư bản được tự do lưu thông trong các nước thành viên của EU và từ ngày 1/1/1993 thị trường nội địa bắt đầu vận hành Đặc biệt trong giai đoạn tạo tiền đề này là việc thực hiện Hiệp ước Maastricht (ký ngày 7/12/1991 tại Hà Lan), với hai mục đích: kinh tế và chính trị Về kinh tế, hướng đến thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990 với một đơn vị tiền tệ chung và một NHTW độc lập nhằm hạn chế sự biến động của tỷ giá thực tế giữa các nước thành viên EMU và tránh khả năng một số nước thi hành chính sách tài khoá lỏng, dẫn đến áp lực lạm phát trong toàn bộ liên minh, thực hiện ổn định giá hoàn thành thị trường chung thống nhất Về chính trị: thành lập được một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung, tăng cường hợp tác kinh tế 9 ... tệ Châu Âu 1.1 Tiến trình thống tiền tệ Châu Âu 1.1.1.Ý tưởng đồng tiền chung Ngày 1/1/1999 đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) thức mắt trở thành kiện lịch sử trình thể hoá châu Âu với phát... CHƯƠNG II:THỐNG NHẤT TIỀN TỆ CHÂU ÂU Tổng quan đời trình thành lập liên minh tiền tệ Châu Âu 1.1 Tiến trình thống tiền tệ Châu Âu .8 1.1.1.Ý tưởng đồng tiền chung ... lập với sách tiền tệ thống Một liên minh tiền tệ tồn thiếu đồng tiền chung Cũng vậy, liên minh tiền tệ châu Âu, đồng tiền chung với tên gọi đồng Euro phát triển từ đơn vị kế toán châu Âu lên

Ngày đăng: 25/03/2013, 10:49

Hình ảnh liên quan

Nhỡn vào cỏc bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rất rừ thu nhập bỡnh quõn đầu người trờn GDP của cỏc nước Chõu Á cú sự chờnh lệch rất lớn từ vài trăm  USD/năm đến vài chục nghỡn USD/năm - Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu

h.

ỡn vào cỏc bảng số liệu trờn ta cú thể thấy rất rừ thu nhập bỡnh quõn đầu người trờn GDP của cỏc nước Chõu Á cú sự chờnh lệch rất lớn từ vài trăm USD/năm đến vài chục nghỡn USD/năm Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan