chuyên đề 1.1 chuyển động thẳng đều

10 1.3K 0
chuyên đề 1.1  chuyển động thẳng đều

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 1 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ? A. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai. A. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. B. Đứng yên có tính tương đối. C. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên. D. Chuyển động có tính tương đối. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chuyển động cơ học: A. Chuyển động cơ học là hướng di chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật đối với vật làm mốc. Câu 4: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi toa tàu nào chạy? A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên. C. Cả hai tàu đều chạy. D. A, B, C đều sai. Câu 5: Hoà nói với Bình: “ mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi !” trong câu nói này thì vật làm mốc là ai? A. Hòa. B. Bình. C. Cả Hoà lẫn Bình. D. Không phải Hoà cũng không phải Bình. Câu 6: Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy: A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh trái đất. C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất đứng yện, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Câu 7: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về chất điểm? A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng Câu 8: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xem vật như một chất điểm? A. tàu hỏa đứng trong sân ga. B. trái đất chuyển động tự quay quanh nó. C. viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. D. một ôtô chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng. Câu 9: Trường hợp nào sau đây vật có thể coi là chất điểm? A. Ôtô đang di chuyển trong sân trường B. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó C. Viên bi rơi từ tầng thứ năm của toà nhà xuống đất D. Giọt cà phê đang nhỏ xuống ly Câu 10: Trường hợp nào sau đây có thể xem vật như một chất điểm: A. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. C. Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó. D. Tàu hỏa đứng trong sân ga. Câu 11: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm? PHẦN 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU. DẠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 2 A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó. B. Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời. C. Viên đạn đang chuyển động trong không khí. D. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. Câu 12: Vật chuyển động nào sau đây có thể xem là chất điểm ? A. Viên đạn súng trường đang bay đến đích. B. Vận động viên nhảy cao đang vượt qua xà ngang. C. Ô tô đang vào bãi đỗ. D. Diễn viên xiếc đang nhào l ộn. Câu 13: Trường hợp nào dưới đây có thể xem vật là chất điểm A. Trái đất trong chuyển động quay quanh mình nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Máy bay đang bay từ Mỹ đến Đức Câu 14: Trong trường hợp nào dưới đây vật có thể được coi là chất điểm ? A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau. C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi. Câu 15: Trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là 1 chất điểm? A. Máy bay đang chạy trên sân bay B. Máy bay đang bay từ Hà Nội đi Sài Gòn C. Máy bay đang bay thử nghiệm D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay Câu 16: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mốc thời gian? A. Mốc thời gian luôn luôn được chọn là lúc 0 giờ B. Mốc thời gian là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng C. Mốc thời gian là thời điểm bất kỳ trong quá trình khảo sát 1 hiện tượng D. Mốc thời gian là thời điểm kết thúc 1 hiện tượng Câu 17: “ Lúc 7 giờ 30 phút sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên đường quốc lộ 1, cách Tuy Hoà 50km”. Việc xác định vị trí của đoàn đua xe nói trên còn thiếu yếu tố gì? A. Mốc thời gian. B. Thước đo và đồng hồ C. Chiều dương trên đường đi. D.Vật làm mốc. Câu 18: Trong trường hợp nào dưới đây khoảng thời gian trôi chính là số chỉ trên đồng hồ: A. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ thì đoàn tàu đến Huế. B. Lúc 8 giờ một ôtô khởi hành từ thành phố Hà Nội sau 7giờ xe chạy đến Vinh. C. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45phút. D. Tiết 1 vào học lúc 6 giờ 30 phút và kết thúc lúc 7 giờ 15 phút. Câu 19: Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là 5 giờ thì thời điểm ban đầu là: A. t 0 = 7giờ B. t 0 = 12giờ C. t 0 = 2giờ D. t 0 = 5giờ Câu 20: Nếu nói " Trái Đất quay quanh Mặt Trời " thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc: A. Cả Mặt Trời và Trái Đất. B. Trái Đất. C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời. Câu 21: Tàu thống nhất Bắc – Nam xuất phát từ ga Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút, tới ga Đồng Hới lúc 6 giờ 44 phút của ngày hôm sau. Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến ga Đồng Hới là: A. 23 giờ 44 phút. B. 23 giờ 16 phút. C. 12 giờ 44 phút. D. 11 giờ 44 phút. Câu 22: Trong thực tế trường hợp nào đưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng: A. Một viên bi rơi từ độ cao 2m. B. Một ôtô đang chạy trên quốc lộ I từ Hà Nội đến Vinh. C. Một hòn đá được ném theo phương ngang. D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m. Câu 23: Chuyển động thẳng đều là chuyển động: A. Có quỹ đạo là một đường thẳng và vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. B. Có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian. Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 3 C. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. D. Có tốc độ trung bình bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kỳ bằng nhau. Câu 24: Chuyển động thẳng đều không có những đặc điểm nào sau đây: A. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến khi dừng lại. B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. C. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau. D. Quỹ đạo là một đường thẳng. Câu 25: Trong chuyển động thẳng đều thì: A. Quãng đường đi được S tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. B. Toạ độ x luôn luôn tỉ lệ nghịch với với thời gian chuyển động t. C. Toạ độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v. D. Quãng đường đi được S tỉ lệ thuận với vận tốc v. Câu 26: Chọn phát biểu đúng. Hệ quy chiếu gồm: A. vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc và một thước đo. B. vật làm mốc và một đồng hồ. C. hệ tọa độ, đồng hồ và mốc tính thời gian. D. vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và mốc tính thời gian. Câu 1: Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây đúng A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động B. Vật chuyển động theo chiều âm trong suốt thời gian chuyển động C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t = 4/3 s D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x = 4 m Câu 2: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x đo bằng mét, t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h. C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h. D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h. Câu 3: Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ? A. x = 15 + 40t (km, h B. x = 80 - 30t (km, h C. x = - 60t (km, h D. x = -60 - 20t (km, h Câu 4: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/s. Lúc t = 2s thì vật có toạ độ x = 5m. Phương trình toạ độ của vật là. A. x = 2t +5 B. x = -2t +5 C. x = 2t +1 D. x = -2t +1 Câu 5: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn thẳng và xe ô tô xuất phát từ một điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là: A. x = 3 + 80t. B. x = 80 – 3t. C. x = 3 – 80t. D. x = 80t. Câu 6: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54km/h và của ô tô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là? A. x A = 54t; x B = 48t + 10. B. x A = 54t + 10; x B = 48t. C. x A = 54t; x B = 48t – 10. D. x A = -54t; x B = 48t. Câu 7: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4t - 10(x đo bằng km và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu? DẠNG 2. BÀI TOÁN VỀ QUÃNG ĐƯỜNG, LẬP PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG, TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH. Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 4 A. - 2km B. 2km C. - 8km D. 8km Câu 8: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường thẳng và có vận tốc luôn luôn bằng 80km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô là chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này như thế nào? A. x = 3 + 80t B. x = (80 - 3)t C. x = 3 - 80t D. x = 80t Câu 9: Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động đều cùng chiều từ A đến B. Vận tốc lần lượt là 60km/h và 40km/h. Chọn trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ ở A, chiều dương từ A đến B. Phương trình chuyển động của hai xe là: A. x 1 = 60t (km); x 2 = 20 + 40t (km) B. x 1 = 60t (km); x 2 = 20 - 40t (km) C. x 1 = 60t (km); x 2 = - 20 + 40t (km) D. x 1 = - 60t (km); x 2 = -20 - 40t (km) Câu 10: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều trên 1 quãng đường dài 40m. Nửa quãng đường đầu vật đi hết thời gian t 1 = 5s, nửa quãng đường sau vật đi hết thời gian t 2 = 2s. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là: A. 7m/s B. 5,71m/s C. 2,85m/s D. 0,7m/s Câu 11: Một vật chuyển động thẳng không đổi chiều. Trên quãng đường AB, vật đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v 1 = 20m/s, nửa quãng đường sau vật đi với vận tốc v 2 = 5m/s. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là: A. 12,5m/s B. 8m/s C. 4m/s D. 0,2m/s Câu 12: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, 2 giờ đầu xe chạy với vận tốc trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với vận tốc trung bình 40km/h. Vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là: A. 50km/h B. 48km/h C. 44km/h D. 34km/h Câu 13: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có vận tốc trung bình là 20km/h trên 1 4 đoạn đường đầu và 40km/h trên 3 4 đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là: A. 30km/h B. 32km/h C. 128km/h D. 40km/h Câu 14: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, trong nửa thời gian đầu xe chạy với vận tốc 12km/h. Trong nửa thời gian sau xe chạy với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình trong suốt thời gian đi là: A. 15km/h B. 14,5km/h C. 7,25km/h D. 26km/h Câu 15: Một người đi xe đạp trên 2/3 đoạn đừơng đầu với vận tốc trung bình 10km/h và 1/3 đoạn đường sau với vận tốc trung bình 20km/h. Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên cả quãng đường là A. 12km/h B. 15km/h C. 17km/h D. 13,3km/h Câu 16: Một xe chạy trong 5h; 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. A. 48km/h. B. 8km/h. C. 58km/h. D. 4km/h. Câu 17: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v 1 = 12km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v 2 = 20km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường A. 48km/h. B. 15km/h. C. 150km/h. D. 40km/h. Câu 18: Một chất điểm chuyển động trên trục 0x có phương trình tọa độ-thời gian là: x = 15 + 10t (m). Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t = 24s và quãng đường vật đi được trong 24s đó A. x = 25,5 m, s = 24 m B. x = 240 m, s = 255 m C. x = 255 m, s = 240 m D. x = 25,5 m, s = 240 m Câu 19: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 4 – 10t (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là: A. -20 km. B. 20 km. C. -8 km. D. 8 km. Câu 20: Hai vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 8 giây. Vật thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 2 giây. Biết AB = 32 m. Tính vận tốc của các vật. Khi vật thứ nhất đến B thì vật thứ hai đã đi được quãng đường bao nhiêu? A. v 1 = 4 m/s; v 2 = 3,2 m/s; s = 25,6 m B. v 1 = 4 m/s; v 2 = 3,2 m/s; s = 256 m C. v 1 = 3,2 m/s; v 2 = 4 m/s; s = 25,6 m D. v 1 = 4 m/s; v 2 = 3,2 m/s; s = 26,5 m Câu 21: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi. Nếu đi ngược chiều thì sau 20phút, khoảng cách giữa hai xe giảm 30km. Nếu đi cùng chiều thì sau 20phút, khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 6km. Tính vận tốc của mỗi xe. A. v 1 = 30 m/s; v 2 = 6 m/s B. v 1 = 15 m/s; v 2 = 10 m/s Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 5 C. v 1 = 6 m/s; v 2 = 30m/s D. v 1 = 10 m/s; v 2 = 15 m/s Câu 22: Một xe chạy trong 5h, 2h đầu xe chạy với vận tốc 60 km/h, 3h sau xe chạy với vận tốc 40km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. Câu 23: Một người chạy xe đạp, trong nửa đoạn đường đầu người đó chạy với vận tốc 12km/h, nửa đoạn đường sau với vận tốc 20km/h. Tính vận tốc trung bình trong cả đoạn đường. Câu 24: Một người lái một chiếc ôtô xuất phát từ A lúc 6h sáng, chuyển động thẳng đều tới B cách A 120km. Tính vận tốc của xe biết rằng xe tới B lúc 8h 30 phút. Sau 30 phút đỗ tại B, xe chạy ngược về A với vận tốc 60km/h. Hỏi vào lúc mấy giờ xe sẽ về tới A? Câu 25: Một xe chạy trong 3h, 2h đầu xe chạy với vận tốc 50km/h, một giờ sau xe chạy với vận tốc 80km/h. Tìm vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. ĐS: 60 km/h Câu 26: Một xe đạp đi nửa đoạn đường đầu tiên với vận tốc trung bình v 1 = 12km/h, nửa đoạn đường sau với vận tốc trung bình v 2 = 20 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường. ĐS: v = 15 km/h. Câu 27: Một ô tô đi từ A đến B. Đầu chặng ô tô đi 1/4 tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi 1/2 thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng ô tô đi 1/4 tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô? Câu 28: Một nguời đi xe máy từAtới B cách 45km.Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v 1, nửa thời gian sau đi với v 2 = 2/3v 1 . Xác định v 1, v 2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B. Câu 29: Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = -3t + 4 (m; s). Kết luận nào sau đây đúng. A. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. B. Vật chuyển động theo chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. C. Vật đổi chiều chuyển động từ dương sang âm tại thời điểm t = 4/3. D. Vật đổi chiều chuyển động từ âm sang dương tại toạ độ x = 4. Câu 30: Lúc 7h sáng một người đi thẳng từ A đến B với vận tốc 25km/h. Viết phương trình tọa độ và cho biết lúc 10h người đó ở đâu? Câu 31: Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng. Lúc đầu người đó chạy với tốc độ trung bình 5 m/s trong thời gian 4 phút. Sau đó người đó giảm tốc độ xuống còn 4 m/s trong thời gian 3 phút. a) Hỏi người đó chạy được quãng đường bằng bao nhiêu? b) Tính tốc độ trung bình của người đó trong toàn bộ thời gian chạy. Câu 32: Một mô tô đi trên một đoạn đường s, trong một phần ba thời gian đầu mô tô đi với tốc độ 50 km/h, một phần ba thời gian tiếp theo đi với tốc độ 60 km/h và trong một phần ba thời gian còn lại, đi với tốc độ 10 km/h. Tính tốc độ trung bình của mô tô trên cả quãng đường. Câu 33: Một ô tô chạy trên đường thẳng lần lượt qua 4 điểm A, B, C, D cách đều nhau một khoảng 12 km. Xe đi trên đoạn đường AB hết 20 phút, đoạn BC hết 30 phút, đoạn CD hết 15 phút. Tính tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường AB, BC, CD và trên cả đoạn đường AD. Câu 34: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ - thời gian là: x = 15 +10t (m). Hãy cho biết chiều chuyển động, tọa độ ban đầu và vận tốc của vật. A. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ với vận tốc v = 10m/s, có tọa độ ban đầu x 0 = 15m B. Vật chuyển động cùng chiều dương của trục tọa độ với vận tốc v = 10m/s, có tọa độ ban đầu x 0 = 15m C. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ với vận tốc v = -10m/s, có tọa độ ban đầu x 0 = 15m D. Vật chuyển động cùng chiều dương của trục tọa độ với vận tốc v = 10m/s, có tọa độ ban đầu x 0 = 0 Câu 35: Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB. Đs: v tb = 50km/h Câu 36: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h là trong nửa cuối là 18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB. Đs: v tb = 14,4km/h DẠNG 3. BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ THỜI ĐIỂM HAI VẬT GẶP NHAU Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 6 Câu 1: Hai vật xuất phát cùng một lúc chuyển động trên một đường thẳng với các vận tốc không đổi v 1 = 15 m/s và v 2 = 24 m/s theo hai hướng ngược nhau đi đến để gặp nhau. Khi gặp nhau, quãng đường vật thứ nhất đi được là s 1 = 90m. Xác định khoảng cách ban đầu giữa hai vật. A. S = 243 m B. S = 234 m C. S = 24,3 m D. S = 23,4 m Câu 2: Hai ô tô chuyển động đều khởi hành cùng lúc ở hai bến cách nhau 50km. Nếu chúng đi ngược chiều thì sau 30 phút sẽ gặp nhau. Nếu chúng đi cùng chiều thì sau 2 giờ đuổi kịp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe A. v 1 = 52,6 km/h; v 2 = 35,7 km/h B. v 1 = 35,7 km/h; v 2 = 66,2 km/h C. v 1 = 26,5 km/h; v 2 = 53,7 km/h D. v 1 = 62,5 km/h; v 2 = 37,5 km/h Câu 3: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng,2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận tốc v 1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v 2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? tại vị trí cách B bao nhiêu km? A. 9h30ph; 100km B. 9h30ph; 150km C. 2h30ph; 100km D. 2h30ph; 150km Câu 4: Hai vật xuất phát cùng một lúc chuyển động trên một đường thẳng với các vận tốc không đổi v 1 = 15 m/s và v 2 = 24 m/s theo hai hướng ngược nhau đi đến để gặp nhau. Khi gặp nhau, quãng đường vật thứ nhất đi được là s 1 = 90m. Xác định khoảng cách ban đầu giữa hai vật. A. S = 243 m B. S = 234 m C. S = 24,3 m D. S = 23,4 m Câu 5: Lúc 8 giờ một ô tô đi từ Hà Nội về Hải Phòng với vận tốc 52 km/h, cùng lúc đó một xe thứ hai đi từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 48 km/h. Hà Nội cách Hải Phòng 100km( coi là đường thẳng) a) Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ, lấy Hà Nội làm gốc tọa độ và chiều đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là chiều dương, gốc thời gian là lúc 8 giờ. A. x 1 = 52t (km); x 2 = 100 + 48t (km) B. x 1 = 52t (km); x 2 = 100 – 48t (km) C. x 1 = - 52t (km); x 2 = 100 – 48t (km) D. x 1 = 52t (km); x 2 = -100 – 48t (km) b) Lúc 8 giờ 30phút hai xe cách nhau bao nhiêu? A. 26 km B. 76 km C. 50 km D. 98 km c) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau A. Hai xe gặp nhau lúc 9 giờ, tại vị trí cách Hà Nội 52km B. Hai xe gặp nhau lúc 9 giờ, tại vị trí cách Hà Nội 48km C. Hai xe gặp nhau lúc 9 giờ, tại vị trí cách Hải Phòng 52km D. Hai xe gặp nhau lúc t = 25h, tại vị trí cách Hà Nội 52km Câu 6: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có 2 ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 54km/h, và của ô tô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của 2 xe là chiều dương, hỏi khoảng thời gian từ lúc hai ô tô xuất phát đến lúc ô tô A đuổi kịp ô tô B và khoảng cách từ A đến địa điểm hai xe gặp nhau? A. 1h; 54km B. 1h 20ph; 72km C. 1h 40ph; 90km D. 2h; 108 km Câu 7: Lúc 8h một ôtô đi từ A về B với v =12m/s. 5 phút sau một xe đi từ B về A với v =10 m/s. Biết AB = 10,2km. Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau và khi hai xe cách nhau 4,4km? Câu 8: Lúc 6h sáng, ô tô 1 đi từ Quảng Ninh đến Hồ Chí Minh với v = 40km/h. Đến 8h ôtô dừng nghỉ 30 phút sau đó tiếp tục đi với cùng vận tốc. Lúc 7h, ôtô 2 cũng đi từ Quảng Ninh vào HCM với v = 50km/h. Hai xe chuyển động thẳng đều. Hãy lập phuơng trình chuyển động của hai xe và xác định thời điểm hai xe gặp nhau? Câu 9: Hai ôtô cùng khởi hành một lúc ở hai địa điểm A và B, AB = 54km, hai xe đi cùng chiều. Hỏi sau bao lâu và cách điểm xuất phát của ôtô thứ 1 bao nhiêu km thì ôtô thứ 2 đuổi kịp ôtô thứ 1? Biết vận tốc ôtô thứ 1 là 54km/h, của ôtô thứ 2 là 72km/h. Câu 10: Hai ôtô chuyển động thẳng đều hướng về nhau với các vận tốc 40km/h và 60km/h. Lúc 7h sáng ahi xe cách nhau 150km. Hỏi hai ôtô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Ở đâu? Câu 11: Lúc 8h hai ôtô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36km/h, của xe đi từ B là 28km/h. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Tìm vị trí của hai xe và khoảng cách của chúng lúc 9h. c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. Câu 12: Lúc 6h sáng, một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ, biết người đi bộ đã đi được 8km. Cả hai người chuyển động thẳng đều với các vận tốc lần lượt là 12km/h và 4km/h. Tìm vị trí và thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ. Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 7 Câu 13: Một xe khởi hành từ A lúc 9h để về B, xe chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau một xe đi từ B về A với vận tốc 54km/h. Cho AB = 108km. Hai xe gặp nhau lúc nào? Ở đâu? Câu 14: Lúc 7h, một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ, biết người đi bộ đã đi được 10km. Vận tốc xe đạp là 15km/h và của người đi bộ là 5km/h. Tìm vị trí và thời điểm lúc người xe đạp đuổi kịp người đi bộ. Câu 15: Hai xe chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi. nếu hai xe đi ngược chiều thì sau 15 phút, khoảng cách hai xe giảm 25km. Nếu 2 xe đi cùng chiều thì sau 15 phút, khoảng cách giữa hai xe chỉ giảm 5km. Tính vận tốc mỗi xe. Câu 16: Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60km. Xe 1 có vận tốc 15km/h và đi liên tục không nghỉ, xe 2 khởi hành sớm hơn 1h nhưng dọc đường phải ngừng 2h. Hỏi xe 2 phải có vận tốc bao nhiêu để tới B cùng lúc với xe 1? Câu 17: Lúc 7h một xe khởi hành từ A về B với vận tốc 40km/h. Lúc 7h30 một xe khác khởi hành từ B về A với vận tốc 50km/h. Cho AB = 110km. a) Xác định vị trí của mỗi xe và khoảng cách của chúng lúc 8h và 9h. b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Ở đâu? Câu 18: Một xe máy xuất phát từ A lúc 6h chạy với vận tốc 40km/h để tới B. Một ôtô xuất phát từ B lúc 8h và chạy với vận tốc 80km/h theo cùng chiều với xe máy. Coi chuyển động của xe máy và ôtô là thẳng đều. Biết AB = 20km. a) Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định vị trí và thời điểm xe máy và ôtô theo 2 cách. Câu 19: Lúc 18h một người đi xe đạp với vận tốc 12km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc 4km/h trên cùng một đường thẳng. Tới 18h 30 phút người đi xe đạp dừng lại nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như trước. Xác định thời điểm và vị trí người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ. Câu 20: Từ 2 địa điểm A và B cách nhau 100km có 2 xe cùng khởi hành lúc 8h sáng, chạy ngược chiều nhau theo hướng đến gặp nhau. Xe từ A có vận tốc v 1 = 30km/h và xe từ B có vận tốc v 2 = 20 km/h. a) Tìm thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau. b) Nếu xe từ B khởi hành lúc 6h thì 2 xe gặp nhau lúc nào và ở đâu? ĐS: a) Gặp nhau lúc 10h. cách A 60km ; b) Gặp nhau lúc 9h12min. cách A 36km. Câu 21: Hai người đi mô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km, chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vận tốc người xuất phát từ A là 50 km/h và người từ B là 40 km/h. Coi chuyển động của họ là thẳng đều. a) Chọn gốc tọa độ là B, chiều dương AB. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. b) Định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Quãng đường đi được của mỗi xe cho đến khi gặp nhau. Đáp số: a) b) t = 1h; x = 40 km. c) s 1 = 50km, s 2 = 40km Câu 22: Lúc 6 giờ một ôtô chạy từ Sóc Trăng vào TP.Hồ Chí Minh. Đến 8 giờ ôtô dừng lại nghỉ 30 phút, sau đó tiếp tục chuyển động với cùng vận tốc. Lúc 7 giờ một ôtô khác cũng khởi hành từ Sóc Trăng với vận tốc 50 km/h để chạy vào TP.Hồ Chí Minh. Coi chuyển động của hai xe là thẳng đều. a) Với cùng một gốc tọa độ, cùng một gốc thời gian. Hãy viết phương trình chuyển động của mỗi xe. b) Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. Đáp số: 9 h ; 100 km. Câu 23: Lúc 7h, một ôtô chạy từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 60 km/h. Cùng lúc, một ôtô chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc 75 km/h. Biết Hải Phòng cách Hà Nội 105km và coi chuyển động là thẳng. a) Lập phương thình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ. b) Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. Câu 24: lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 20m/s. Chuyển động thẳng đều. a) Lập phương trình chuyển động. b) Lúc 11h thì người đó ở vị trí nào.? c) Người đó cách A 40km lúc mấy giờ? Câu 25: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương. a) Viết phương trình chuyển động của hai ôtô trên. Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 8 b) Xác định thời điểm và vị trí của hai xe khi gặp nhau. Đs: a. x A = 54t, x B = 48t + 10; b. sau 5 3 giờ, cách A 90km về phía B Câu 26: Lúc 6 giờ một ôtô xuất phát đi từ A về B với vận tốc 60Km/h và cùng lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km. a) Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6giờ, lập phương trình chuyển động của mỗi xe. b) Xác định vị trí và thời gian hai xe gặp nhau. Đs: a. x 1 = 60t, x 2 = 220 - 50t; b. cách A 120 km về phía B Câu 27: Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau. Vật qua A có vận tốc v 1 = 10m/s, qua B có vận tốc v 2 = 15m/s. AB = 100m. a) Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B, gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B. Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi vật. b) Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau. c) Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m Đs: a. x 1 = -100+ 10t, x 2 = -15t; b. t = 4s và x = -60m Câu 1: Lúc 6h sáng ôtô 1 khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc v 1 = 40km/h. Một giờ sau một ôtô thứ 2 khởi hành từ Hà Nội và đuổi theo ôtô I với vận tốc v 2 = 60km/h. Hãy xác định a) Quãng đường chuyển động của mỗi xe. b) Thời điểm và vị trí gặp nhau của 2 xe c) Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian của 2 xe . ĐS:a) S 1 = 40t, S 2 = 60.(t - 1) ; b) t = 3h, cách HN 120 km Câu 2: Hai xe cđtđ từ A đến B, AB = 60km. Xe I có vận tốc 15km/h và đi liên tục không nghỉ. Xe II khởi hành sớm hơn 1 giờ nhưng dọc đường phải nghỉ 2 giờ. a) Hỏi xe II phải có vận tốc bao nhiêu để tới B cùng lúc với xe I b) Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian. ĐS: a) v 2 = 20km/h Câu 3: Lúc 6 giờ một ô tô xuất phát từ A đi về B với vận tốc 60km/h và cùng lúc đó, một ô tô xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km. Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6 giờ. a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. b) Định vị trí và thời gian hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của 2 xe trên cùng 1 hệ trục tọa độ. Đáp số: a) x 1 = 60t (km) ; x 2 = 220 – 50t (km). b) t = 2h; x 1 = x 2 = 120km. Câu 4: Người đi xe đạp khởi hành ở A và người đi bộ khởi hành ở B cùng lúc và đi theo hướng từ A đến B. Vận tốc người đi xe đạp là v 1 = 12km/h, người đi bộ là v 2 = 5km/h. Biết AB = 14km. a) Họ sẽ gặp nhau sau khi khởi hành bao lâu và cách B bao nhiêu km? b) Tìm lại kết quả bằng đồ thị. Đáp số: a. 2h cách B 10 km. Câu 5: Lúc 7h sáng một người đi xe đạp đi từ A đến B với vận tốc 15 km/h. Hai giờ sau một người đi xe máy từ B về A với vận tốc 30km/h. Biết AB = 120km a) Tìm ptcđ của 2 xe. b) Thời điểm và vị trí gặp nhau của 2 xe c) Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian. ĐS: a) x 1 = 15t, x 2 = 120 – 30(t-2); b) t = 4h, x 1 = x 2 = 60 km. Câu 6: Lúc 8h sáng một người đi xe đạp với vận tốc đều 12km/h gặp một người đi bộ ngược chiều với vận tốc đều 4 km/h trên một đoạn đường thẳng. Tới 8h30min người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30min rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc có độ lớn như trước. a) Tìm ptcđ của người đi xe đạp và người đi bộ? b) Thời điểm và vị trí gặp nhau? c) Vẽ đồ thị chuyển động. ĐS: a) x 1 = 4t, x 2 = - 6 + 12(t -1) ; b) t = 2,25h, x 1 = x 2 = 9km. Câu 7: Lúc 7 giờ một ô tô khởi hành từ A đi về B với vân tốc 40km/h. Cùng lúc, một xe khởi hành từ B về A với vận tốc 60km/h. Biết AB= 150km. a) Lập phương trình chuyển động của mỗi xe. DẠNG 4. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THỊ. Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 9 b) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của 2 xe trên cùng 1 hệ trục tọa độ. Dựa vào đồ thị chỉ ra vị trí và thời gian và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Định vị trí và thời gian và thời điểm hai xe gặp nhau. Đáp số: a) x 1 = 40t (km) ; x 2 = 150 – 60t (km). b và c) t = 1.5h và lúc 8giờ 30; x 1 = x 2 = 60km. Câu 8: Hai ôtô cùng xuất phát từ Hà Nội đi Vinh, chiếc thứ nhất chạy với vận tốc trung bình 60 km/h, chiếc thứ hai với vận tốc trung bình 70 km/h. Sau 1giờ 30 phút, chiếc thứ hai dừng lại nghỉ 30 phút rồi chạy với vận tốc như trước. Coi các ô tô chuyển động trên một đường thẳng. a) Biểu diễn đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. b) Hỏi sau bao lâu thì xe thứ hai đuổi kịp xe đầu. c) Khi đó hai xe cách Hà Nội bao xa. Đáp số: b) 3giờ 30 phút c) 210 km. Câu 9: Lúc 6 giờ một đoàn tàu từ TP.Hồ Chí Minh đi Nha Trang với vận tốc 45 km/h. Sau khi chạy được 40 phút thì tàu dừng lại ở một ga trong 10 phút. Sau đó lại tiếp tục chạy với vận tốc bằng lúc đầu. Lúc 6 giờ 50 phút, một ôtô khởi hành từ TP.Hồ Chí Minh đi Nha Trang với vận tốc 60 km/h. Coi chuyển động của tàu và ô tô là thẳng đều. a) Vẽ đồ thị chuyển động của tàu và của ôtô trên cùng một hệ trục tọa độ. b) Căn cứ vào đồ thị, xác định vị trí và thời gian ôtô đuổi kịp đoàn tàu. c) Lập phương trình chuyển động của tàu và của ôtô kể từ lúc ôtô bắt đầu chạy và tìm vị trí, thời điểm ôtô đuổi kịp tàu. Đáp số: b) 8 h 50 phút và cách HCM 120 km. Câu 10: Lúc 8h tại hai điểm A và B cách nhau 40km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đường thẳng từ A đến B. Tốc độ của ôtô chạy từ A là 60km/h và tốc độ của ôtô chạy từ B là 40km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, gốc thời gian lúc 8h, chiều dương từ A đến B. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe. Dựa vào đồ thị xác định vị trí hai xe gặp nhau. Câu 11: Lúc 6 giờ sáng hai ôtô cùng khởi hành tại Sóc trăng: xe thứ nhất đi về hướng Bạc Liêu với vận tốc 70 km/h, xe thứ hai đi về hướng TP. Hồ chí Minh với vận tốc 40 km/h. Đến 8 giờ xe thứ nhất dừng lại nghỉ 30 phút rồi chạy lại đuổi theo xe thứ hai với vận tốc cũ. Coi chuyển động của hai xe là thẳng đều. a) Vẽ đồ thị của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. b) Định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. Đáp số: 16 h 30 ph và cách ST 420 km. Câu 12: Lúc 6h sáng một ôtô khởi hành từ HN đi HP với vận tốc 60 km/h, sau khi đi được 45min thì xe dừng 15min rồi tiếp tục chạy với vận tốc như trước. Lúc 6h30min một ôtô thứ 2 đi từ HN đuổi theo ôtô 1 với vận tốc 70km/h. a) Vẽ đồ thị toạ độ thời gian b) Tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của 2 xe. Câu 13: Một ôtô xuất phát từ A lúc 7h đi về B cách A 100km với vận tốc không đổi là 40km/h. Lúc 8h, một xe khác xuất phát từ B, chuyển động về A với vận tốc không đổi là 25km/h. a) Viết phương trình chuyển động của hai xe. b) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe. Câu 14: Một người đi mô tô khởi hành từ A lúc 6 giờ để đến B lúc 8 giờ, sau đó nghỉ 30 phút rồi quay trở lại A đúng 10 giờ. Biết AB = 60 km và coi chuyển động trong mỗi lượt đi và về là thẳng đều. a) Viết phương trình chuyển động của người ấy. b) Vẽ đồ thị tọa độ. Câu 15: Lúc 7h tại hai điểm A và B cách nhau 200km có hai ôtô chạy ngược chiều trên đường thẳng từ A đến B. Tốc độ của ôtô chạy từ A là 60km/h và tốc độ của ôtô chạy từ B là 40km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, gốc thời gian lúc 7h, chiều dương từ A đến B. a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. c) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe. Dựa vào đồ thị xác định vị trí hai xe gặp nhau. Câu 16: Lúc 9h tại điểm A một ôtô CĐTĐ từ A đến B với tốc độ 36km/h. Nửa giờ sau một xe khác đi từ B về A với tốc độ 54km/h. AB = 108km a) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. b) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 45km. c) Dùng đồ thị xác định thời điểm hai xe gặp nhau. Câu 17: Giữa 2 bến sông A, B có 2 tàu chuyển thư chạy thẳng đều. Tàu từ A chạy xuôi dòng, tàu từ B chạy ngược dòng. Khi gặp nhau và chuyển thư, 2 tàu lập tức quay trở lại bến xuất phát. Nếu khởi hành cùng lúc Thầy San: ĐT 0964889884. Nhận dạy kèm, dạy nhóm ôn thi Đại học chất lượng cao lớp 10,11,12 10 thì tàu từ A đi và về mất 3h, tàu từ B đi và về mất 1h30min. Muốn thời gian đi và về của 2 tàu bằng nhau thì tàu từ A phải khởi hành trễ hơn tàu từ B bao lâu ? Cho biết: + Vận tốc mỗi tàu đối với nước như nhau và không đổi lúc đi cũng như lúc về. + Khi xuôi dòng, dòng nước làm tàu chạy nhanh hơn, khi ngược dòng, dòng nước làm tàu chạy chậm hơn. Hãy giải bài toán bằng đồ thị. ĐS: 45 phút Câu 18: Hằng ngày có một xe hơi đi từ nhà máy tới đón một kĩ sư tại trạm đến nhà máy làm việc. Một hôm, viên kĩ sư tới trạm sớm hơn 1h nên anh đi bộ hướng về nhà máy. Dọc đường anh ta gặp chiếc xe tới đón mình và cả 2 tới nhà máy sớm hơn bình thường 10min. Coi các chuyển động là thẳng đều có độ lớn vận tốc nhất định. Hãy tính thời gian mà viên kĩ sư đã đi bộ từ trạm tới khi gặp xe. ĐS: 55phút . sân ga. Câu 11 : Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm? PHẦN 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM CHUYÊN ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU. DẠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC. học chất lượng cao lớp 10 ,11 ,12 1 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ? A. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay. lượng cao lớp 10 ,11 ,12 7 Câu 13 : Một xe khởi hành từ A lúc 9h để về B, xe chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau một xe đi từ B về A với vận tốc 54km/h. Cho AB = 10 8km. Hai xe

Ngày đăng: 27/08/2014, 15:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan