Phân tích bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ

42 2.2K 7
Phân tích bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KẾT LUẬN Trên đây là bài phân tích về “Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ” của nhóm chúng em, lớp Kinh tế phát triển KTE406.4. Trong phân tích của mình, chúng em đã nêu ra khái quát chung nền kinh tế của Ấn Độ làm cơ sở để nêu lên thực trạng về tình hình bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến tình trạng này và các giải pháp mà chính phủ Ấn Độ đã áp dụng để cải thiện tình trạng này. Từ đó có một số đánh giá khách quan để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được vào quá trình giải quyết bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam . Thông qua bài phân tích tình hình bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, chúng ta có thể suy rộng ra bức tranh toàn cảnh của thế giới về hiện tượng này. Quá trình phát triển kinh tế đang diễn ra ở mọi quốc gia, vì thế một hệ luỵ của nó – bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng đã, đang và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là những người dân có mức thu nhập dưới trung bình. Do đó, đi kèm với các chính sách phát triển kinh tế, chính phủ các nước cần phải có sự quan tâm lớn hơn nữa để thực hiện phân phối lại thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội. Chính phủ nào thực hiện tốt điều này, đến lượt nó sẽ tác động ngược trở lại quá trình tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực, giúp kinh tế phát triển một cách bền vững và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận sự chung tay góp sức của các cá nhân, tập thể, hiệp hội trong nước, rộng hơn nữa là các quốc gia láng giềng, các khối liên minh khu vực và thế giới đối với việc giải quyết bất bình đẳng phân phối thu nhập. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, với những nỗ lực mà chính phủ các nước và các tổ chức này đang triển khai thực hiện sẽ thực sự đem lại một cái kết có lợi cho cuộc sống của đại bộ phận người dân trên thế giới. Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của cô và các bạn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 A. Lý thuyết chung về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 5 I. Giải thích các khái niệm và cách đo lường 5 1. Các khái niệm 5 2. Các thước đo bất bình đẳng 5 3. Các mô hình về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 7 II. Nguyên nhân ảnh hưởng của bất bình đẳng 9 1. Nguyên nhân của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 9 2. Ảnh hưởng của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 11 B. Tình hình bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ 13 I. Khái quát chung về nền kinh tế Ấn Độ 13 II. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ 15 1. Bất bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội 15 2. Bất bình đẳng giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực Nam Á, Châu Á, xếp hạng trên thế giới. 17 III. Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong thu nhập ở Ấn Độ. 18 1. Yếu tố kinh tế 18 2. Yếu tố văn hóa – giáo dục – chính trị xã hội 19 3. Chính sách quản lý và điều tiết của cơ quan chức năng 20 C. Giải pháp của chính phủ Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21 I. Giải pháp của chính phủ Ấn Độ 21 1. Cải cách và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo 21 2. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài 22 3. Tăng cường phát triển nông nghiệp 22 4. Cải cách, phát triển giáo dục 24 5. Chính sách về lao động, việc làm 25 6. Chính sách về y tế 26 II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27 1. Thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập và nguy cơ của Việt Nam 27 2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ 28 III. Đề xuất giải pháp cho Việt Nam 30 KẾT LUẬN 34 PHỤ LỤC 1 – Hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ kèm theo 35 PHỤ LỤC 2 – Nguồn và tài liệu tham khảo 41 (Phần nội dung gồm 28 trang từ trang 5 đến trang 33) LỜI MỞ ĐẦU Trong những thập niên trở lại đây, nền kinh tế thế giới nói chung đã có những sự tăng trưởng vượt bậc cả về chất và lượng. Thế giới đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc. Nền kinh tế Hoa Kỳ với sự phát triển từ những năm 1920, trải qua những cuộc suy thoái lớn, những chi phí cho chiến tranh cũng không hề nhỏ nhưng hiện tại đây vẫn là một trong những nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Nằm trong khối liên minh châu Âu, Đức đã có sự phục hồi thần kỳ từ những hậu quả nặng nề sau cuộc chiến thế giới lần II, là nước có vị trí cao trong xếp hạng GDP danh nghĩa của thế giới. Những năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi vượt qua được Nhật Bản. Những nền kinh tế lớn mạnh này đã và đang chi phối nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế cũng mang tính chất hai mặt. Mặc dù nền kinh tế phát triển với tốc độ chưa từng có, song tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng các nước giàu ngày càng giàu hơn và các nước nghèo ngày càng nghèo đi. Vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đang là một trong những vấn đề cấp bách. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng em xin đi sâu vào phân tích nền kinh tế Ấn Độ bởi sự bùng nổ kinh tế ở Ấn Độ đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói nhưng đồng thời cũng khiến cho chênh lệch về thu nhập tăng lên trông thấy. “Theo tạp chí Forbes, Ấn Độ hiện có 69 tỷ phú, tăng thêm 17 người so với năm 2009. Tổng số tài sản của 40 nhà tỷ phú hàng đầu của Ấn Độ trị giá 243 tỷ USD, tăng 14 tỷ trong ba năm từ 2009 với mức 229 tỷ USD. Tuy nhiên, các tổ chức chống nghèo đói ở Ấn Độ cảnh báo rằng số người nghèo ở nước này cũng trên đà tăng. Theo một báo cáo của Chính phủ Ấn Độ năm 2012, trong số 1,2 tỷ dân nước này có tới 836 triệu người sống với mức thu nhập chưa đầy 20 rupee (45 xu USD)ngày 1 Theo kết quả điều tra 2010, số lượng người nghèo ở 8 bang của Ấn Độ nhiều hơn 26 quốc gia nghèo nhất châu Phi cộng lại. Trong bản báo cáo Chỉ số đói nghèo toàn cầu năm 2008, Ấn Độ xếp thứ 66 trong số 88 quốc gia. Ấn Độ cũng được biết đến như là một quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong cao nhất thế giới. Theo thống kê của Chính phủ Ấn Độ cách đây hai năm, khoảng 60% trong tổng số hơn 10 triệu trẻ em ở bang Madhya Pradesh bị suy dinh dưỡng” 2 Với những thông tin này, có thể nói Ấn Độ là một trong những nước điển hình cho tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập. Đây cũng chính là lý do khiến chúng em mạnh dạn lựa chọn đề tài để thực hiện tiểu luận trong môn học Kinh tế phát triển, bài phân tích về Ấn Độ mong rằng sẽ đưa đến cho chúng ta cái nhìn đa chiều và sâu rộng hơn đối với vấn đề này. Trong khuôn khổ kiến thức có giới hạn, bài viết còn nhiều sai sót và phải sử dụng một số thuật ngữ từ các bài viết của trang web, các tác giả có uy tín. Mong các thầy cô trong khoa thông cảm và tạo điều kiện cho chúng em. Qua đây chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới giảng viên – Cô Nguyễn Thị Hải Yến đã luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn

Bảng số liệu hay các biểu đồ đều để ở phần phụ lục gây khó khăn cho việc theo dõi, đối chiếu, nghiên cứu và sắp xếp như thế này cũng hoàn toàn sai khoa học Biểu đồ 3 bạn viết:” Đây là biểu đồ so sánh tình trạng bất bình đẳng thu nhập trên thế giới và ở 1 số quốc gia (Xem Phụ lục 1 – Biểu đồ 3)” nhưng bảng này là phần trăm phân phối thu nhập vì thế nên người đọc không hiểu từ đó phải xem chỉ tiêu như thế nào để biết được tình trạng bất bình đẳng Còn những nhận xét được bôi dấu đỏ hoặc vàng để trong () dưới bài tiểu luận MỤC LỤC 1 (Phần nội dung gồm 28 trang từ trang 5 đến trang 33)LỜI MỞ ĐẦU Trong những thập niên trở lại đây, nền kinh tế thế giới nói chung đã có những sự tăng trưởng vượt bậc cả về chất và lượng. Thế giới đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc. Nền kinh tế Hoa Kỳ với sự phát triển từ những năm 1920, trải qua những cuộc suy thoái lớn, những chi phí cho chiến tranh cũng không hề nhỏ nhưng hiện tại đây vẫn là một trong những nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới. Nằm trong khối liên minh châu Âu, Đức đã có sự phục hồi thần kỳ từ những hậu quả nặng nề sau cuộc chiến thế giới lần II, là nước có vị trí cao trong xếp hạng GDP danh nghĩa của thế giới. Những năm trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi vượt qua được Nhật Bản. Những nền kinh tế lớn mạnh này đã và đang chi phối nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế cũng mang tính chất hai mặt. Mặc dù nền kinh tế phát triển với tốc độ chưa từng có, song tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng các nước giàu ngày càng giàu hơn và các nước nghèo ngày càng nghèo đi. Vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đang là một trong những vấn đề cấp bách. Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng em xin đi sâu vào phân tích nền kinh tế Ấn Độ bởi sự bùng nổ kinh tế ở Ấn Độ đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói nhưng đồng thời cũng khiến cho chênh lệch về thu nhập tăng lên trông thấy. “Theo tạp chí Forbes, Ấn Độ hiện có 69 tỷ phú, tăng thêm 17 người so với năm 2009. Tổng số tài sản của 40 nhà tỷ phú hàng đầu của Ấn Độ trị giá 243 tỷ USD, tăng 14 tỷ trong ba năm từ 2009 với mức 229 tỷ USD. Tuy nhiên, các tổ chức chống nghèo đói ở Ấn Độ cảnh báo rằng số người nghèo ở nước này cũng trên đà tăng. Theo một báo cáo của Chính phủ Ấn Độ năm 2012, trong số 1,2 tỷ dân nước này có tới 836 triệu người sống với mức thu nhập chưa đầy 20 rupee (45 xu USD)/ngày [1] Theo kết quả điều tra 2010, số lượng người nghèo ở 8 bang của Ấn Độ nhiều hơn 26 quốc gia nghèo nhất châu Phi cộng lại. Trong bản báo cáo Chỉ số đói nghèo toàn cầu năm 2008, Ấn Độ xếp thứ 66 trong số 88 quốc gia. Ấn Độ cũng được biết đến như là một quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử [1] [1] Nguồn: http://www.baomoi.com/Danh-sach-cac-ty-phu-tai-An-Do-ngay-cang-tang/45/4953567.epi 2 vong cao nhất thế giới. Theo thống kê của Chính phủ Ấn Độ cách đây hai năm, khoảng 60% trong tổng số hơn 10 triệu trẻ em ở bang Madhya Pradesh bị suy dinh dưỡng” [2] Với những thông tin này, có thể nói Ấn Độ là một trong những nước điển hình cho tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập. Đây cũng chính là lý do khiến chúng em mạnh dạn lựa chọn đề tài để thực hiện tiểu luận trong môn học Kinh tế phát triển, bài phân tích về Ấn Độ mong rằng sẽ đưa đến cho chúng ta cái nhìn đa chiều và sâu rộng hơn đối với vấn đề này. Trong khuôn khổ kiến thức có giới hạn, bài viết còn nhiều sai sót và phải sử dụng một số thuật ngữ từ các bài viết của trang web, các tác giả có uy tín. Mong các thầy cô trong khoa thông cảm và tạo điều kiện cho chúng em. Qua đây chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới giảng viên – Cô Nguyễn Thị Hải Yến đã luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn!   [2] [2] Nguồn:http://tin180.com/thegioi/cuoc-song-do-day/20110924/400-trieu-nguoi-an-do-song-duoi-muc- ngheo-kho.html 3 A. Lý thuyết chung về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập I. Giải thích các khái niệm và cách đo lường 1. Các khái niệm - Phân phối thu nhập: Trong phạm vi một nước, phân phối thu nhập là cách mà thu nhập quốc dân của nước đó được chia cho công dân của mình - Bình đẳng về thu nhập: là khi mọi người nhận được khoản thu nhập như nhau.Bình đẳng là một tiêu chuẩn khách quan - Công bằng về thu nhập: là khi mỗi người và mọi người nhận được mức thu nhập (hay hưởng thành quả kinh tế) xứng đáng với khả năng, nỗ lực, trình độ và sự sẵn sàng chịu rủi ro của mình.Công bằng là một khái niệm mang tính chủ quan (thay đổi theo không gian và thời gian) - Từ khái niệm bình đẳng (equality) và công bằng (equity), chúng ta có khái niệm đối ngược là bất bình đẳng (inequality) và bất công bằng (inequity). Vấn đề bình đẳng và giảm tình trạng bất bình đẳng đã trở thành vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát triển.Và trên thực tế, nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế. 2. Các thước đo bất bình đẳng a) Đường Lorenz • Khái niệm: Đường Lorenz biểu thị mối liên hệ giữa tỷ lệ phần trăm thu nhập quốc dân cộng dồn và phần trăm dân số cộng dồn tương ứng. • Do nhà thống kê người Mỹ- C. Lorenz xây dựng năm 1905. • Đường Lorenz biểu thị mối quan hệ giữa nhóm dân số xếp theo thu nhập từ thấp đến cao cộng dồn và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ • Đặc điểm của đường Lorenz: 4 - Đường Lorenz luôn nằm dưới đường 45 0 . - Đường Lorenz càng xa đường 45 0 thể hiện mức độ bất bình đẳng càng lớn. - Đường Lorenz luôn lõm xuống dưới. - Ưu điểm: Đường Lorenz cho phép hình dung được tình trạng bất bình đẳng một cách cụ thể, trực quan( biểu diễn bằng hình học). - Hạn chế: Đường Lorenz chưa lượng hóa và so sánh được mức độ bất bình đẳng khi hai đường Lorenz cắt nhau. Mọi sự so sánh chỉ mang tính chất định tính.  Để khắc phục, người ta dùng hệ số Gini b) Hệ sô Gini • Khái niệm: Hệ số Gini cho biết tỷ lệ giữa diện tích tạo ra bởi đường phân giác và đường cong Lorenz. • Hệ số Gini được đưa năm 1912 và được tính dựa trên đường Lorenz. • Công thức tính: Hệ số Gini= A/(A+B) • Đặc điểm: - Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1. Gini càng lớn: mức độ bất bình đẳng càng cao. Tuy nhiên, WB tổng kết là Gini trong thực tế là 0,2<Gini<0,6. Nước có thu nhập thấp: 0,3- 0,5; nước có thu nhập cao: 0,2-0,4. - g = 0: phản ánh sự bình đẳng tuyệt đối, đường Lorenz trùng với đường chéo, diện tích A=0 - g =1: phản ánh sự bất bình đẳng tuyệt đối, đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất. - Ưu điểm: Lượng hóa được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. - Hạn chế: Chưa thể hiện được sự so sánh giưa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong một quốc gia. 5 Có trường hợp: Hệ số Gini giống nhau nhưng hình dạng đường cong Lorenz khác nhau => Hệ số Gini : thước đo không nhất quán. 3. Các mô hình về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập a) Mô hình chữ U ngược của S.Kuznets • Do S.Kuznets xây dựng từ nghiên cứu thực nghiệm năm 1955 • Dùng tỷ số thu nhập của 20% giàu nhất/thu nhập của 20% nghèo nhất (Tỷ số Kuznets) • Giả thuyết của Kuznets: bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau, khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng hơn. • Một số nghiên cứu sau đó đã kiểm chứng giả thuyết Tuy nhiên, giả thuyết của S.Kuznets chưa giải thích được: • Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự thay đổi trong bất bình đẳng; • Mức độ khác biệt giữa các nước áp dụng các chính sách khác nhau tác động vào tăng trưởng và bất bình đẳng  Chưa trả lời được câu hỏi cho các nước đang phát triển là: (1) Liệu các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất bình đẳng tăng lên trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không, và (2) Các nước này có thể trông 6 đợi rằng bất bình đẳng sẽ tự giảm đi khi tăng trưởng đạt tới một mức độ nhất định hay không b) Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A. Lewis • Mô hình này nhất trí với Kuznets về mô hình chữ U ngược • Mô hình này giải thích được nguyên nhân của xu thế này: Lúc đầu khi LĐ dư thừa trong nông nghiệp được thu hút vào công nghiệp vẫn chỉ được trả lương ở mức tối thiểu, còn nhà tư bản có thu nhập được tăng cao do quy mô mở rộng và do lao động của công nhân đem lại; Giai đoạn sau, khi lao động được thu hút hết và trở nên khan hiếm tương đối thì lương được tăng lên bất bình đẳng về thu nhập giảm. ( tăng mới đúng, dạng bất bình đẳng do tiền lương khác nhau) • Theo A.Lewis, bất bình đẳng về thu nhập là điều kiện cần thiết để có tăng trưởng. Bất bình đẳng làm cho thu nhập tập trung vào số ít người tăng tiết kiêm và đầu tư  phân phối lại một cách vội vã sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế. • Cách lý giải của A.Lewis về mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng dựa trên giả định gì về xu hướng tiết kiệm biên khi thu nhập thay đổi c) Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H. Oshima • Mô hình này cho rằng có thể hạn chế bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng trưởng • Ban đầu, cải thiện khoảng cách giữa thu nhập ở thành thị và ở nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, trợ giúp của Nhà nước về giống, kỹ thuật, mở rộng ngành nghề để cải thiện thu nhập ở nông thôn • Sau đó, cải thiện khoảng cách về thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và quy mô nhỏ ở thành thị, giữa trang trại lớn và trang trại nhỏ ở nông thôn • Theo H. Oshima tiết kiệm sẽ tăng lên ở tất cả các nhóm dân cư vì sau khi thỏa mãn các khoản chi, các nhóm dân cư bắt đầu tiết kiệm và tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất và đầu tư cho giáo dục –đào tạo cho con em họ. d) Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB 7 • WB cho rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bình đẳng, hay giải quyết các vấn đề phúc lợi để đảm bảo trong quá trình tăng trưởng, phân phối thu nhập dần dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi. • Theo WB, nguyên nhân cơ bản của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là do bất bình đẳng trong sở hữu tài sản • Biện pháp: (1) Phân phối lại tài sản như cải cách ruộng đất, tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người, tín dụng nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ, (2) Phân phối lại từ tăng trưởng: WB đưa ra đánh giá dựa trên chỉ tiêu như: 1% tăng trong GDP làm giảm bao nhiêu % số người nghèo để giám sát xem tăng trưởng có đi đôi với xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng không. (tự dưng lại cho phần biện pháp vào mỗi cái cuối???) II. Nguyên nhân - ảnh hưởng của bất bình đẳng 1. Nguyên nhân của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Để có giải pháp cho công bằng xã hội, trước tiên ta tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập vừa là vấn đề của lịch sử để lại, vừa là vấn đề của sự phát triển mà quốc gia nào cũng vấp phải. Một vấn đề đặt ra là tại sao có người nghèo và người giàu? Nguồn gốc của sự giàu có và nghèo đói là ở đâu? Có nhiều nguyên nhân và các nguyên nhân có thể đan xen, thâm nhập vào nhau, nhưng quy tụ lại có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ lao động. a) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản. Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân được phân phối theo sở hữu các nguồn lực. Tùy theo các yếu tố sản xuất mà mỗi người có được cũng như việc định giá của các yếu tố đó trên thị trường cạnh tranh mà chúng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của mỗi cá nhân. Cách phân phối như vậy gọi là phân phối thu nhập từ tài sản. Tài sản của mỗi cá nhân có được là do những nguồn hình thành khác nhau. - Do được thừa kế tài sản: Mỗi người được thừa kế tài sản ở các mức độ khác nhau. Nhiều cá nhân sinh ra đã là người giàu vì họ được thừa kế một cơ nghiệp lớn. Sự bất 8 công về thu nhập do của cải thừa kế tập trung vào tay một số ít người đã gây nhiều sự phản đối và một cách được chính phủ áp dụng để hạn chế sự bất bình đẳng này là đánh thuế cao vào tài sản thừa kế và quà tặng. - Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau về của cải tích lũy được. Có những người tiết kiệm nhiều để tích lũy một lượng của cải khi về hưu. Trái lại, có những người sẵn sàng tiêu dùng hết những gì mình kiếm được mà không lo nghĩ cho tương lai. Trong số các nguyên nhân nêu trên thì sản xuất kinh doanh là một cách quan trọng nhất để tăng thu nhập và tăng tài sản của mỗi cá nhân. b) Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động Lao động là điều kiện cơ bản tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, với kỹ năng lao động, điều kiện lao động và tính chất khác nhau. Dưới đây sẽ phân tích một số nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động. - Do khác nhau về khả năng lao động và kỹ năng lao động dẫn đến khác nhau về thu nhập. Xu hướng chung là những người có sức khỏe, có khát vọng, có trí tuệ được giáo dục và có trình độ học vấn cao sẽ nhận được mức thu nhập cao hơn, những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp nên ít cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có lien quan đến đầu tư, kinh doanh, giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái… Như vậy, không những học vấn ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tương lai - Do khác nhau về cường độ làm việc : Ngay cả khi cơ hội làm việc của cá nhân là như nhau nhưng cường độ làm việc của họ khác nhau thì cũng sẽ dẫn đến mức thu nhập không bằng nhau. - Do khác nhau về nghề nghiệp, tính chất công việc : Đây là một số yếu tố quan trọng quyết định sự khác biệt về tiền lương. Những công việc phổ thông đòi hỏi ít kỹ năng thường được trả lương thấp, còn công việc chuyên môn có hàm lượng chất xám nhiều sẽ được hưởng mức lương cao hơn. - Do những nguyên nhân khác. Ngoài các nguyên nhân nói trên còn có thể có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng trong thu nhập từ lao động, như sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuất phát của các cá nhân hay sự không hoàn hảo của thị 9 trường lao động, ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác đều có liên quan đến sự khác biệt về tiền lương của các cá nhân. c) Do ảnh hưởng của lạm phát cao. Lạm phát khiến nhiều người lo lắng. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB khuyến cáo, ảnh hưởng lạm phát sẽ giảm sức mua của người nghèo và làm tăng bất bình đẳng về thu nhập, có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Sự chênh lệch thu nhập ngày càng nghiêm trọng có thể khiến nhiều quốc gia trong vài năm tới sẽ sớm phải tạm biệt những kỷ lục tăng trưởng hoàn mỹ. 2. Ảnh hưởng của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Tình trạng bất công, bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong xã hội đang tăng lên, đe dọa an ninh kinh tế, an ninh xã hội, cản trở cải cách ở nhiều quốc gia trên thế giới. a) Chênh lệch khoảng cách giàu nghèo Đây là ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp nhất do bất bình đẳng trong phân phối thu nhập gây ra. Tình trạng bất bình đẳng càng gia tăng thì xã hội chia ra hai tầng lớp giàu – nghèo càng rõ rệt. Khoảng cách này tạo ra những xu hướng ứng xử kinh tế khác nhau đối với mỗi người dân, tạo ra hậu quả tiêu cực cho toàn xã hội. b) Sự thụt lùi về tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp leo thang. Tại nhiều quốc gia khác, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã làm cho nền kinh tế trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Kể từ thập niên 1980 đến nay, vấn nạn này đã kéo lùi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới xuống khoảng 1/3. IMF đã so sánh ví von chính sách đó với việc dùng thuỷ triều dâng cao làm nổi những tàu thuyền đang gặp khó khăn, mà quên mất rằng chỉ một vài trong số đó là tàu thuỷ còn đại bộ phận là những chiếc ca nô. Những chiếc ca nô nhỏ thiếu trọng tải lớn, thiếu trang thiết bị để lèo lái trước triều cường nên rất dễ bị lật nhào. Tăng trưởng kinh tế chỉ làm giàu cho thiểu số mà không đem lại lợi ích cho số đông. Từ đó suy rộng ra, tại mọi nền kinh tế, dù giàu có hay nghèo khó, bất bình đẳng tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thuận với sự suy yếu của nền kinh tế đó. (làm giàu cho thiểu số đồng nghĩa với việc bất bình đẳng và tăng trưởng tỉ lệ thuận chứ) 10 [...]... sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng trên cả 3 khía cạnh đánh giá: Mật độ phân bố thu nhập ngày càng có xu hướng phân tán hơn (Hệ số GINI tăng dần), mức độ trầm trọng của sự phân hóa ngày càng sâu, thu nhập của những người nghèo chiếm tỷ trọng ngày càng ít hơn trong tổng thu nhập dân cư Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy thành quả của tăng trưởng đã không được phân bổ... vào quá trình giải quyết bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam Thông qua bài phân tích tình hình bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, chúng ta có thể suy rộng ra bức tranh toàn cảnh của thế giới về hiện tượng này Quá trình phát triển kinh tế đang diễn ra ở mọi quốc gia, vì thế một hệ luỵ của nó – bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng đã, đang và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng cuộc... khoảng cách giàu nghèo ở Ấn Độ là rất lớn Đây là biểu đồ so sánh tình trạng bất bình đẳng thu nhập trên thế giới và ở 1 số quốc gia (Xem Phụ lục 1 – Biểu đồ 3) III Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong thu nhập ở Ấn Độ 17 Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể phân tích theo 3 nhóm nguyên... địa lớn nhất đối với Ấn Độ kể từ khi được độc lập” B Tình hình bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ I Khái quát chung về nền kinh tế Ấn Độ Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông Hằng nổi tiếng thế giới, có diện tích rộng lớn, lao động dồi dào (1,2 tỷ dân – năm 2010), tài nguyên thiên nhiên phong phú Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh... tại Ấn Độ và từ 0,29 lên 0,39 tại Indonesia Riêng ở Ấn Độ, bất bình đẳng thu nhập đã tăng mạnh trong 2 thập kỉ Trong những năm 1990, hệ số Gini của Ấn Độ rất gần với các nước đang phát triển, nhưng càng ngày, nó càng gia tăng và có xu hướng giống các nước đang phát triển Dưới đây là hệ số Gini của Ấn Độ tới năm 1999 (Xem Phụ lục 1 – Biểu đồ 2) a Bất bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội Ấn. .. tỷ USD) Tuy nhiên Ấn Độ vẫn còn những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Một trong những vấn đề đó là tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Ấn Độ nằm trong khu vực Nam Á, nơi đã trải qua một thời gian dài tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, trung bình 6% một năm trong vòng 20 năm qua Tăng trưởng GDP thực trong khu vực dự kiến sẽ là 5,8% trong năm 2012 Sự tăng trưởng mạnh mẽ này... hội đến vào quý IV – thời điểm nhu cầu mua vàng của người dân Ấn Độ tăng mạnh WGC cho biết, lực mua từ Ấn Độ cũng có thể là một yếu tố đẩy giá vàng tăng trong quý III II Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ 14 1 Bất bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội Hệ số Gini đã tăng trong ba nền kinh tế lớn của khu vực là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia Từ đầu những năm 1990 tới năm 2010, hệ số này... của bất bình đẳng để giải quyết tức là san bằng đi thu nhập chứ không nhìn vào thực tế là do sự sơ hữu tư nhân và khác nhau của mỗi con người gây nên bất bình đẳng, vì thế không thể sử dụng những biện pháp thủ công như phân phối lại tài sản vv được, mà cái thiếu ở đây họ không nhắc đến đó là phát triển kinh tế đi kèm với bình đẳng) 32 KẾT LUẬN Trên đây là bài phân tích về Bất bình đẳng trong phân phối. .. bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ của nhóm chúng em, lớp Kinh tế phát triển KTE406.4 Trong phân tích của mình, chúng em đã nêu ra khái quát chung nền kinh tế của Ấn Độ làm cơ sở để nêu lên thực trạng về tình hình bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn đến tình trạng này và các giải pháp mà chính phủ Ấn Độ đã áp dụng để cải thiện... cản trở đầu tư nước ngoài quy mô lớn đổ vào Ấn Độ, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế nước nhà, chưa tận dụng tối đa được nguồn lao động trẻ, dồi dào chính sách về cơ chế quản lý của nhà nước Ấn Độ về quá trình phân phối lại tài sản hay luật tiên lương tối thiểu ở Ấn Độ chưa hiệu quả, khiến vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập trở nên rắc rối hơn Thậm chí còn có nhiều “câu chuyện đen tối” về việc Ấn Độ . http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=550 [5] [5] Theo http://www.gopfp.gov.vn/vi/so-1-130;jsessionid=73536F08 46A4 22A8C7BC15881DDA3B74? p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column- 3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=%2Fjournal_articles %2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=92141&_62_INSTANCE_Z5vv_vers ion=1.0 19 lợi

Ngày đăng: 27/08/2014, 14:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHỤ LỤC 1

  • PHỤ LỤC 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan