Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội liên hiệp phụ nữ quảng xương trong giai đoạn hiện nay

76 3.3K 18
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội liên hiệp phụ nữ quảng xương trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thành tựu chung của các cấp Hội phụ nữ cả nước, công tác hội và phong trào phụ nữ huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã có sự phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong huyện. Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà có sự đóng góp không nhỏ của các tầng lớp phụ nữ. Đặc biệt, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ngày nay, vai trò của phụ nữ càng trở nên quan trọng. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. Là một cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương, sau khi học xong chương trình cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay”

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I  TRẦN THỊ HUỆ LỚP CCLL CT- HC: B11 -13 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH Giảng viên hướng dẫn TS. TRƯƠNG VĂN HUYỀN Khoa Chính trị học HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2014 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ký hiệu Xã hội chủ nghĩa XHCN Hội đồng nhân dân HĐND Ủy ban nhân dân UBND Mặt trận tổ quốc MTTQ Giải phóng mặt bằng GPMB An ninh trật tự ANTT Phụ nữ PN Tệ nạn xã hội TNXH Dân số kế hoạch hóa gia đình DS-KHHGĐ Giáo dục Trung học cơ sở GD THCS . LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài luận văn tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay” đã được hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Huyền, người đã tận tình, hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc học viện; các Thầy, Cô giảng viên của học viện Chính trị khu vực I đã luôn sẵn lòng giúp đỡ và động viên cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và luận văn này. Mặc dù thời gian hạn hẹp, bản thân đã có nhiều cố gắng khi thực hiện đề tài, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bản thân rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận văn cùng toàn thể quý vị và các bạn, những người quan tâm tới đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Huệ MỤC LỤC Trang A - Mở đầu B - Nội dung Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng 1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của phụ nữ 1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ và Hội LHPN trong sự nghiệp cách mạng 1.3. Thời đại ngày nay và những yêu cầu đối với phụ nữ và công tác phụ nữ Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương 2.2. Chất lượng hoạt động của hội phụ nữ huyện Quảng Xương thời gian qua Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương thời gian tới 3.1. Mục tiêu, phương hướng 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN huyện Quảng Xương thời gian tới C. Kết luận * Danh mục tài liệu tham khảo A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, có vai trò quan trọng trong từng bước phát triển của xã hội loài người. Lịch sử thế giới đã khẳng định vai trò của phụ nữ là người mẹ, người lao động và người bảo vệ đất nước , tuỳ theo ảnh hưởng của phụ nữ đối với từng quốc gia. Đối với Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ luôn đóng một vai trò trọng yếu. Vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước, phụ nữ Việt Nam trở thành lực lượng lao động chính. Với truyền thống yêu nước, lao động cần và sáng tạo, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quần chúng hùng hậu của cách mạng. Phụ nữ Việt Nam luôn có khát vọng tự do, hòa bình, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và đồng hành cùng sự phát triển, đi lên của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thành công trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Tuy nhiên, trước yêu cầu tình hình mới ở trong nước và thế giới, người phụ nữ cần phải đổi mới tư duy nhận thức, nâng cao trình độ mọi mặt để làm tròn trách nhiệm, vai trò của người phụ nữ và nâng cao vị thế của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong những năm qua, những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội của đất nước đã giúp cho đại bộ phận các gia đình Việt Nam nâng cao mức sống, cải thiện đời sống gia đình; nhiều gia đình đã thoát khỏi đói nghèo, một bộ phận gia đình có mức sống khá giả; phụ nữ đã dần được bình đẳng với chồng con trong gia đình, với nam giới ngoài xã hội. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xã hội bức xúc như: vấn đề khám chữa bệnh và học hành của con cái, tệ nạn xã hội gia tăng đang là mối lo của nhiều gia đình. Việc bảo vệ gia đình khỏi các tệ nạn xã hội, lo liệu nuôi dạy con cái nên người, tạo dựng cuộc sống gia đình no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc đòi hỏi người phụ nữ với vai trò người mẹ người vợ không chỉ bằng tình thương trách nhiệm, sự nhân hậu hy sinh mà phải cả ở tri thức, sự hiểu biết và gương mẫu. Trong thành tựu chung của các cấp Hội phụ nữ cả nước, công tác hội và phong trào phụ nữ huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã có sự phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong huyện. Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà có sự đóng góp không nhỏ của các tầng lớp phụ nữ. Đặc biệt, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ngày nay, vai trò của phụ nữ càng trở nên quan trọng. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đang là yêu cầu bức thiết hiện nay. Là một cán bộ của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương, sau khi học xong chương trình cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị khu vực I, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay” làm chuyên đề tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở lý luận, đề tài đánh giá, phân tích thực trạng phong trào phụ nữ huyện trong những năm qua, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong thời gian tới. Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt mục tiêu nghiên cứu, luận văn khái quát một số vấn đề lý luận về phụ nữ; phân tích thực trạng chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương thời gian qua, đặc biệt là đánh giá được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong những năm tiếp theo. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ và công tác vận động phụ nữ trên địa bàn huyện Quảng Xương. Số liệu tham khảo chủ yếu từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra để đạt mục đích nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học trong quá trình nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương thời gian tới B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG 1.1. CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vị trí, vai trò của phụ nữ Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xoá bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới tự do, bình đẳng. Cuộc cách mạng to lớn và triệt để như vậy, không thể thiếu lực lượng phụ nữ tham gia. Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên tiến của thời đại ngày nay đã chỉ ra nguồn gốc của bất công, của áp bức, bóc lột, của sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, đồng thời chỉ ra con đường giải phóng phụ nữ, động viên lực lượng phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cách mạng. Với hơn một nửa dân số, phụ nữ đã và đang góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng của mỗi nước và trên toàn thế giới. Bất cứ ở nơi đâu và giai đoạn lịch sử nào, phụ nữ trên toàn thế giới cũng ra sức đoàn kết, đấu tranh cho bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ, vì mục tiêu hội nhập và phát triển. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, sự tiến bộ của xã hội sẽ chậm lại nếu trong xã hội có một bộ phận đông đảo người bị áp bức bóc lột, bị hạn chế hoặc bị loại trừ. Vì vậy vấn đề giải phóng phụ nữ đã được đặt ra từ rất lâu. Từ giữa thế kỷ thứ XIX chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã góp phần rất quan trọng trong việc giải phóng phụ nữ. Thực hiện bình đẳng nam nữ là một trong những nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Trong sự nghiệp cách mạng đó không thể thiếu vai trò của phụ nữ. Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ trên phương diện này; theo đó, trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia. Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức. Bởi vậy, không bao giờ họ đứng ngoài và không thể đứng ngoài cuộc đấu tranh giải phóng con người. Từ thực tế lịch sử đó, Các Mác đã khái quát: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là bộ phận khăng khít, gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Ph.Ăngghen nhấn mạnh: "Sự nghiệp giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn chưa được tự do, vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội và còn bị bó hẹp trong việc riêng tư của gia đình" (1) . Vai trò to lớn của phụ nữ còn được đề cao trong công cuộc giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội: muốn giải phóng giai cấp, xoá bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi, thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giải phóng phụ nữ. Phụ nữ là một nửa của nhân loại, nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì sự nghiệp của giai cấp vô sản chưa thực hiện được. Không huy động được phụ nữ tham gia thì cách mạng không thể thắng lợi. Là người bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác - Ăngghen, Lênin cũng đánh giá cao vai trò của phụ nữ với sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: "Chừng nào mà người phụ nữ không những không được quyền tự do tham gia đời sống chính trị nói chung, mà cũng chưa được gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho cả mọi người thì chừng ấy chưa nói đến chủ nghĩa xã hội được, cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững" (2) . Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và con người, vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ là trách nhiệm của ( 1) CMác - Ăngghen tuyển tập, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội, Tr 516 ( 2) Lênin toàn tập, T24, NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr. 737. toàn xã hội. Hơn ai hết, phụ nữ là người trực tiếp đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình, đòi quyền bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc cho chính mình. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là ngọn đèn pha, là vũ khí sắc bén trên con đường đấu tranh giành thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình người đã viết nhiều, nói nhiều về vai trò của phụ nữ và đề ra các biện pháp hữu hiệu để giải phóng phụ nữ. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò to lớn của phụ nữ với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người viết: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" (3) . Hơn ai hết, người chứng kiến sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong thời kỳ phong kiến, áp bức, bóc lột. Chính những khổ đau của người mẹ, người chị thân yêu của Bác đã nhân lên thành yêu thương, mối cảm thông sâu sắc với phụ nữ, trẻ em, người già cô đơn. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng nho giáo, song người cũng hiểu rằng "tam tòng", "tứ đức", là những gánh nặng đè lên tấm thân gầy yếu của người phụ nữ. Người khẳng định: "Nếu không giải phóng phụ nữ thì sẽ không giải phóng phần nửa loài người, nếu không giải phóng phụ nữ tức là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa" (4) . Người đã chỉ rõ chính phụ nữ là lực lượng cách mạng to lớn tự giải phóng mình và giải phóng đất nước. Bác nói: "Xem trong lịch sử cách mệnh, chẳng có lần nào mà chẳng có đàn bà con gái tham gia. Vậy nên, muốn thế giới cách mạng thành công thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước" (5) . ( 3 ) HCM toàn tập, T6, NXB Chính trị Quốc gia, 1995, tr. 431. ( 4) HCM toàn tập, T6, NXB Chính trị Quốc gia, 1995, tr. 47. ( 5) HCM toàn tập, T2, NXB Chính trị Quốc gia, 1984, tr. 217. [...]... LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THỜI GIAN QUA 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương Hệ thống tổ chức Hội LHPN được thành lập tương ứng với hệ thống đơn vị hành chính nhà nước, gồm: Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ huyện (thành phố), Hội liên hiệp phụ nữ xã (phường, thị trấn) Hội liên hiệp phụ nữ có mối... bộ chi hội trưởng, các chi hội phó và cán bộ tổ phụ nữ Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Hội phụ nữ các cấp trong huyện như sau: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hội Liên hiệp phụ nữ xã, thị trấn Hội trực thuộc Chi hội phụ nữ thôn, Khối phố Các tổ phụ nữ Công tác tập hợp và phát triển hội viên: - Tổng số hộ có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên: 30.502 hộ - Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là: 38.232 - Tổng số hội viên:... lãnh đạo Hội cần phải cố gắng vươn lên, bởi vậy, công tác phụ nữ phải được đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Đó cũng là cơ sở để giải quyết những vấn đề có tính chiến lược lâu dài nhằm đạt mục tiêu "Vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ" CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG Quảng Xương là... nhau như: Hội phụ nữ giải phóng (năm 1930 - 1931), Hội phụ nữ dân chủ (1934 - 1936), hội phụ nữ phản đế (1939), Hội phụ nữ cứu quốc (1941) và ngày nay được gọi là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã viết lên những trang sử vô cùng vẻ vang và oanh liệt Hội luôn luôn phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ Hội LHPN... - Hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên: 22.837 - Hội viên là công nhân viên chức : 6.350 hội viên - Hội viên nòng cốt: 18.012 2.2.2 Chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương 2.2.2.1 Những kết quả đã đạt được Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội các cấp, trong những năm qua, Hội LHPN Quảng Xương đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực triển khai các hoạt động, ... đạo của Đảng thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị Đảng ta xác định nội dung, phương thức, nhiệm vụ công tác phụ vận của những thời điểm lịch sử khác nhau đã phát huy cao độ tiềm năng của lực lượng phụ nữ để họ đóng góp một cách xứng đáng vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta 1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VÀ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG 1.2.1 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong. .. lên rằng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là việc riêng của phụ nữ mà bao gồm tổng hợp nguồn lực của Đảng, chính quyền, các đoàn thể, toàn xã hội đến từng gia đình Đây là quan điểm rất mới của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề của phụ nữ và giải phóng phụ nữ trong giai đoạn hiện nay Đây cũng là sự phối hợp giữa các lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ trên hai phương diện Trước... làm giàu chính đáng, trong đó có nhiều mô hình nổi bật như: PN làm kinh tế trang trại (Quảng Phong, Quảng Đức ), nuôi trồng thủy sản (Quảng Trung, Quảng Chính ), PN làm kinh tế doanh nghiệp (Quảng Thạch, Quảng Nham, Quảng Châu )… Đặc biệt, mô hình các làng nghề truyền thống đang được khôi phục, phát triển cả về số lượng và chất lượng: nghề chiếu cói (Quảng Vọng, Quảng Trường, Quảng Khê ); nghề mây... chức ra đoàn thể phụ nữ Hiệp hội, mục đích là mưu quyền lợi cho phụ nữ, triệt để giải phóng họ Quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ một lần nữa lại được khẳng định trong Hiến pháp 1992: "Công dân nam - nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình… Nhà nước tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt để phụ nữ có thể không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội" Trải qua... chi hội với 39.268 gia đình cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện; sơ kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình ra 41/41 xã, thị trấn Hội viên PN trong toàn huyện là lực lượng đi đầu trong việc thực hiện công tác VSMT, bảo vệ môi trường sinh thái Nhiều đơn vị xây dựng được mô hình có hiệu quả như: Hội PN xã Quảng Cát vận động 100% hội viên dùng nguồn nước sạch, nước máy để sinh hoạt Hội PN Quảng Châu, Quảng . tài: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay làm chuyên đề tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của. phát triển của phụ nữ& quot;. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG Quảng Xương là một. chất lượng hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quảng Xương trong những năm tiếp theo. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ và công

Ngày đăng: 27/08/2014, 12:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của phụ nữ

    • CHƯƠNG 1

    • CHƯƠNG 2

    • THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

    • CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

    • CHƯƠNG 3

    • MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

    • CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

    • HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ

    • HUYỆN QUẢNG XƯƠNG THỜI GIAN TỚI

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • Trình độ chuyên môn

    • 1.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của phụ nữ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan