Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện.Các mạng thế hệ mới và truyền thông đa phương tiện.QoS

22 950 3
Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện.Các mạng thế hệ mới và truyền thông đa phương tiện.QoS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiệnCác hệ thống multimedia xử lý dữ liệu liên tục (như là video, âm thanh), và dữ liệu rời rạc được mã hoá (như là đồ hoạ, text), do đó đòi hỏi các hệ thống multimedia phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng dịch vụ nhất định để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào loại phương tiện được sử dụng, khuôn dạng dùng để mã hoá dữ liệu, ứng dụng và loại ứng dụng.Ví dụ, chất lượng dịch vụ của một hội thảo video thì khác so với QoS của một ứng dụng phục hồi dữ liệu video, bởi vì trong một cuộc hội thảo video thì yêu cầu về thời gian trễ là nhỏ, còn trong ứng dụng phục hồi dữ liệu thì điều này không quá quan trọng.Để đảm bảo các yêu cầu của các ứng dụng trong các hệ thống multimedia, trước tiên ta cần phải biết được tất cả các tài nguyên mà các ứng dụng sử dụng, bao gồm các tài nghiên xử lý cục bộ và các tài nguyên hệ thống dùng để truyền một luồng media:Băng thôngCác thiết bị vào ra, bao gồm cá các ổ đĩa cứng chứa file hệ thốngNetwork adapter và các tài nguyên mạng dùng để truyền các gói dữ liệu giữa các nodeCác CPU dùng để chạy ứng dụng và phần mềm giao thứcBộ đệm dùng để lưu trữ phần mềm và dữ liệuCác tài nguyên đó thường được chia thành 2 loại:Tài nguyên động: CPU, bus, network adapter, các hệ thống vào ra, đường truyền..Tài nguyên tĩnh: bộ nhớ của các host, các hệ thống trung gian như là router, hoặc switch (xem hình 1.1).Để phân phối một mức cụ thể đến một ứng dụng, hệ thống phải có các tài nguyên phù hợp, và các tài nguyên đó cần có cơ chế quản lý hiệu quả để sẵn sàng phục vụ ứng dụng khi ứng dụng cần sử dụng các tài nguyên đó. Do sự phát triển các công nghệ, các tài nguyên hệ thống đã dần dần đáp ứng được các yêu cầu của các ứng dụng mới, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khan hiếm tài nguyên, do đó việc xây dựng một cơ chế thích hợp để quản lý các tài nguyên là rất cần thiết. II.Các mạng thế hệ mới và truyền thông đa phương tiện2.1.Tổng quan về mạng thế hệ mới (Next generation network NGN)a.Định nghĩaNGN là bươc tiếp theo trong lĩnh vực truyền thong thế giới, truyền thống được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: Mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu (Internet).NGN hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển.b.Loại hình thúc đẩy sự ra đời của NGNDịch vụ truyền thông thời gian thực (realtime services) và phi thời gian thực (non realtime services )Dịch vụ nội dung (content services )Các hoạt động giao dịch (transaction )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP : DH TINK3 Bài Thảo Luận Truyền thông đa phương tiện Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ.Trần Bích Thảo Đề tài : Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện.Các mạng thế hệ mới và truyền thông đa phương tiện.QoS Sinh viên thực hiện : Nguyễn Duy Trung Bùi Vĩnh Tiến Lê Ngọc Hùng I. Đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện Các hệ thống multimedia xử lý dữ liệu liên tục (như là video, âm thanh), và dữ liệu rời rạc được mã hoá (như là đồ hoạ, text), do đó đòi hỏi các hệ thống multimedia phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng dịch vụ nhất định để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào loại phương tiện được sử dụng, khuôn dạng dùng để mã hoá dữ liệu, ứng dụng và loại ứng dụng. Ví dụ, chất lượng dịch vụ của một hội thảo video thì khác so với QoS của một ứng dụng phục hồi dữ liệu video, bởi vì trong một cuộc hội thảo video thì yêu cầu về thời gian trễ là nhỏ, còn trong ứng dụng phục hồi dữ liệu thì điều này không quá quan trọng. Để đảm bảo các yêu cầu của các ứng dụng trong các hệ thống multimedia, trước tiên ta cần phải biết được tất cả các tài nguyên mà các ứng dụng sử dụng, bao gồm các tài nghiên xử lý cục bộ và các tài nguyên hệ thống dùng để truyền một luồng media:  Băng thông  Các thiết bị vào ra, bao gồm cá các ổ đĩa cứng chứa file hệ thống  Network adapter và các tài nguyên mạng dùng để truyền các gói dữ liệu giữa các node  Các CPU dùng để chạy ứng dụng và phần mềm giao thức  Bộ đệm dùng để lưu trữ phần mềm và dữ liệu Các tài nguyên đó thường được chia thành 2 loại:  Tài nguyên động: CPU, bus, network adapter, các hệ thống vào ra, đường truyền  Tài nguyên tĩnh: bộ nhớ của các host, các hệ thống trung gian như là router, hoặc switch (xem hình 1.1). Để phân phối một mức cụ thể đến một ứng dụng, hệ thống phải có các tài nguyên phù hợp, và các tài nguyên đó cần có cơ chế quản lý hiệu quả để sẵn sàng phục vụ ứng dụng khi ứng dụng cần sử dụng các tài nguyên đó. Do sự phát triển các công nghệ, các tài nguyên hệ thống đã dần dần đáp ứng được các yêu cầu của các ứng dụng mới, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khan hiếm tài nguyên, do đó việc xây dựng một cơ chế thích hợp để quản lý các tài nguyên là rất cần thiết. II. Các mạng thế hệ mới và truyền thông đa phương tiện II.1. Tổng quan về mạng thế hệ mới (Next generation network - NGN) a. Định nghĩa NGN là bươc tiếp theo trong lĩnh vực truyền thong thế giới, truyền thống được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: Mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu (Internet).NGN hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển. b. Loại hình thúc đẩy sự ra đời của NGN - Dịch vụ truyền thông thời gian thực (real-time services) và phi thời gian thực (non real-time services ) - Dịch vụ nội dung (content services ) - Các hoạt động giao dịch (transaction ) Đến lượt mình NGN tạo điều kiện để các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường khả năng kiểm soát, tính bảo mật, và độ tin cậy trong khi giảm thiểu được chi phí vận hành c. Nguyên nhân xuất hiện NGN - Thứ nhất : do các nhà khai thác dịch vụ cạnh tranh và các nhà khai thác cấp trên cùng phụ thuộc vào tập hữu hạn các sản phẩm tổng đài điện thoại nội hạt, chính điều đó buộc họ phải cing cấp các dịch vụ giống nhau - Thứ hai : Do ngày càng nhiều lưu lượng dữ liệu chảy vào mạng Internet nên cần phải có một giải pháp mới . Nên các nhà cung cấp dịch vụ hướng tới xây dựng một mạng thế hệ mới Next Generation Network – NGN d. Vấn đề cần giải quyết của mạng thế hệ mới - Vấn đề báo hiệu và điều khiển trên nhiều loại giao thức khác nhau cho hội tụ thông tin thoại, fax, số liệu, đa phương tiện. - Vấn đề kết nối với mạng chuyển mạch kênh hiện hữu, đặc biệt là kết nối phần báo hiệu - Vấn đề phát triển dịch vụ Giải pháp cốt lõi trong mạng NGN chính là công nghệ Softswitch công nghệ chuyển mạch mềm II.2. Mạng NGN a. Cấu trúc vật lý Cấu trúc mạng NGN bao gồm 5 lớp chức năng (hình 2.2.1) : - Lớp ứng dụng / dịch vụ : cung cấp các ứng dụng dịch vụ như dchj vụ mạng thông minh IN, trả tiền trước, giái trị gia tăng,… - Lớp điều khiển : gồm các hệ thống điều khiển kết nối cuộc gọi giữa các thuê bao - Lớp chuyển tải dịch vụ : gồm các nút chuyển mạch và các hệ thống truyền dẫn - Lớp truy nhập dịch vụ : gồm các thiết bị truy nhập cung cấp các cổng kết nối với thiết bị đầu cuối - Lớp quản lý : là lớp đặc biệt xuyên suốt các lớp trên Các chức năng quản lý được chú trọng là : quản lý mạng, quản lý dịch vụ, quản lý kinh doanh . b. Các dịch vụ trong mạng NGN - Dịch vụ thoại (Voice Telephony): như chờ cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, gọi ba bên, - Dịch vụ dữ liệu (Data Service) - Dịch vụ đa phương tiện (Multimedia Service): cho phép người tham gia tương tác với nhau qua thoại, video, dữ liệu cho phép vừa nói chuyện vừa hiển thị thông tin - Dịch vụ sử dụng mạng riêng ảo (VPN): thoại qua mạng riêng ảo cải thiện khả năng mạng, cho phép các tổ chức phân tán về địa lý - Tính toán mạng công cộng (PNC – Public network computing) - Bản tin hợp nhất (Unified Messaging) - Mô giới thông tin (Information Brokering) - Thương mại điện tử (E-commerce) - Các dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Center Service) - Trò chơi tương tác trên mạng (Interactive Gaming) - Thực tế ảo phân tán (Distributed Vitual Reality) - Quản lý tại nhà (Home Manager) II.3. Công nghệ VoIP (Voice over Internet Protocol) Cho phép thực hiện cuộc gọi dùng máy tính qua mạng dữ liệu internet. VoIP chuyển đổi tín hiệu thoại từ điện thoại tương tự vào tín hiệu số trước khi truyền qua internet sau đó chuyể đổi ngược lại ở đầu nhận VoIP cho phép tạo cuộc gọi đường dài qua mạng IP có sẵn thay vì phải được truyền qua mạng PSTN (Public Switched Telephone Network) II.3.1. VoIP hoạt động như thế nào? Cách đây nhiều năm chúng ta đã khám phá ra cách gửi tín hiệu đến một máy đích ở xa bằng tín hiệu số bằng cách: trước khi gửi,chúng ta sẽ số hóa tín hiệu bằng ADC(Analog to Digital Converter-Thiết bị chuyển đổi tín hiệu tuần tự sang tín hiệu số)sau đó truyền đi và tại đầu nhận sẽ chuyển đổi ngược lại với DAC(Digital to Analog Converter-Thiết bị chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tuần tự) để sử dụng. VoIP cũng làm việc giống như vậy,số hóa âm thanh thành các gói dữ liệu,gửi dữ liệu đi và chuyển đổi chúng lại thành dạng âm thanh tại đầu nhận. Khi nói vào ống nghe hay microphone,giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ,đó là tín hiệu analog.Tín hiệu analog sẽ được chuyển đổi sang tín hiệu số nhờ vào một số thuật toán đặc biệt để chuyển đổi.Những tín hiệu khác nhau sẽ có cách chuyển đổi khác nhau như VoIP phone hay softphone,nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần một TA(Telephone Adapter),sau đó giọng nói được số hóa sẽ được đóng thành gói tin và được gửi qua mạng IP. Định dạng số có thể được điều khiển tốt hơn:chúng ta có thể nén,định tuyến,chuyển đổi nó sang định dạng mới và hơn nữa tín hiệu số thì ít nhiễu hơn tín hiệu analog. Mặc dù khái niệm về VoIP là đơn giản nhưng thực hiện và ứng dụng VoIP là phức tạp.Để gửi voice,thông tin phải được tách biệt thành những gói(packet)giống như dữ liệu.Gói là những phần thông tin được chia nhỏ để dễ dàng cho việc gửi gói cũng như có thể dùng kỹ thuật nén gói để tiết kiệm băng thông thông qua những tiến trình codec(compressor/de_compressor). II.3.2. Những điểm thuận lợi của VoIP so với PSTN. Với kỹ thuật VoIP, bạn có thể nói chuyện toàn thời gian với người bạn muốn(điều cần thiết là những người khác cũng phải kết nối internet tại cùng thời điểm),cho đến khi nào bạn muốn(không phụ thuộc vào chi phí) và thêm vào đó,bạn có thể nói chuyện với nhiều người tại cùng một thời điểm. Trước đây khi dựa vào giao tiếp thoại trên PSTN,trong suốt kết nối giữa hai điểm,đường kết nối chỉ dành riêng cho bên thực hiện cuộc gọi.Không có thông tin khác có thể truyền qua đường truyền này mặc dù vẫn thừa lượng băng thông sẵn dùng. Nhưng ngày nay, điều đó đã không còn là vấn đề nữa, với sự phát triển nhanh chóng và được sử dụng rộng rãi của IP,chúng ta đã tiến rất xa trong khả năng giảm chi phí trong việc hỗ trợ truyền thoại và dữ liệu.Giải pháp tích hợp thoại vào mạng dữ liệu,và cùng hoạt động bên cạnh với hệ thống PBX hiện tại hay những thiết bị điện thoại khác đã đơn giản cho việc mở rộng khả năng thoại cho những vị trí ở xa.Traffic thoại thực chất sẽ dược mang tự do(free)bên trên cơ sở hạ tầng và thiết bị phần cứng có sẵn. II.3.3. Các giao thức được sử dụng trong VoIP. a. Giao thức H.323 H.323: là giao thức được phát triển bởi ITU-T (International Telecommunication Union Telecommunication Standardization Sector). H.323 ban đầu được sử dụng cho mục đích truyền các cuộc hội thoại đa phương tiện trên các mạng LAN, nhưng sau đó H.323 đã tiến tới trở thành 1 giao thức truyền tải VoIP trên thế giới. Giao thức này chuyển đổi các cuộc hội thoại voice, video, hay các tập tin và các ứng dụng đa phương tiện cần tương tác với PSTN. Là giao thức chuẩn, bao trùm các giao thức trước đó như H.225,H.245, H.235,… Các thành phần hoạt động trong giao thức H.323: có 4 thành phần : - Terminal: là 1 PC hay 1 IP phone đang sử dụng giao thức H.323 - Gateway: Là cầu nối giữa mạng H.323 với các mạng khác như SIP, PSTN,… - GateKeeper: đóng vai trò là những điểm trung tâm ( focal points) trong mô hình mạng H.323. Các dịch vụ nền sẽ quyết định việc cung cấp địa chỉ (addressing), phân phát băng thông (bandwidth),cung cấp tài khoản, thẩm định quyền ( authentication) cho các terminal và gateway… - Mutipoint control unit (MCU): hỗ trợ việc hội thoại đa điểm (conference)cho các máy terminal ( 3 máy trở lên )trong mạng H.323 b. Giao thức SIP (Session Initiation Protocol) SIP: (Session Initiation Protocol) được phát triển bởi IETF ( Internet Engineering Task Force) MMUSIC ( Multiparty Multimedia Session Control) Working Group (theo RFC 3261). Các thành phần trong SIP network : 1 mạng SIP bao gồm các End Points, Proxy, Redirect Server, Location Server và Registrar. Các gói tin SIP sẽ được gửi thông qua các Proxy Server hay các Redirect Server. Proxy Server dựa vào tiêu đề “to” trên gói tin để liên lạc với server cần liên lạc rồi gửi các pacckets cho máy người nhận. Các redirect server đồng thời gửi thông tin lại cho người gửi ban đầu. Phương thức hoạt động của SIP network : SIP là mô hình mạng sử dụng kiểu kết nối 3 hướng ( 3 way handshake method) trên nền TCP. c. Tính bảo mật của VoIP VoIP được đưa vào sử dụng rộng rãi khi công nghệ tích hợp giọng nói và dữ liệu phát triển. Do sử dụng chung các thành phần thiết bị chung với môi trường truyền dữ liệu mạng ( data network), VoIP cũng chịu chung với các vấn đề về bảo mật vốn có của mạng data. Nghe lén cuộc gọi ( EavesDropping of phone conversation): Nghe lén qua công nghệ VoIP càng có nguy cơ cao do có nhiều node trung gian trên đường truyền giữa 2 người nghe và người nhận. Kẻ tấn công có thể nghe lén được cuộc gọi bằng cách tóm lấy các gói tin IP đang lưu thông qua các node trung gian. Truy cập trái phép ( Unauthorized access attack) : Kẻ tấn công có thể xâm phạm các tài nguyên trên mạng do nguyên nhân chủ quan của các admin. Nếu các mật khẩu mặc định của các gateway và switch không được đổi thì kẻ tấn công có thể lợi dụng để xâm nhập. Caller ID spoofing :Caller ID là 1 dịch vụ cho phép user có thể biết được số của người gọi đến. Caller ID spoofing là kỹ thuật mạo danh cho phép thay đổi số ID của người gọi bằng những con số do user đặt ra. II.4. Chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS – Multiprotocol Label Switching) a. Tổng quan MPLS MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp ba và chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi (core) và định tuyến tốt ở mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label). MPLS là một phương pháp cải tiến việc chuyển tiếp gói trên mạng bằng các nhãn được gắn với mỗi gói IP, tế bào ATM, hoặc frame lớp hai. Phương pháp chuyển mạch nhãn giúp các Router và MPLS-enable ATM switch ra quyết định theo nội dung nhãn tốt hơn việc định tuyến phức tạp theo địa chỉ IP đích. MPLS kết nối tính thực thi và khả năng chuyển mạch lớp hai với định tuyến lớp ba. Cho phép các ISP cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần phải bỏ đi cơ sở hạ tầng sẵn có. Cấu trúc MPLS có tính mềm dẻo trong bất kỳ sự phối hợp với công nghệ lớp hai nào. MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp hai, triển khai hiệu quả các dịch cụ IP trên một mạng chuyển mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa nguồn và đích trên một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc mạng, Các ISP có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác nhau và đạt được hiệu quả cạnh tranh cao. b. Đặc điểm mạng MPLS - Không có MPLS API, cũng không có thành phần giao thức phía host. - MPLS chỉ nằm trên các router. - MPLS là giao thức độc lập nên có thể hoạt động cùng với giao thức khác IP như IPX, ATM, Frame Relay,… - MPLS giúp đơn giản hoá quá trình định tuyến và làm tăng tính linh động của các tầng trung gian. c. Phương thức hoạt động - Thay thế cơ chế định tuyến lớp ba bằng cơ chế chuyển mạch lớp hai. MPLS hoạt động trong lõi của mạng IP. Các Router trong lõi phải enable MPLS trên từng giao tiếp. Nhãn được gắn thêm vào gói IP khi gói đi vào mạng MPLS. Nhãn được tách ra khi gói ra khỏi mạng MPLS. Nhãn (Label) được chèn vào giữa header lớp ba và header lớp hai. Sử dụng nhãn trong quá trình gửi gói sau khi đã thiết lập đường đi. MPLS tập trung vào quá trình hoán đổi nhãn (Label Swapping). Một trong những thế mạnh của khiến trúc MPLS là tự định nghĩa chồng nhãn (Label Stack). - Công thức để gán nhãn gói tin là: Network Layer Packet + MPLS Label Stack - Không gian nhãn (Label Space): có hai loại. Một là, các giao tiếp dùng chung giá trị nhãn (per-platform label space). Hai là, mỗi giao tiếp mang giá trị nhãn riêng, (Per-interface Label Space). - Bộ định tuyến chuyển nhãn (LSR – Label Switch Router): ra quyết định chặng kế tiếp dựa trên nội dung của nhãn, các LSP làm việc ít và hoạt động gần giống như Switch. - Con đường chuyển nhãn (LSP – Label Switch Path): xác định đường đi của gói tin MPLS. Gồm hai loại: Hop by hop signal LSP - xác định đường đi khả thi nhất theo kiểu best effort và Explicit route signal LSP - xác định đường đi từ nút gốc. d. Một số ứng dụng của MPLS - MPLS VPN: Nhà cung cấp dịch cụ có thể tạo VPN lớp 3 dọc theo mạng đường trục cho nhiều khách hàng, chỉ dùng một cơ sở hạ tầng công cộng sẵn có, không cần các ứng dụng encrytion hoặc end-user. - MPLS Traggic Engineer: Cung cấp khả năng thiết lập một hoặc nhiều đường đi để điều khiển lưu lượng mạng và các đặc trưng thực thi cho một loại lưu lượng - MPLS QoS (Quality of service): Dùng QoS các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ với sự đảm bảo tối đa về QoS cho khách hàng. II.5. Công nghệ Winmax a. Khái niệm WiMax là một mạng không dây băng thông rộng viết tắt là Worldwide Interoperability for Microwave Access. WiMax ứng dụng trong thiết bị mạng Internet dành số lượng người sủ dụng lớn thêm vào đó giá thành rẻ. WiMax được thiết kế dựa vào tiêu chuẩn IEEE 802.16. WiMax đã giải quyết tốt nhất những vấn đề khó khăn trong việc quản lý đầu cuối b. Đặc điểm - Cấu trúc mềm dẻo : WiMAX hỗ trợ các cấu trúc hệ thống bao gồm điểm – đa điểm, công nghệ lưới (mesh) và phủ sóng khắp mọi nơi - Triển khai nhanh : So sánh với triển khai các giải pháp có dây, WiMAX yêu cầu ít hoặc không có bất cứ sự xây dựng thiết lập bên ngoài - Dịch vụ đa mức - Tính tương thích : WiMAX dựa vào quốc tế, các chuẩn không có tính chất rõ rệt nhà cung cấp, tạo ra sự dễ dàng đối với người dùng cuối cùng để truyền tải và sử dụng - Di động : - Lợi nhuận - Hoạt động NLOS - Phủ sóng rộng hơn : WiMAX hỗ trợ động nhiều mức điều chế, bao gồm BPSK, QPSK, 16QAM, 64QAM. - Dung lượng cao : Có thể đạt được dung lượng 75 Mbit/s cho các trạm gốc với một kênh 20 MHz trong các điều kiện truyền sóng tốt nhất. - Tính mở rộng : Chuẩn 802.16 -2004 hỗ trợ các dải thông kênh tần số vô tuyến (RF) mềm dẻo và sử dụng lại các kênh tần số này như là một cách để tăng dung lượng mạng - Bảo mật c. Các chuẩn Winmax - Chuẩn IEEE 802.16 – 2001. - Chuẩn IEEE 802.16a. [...]... bảo chất lượng dịch vụ Có thể định nghĩa chất lượng dịch vụ dựa trên hai quan điểm: chất lượng dịch vụ theo quan điểm đánh giá của người sử dụng cuối và chất lượng dịch vụ theo quan điểm mạng Đối với người sử dụng, chính là sự thỏa mãn về chất lượng dịch vụ người đó nhận được từ nhà cung cấp mạng cho một loại hình dịch vụ hoặc một ứng dụng mà người đó thuê bao 1.2 Yêu cầu QoS cho truyền thông đa phương. .. năng QoS 1.1 Khái niệm QoS Chất lượng dịch vụ là một vấn đề khó định nghĩa chính xác và theo cách định lượng, bởi vì nhìn từ các góc độ khác nhau người ta có thể có quan điểm về chất lượng dịch vụ khác nhau Ví dụ, với người sử dụng dịch vụ thoại, chất lượng dịch vụ cung cấp tốt khi thoại được rõ ràng, tức là chúng ta phải đảm bảo tốt về giá trị tham số trễ, biến thiên độ trễ và giá trị tham số mất gói... cậy của hệ thống b Bảo mật Bảo mật là một thông số mới trong danh sách QoS, nhưng lại là một thông số quan trọng Hầu hết các công cụ và chính sách bảo mật đều liên quan tới tính riêng tư, sự tin cậy và xác thực khách và chủ Các công cụ và chính sách bảo mật thường được gắn với các phương pháp mật mã (gồm cả mã hoá và giải mã) 2 CÁC MÔ HÌNH ĐẢM BẢO QoS CHO TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 2.1 Mô hình IntServ... trong truyền số liệu ở ngân hàng thì điều tối quan trọng là độ tin cậy, có thể chấp nhận trễ lớn, biến thiên độ trễ lớn, nhưng thông số mất gói tin, độ bảo mật kém thì không thể chấp nhận được Với các dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao như nghe nhạc, xem phim trực tuyến, VoIP,… được truyền trên mạng thì quá trình phát và nhận theo thời gian thực đòi hỏi phải triển khai một mạng có hỗ trợ việc đảm bảo. .. nghệ mạng peer to peer a Khái quát về công nghệ Mạng ngang hàng là một kiểu mạng được thiết kế cho các thiết bị trong đó có chức năng và khả năng của các thiết bị đó là như nhau Mạng ngang hàng đơn giản cũng được biết đến bằng việc so sánh với mạng Client/Server, mạng mà trong đó chứa các thiết bị chịu trách nhiệm cung cấp hay phục vụ thông tin mạng và các thiết bị khác sẽ sử dụng các tài nguyên mạng. .. số lượng gói bị mất trên tổng số gói tin đưa vào mạng trong quá trình truyền Mất gói tin thường do hai nguyên nhân chính: gói tin bị loại bỏ do mạng bị tắc nghẽn và do bị lỗi trên đường truyền 1.3.4 Một số tham số khác: a Tính sẵn sàng – độ tin cậy Để xác định độ ổn định của hệ thống người ta thường xác định độ khả dụng của hệ thống, nhìn từ khía cạnh mạng thì nó chính là độ tin cậy của hệ thống b Bảo. .. Mạng ngang hàng phổ biến ở trong những mạng LAN nhỏ, điển hình là mạng Window gia đình Mạng ngang hàng trên Internet đã đạt được nhiều thành công nhất định đặc biệt trong dịch vụ chia sẻ file (như Napster) Tuy nhiên, nhiều dịch vụ chia sẻ file, kể cả Napster, trên thực tế được tích hợp trong cả mạng ngang hàng lẫn mạng Client/Server Về mặt kỹ thuật, đây được gọi là các mạng lai (Hybrid) b Ưu điểm và. .. tắc nghẽn trong mạng 1.3 Các tham số hiệu năng chủ yếu của mạng liên quan đến việc đảm bảo QoS 1.3.1 Băng thông (bandwidth) Băng thông biểu thị tốc độ truyền dữ liệu cực đại có thể đạt được giữa hai điểm kết nối hay là số lượng bit trên giây mà mạng sẵn sàng cung cấp cho các ứng dụng 1.3.2 Độ trễ (delay) và biến thiên độ trễ (jitter) a Độ trễ (delay) Trễ liên quan chặt chẽ với băng thông Với các ứng... điểm : + Các peer tham gia vào mạng có thể đóng góp tài nguyên chia sẻ với nhau, tài nguyên có thể riêng lẻ và có thể truy cập tài nguyên ở bất các các nodes nào trong mạng + Các peer đóng vai tròn như cả Client khi truy vấn thông tin và Server khi cung cấp thông tin + Không cần Server riêng, khi hệ thống càng mở rộng thì khả năng hoạt động càng tốt + Chi phí thấp, dễ cài đặt và bảo trì - Nhược điểm :... vài mạng, có thể phân tán về mặt địa lý nhưng cùng được quản lý bởi một nhà quản trị 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO QoS CHO TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN 3.1 Phương pháp bỏ đuôi - DropTail DropTail là cách thức quản lý hàng đợi đơn giản, truyền thống dựa vào cơ chế FIFO Tất cả các gói tin đến được xếp vào hàng đợi, khi hàng đợi đầy thì những gói tin đến sau sẽ bị loại bỏ Giải thuật này có những nhược điểm

Ngày đăng: 27/08/2014, 10:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan