Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế

47 1.4K 8
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cây sắn (Manihot esculenta) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993)1. Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965) 1. Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993)1. Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Sắn đồng thời cũng là cây dùng làm thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên toàn thế giới, sắn cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Năm 2005, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích sắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 10,87 tấn ha, sản lượng 203,34 triệu tấn. Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). (FAO, 2007)2.

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây sắn (Manihot esculenta) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993)[1]. Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965) [1]. Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993)[1]. Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Sắn đồng thời cũng là cây dùng làm thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên toàn thế giới, sắn cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Năm 2005, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích sắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 10,87 tấn/ ha, sản lượng 203,34 triệu tấn. Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). (FAO, 2007)[2]. Ở Việt Nam, cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ XXI. Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng, được chính phủ và các địa phương quan tâm phát triển. Cả nước hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào hoạt động với tổng công suất chế biến 2,2 - 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/ năm và 7 nhà 1 máy đang được xây dựng. Hướng sử dụng nguyên liệu sắn để làm cồn sinh học (bio ethanol) đang được quan tâm. Năm 2006, diện tích sắn toàn quốc đạt 474,8 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 16,25 tấn/ha, sản lượng 7,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2007)[2]. Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tinh bột sắn hiện nay của chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp RIAM đã thiết kế, chế tạo thành công dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột sắn và đang áp dụng ở Phú Thọ, Thái Nguyên. Do đó, việc nắm vững cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cũng như xác định được nguyên nhân gây hư hỏng để có biện pháp khắc phục, là rất cần thiết với mỗi nhà máy để đảm bảo hoạt động sản xuất. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV Thừa Thiên Huế”. 2 PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Hoàn cảnh ra đời nhà máy Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế được thành lập theo quyết định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004 của tổng giám đốc công ty thực phẩm và đầu tư công nghệ. Đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592m 2 . Máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị hiện đại, dây chuyền được nhập từ Thái Lan. Công suất thiết kế giai đoạn một của nhà máy là 60 tấn sản phẩm tinh bột /ngày. Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao, trong đó 30% là trình độ đại học, 60% là trình độ cao đẳng - trung cấp và 10% là lao phổ thông. Những năm đầu thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu trên 7 huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền, Hương thủy, A Lưới, Phú Vang) với diện tích hàng nghìn hecta. Hiện nay, với việc nâng cấp công suất nhà máy giai đoạn hai với công suất 120 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng trên các địa bàn trong tỉnh và các vùng lân cận. Ngoài ra, nhà máy cũng tiếp nhận một phần nguyên liệu nhập từ các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nhà máy cũng đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn. 3 2.2. Vùng nguyên liệu của nhà máy Hiện nay, vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là từ nguồn cung cấp ở các huyện trong tỉnh. Đặc biệt, các huyện có sản lượng sắn cao nhất là Phong Điền, Hương Trà, A Lưới. Và ngoài ra, nhà máy còn nhập nguyên liệu từ các tỉnh khác như Quảng Trị, Quảng Bình với số lượng không nhiều Bảng 1. Lượng sắn nhập cho nhà máy của các huyện trong tỉnh Năm 2006 2007 2008 Đơn vị Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Phong Điền 942,3 12.250 1.130,7 14.700 1.346,2 17.500 Hương Trà 538,5 7.000 646,2 8.400 769,2 10.000 Phú Lộc 269,2 3.500 323,1 4.200 384,6 5.000 Nam Đông 269,2 3500 323,1 4200 384,6 5000 A Lưới 538,5 7.000 646,2 8.400 769,2 10.000 Phú vang HươngThủy Quảng Điền 134,6 1.750 161,5 2.100 192,3 2.500 Tổng cộng 2.692 35.000 3.231 42.000 3.846 50.000 (Nguồn thống kê của nhà máy) Tuỳ giống, điều kiện trồng trọt, đất đai, khí hậu mà hàm lượng tinh bột của nguyên liệu ở các vùng có sự khác nhau. 4 Bảng 2. Hàm lượng tinh bột của các vùng nguyên liệu trong tỉnh STT ĐƠN VỊ HÀM LƯỢNG TINH BỘT ( %) 1 Phú Lộc 25-27 2 Nam Đông 26-30 3 Hương Thuỷ 24-27 4 Phú Vang 23- 25 5 Hương Trà 24-28 6 A Lưới 25-27 7 Phong Điền 25-28 (Nguồn thống kê của nhà máy) Trong những năm qua nhà máy không ngừng cải tiến kỹ thuật và cung cấp các giống sắn mới như KM 95, KM 95-3 có sản lượng và hàm lượng tinh bột cao để tăng năng suất nhà máy. Hiệu suất thu hồi cao, tỷ lệ giữa nguyên liệu tươi và thành phẩm là 4:1. 2.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy Nhà máy gồm 4 phòng: - Phòng tổng hợp - Phòng tài chính- kế toán - Phòng sản xuất kỹ thuật - Phòng quản lý chất lượng - môi trường 5 Mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Giữa các phòng có sự tương tác qua lại với nhau để đảm bảo cho quá trình sản xuất được nhanh chóng và thuận lợi. 6 7 S ơ đ ồ c ơ c ấ u t ổ c h ứ c n h à m á y GIÁ M ĐỐC PHÒN G SẢN XUẤT - KỸ THUẬT PHÒN G TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ GIÁ M ĐỐC PHÒN G TỔNG HỢP PHÒN G QUẢN LÝ CHẤT LƯỢN G Ca A Ca B Ca C Cơ điện Tổ chức hành chính Tài chính kế toán Kinh doanh Vật tư Bảo vệ KCS Môi trường Nguyên liệu PHẦN 3 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 3.1. Tên gọi, mô tả, phân loại Sắn (Manihot esculenta; tên khác: khoai mì, cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích lũy tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. 3.2. Lịch sử phát triển Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995)[3] và SriLanka đầu thế kỹ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992)[3]. Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992) [3]. Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991)[3]. Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng đông nam bộ, vùng tây nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam trung bộ và vùng ven biển bắc trung bộ. 3.3. Thành phần hóa học củ sắn 8 Bảng 3. Thành phần hóa học củ sắn Thành phần hoá học Hàm lượng % Nước 70,25 Tinh bột 21,45 Đường 5,14 Protein 1,12 Lipit 0,40 Cellulose 1,10 Tro 0,54 Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/kg lá tươi và 20-30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức có thể loại bỏ phần lớn độc tố HCN. 9 PHẦN 4 NỘI DUNG CHÍNH 4.1. Quy trình sản xuất tinh bột sắn 10 Sàng rung Băng tải 1 Kiểm tra độ bột Nguyên liệu Tiếp nhận Cân Bãi nguyên liệu Phễu nạp liệu Nước thải mang tạp chất Nước thải của máy phân ly Bóc vỏ Rửa Băng tải 2 Chặt [...]... 2200C 30 Bột được chứa ở thùng chứa nhờ vít nhào bột nhào đảo bột nhằm giảm độ kết dính của bột và vận chuyển vào vít định lượng tại đây bột được điều chỉnh khối lượng thích hợp khi vào ống sấy Trước khi vào tháp sấy, bột sắn sẽ được phân tán thành dạng sương, tăng hiệu quả của quá trình sấy và chống sự hồ hóa tinh bột xảy ra trong khi sấy Dòng không khí nóng cuốn bột lên cao và trong suốt quá trình chuyển... nghiệp vụ của nhà máy Không được vào khu vực sản xuất khi chưa có sự đồng ý của giám đốc nhà máy 2 Đổ sắn đúng quy định theo sự hướng dẫn của cán bộ nghiệp vụ trên sân nguyên liệu 3 Quý khách muốn tham quan nhà máy vui lòng liên hệ với giám đốc để bố trí cán bộ hướng dẫn tham quan Không được chụp ảnh, quay phim trong khuôn viên nhà máy khi chưa có sự đồng ý của giám đốc 5.2.2 Nội quy sản xuất *Đối với... và các chất nguy hại Chất thải rắn trong quá trình sản xuất tinh bột sắn là vỏ lụa, bã sắn và đất cát Đối với vỏ lụa thì được tập kết tại một chỗ sau đó được đốt để làm phân bón Bã sắn thì được đem bán làm thức ăn gia súc Đất cát thì được lắng ở bể lắng và sau đó được bơm lên phơi và bổ sung chất chống mùi 5.1.4 Tiếng ồn và khí thải Tiếng ồn trong nhà máy xuất phát từ các động cơ môtơ Để giảm tiếng... xuất *Đối với cán bộ công, nhân sản xuất 1 Tuân thủ nghiêm túc nội quy chung của nhà máy 35 2 Tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng đã ban hành 3 Nêu cao ý thức chấp hành kỷ luật công nghiệp, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của ca trưởng hoặc phụ trách bộ phận trong quá trình sản xuất 4 Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chủ động, sáng tạo trong giải quy t công việc 5 Triệt để tiết... đưa về thùng sữa 4 và 5 Sau khi tách nước, bột có độ ẩm khoảng 32 – 35 % 4.1.5 Sấy Sau khi ly tâm bột được băng tải chuyển đến thùng phân phối bột ẩm, thùng có nhiệm vụ chứa bột và phân phối bột cho quá trình sấy bột Ở thùng phân phối có lắp trục vít để đánh tơi bột tránh hiện tượng bột đóng cục do bột có độ ẩm cao và có thêm 1 vít định lượng để xác định lượng bột đưa vào sấy Vít được điều chỉnh bằng... nhẹ như dịch bào, chất xơ… Phần bột này có hàm lượng tinh bột thấp khoảng 60 – 65 % hàm lượng tinh bột Bột sau khi qua máy rây rơi xuống thùng chứa và được đóng bao bởi máy đóng bao tự động với khối lượng mỗi bao là 50Kg 15 4.2 Một số thiết bị chính được sử dụng trong dây chuyền sản xuất 4.2.1 Lồng bóc vỏ *Cấu tạo Hình 1: tạo của bóc vỏ Cấu lồng 1 Môtơ 2 Lồng bóc vỏ 3 Vỏ máy 4 Thanh thép 5 Cánh xoắn 6... Trích ly tinh 2 – 40 Be Phân ly thô 8 – 120 Be Nước sạch Phân ly tinh 18 - 200 Be Sữa loãng Ly tâm 32 - 350 Be Sấy t 200 – 2100C 0 Làm nguội Đóng bao Nhập kho Thuyết minh quy trình: 11 Nước thải công nghiệp Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn chính sau: - Nạp liệu - mài - Trích ly - Phân ly - Ly tâm tách nước - Sấy - Đóng bao 4.1.1 Nạp liệu – mài Sắn sau khi được thu mua từ vùng sản xuất, được... định mức trong sản xuất 6 Thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp, nếp sống văn minh 7 Ca trưởng có quy n và chịu trách nhiệm quản lý tất cả mọi hoạt động của xưởng trong thời gian sản xuất *Đối với cán bộ nhân viên và khách hàng của nhà máy 1 Những cán bộ, nhân viên các bộ phận khác của nhà máy, nếu không có nhiệm vụ và chưa được sự đồng ý của giám đốc thì không được đến các khu vực sản xuất 2 Khách hàng... chất tạo điều kiện cho máy băm và máy mài hoạt động tốt Ở máy băm, sắn được băm nhỏ với kích thước khoảng 1-2cm, băm xong sắn được đưa xuống thùng phân phối, thùng phân phối có nhiệm vụ điều tiết lượng sắn xuống máy mài, nhờ vít định lượng và cánh gạt được điều chỉnh nhờ bộ biến tần Máy mài gồm có lưỡi dao hình răng cưa được gắn trên các roto, khi roto quay sẽ bào mịn sắn làm cho sắn mịn hơn và có bổ... tối đa là 210 – 2200C Khi bột được cấp vào máy sấy thì sẽ được vít phân tán đánh tơi bột giúp quá trình sấy được tốt hơn Không khí nóng ở dưới thổi lên và kéo theo lượng bột ẩm lúc này xảy ra quá trình trao đổi nhiệt và không khí nóng sẻ mang lượng nước tự do trong bột ra ngoài Càng lên cao bột càng được làm khô Sau khi ra khỏi tháp sấy bột được đưa vào cyclon để thu hồi bột, không khí mang hơi ẩm . mỗi nhà máy để đảm bảo hoạt động sản xuất. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV Thừa Thiên Huế . 2 PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH. Huế . 2 PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Hoàn cảnh ra đời nhà máy Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế được thành lập theo quy t định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004. Quảng Bình Với sự ra đời của nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế và xã hội. Nhà máy cũng đã giải quy t việc làm cho một bộ phận

Ngày đăng: 24/08/2014, 17:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN 1

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • PHẦN 2

  • GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA THIÊN HUẾ

    • 2.1. Hoàn cảnh ra đời nhà máy

    • 2.2. Vùng nguyên liệu của nhà máy

    • 2.3. Cơ cấu tổ chức nhà máy

    • PHẦN 3

    • TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU

      • 3.1. Tên gọi, mô tả, phân loại

      • 3.2. Lịch sử phát triển

      • 3.3. Thành phần hóa học củ sắn

      • PHẦN 4

      • NỘI DUNG CHÍNH

        • 4.1. Quy trình sản xuất tinh bột sắn

          • 4.1.1. Nạp liệu – mài

          • 4.1.2. Trích ly

          • 4.1.3. Phân ly

          • 4.1.4. Ly tâm tách nước

          • 4.1.5. Sấy

          • 4.1.6. Đóng bao

          • 4.2. Một số thiết bị chính được sử dụng trong dây chuyền sản xuất

            • 4.2.1. Lồng bóc vỏ

            • 4.2.2. Máy rửa củ

            • 4.2.6. Máy phân ly

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan