phân biệt tổn thất toàn bộ và tổn thất ước tính

15 7.8K 27
phân biệt tổn thất toàn bộ và tổn thất ước tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM LỜI MỞ ĐẦU Trong kinh doanh hàng hải, việc vận chuyển hàng hóa từ cảng đi đến cảng giao hàng không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách thuận lợi. Suốt quá trình vận chuyển, tàu và hàng đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ không thể lường trước được, mà hậu quả là những thiệt hại, mất mát cho chủ hàng và chủ tàu. Vấn đề đặt ra là cần phải thực hiện biện pháp gì để có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt những hư hại sau khi tổn thất xảy ra, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên ra sao, đặc biệt là vai trò của các nhà bảo hiểm trong việc giải quyết bồi thường cho bên mua bảo hiểm. Nhóm 15 trên cơ sở đó đã tìm hiểu và trình bày một số điểm cơ bản liên quan đến các loại tổn thất và sự phân chia trách nhiệm khi xảy ra tổn thất 1. TỔN THẤT 1.1. KHÁI NIỆM: Tổn thất là từ để chỉ những hư hại (damages) và mát mát (loss) xảy ra trong hải trình đối với tàu hay hàng chở trên tàu. Tổn thất trong bảo hiểm là thực trạng của đối tượng được bảo hiểm đã bị giảm hoặc mất giá trị so với lúc chúng được mua bảo hiểm. Những tổn thất này thể hiện ở việc hư hỏng hay biến chất của một phần hay toàn bộ hàng hoá. Mục đích của bên mua bảo hiểm là nhằm khắc phục những tổn thất đối với hàng hoá là đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên không phải bất kỳ tổn thất nào xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm cũng được bảo hiểm. Tổn thất chỉ được bảo hiểm khi tổn thất đó do chính những rủi ro mà các bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm gây ra. Về vấn đề này, Luật bảo hiểm hàng hải 1906 của Anh quy định tại Điều 55 như sau: Trừ phi có quy định khác, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào do rủi ro được bảo hiểm gây ra, và sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào không phải rủi ro được bảo hiểm gây ra. Cụ thể là: - Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất do những hành vi sai lầm cố ý của người được bảo hiểm gây ra. BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về bất cứ tổn thất nào do chậm trễ gây ra, mặc dù việc chậm trễ là do rủi ro được bảo hiểm gây ra. - Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về hao mòn thông thường rò chảy và đổ vỡ thông thường, tỳ vết hoặc tính chất hư hỏng tự nhiên của hàng hoá. Nội dung của Điều 55 Luật bảo hiểm hàng hải Anh trên đâyđược hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới thừa nhận. 1.2 . PHÂN LOẠI TỔN THẤT: · Căn cứ vào mức độ tổn thất gồm có: Tổn thất bộ phận Tổn thất toàn bộ · Căn cứ vào tính chất tổn thất gồm có: Tổn thất riêng Tổn thất chung 2. TỔN THẤT BỘ PHẬN VÀ TỔN THẤT TOÀN BỘ: 2.1 TỔN THẤT BỘ PHẬN (PARTIAL LOSS): Tổn thất bộ phận là thiệt hại liên quan đến một phần đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm, là sự mất mát hay giảm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng chưa ở mức độ hoàn toàn. Theo quy định tại Điều 71 Luật bảo hiểm hàng hải nước Anh 1906 , tổn thất bộ phận về hàng hóa xảy ra khi một phần của nó bị tổn thất toàn bộ hoặc khi hàng hóa được giao trong trạng thái bị tổn hại. Ví dụ: trong 3000 tấn phân bón nhập khẩu có 500 bao, mỗi bao 50 kg bị bể và ẩm ướt; trong 100 chiếc xe máy nhận có 3 chiếc bị vỡ neon và bửng xe; 10 kiện hàng nhập khẩu thiếu 1 kiện… Các dạng cụ thể của tổn thất bộ phận có thể là: - Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ: bột bị ngấm nước, bị nổi mốc chua phải làm thức ăn cho gia súc. - Giảm về trọng lượng: do bao bì rách vỡ làm thiếu hụt hàng hóa. - Giảm về số lượng: số bao, kiện, thùng, hòm giao thiếu hay do sóng đánh, nước cuốn trôi. - Giảm về thể tích: số lượng dầu, rượu bị rò rỉ ra ngoài. BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Khi hàng hóa bị tổn thất bộ phận thì tùy theo điều kiện bảo hiểm mà người được bảo hiểm đã mua sẽ xác định có được bồi thường cho tổn thất này hay không. Cũng có thể được xem là tổn thất bộ phận nếu hàng hóa được giao vẫn không bị hư hại nhưng các ký hiệu biểu thị hàng hóa bị nhòe, mất hay không thể nhận diện được. 2.2 TỔN THẤT TOÀN BỘ ( TOTAL LOSS): Tổn thất toàn bộ là thiệt hại đối với toàn bộ đối tượng bảo hiểm. Khi có tổn thất toàn bộ xảy ra thì người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ những tổn thất đó nếu người được bảo hiểm chứng minh được điều đó là thực tế. Về nguyên tắc này, Luật bảo hiểm hàng hải của Anh năm 1906 quy định tại khoản 4 Điều 56 rằng nếu người được bảo hiểm khiếu nại về tổn thất toàn bộ nhưng chỉ đưa ra những chứng cứ về tổn thất bộ phận thì chỉ có thể được bồi thường tổn thất bộ phận trừ phi đơn bảo hiểm có quy định khác. Trên thực tế, không phải bất cứ tổn thất toàn bộ nào cũng có thể xác định được. Do vậy, trong bảo hiểm, tổn thất toàn bộ được chia làm hai loại là: - Tổn thất toàn bộ thực sự - Tổn thất toàn bộ ước tính 2.2.1 . TỔN THẤT TOÀN BỘ THỰC SỰ (ACTUAL TOTAL LOSS): Tổn thất toàn bộ thực sự là tổn thất đối với toàn bộ đối tượng được bảo hiểm.Theo đó, toàn bộ giá trị thương mại của đối tượng được bảo hiểm đã bị mất. Theo Điều 254 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị phá hủy, hư hỏng toàn bộ mà không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hóa; trong trường hợp này, người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ thực tế thường xảy ra trong các trường hợp sau: -Trường hợp thứ nhất: hàng hóa được bảo hiểm bị hủy hoại toàn bộ, thông thường do cháy , bị nước biển cuốn toàn bộ hàng khỏi tàu hoặc hàng bị mục nát, bị phân hủy, bị biến chất hoàn toàn. - Trường hợp thứ hai: hàng hóa được bảo hiểm hỏng đến nỗi không còn là loạihàng hóa như ban đầu đã được bảo hiểm nữa. Ví dụ như gạo bị ngấm nước lâu ngày bị chua mốc, đường biến thành mật, bông trắng biến thành nâu, xi măng biến thành BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM đá… Trường hợp này hàng hóa đã mất đi tác dụng chính của nó và chỉ có thể sử dụng phần nào vào việc khác. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn, Luật bảo hiểm hàng hải của Anh 1906 Điều 56.5 có quy định không được coi là tổn thất toàn bộ khi hàng hóa đến nơi đúng nguyên loại nhưng vì mất ký hiệu hay lý do nào khác ma không nhận diện được. - Trường hợp thứ ba: người được bảo hiểm bị mất hàng không thể lấy lại được. Trường hợp này chỉ có nghĩa là người được bảo hiểm đã mất hàng mà không thể lấy lại được chứ không có nghĩa là hàng hóa không còn tồn tại nữa. Ví dụ: hàng bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hoặc tàu chở hàng vàng thoi bị đắm mà không thể trục vớt được. Trong các trường hợp này, hàng hóa vẫn còn tồn tạinhưng người được bảo hiểm không thể lấy lại được. -Trường hợp thứ tư: tàu chở hàng bị mất tích. Để xác định sự mất tích của tàu hoàn toàn phụ thuộc vào quy định pháp luật của mỗi nước. Nhìn chung, việc xác định tàu mất tích phải căn cứ vào khoảng thời gian hợp lý mà người ta không nhận được tin tức gì về con tàu đó. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 , Điều 254 quy định : trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển đượcbảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc. 2.2.2 TỔN THẤT TOÀN BỘ ƯỚC TÍNH ( CONTRUCTIVE TOTAL LOSS): Tổn thất toàn bộ ước tính là dạng tổn thất thương mại xảy ra đối với hàng hóa, tuy chưa ở mức độ tổn thất toàn bộ thực tế nhưng tổn thất toàn bộ thực tế là khó có thể tránh khỏi hoặc muốn tránh khỏi tổn thất này thì phải bỏ ra chi phí lớn hơn số tiền bảo hiểm của bản thân hàng hóa. Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 Điều 254, tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau khi sửa chữa hoặc vượt quá giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng; trong trường hợp này, người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm. BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Hay hiểu cách khác là về phương diện vật chất đối tượng có thể không bị phá hủy tức là thực tế không phải tổn thất toàn bộ nhưng về phương diện thương mại thì đã có tổn thất toàn bộ. Như vậy, các dạng tổn thất toàn bộ ước tính có thể gồm: - Dạng tổn thất toàn bộ ước tính là không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế. Ví dụ :như một lô hàng da trên đường chở về tới Hồng Kông bị bão ướt gây thối, nếu tiếp tục chở hàng về tới Hải Phòng thì sẽ thối toàn bộ. - Dạng tổn thất toàn bộ ước tính là chi phí để tránh một tổn thất toàn bộ thực tế vượt quá giá trị bảo hiểm. Ví dụ : tàu chở sắt từ Odetsa về Hải Phòng qua Bombay thì gặp nạn tạm dừng để sửa chữa. Các chi phí dỡ lô sắt thép, lưu kho, bốc hàng chở tiếp vượt quá giá trị bảo hiểm lô sắt thì có thể coi như tổn thất toàn bộ. Một chuyến hàng chở gỗ bị mắc cạn dọc đường, tàu và hàng phải đem bán với một giá rất hạ. Người được bảo hiểm từ bỏ hàng và khiếu nại tổn thất toàn bộ trên cơ sở: nếu hàng gửi tới địa điểm đến thì trị giá = 3785 và phải trả cước = 1556. Nhưng vì tàu hỏng không đi được phải dỡ hàng ra phí tổn =350, xếp lại vào tàu mới hết 700 và tiền cước = 2552. Như vậy toàn bộ chi phí gửi hàng tới địa điểm = 3602, so với trị giá chỉ chênh lệch = 183. Qua xét xử, tòa thấy số tiền chênh lệch đó quá nhỏ so với toàn bộ công chuyên chở nên cũng đồng ý với người khiếu nại. Về vấn đề chi phí, người ta có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng muốn xác định một trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính thì chỉ xét phần cước phí thêm mà thôi, nhưng theo tinh thần của mục 60 trong Luật bảo hiểm hàng hải 1906 thì chi phí đó phải bao gồm toàn bộ cước gửi hàng từ cảng bị nạn đến cảng dỡ hàng, chứ không chỉ đơn thuần số cước vượt quá mức so với số cước phải trả theo hợp đồng gốc. Khi một tổn thất là toàn bộ ước tính, người được bảo hiểm có quyền lựa chọn đòi bồi thường toàn bộ thực tế bằng cách từ bỏ hàng được bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm với điều kiện miễn tổn thất riêng F.P.A ( free particular average) mà tổn thất thuộc trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính thì người được bảo hiểm vẫn có quyền khiếu nại tổn thất bộ phận. Nhưng trường hợp chỉ bảo hiểm tổn thất bộ phận WA (with particular average) thì không được bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính. Sở dĩ người ta đề ra tổn thất toàn bộ ước tính là vì khi xảy ra tổn thất toàn bộ không thể tránh khỏi hoặc chi phí cứu chữa, lấy lại hàng đắt quá giá trị bảo hiểm thì người bảo BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM hiểm bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng bảo hiểm và sau khi bồi thường thì người bảo hiểm được quyền sở hữu lô hàng hóa đang bị tổn thất đó. Quyền sở hữu này là cho người bảo hiểm có quyền bán hoặc bỏ ra một số chi phí đóng gói tu bổ hàng hóa hòng cứu vãn thu hồi giá trị còn lại của lô hàng đang tổn thất để giảm nhẹ số tiền đã bồi thường. Trong khi đó, người được bảo hiểm cũng mong thu hồi lại số tiền bồi thường toàn bộ cho lô hàng đó để tiếp tục kinh doanh. Tổn thất toàn bộ ước tính và từ bỏ hàng là biện pháp riêng dùng trong trường hợp hàng bị coi như mất toàn bộ, trường hợp hàng đã thực sự mất toàn bộ thì không cần thực hiện biện pháp này. 2.2.3 TỪ BỎ HÀNG: Về mặt pháp lý, để được bảo hiểm đối với tổn thất toàn bộ ước tính thì người được bảo hiểm phải tuyên bố từ bỏ hàng. Từ bỏ hàng là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hóa cho người bảo hiểm để được bồi thường tổn thất toàn bộ. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 quy định tại Điều 250 như sau: 1. Người được bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm và chuyển cho người bảo hiểm quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đối tượng bảo hiểm để nhận tiền bồi thường tổn thất toàn bộ, nếu đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi hoặc việc ngăn ngừa tổn thất đó gây ra chi phí quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm. 2. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm có thể được áp dụng trong trường hợp tàu biển bị đắm, bị cưỡng đoạt, bị hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi, chuộc tàu biển là không có hiệu quả kinh tế. 3. Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với hàng hóa, kể cả trường hợp chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng là quá cao so với giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng. Khi gặp phải trường hợp này, chủ hàng phải tính toán và nếu xét thấy giá trị của hàng hóa tổn thất cộng với chi phí phát sinh tương đương với giá trị bảo hiểm hoặc có khả năng vượt quá giá trị bảo hiểm thì phải báo ngay cho công ty bảo hiểm và có thể từ bỏ hàng theo quy định để yêu cầu được bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính. Điều cần chú ý là rủi ro làm tổn thất hàng hóa phải xảy ra khi đang trong quá trình vận chuyển chứ BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM không phải hàng đã đến cảng đích. Nếu hàng đã đến cảng đích mà chủ hàng không khai báo từ bỏ hàng thì tổn thất này chỉ được xem là tổn thất bộ phận và chỉ được bồi thường cho giá trị tổn thất thực tế mà thôi. Tuy nhiên nếu tổn thất thực tế là rất trầm trọng thì công ty bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ. Sau khi chủ hàng đã làm văn bản từ bỏ hàng hóa và đã gởi cho công ty bảo hiểm, nếu chủ hàng xét thấy hàng hóa tổn thất không nghiêm trọng lắm, chi phí khôi phục lại hàng hóa không vượt quá giá trị bảo hiểm thì chủ hàng sẽ rút lại sự từ bỏ hàng hóa, tổn thất còn lại chỉ được xem là tổn thất bộ phận. Nhưng nếu công ty bảo hiểm xét thấy tổn thất là nghiêm trọng, công ty sẽ cử người đến nơi xảy ra sự cố. Nếu chi phí cho sự đi lại này cộng với chi phí hàng bị tổn thất vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chấp nhận từ bỏ hàng. Mọi sự im lặng của công ty không có nghĩa là công ty bảo hiểm khước từ hoặc chấp nhận từ bỏ hàng. Do đó, trong mọi trường hợp, khi chủ hàng không nhận được ý kiến của công ty bảo hiểm thì chủ hàng phải trở về nghĩa vụ của mình nghĩa là tiến hành những công tác đề phòng hạn chế tổn thất với các chi phí dự kiến. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho chủ hàng số tiền bị tổn thất thực tế cộng với chi phí đề phòng hạn chế tổn thất và các chi phí liên quan khác. Cho dù tổng chi phí này có vượt giá trị bảo hiểm đi chăng nữa thì chủ hàng vẫn có quyền khiếu nại đòi công ty bảo hiểm bồi thường đầy đủ, kể cả phần vượt giá trị bảo hiểm trên cơ sở từ bỏ hàng nhưng không được công ty bảo hiểm chấp nhận. Khi người được bảo hiểm tuyên bố từ bỏ hàng và người bảo hiểm chấp nhận thì quyền sở hữu về hàng hóa bị từ bỏ thuộc về người bảo hiểm. Một nguyên tắc cơ bản của việc từ bỏ hàng là không kèm theo bất cứ một điều kiện nào và củng không thể chỉ từ bỏ một phần đối tượng bảo hiểm mà phải từ bỏ toàn bộ đối tượng bảo hiểm. Việc tuyên bố từ bỏ hàng phải được thể hiện bằng văn bản ghi rõ căn cứ áp dụng quyền từ bỏ hàng. Mặt khác , khi thông báo từ bỏ hàng được chấp nhận thì người bảo hiểm và người được bảo hiểm không được quyền thay đổi quyết định của mình. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc từ bỏ hàng nên quy định về bảo hiểm của hầu hết các nước đều đưa ra những điều kiện cụ thể để xác định tính hợp lý của hành động từ bỏ hàng. BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM - Điều kiện thứ nhất : phải có nguy cơ chắc chắn dẫn đến một tổn thất toàn bộ thực sự hoặc chi phí bỏ ra để khắc phục tổn thất lại lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. - Điều kiện thứ hai: phải có thời gian cần thiết hợp lý để xác định khả năng tổn thất ở mức độ nào. Thời gian cần thiết hợp lý để tuyên bố từ bỏ hàng theo quy định của các nước là khác nhau nhưng thông thường được quy định trong vòng 6 tháng kể từ khi người được bảo hiểm biết được khả năng tổn thất toàn bộ là không thể tránh khỏi. Khi gặp phải tổn thất toàn bộ ước tính, công ty bảo hiểm phải tính toán nhanh nhẹn và chính xác để tuyên bố chấp nhận hay không chấp nhận việc từ bỏ hàng một cách kịp thời vì lẽ thời gian càng dài tổn thất càng lớn mà hậu quả cuối cùng vẫn do công ty bảo hiểm gánh chịu. 3. TỔN THẤT RIÊNG VÀ TỔN THẤT CHUNG: 3.1 TỔN THẤT RIÊNG( PARTICULAR AVERAGE) Tổn thất riêng là tổn thất chỉ liên quan đến quyền lợi riêng của chủ hàng đối với hàng hóa bị hỏng. Rủi ro gây nên tổn thất riêng là những rủi ro có tính bất ngờ và xảy ra trong phạm vi trách nhiệm của ai thì người đó phải gánh chịu. - Nếu tổn thất riêng thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm phải bồi thường nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm. - Nếu tổn thất riêng do lỗi của người chuyên chở và thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm, nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng và sau đó có thể ủy quyền cho chủ hàng đòi lại người chuyên chở. - Nếu tổn thất riêng không thuộc trách nhiệm của ai thì chủ hàng phải gánh chịu. Theo Luật bảo hiểm hàng hải nước Anh, hàng hóa bị tổn thất riêng phải có nguyên nhân trực tiếp và hợp lý. Ví dụ : Trong một chuyến hành trình, một hầm tàu chứa bông bị phát hỏa. Ngọn lửa cháy lan sang hầm chứa máy cassette của một chủ hàng khác làm cho hàng bị hỏng 30%. Cả hai trường hợp cháy hàng này đều do ngẫu nhiên xảy ra và rủi ro bất ngờ này được xác định là tổn thất riêng. Trên nguyên tắc rủi ro cháy thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm nếu cả hai chủ hàng này có mua bảo hiểm. Tuy nhiên trường hợp lô hàng bông BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM có tính tự bốc cháy, qua công tác giám định chứng minh được nguyên nhân cháy là do bản chất dễ cháy của nó gây ra, thì bảo hiểm lại không có trách nhiệm bồi thường, vì đó là một trong những rủi ro loại trừ bảo hiểm. Như vậy người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với lô cassette mà thôi. Bảo hiểm không những bồi thường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng mà còn chi trả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra và gọi là tổn thất chi phí riêng. Tổn thất chi phí riêng ( Particular charges) là những chi phí nhằm đảm bảo an toàn hay bảo tồn hàng hóa để khỏi hư hại thêm hay giảm bớt hư hại( trừ chi phí tổn thất chung hay cứu hộ). Những chi phí này bao gồm chi phí dỡ xếp, gửi hàng, phân loại, đóng gói lại bao bì, thay thế bao bì… đối với lô hàng đang tổn thất. Tuy nhiên chỉ những chi phí ở cảng đi và cảng dọc đường mới được bồi thường, còn chi phí nào thực hiện ở cảng đến thì không được gọi là tổn thất chi phí riêng. Tương tự như vậy, những chi phí đề phòng tổn thất tức là chi phí xảy ra trước lúc lô hàng được bảo hiểm hư hại sẽ không được coi là chi phí tổn thất riêng. Sở dĩ bảo hiểm bồi thường những chi phí này vì thực tế những chi phí phát sinh đó là nhằm hạn chế, giảm bớt tổn thất riêng, giảm bớt số tiền bồi thường cho nhà bảo hiểm, có lợi cho người bảo hiểm và nó khuyến khích người được bảo hiểm thực hiện tất cả các biện pháp có thể để đề phòng và hạ giảm tổn thất. Cần lưu ý thêm rằng bảo hiểm chỉ có trách nhiệm với hàng hóa chứ không có trách nhiệm với bao bì là vật để bảo vệ hàng hóa. Ơ cảng đến, nếu bao bì bị vỡ mà hàng hóa còn nguyên thì bảo hiểm không có trách nhiệm. Khi buôn bán một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt nếu không có bao bì thì người ta phải bảo hiểm cả bao bì và như vậy bao bì coi như là hàng hóa được bảo hiểm. 3.2 TỔN THẤT CHUNG ( GENERAL AVERAGE): a. Giới thiệu tổn thất chung: Tổn thất chung là một lĩnh vực nghiệp vụ đã có từ lâu đời trong thực tiễn kinh doanh hàng hải thế giới, rất lâu trước khi các chủ tàu và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có ý định tránh các rủi ro về tài chính trong loại hình kinh doanh này bằng thể thức bảo hiểm. Các nguyên tắc tổn thất chung cổ xưa hơn bất cứ chế độ bảo hiểm nào, nó đã có từ thời Hy Lạp cổ đại trong luật Rhodes sau đó được tái bản hoàn hảo hơn trong Bộ BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM luật của đế quốc La Mã. Ngày nay luật về tổn thất chung trở thành một bộ phận quan trọng trong luật hàng hải của nhiều nước trên thế giới. Một sự thật quan trọng là tổn thất chung vẫn tồn tại và được coi là hoàn toàn không phụ thuộc vào bảo hiểm hàng hải, nghĩa vụ đóng góp tổn thất chung không phụ thuộc vào việc chủ hàng có tham gia bảo hiểm hay không, tuy nhiên trong điều kiện một nền thương mại hiện đại các nhà bảo hiểm hàng hải vẫn bồi thường tổn thất chung và đóng góp theo tỷ lệ trên cơ sở đơn bảo hiểm những quyền lợi của họ trong tổn thất chung. Tổn thất chung là một thể chế để bồi thường những tổn thất hàng hải có chủ ý để bảo vệ hành trình chung, và được xây dựng trên nguyên tắc công bằng. Tính hợp lý của nguyên tắc tổn thất chung đã được các cường quốc hàng hải chấp nhận, mỗi nước triển khai một luật riêng của mình song nguyên tắc cơ bản đều giống nhau. Trách nhiệm của tất cả các quyền lợi có rủi ro trong một hành trình hàng hải phải đóng góp theo tỷ lệ để bồi thường tổn thất chung được gọi là trách nhiệm về thuê chở. Nó là một phần của luật hàng hải quốc tế và các nước hàng hải đều chấp nhận. Hợp đồng chuyên chở luôn luôn đề cập tới tổn thất chung, song chỉ ấn định luật hay đạo luật chi phối cách tính toán phân bổ. b. Định nghĩa tổn thất chung: Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906, Điều 66.1 quy định : “ Tổn thất chung gây ra bởi hoặc là hậu quả của một hành vi tổn thất chung. Nó bao gồm chi phí tổn thất chung lẫn hy sinh tổn thất chung”. Theo quy tắc York- Antwrerp 1950 quy định : “ Khi nào đó và chỉ khi có một sự hy sinh chi phí bất thường được tiến hành một cách hữu ích và hợp lý vì an toàn chung để bảo vệ tài sản khỏi bị tai nạn trong một hành trình chung trên biển thì lúc đó mới gọi là hành động tổn thất chung”. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 , Điều 213 quy định : “ Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung. Ví dụ : tàu đang đi trên biển thì gặp bão, thuyền trưởng và thủy thủ tìm mọi cách để chống đỡ nhưng bão ngày càng to và tàu có nguy cơ bị đắm. Thuyền trưởng ra lệnh vứt bớt một số hàng xuống biển làm cho tàu nhẹ hơn để nhanh chóng vượt cơn bão. [...]... tham gia óng góp phân b t n th t chung Ph i có s công b ng gi a ngư i ch có tài s n hy sinh và ngư i ch có tài s n c u vãn ư c có nghĩa là c tài s n hy sinh và chi phí có liên quan trong t n th t chung u ph i ch u c ng thêm vào làm tăng thêm giá tr ch u phân b c a chung Giá tr ch u phân b t n th t chung = C ng ng tài s n – Giá tr t n th t riêng Bư c 3: Tính t l phân b t n th t chung T l phân b t n th... tính bình quân ng t n th t chung óng góp tùy theo giá tr tài s n c a mình lúc ó T n th t chung x 100% T l phân b t n th t chung = Giá tr ch u phân b t n th t chung Bư c 4: Tính s ti n óng góp t n th t chung c a các bên S ti n óng góp t n th t chung = gía tr ch u phn b t n th t chung c a m i bn phân b cho x t l phn b t n th t chung B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM Bư c 5: Tính... trong th i gian lưu t i b n c ng s a ch a ( t n th t riêng không tính vào tr giá này) 3 c m t tr ng tài s thi t l p nh ng tr giá óng góp và tr giá hy sinh nh m phân chia óng góp theo t l gi a các bên liên quan d.Cách tính toán t n th t chung và phân b t n th t chung cho các bên Bư c 1: Xác nh giá tr t n th t chung Thông thư ng khi tàu v nh theo công tác giám n c ng trong s t n th t và chi phí b ra ư... Bư c 2: Xác nh giá tr ch u phân b t n th t chung Là giá tr c a t t c các quy n l i có m t trên tàu ngay trư c khi x y ra hành ng t n th t chung Như v y n u t n th t riêng x y ra trư c t n th t chung thì giá tr t n th t riêng không ph i tham gia óng góp t n th t chung Ngư c l i n u t n th t riêng x y ra sau t n th t chung thì giá tr t n th t riêng này v n ph i óng góp ch u phân b t n th t chung vì trư... n v i t t c hàng hóa trên tàu thì cũng không có t n th t chung Cũng vì lý do ó, n u có m t hành vi t n th t chung thêm n a là c n thi t trong chuy n hành trình, t n th t chung th hai s ph i tính toán phân b trư c, không th thì t n th t chung th nh t s không hình thành Th sáu : t n th t ph i là h u qu tr c ti p c a hành vi t n th t chung Ph t lưu trì hàng hóa, m t th trư ng là nh ng t n th t h u qu... nh n Nhưng khi v t hàng xu ng bi n và trong khi ti n hành công vi c này, nư c vào h m hàng làm t n h i hàng hóa trong ó thì t n h i vì nư c cũng là m t hy sinh ngang v i hàng hóa b v tb Chúng ta c n phân bi t 2 khái ni m t n th t chung: B N QUY N TÀI LI U THU C V HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM · Hy sinh t n th t chung: là nh ng thi t h i v v t ch t c a tàu và hàng và thi t h i v cư c phí c a ngư i chuyên . thêm giá trị chịu phân bổ của chung. Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung = Cộng đồng tài sản – Giá trị tổn thất riêng Bước 3: Tính tỷ lệ phân bổ tổn thất chung Tỷ lệ phân bổ tổn thất chung. lập những trị giá đóng góp và trị giá hy sinh nhằm phân chia sự đóng góp theo tỷ lệ giữa các bên liên quan. d.Cách tính toán tổn thất chung và phân bổ tổn thất chung cho các bên Bước 1: Xác. bình quân để phân bổ cho các quyền lợi có mặt trên tàu trước khi có hành động tổn thất chung đóng góp tùy theo giá trị tài sản của mình lúc đó Tổn thất chung x 100% Tỷ lệ phân bổ tổn thất

Ngày đăng: 24/08/2014, 02:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan