kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (anabas testudineus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh đồng tháp

40 469 0
kỹ thuật sản xuất giống  cá rô đồng (anabas testudineus)  tại trung tâm giống thủy sản tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN VŨ TRƯỜNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN VŨ TRƯỜNG KỶ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cán bộ hướng dẫn TS. PHẠM MINH THÀNH 2009 Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Thủy Sản. Em xin cảm ơn thầy Phạm Minh Thành đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp, đã tạo điều kiện cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu, mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế chưa có nên không tránh khỏi những sai xót. Do đó, để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Vũ Trường Khoa Thủy Sản i Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt MỤC LỤC Lời cảm tạ i Mục lục ii Tóm tắt iv Danh mục bảng v Danh mục viết tắt vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng 3 2.1.1. Đặc điểm hình thái 3 2.1.2. Phân bố 3 2.1.3. Dinh dưỡng 3 2.1.4. Sinh trưởng 4 2.1.5. Sinh sản 4 2.2. Các mô hình nuôi 4 2.2.1. Nuôi trong ao đất 4 2.2.2. Nuôi trong ruộng lúa 4 2.2.3. Nuôi kết hợp với trồng cỏ 5 2.2.4. Nuôi kết hợp 5 2.3. Các loại kích dục tố sử dụng 5 2.3.1. Não thùy 5 2.3.2. LRHa 6 2.3.3. DOM 6 2.3.4. HCG 6 2.4. Một số nghiên cứu về kích thích sinh sản 7 2.5. Những điểm cần lưu ý trong sản xuất giống cá rô đồng 7 2.6. Vai trò của lúa mầm trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ 8 2.7. Cơ chế điều khiển quá trình chín và rụng trứng 9 2.8. Cơ chế của quá trình chín và rụng trứng 9 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1. Khái quát về Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp 11 3.2. Nguồn cá bố mẹ 11 3.3. Kích thích cá sinh sản 12 3.3.1. Lựa chọn cá thành thục 12 3.3.2. Kích thích tố sử dụng cho cá để 12 3.4. Ấp trứng 12 3.5. Phương pháp thu và phân tích mẫu 13 3.5.1. Thu mẫu môi trường nước 13 Khoa Thủy Sản ii Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt 3.5.2. Một số chỉ tiêu sinh sản cá 13 3.5.3. Một số chỉ số phát triển phôi 13 3.5.4. Một số chỉ tiêu kỷ thuật ương cá 13 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 14 3.6.1. Phương pháp xử lý số liệu 14 3.6.2. Đánh giá kết quả 14 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 4.1. Khái quát về Trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp 15 4.2. Kết quả nuôi cá bố mẹ 15 4.2.1. Điều kiện môi trường tại bể nuôi cá bố mẹ 15 4.2.2. Sự thành thục của cá 16 4.3. Kết quả kích thích cá sinh sản 16 4.3.1. Kết quả kích thích cá sinh sản bằng HCG 16 4.3.2. Kết quả kích thích cá sinh sản bằng HCG với não thùy 17 4.3.3. Kết quả kích thích cá sinh sản bằng LRHa với DOM 18 4.4. Quá trình phát triển của phôi cá 18 4.5. Kết quả ương cá 19 4.5.1. Một số yếu tố môi trương trong ao ương 19 4.5.2. Tốc độ sinh trưởng trung bình của cá ương 20 4.5.3. Tỉ lệ sống của cá 21 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22 5.1. Kết luận 22 5.2. Đề xuất 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 PHỤ LỤC 24 Khoa Thủy Sản iii Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt TÓM TẮT Cá rô đồng nuôi được 7 tháng được thu mua làm cá bố mẹ. Cá bố mẹ đem thả vào bể đất nuôi vỗ thêm 10 – 15 ngày. Cá thành thục được chọn cho sinh sản với các loại kích dục tố: HCG, HCG + não thùy, LRHa + DOM. Sử dụng HCG ở liều lượng 2500UI và 3000UI/kg cá cái. Sử dụng kết hợp HCG với não thùy ở liều lượng 2500UI + 2mg và 3000UI + 2mg. Kết hợp LRHa với DOM ở các liều lượng 80µg + 10mg và 100 µg + 10mg. Các loại kích dục tố ở các liều lượng khác nhau đều cho kết quả rụng trứng 100%. Trứng sau 17 giờ 30 phút thì nở. Cá nở được 3 ngày cho vào ương trong ao đất. Sau 30 – 32 ngày thu hoạch, tỉ lệ sống là 20%. Khoa Thủy Sản iv Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tác dụng của các loại kích dục tố 7 Bảng 3.1. Liều lượng kích dục tố tiêm cho cá 12 Bảng 4.1. Điều kiện môi trường ao nuôi cá bố mẹ 15 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của kích dục tố lên sinh sản của cá rô đồng 16 Bảng 4.3. Kết quả sinh sản cá rô đồng bằng kích dục tố HCG 16 Bảng 4.4. Kết quả sinh sản cá rô đồng bằng HCG + não thùy 17 Bảng 4.5. Kết quả sinh sản cá rô đồng bằng LRHa + DOM 18 Bảng 4.6. Quá trình phát triển phôi của cá rô đồng 19 Bảng 4.7. Điều kiện môi trường ao nuôi ương 19 Bảng 4.8. Tốc độ sinh trửng trung bình của cá ương 20 Khoa Thủy Sản v Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt DANH MỤC VIẾT TẮT ĐBSCL DLG DWG TLS : Đồng bằng sông Cửu Long : Tốc độ tăng trưởng chiều dài : Tốc độ tăng trưởng trọng lượng : Tỉ lệ sống Khoa Thủy Sản vi K ỹ thu ậ t s ả n xu ấ t gi ống cá rô đ ồ ng CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây do việc khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản quá mức (không phân biệt cỡ cá; sử dụng nhiều ngư cụ có tính hủy diệt cao như: xung điện, thuốc độc, khai thác tại mọi thời điểm tăng trưởng của cá,…), bên cạnh đó còn sự ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, sản lượng thủy sản ngày càng giảm sút. Do đó ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi thủy sản nước ngọt nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc đa dạng hóa đối tượng nuôi là rất cần thiết cũng như việc phải cung cấp đủ giống cho quá trình nuôi, đặc biệt là một số đối tượng có triển vọng kinh tế cao. Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá nước ngọt dễ nuôi, sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới, có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế, phân bố tự nhiên ở các nước như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam (Dương Nhật Long,2003). Cá sống ở các loại hình thủy vực như: đồng ruộng, kênh, mương, sông, rạch…(Dương Nhật Long,2003). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là thiếu oxy hòa tan trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi ở mật độ cao và vận chuyển được nhiều khi đi xa (Dương Nhật Long,2003).Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do nguồn giống ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho hệ thống nuôi. Vì vậy, việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá rô đồng thông qua hoạt động sinh sản nhân tạo, chủ động tạo nguồn cá giống, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân là điều thật cần thiết (Dương Nhật Long,2003). Do đó, tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu góp phần hoàn thiện về quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Rô đồng nhằm hạ giá thành, cung cấp đủ con giống với chất lượng ổn định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nên đề tài: “Kỷ thuật sản xuất giống cá Rô đồng” được thực hiện. Luận văn tốt nghiệp đại học 1 Sinh viên: Trần Vũ Truờng [...]... t gi ống cá rô đ ồ ng CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp Đối tượng sản xuất giống chủ yếu của Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp là cá Tra; các đối tượng khác như: cá rô đồng, rô Phi ít được quan tâm Các đối tượng đều được sinh sản nhân tạo trong bể composite Trung tâm chỉ sử dụng một loại kích dục tố HCG để kích thích cá rô đồng sinh sản với... trình kỉ thuật sản xuất giống nhân tạo các loaì cá nuôi ở Đồng Bằng sông Cửu Long Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ 4 Nguyễn Thành Trung, 1998 Một số đặc điểm sinh học sinh sản và kỷ thuật sản xuất giống cá Rô đồng (Anabas testudineus, Bloch) 5 Nguyễn Văn Triều, Dương Nhật Long, 2001 Nghiên cứu sử dụng các loại hormone khác nhau kích thích sinh sản và ương cá rô đồng Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ,... của cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học 22 Sinh viên: Trần Vũ Truờng K ỹ thu ậ t s ả n xu ấ t gi ống cá rô đ ồ ng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Văn Kiểm, 2004 Giáo trình kỉ thuật sản xuất giống cá nước ngọt Khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ 2 Nguyễn Tường Anh, 1999 Một số vấn đề về nội tiết sinh học sinh sản cá Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Hà Nội 3 Nguyễn Văn Kiểm, 1999 Giáo trình kỉ thuật sản xuất giống. .. vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản và ấp trứng + Tổ cá giống (12 người) tổ có nhiệm vụ ương nuôi cá bột lên cá hương, cá hương lên cá giống + Tổ cá thương phẩm (8 người) nuôi cá từ giống đến cỡ xuất bán + Tổ bảo vệ (6 người) chịu trách nhiệm bảo vệ 3.2 Nguồn cá bố mẹ Cá bố mẹ dùng cho thí nghiệm kích thích sinh sản được thu mua trong ao nuôi cá thịt Lựa chọn những ao nuôi cá thịt bằng thức ăn công nghiệp... ống cá rô đ ồ ng Mục tiêu của dề tài Rèn luyện kỹ năng tay nghề về các thao tác kỹ thuật trong sản xuất giống Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, tổng hợp và phân tích số liệu thí nghiệm, đồng thời rèn luyện cách viết một báo cáo khoa học Nội dung nghiên cứu + Nuôi vỗ cá bố mẹ - Xác định điều kiện ao nuôi vỗ - Chọn cá bố mẹ thả nuôi - Quản lý, chăm sóc - Kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ + Kích thích cá. .. 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Cá rô đồng có sức sinh sản khá cao Các loại kích thích tố HCG, HCG+não thùy, LRHa+DOM đều có tác dụng giúp cá sinh sản Với kích dục tố HCG ở liều lượng 2500 - 3000 UI/kg cá cái, cá có tỉ lệ rụng trứng 100%, sức sinh sản thực tế là 562.384 - 644.983 trứng/kg cá cái Với kích dục tố HCG ở liều lượng 2500 – 3000 UI/kg cá cái kết hợp với 2 mg não thùy, cá có tỉ lệ rụng... phấn và đẻ trứng của cá rô đồng Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá khoảng 0,3-0,4m Sức sinh sản của cá cao, đạt khoảng 300.000-700.000 trứng/kg cá cái Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước từ 1,2-1,3 mm Trứng cá rô thuộc loại trứng nổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) 2.2 Các mô hình nuôi 2.2.1 Nuôi cá rô đồng thương phẩm trong... thu ậ t s ả n xu ấ t gi ống cá rô đ ồ ng CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian và địa điểm Đề tài được thực hiện từ ngày 01/01/2009 đến 30/05/2009 Địa điểm: Trung Tâm Giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp Đối tượng nghiên cứu Cá Rô đồng (Anabas testudineus ) Vật liệu nghiên cứu Ống tiêm, kiêm tiêm, cân điện tử, vợt, lưới kéo, bể cho cá sinh sản, bể ấp, thau, sô, kính hiển vi,… Các loại kích thích tố: DOM,... nở là 17 giờ 30 phút Liều lượng/kg cá cái Số mẫu Luận văn tốt nghiệp đại học Tỉ lệ đẻ (%) 17 Sinh viên: Trần Vũ Truờng K ỹ thu ậ t s ả n xu ấ t gi ống cá rô đ ồ ng 4.3.3 Kết quả sinh sản nhân tạo cá rô đồng bằng LRHa với DOM Kết quả kích thích sinh sản cá rô đồng bằng kích thích tố LRHa kết hợp với DOM được thể hiện ở Bảng 4.5 Bảng 4.5 Kết quả sinh sản nhân tạo cá rô đồng bằng LRHa với DOM Ghi chú: Nhiệt... con cái Trong các ao nuôi có đầy đủ thức ăn, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng 60-80g/con 2.1.5 Đặc điểm sinh sản Cá rô đồng là một trong những loài cá có tuổi thành thục lần đầu khá sớm, khối lượng thành thục nhỏ nhất đã bắt gặp ngoài tự nhiên là 25g/con Ở ĐBSCL, cá rô đồng sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập trung nhất từ tháng 6-7 dương lịch Cá thường đẻ tập trung sau những trận mưa lớn Khi đẻ cá thường . THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN VŨ TRƯỜNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG. THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN VŨ TRƯỜNG KỶ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cán bộ. về Trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp 15 4.2. Kết quả nuôi cá bố mẹ 15 4.2.1. Điều kiện môi trường tại bể nuôi cá bố mẹ 15 4.2.2. Sự thành thục của cá 16 4.3. Kết quả kích thích cá sinh sản

Ngày đăng: 23/08/2014, 18:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan