Nghiên cứu xây dựng panel hồng cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch

72 1.2K 2
Nghiên cứu xây dựng panel hồng cầu tại viện huyết học truyền máu trung ương nhằm nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PANEL HỒNG CẦU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC -TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG AN TOÀN TRUYỀN MÁU VỀ MẶT MIỄN DỊCH Chủ nhiệm đề tài: - PGS. TS. NGUYỄN ANH TRÍ - TS. BÙI THỊ MAI AN Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG Cơ quan chủ quản : BỘ Y TẾ 6869 19/5/2008 HÀ NỘI - 2008 1 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 7 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 1.1. Lịch sử phát hiện và các đặc điểm của các hệ nhóm máu hồng cầu 9 1.1.1. Hệ nhóm máu ABO 9 1.1.2. Hệ nhóm máu Rhesus (Rh): 11 1.1.3. Hệ nhóm máu Kell: 12 1.1.4. Hệ nhóm máu Duffy 13 1.1.5. Hệ nhóm máu MNSs 14 1.1.6. Hệ nhóm máu Lewis 15 1.1.7. Một số hệ thống nhóm máu khác 15 1.2. Ngân hàng người cho máu có nhóm máu hiếm 16 1.3. Xây dựng Panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường đảm bảo an toàn truyền máu 17 1.3.1. Xây dựng Panel hồng cầu và sàng lọc kháng thể bất thường trên thế giới 19 1.3.2. Xây dựng Panel hồng cầu và ứng dụng để sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân và người cho máu tại Việt nam 19 1.4. Các kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường 20 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu: 23 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu và sinh phẩm: 23 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 24 2.2.4. Xử lý các kết quả nghiên cứu: 30 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Khảo sát kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu để xây dựng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu TW 31 3.1.1. Hệ nhóm máu Rhesus 31 3.1.2. Hệ nhóm máu Kell 31 3.1.3. Hệ nhóm máu Kidd 31 3.1.4. Hệ nhóm máu Duffy: 32 3.1.5. Hệ nhóm máu MNSs, Mia: 32 3.1.6. Hệ nhóm máu Lewis: 34 3.1.7. Hệ nhóm máu Lutheran: 34 3.1.8. Hệ nhóm máu P: 34 3.2. Tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người hiến máu nhóm O 35 3.3 Xây dựng và quản lý panel hồng cầu để sàng lọc KT bất thường 35 3.3.1. Một số đặc điểm của người hiến máu nhóm O được lựa chọn làm panel hồng cầu 36 3.3.2. Xây dựng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường 37 3.3. Ứng dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường 52 3.3.1. Đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu 52 3.3.2. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến tuổi, giới, số lần truyền máu, nhóm máu và chẩn đoán lâm sàng 52 4. BÀN LUẬN 54 4.1. Khảo sát tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng cầu 54 4.1.1 . Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên D, C, c, E, e của hệ nhóm máu Rh 54 4.1.2. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên K, k của hệ Kell 54 4.1.3 . Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên Jka, Jkb của hệ Kidd 55 2 4.1.4. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên Fya, Fyb của hệ Duffy: 55 4.1.5. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên hệ nhóm máu MNSs: 56 4.1.6. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên của hệ Lutheran 57 4.1.7. Bàn luận về tần suất xuất hiện kháng nguyên hệ nhóm máu P 57 4.2. Bàn luận về panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu trung ương để sàng lọc kháng thể bất thường 58 4. 3. Ứng dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường 60 4.3.1. Bàn luận về đặc điểm KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu 60 4.3.2. Bàn luận về đặc điểm KTBT ở người hiến máu 62 KẾT LUẬN 63 1. Xây dựng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện Huyết học truyền máu trung ương 63 2. Bước đầu ứng dụng panel hồng cầu đã được sản xuất tại Viện Huyết học Truyền máu để sàng lọc kháng thể bất thường 64 KIẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 Tiếng Việt: 66 Tiếng Anh 67 3 MỤC LỤC CÁC BẢNG Bảng 1-1. Đặc điểm huyết thanh học của một số trường hợp dưới nhóm A 10 Bảng 1-2. Đặc điểm huyết thanh học của một số trường hợp dưới nhóm B 10 Bảng 1-3. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo nghiên cứu một số tác giả trong và ngoài nước. 10 Bảng 1-4. Một số kháng nguyên của hệ Rh và các tên gọi khác nhau 11 Bảng 1-5. Một số kháng nguyên của hệ Kell và các tên gọi theo ISBT 12 Bảng 1-6. Các kháng nguyên của h ệ Duffy và các tên gọi theo ISBT 13 Bảng 1-7. Một số kháng nguyên của hệ MNSs và các tên gọi theo ISBT 14 Bảng 1-8. Kháng nguyên của hệ nhóm máu Cromer 15 Bảng 2-1. Đối tượng nghiên cứu 22 Bảng 3-1. Tần suất xuất hiện kháng nguyên D, C, c, E, e ở NCM nhóm O 31 Bảng 3-2. Tần suất xuất hiện kháng nguyên K, k, Kpa, Kpb ở NCM nhóm O 31 Bảng 3-3. Tần suất xuất hiện kháng nguyên Fya, Fyb ở NCM nhóm O 32 Bảng 3-4. Tần suất xuất hiện kháng nguyên M, N ở NCM nhóm O 32 Bảng 3-5. Tần suất xuất hiện kháng nguyên Lea, Leb ở NCM nhóm O 34 Bảng 3-6. T ần suất xuất hiện kháng nguyên Lua, Lub ở NCM nhóm O 34 Bảng 3-7. Tần suất xuất hiện kháng nguyên P1 ở NCM nhóm O 34 Bảng 3-8. Tần suất xuất hiện kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người cho máu nhóm O 35 Bảng 3-13. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 1) 39 Bảng 3-14. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 2) 40 Bảng 3-15. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tạ i Viện HHTM trung ương (Số 3) 41 Bảng 3-16. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 4) 42 Bảng 3-17. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 5) 43 Bảng 3-18. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 6) 44 Bảng 3-19. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 7) 45 Bảng 3-20. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 8) 46 Bảng 3-21. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 9) 47 Bảng 3-22. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương (Số 10) 48 Bảng 3-23. Panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương 49 Bảng 3-23. Panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ương 50 Bảng 3-24. Panel hồng cầu định danh kháng thể bất thường tại Viện HHTM trung ươ ng 51 Bảng 3-21. Panel HC sàng lọc kháng thể bất thường của ngân hàng máu Singapore 51 Bảng 3-26. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu 52 Bảng 3-27. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến nhóm tuổi 52 Bảng 3-28. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến giới 52 Bảng 3-29. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến số lần truyền máu 52 Bảng 3-31. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân b ị bệnh máu liên quan đến chẩn đoán lâm sàng 53 Bảng 3-32. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến nhóm máu 53 Bảng 3-33. Tỷ lệ kháng thể bất thường ở người cho máu 53 Bảng 4-1. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên D, C, c, E, e của hệ Rh với một số tác giả 54 Bảng 4-2. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên K, k của hệ Kell với một số tác giả 55 Bảng 4-3. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên Jka, Jkb của hệ Kidd với một số tác giả 55 Bảng 4-4. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên Fya, Fyb của hệ Duffy với một số tác giả 56 Bảng 4-5. So sánh tỷ lệ mang kháng nguyên M,N, S, s của hệ MNSs với các tác giả khác56 Bảng 4-6. So sánh tỷ lệ (%) mang kháng nguyên Mia với các tác giả khác 57 Bảng 4-7.So sánh tỷ lệ (%) NCM nhóm O mang kháng nguyên Lua, Lub với các tác giả 57 Bảng 4-8. So sánh tần suất xuất hiện (%) kháng nguyên nhóm máu hệ P 57 Bảng 4-9. Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu 60 4 Bảng 4-10. So sánh tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bị bệnh máu liên quan đến số lần truyền máu với một số tác giả 61 Bảng 3-18. Bàn luận về tỷ lệ kháng thể bất thường gặp ở người cho máu 62 MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2-1. Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu 23 Biểu đồ 3.1. Tần suất xuất hi ện kháng nguyên Jka, Jkb ở NCM nhóm O 32 Biểu đồ 3-2. Tần suất xuất hiện kháng nguyên S,s ở NCM nhóm O 33 Biểu đồ 3-3. Tần suất xuất hiện kháng nguyên Mia ở NCM nhóm O 33 5 PHẦN A TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI Hoàn cảnh ra đời của đề tài: Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà nhiều người bệnh đã được cứu chữa, máu cần cho điều trị, cho các cấp cứu ngoại khoa, sản khoa và hiện nay khi triển khai một số các kỹ thuật cao như ghép tạng, mổ tim thì một lượng máu lớn cũng cần được sử dụng. Máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũ ng có thể gây ra nhưng tai biến nghiêm trọng nếu không thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để bảo đảm an toàn truyền máu, do vậy vấn đề truyền máu hiện nay đang được toàn thế giới quan tâm. Hiện nay, tại các nước tiên tiến vấn đề an toàn truyền máu đã được thực hiện một cách khá triệt để cả về mặt miễn dịch và phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu, việ c định nhóm máu hệ ABO, Rh và một số hệ nhóm máu khác, sàng lọc kháng thể bất thường của cả người cho và người nhận đã được thực hiện một cách thường quy. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên mà an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại các nước này đã được bảo đảm và hạn chế được tới mức thấp nhất các tai biến truyền máu về mặt mi ễn dịch. Trong khi đó, tại nước ta hiện nay việc thực hiện an toàn truyền máu về mặt miễn dịch chưa được đảm bảo, chúng ta mới chỉ thực hiện được việc định nhóm máu hệ ABO và định nhóm máu hệ Rh (D), làm phản ứng chéo trong điều kiện kháng globulin mới được thực hiện tại một số trung tâm lớn. Việc xác định các hệ nhóm máu hồng cầu khác và sàng lọc kháng thể b ất thường chưa được thực hiện. Gần đây công tác truyền máu và đảm bảo an toàn truyền máu đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, ngành truyền máu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình An toàn truyền máu quốc gia và dự án vay vốn của ngân hàng thế giới để xây dựng bốn trung tâm truyền máu khu vực, bước đầu đảm bảo và nâng cao công tác an toàn truyền máu. Một trong những nội dung mà kết thúc hai dự án này vào năm 2008- 2010 phả i đạt được là phải triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường cho những bệnh nhân được truyền máu tại các trung tâm truyền máu khu vực và tuyến tỉnh. Chính vì những lý do trên mà việc đi sâu nghiên cứu tần suất xuất hiện các kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu, các kiểu hình thường gặp, hiếm gặp để xây dựng một giàn hồng cầu với đầy đủ các kháng nguyên cần thi ết của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người cho máu tình nguyện nhằm xây dựng panel hồng 6 cầu để cung cấp cho các trung tâm truyền máu trong cả nước triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường và đảm bảo cung cấp máu kịp thời cho bệnh nhân, người nước ngoài có nhóm máu hiếm khi cần là điều rất quan trọng và cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu khảo sát các kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng cầu ở người cho máu để xây dự ng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu TW. 2. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng panel hồng cầu của Viện Huyết học Truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường cho ng−êi cho m¸u vµ bệnh nhân được truyền máu. Kết quả nổi bật của đề tài: 1. Xây dựng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường a. Giàn hồng cầu được xây dựng và sản xuất tại Viện Huyết học truyền máu TW sẽ mang được tính đặc thù của của người Việt Nam, như vậy việc sàng lọc kháng thể bất thường sẽ đạt được kết quả tốt nhất. b. Giá thành để thực hiện xét nghiệm này sẽ rẻ hơn so với mua hồng cầu panel của nước ngoài. c. Việc bảo quản, vận chuyển và cung cấp panel hồng cầu cho các tỉnh để triển khai xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn so với việc mua panel hồng cầu được sản xuất tại nước ngoài. d. Đào tạo được một đội ngũ cán bộ trong toàn ngành thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường để đảm bảo an toàn truyền máu về mặt miễn dịch cho bệnh nhân trước khi được truyền máu. 2. Ứng dụng panel hồng cầu được xây dựng và sản xuất tại Viện Huyết học truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường sẽ góp phần nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễ n dịch tại nước ta. 3. Triển khai kỹ thuật mới: Kỹ thuật gelcard trong xác định các kháng nguyên nhóm máu và sàng lọc kháng thể bất thường. 7 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngay từ thời cổ xưa, người ta đã biết máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, máu đã được người lính La Mã cổ đại uống trước khi ra trận, các vua chúa Ai Cập cũng đã sử dụng việc tắm máu để chữa một số bệnh như bệnh động kinh. Máu của người khỏe mạnh cũng đã được sử dụng để truyền trực tiế p cho người bệnh. Tuy nhiên, tại thời điểm đó người ta chưa thực sự hiểu được tại sao máu lại quan trọng đối với sự sống như vậy và tại sao khi truyền máu thì có trường hợp thành công nhưng hầu hết lại thất bại? Năm 1900, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra nhóm máu hệ ABO, đây là hệ nhóm máu đầu tiên được phát hiện ở người và cũng là hệ nhóm máu đóng vai trò quan trọng nhất trong thực hành truyền máu [1], [2], [3],[10], [14], [16], [19], [60]. Năm 1941, Levine đã phát hiện thêm nhóm máu Rh. Đây là hệ nhóm máu quan trọng thứ hai sau hệ nhóm máu ABO. Tiếp sau đó rất nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác lần lượt đã được phát hiện như hệ Kell, hệ Kidd, hệ Duffy Việc phát hiện ra các nhóm máu khác nhau của hệ hồng cầu đã giải thích cho chúng ta thấy được các trường hợp mặc dù đã có sự phù hợp nhóm máu hệ ABO nhưng v ẫn xảy ra các tai biến truyền máu, đồng thời cũng tạo tiền đề để đi sâu nghiên cứu về các tai biến truyền máu và đề ra các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch [3],[12], [13], [18], [21], [25], [29], [34], [41], [44]. Hiện nay, tại các nước tiên tiến an toàn truyền máu về mặt miễn dịch đã được thực hiện một cách triệt để, việc định nhóm máu hệ ABO, Rh và một số hệ nhóm máu khác, sàng lọc kháng thể bất thường của cả người cho và người nhận đã được thực hiện một cách thường quy. Bên cạnh đó việc thực hiện các chương trình nội kiểm và ngoại kiểm về huyết thanh học nhóm máu cũng đã được thực hiện. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp trên mà an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại các nước này đ ã được bảo đảm và hạn chế được tới mức thấp nhất các tai biến truyền máu về mặt miễn dịch [15], [17], [23], [26], [27], [36], [37], [50], [54], [56]. Trong khi đó, tại nước ta hiện nay việc thực an toàn truyền máu về mặt miễn dịch chưa được đảm bảo, chúng ta mới chỉ thực hiện được việc định nhóm máu hệ ABO và định nhóm máu hệ Rh (D), làm phản ứng chéo trong điều kiện kháng globulin m ới được thực hiện tại một số trung tâm lớn. Việc xác định các hệ nhóm máu hồng cầu khác và sàng lọc kháng thể bất thường chưa được thực hiện [2], [5], [7], [9], [12]. Trong giai đoạn hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, hiện nay có nhiều người nước đến làm việc và công tác tại Việt Nam, khi bệnh nhân và 8 người nước ngoài này cần truyền máu với những nhóm máu hiếm thì việc tìm được người cho máu có nhóm máu phù hợp là rất khó khăn [4], [11]. Tại Việt nam đã có một số tác giả nghiên cứu về sự phân bố của nhóm máu hệ ABO, Rh [4], [6], một số tác giả cũng đã nghiên cứu về nhóm máu hệ hồng cầu ở một số nhóm quần thể khác nhau, tuy nhiên với cỡ mẫu còn nhỏ, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nhân viên y tế và người khám sức khỏe, do vậy việc xây dựng một giàn hồng cầu đầy đủ để xây dựng giàn panel hồng cầu tại Việt Nam để cung cấp cho các trung tâm truyền máu trong cả nước triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường là khó thực hiện [1], [4], [9]. Chính vì những lý do trên mà việc đi sâu nghiên cứu tần suất xuất hiện của các kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng c ầu, các kiểu hình thường gặp, hiếm gặp để xây dựng một giàn hồng cầu với đầy đủ các kháng nguyên cần thiết của một số hệ nhóm máu hồng cầu ở người ở người hiến máu tình nguyện nhóm O nhằm đảm bảo cung cấp máu kịp thời cho bệnh nhân, người nước ngoài có nhóm máu hiếm khi cần và xây dựng panel hồng cầu cung cấp cho các trung tâm truyền máu trong cả nước triển khai kỹ thu ật sàng lọc kháng thể bất thường là điều rất quan trọng và cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu khảo sát các kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng cầu ở người cho máu để xây dựng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu TW. 2. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng panel hồng cầu của Viện Huyế t học Truyền máu TW để sàng lọc kháng thể bất thường cho ng−êi cho m¸u vµ bệnh nhân được truyền máu. Nh»m n©ng cao chÊt l−îng an toµn truyÒn m¸u vÒ mÆt miÔn dÞch 9 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử phát hiện và các đặc điểm của các hệ nhóm máu hồng cầu 1.1.1. Hệ nhóm máu ABO Năm 1900, nhà bác học Karl Landstainer và cộng sự đã làm thực nghiệm trộn các mẫu máu của nhiều cá thể với nhau và quan sát hiện tượng ngưng kết, Ông nhận thấy có mẫu ngưng kết, có mẫu không ngưng kết. Qua phân tích hiện tượng ngưng kết giữa hồng cầu của người này với huyết thanh của người kia và ngược lại Ông đã phát hiện ra hệ thống nhóm máu đầu tiên ở người với 3 nhóm máu là: Nhóm A, nhóm B và nhóm O. Năm 1902, Decastello và Sturli đã lặp lại thí nghiệm của Landstainer và phát hiện thêm nhóm máu AB, sự phát hiện ra hệ nhóm máu ABO đã mở ra cho ngành truyền máu một chân trời mới [1], [3], [14], [18]. Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm máu chính là nhóm A, B, AB và O. Bốn nhóm máu này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc không có mặt của kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc không có mặt của kháng thể chống A, chống B trong huyết thanh. Kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO thường xuất hiện sớ m vào khoảng tuần thứ năm sau khi thụ thai. Kháng thể chống A và chống B thường là kháng thể tự nhiên có bản chất là IgM, thích hợp hoạt động ở 4°C, xuất hiện sau khi sinh, tăng dần hiệu giá và đạt cực đại vào 5-10 tuổi, không qua được hàng rào nhau thai, không bao giờ có trong huyết thanh của cá thể khỏe mạnh mà có kháng nguyên tương ứng trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể chống A và chống B cũng có thể là kháng thể miễn dịch, có b ản chất là IgG, thích hợp hoạt động ở 37°C, được hình thành qua một quá trình đáp ứng miễn dịch do tiếp xúc với kháng nguyên của hệ ABO gặp trong trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, truyền máu không hòa hợp hệ ABO, các kháng thể này có thể lọt qua hàng rào nhau thai, có khả năng kết hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng mạch [1], [8], [14], [18], [22]. Ngoài bốn nhóm máu chính đã được phát hiện ở trên, năm 1911 Von Dungerm và Hirszfeld đã phát hiện nhóm máu A gồm có hai loại khác nhau là A 1 và A 2 . Nhóm máu A 2 thường gặp hơn ở người Châu Âu ( khoảng 20%), trong số những người có nhóm máu A 2 thì có 1-8 % là có kháng thể tự nhiên chống lại hồng cầu A 1 và 35% người có nhóm A 2 B có kháng thể tự nhiên chống lại hồng cầu A 1 [1], [3]. Cho đến nay người ta đã phát hiện được khá nhiều trường hợp dưới nhóm của nhóm A và nhóm B (Bảng 1.1 và 1.2) với những đặc điểm sau: [1], [3], [30], [34], [44], [47], [49], [57]. [...]... nhóm máu hệ Rh, Kell, Duffy, Kidd, Lewis, Lutherran, MNSs, P1, i Lựa chọn người hiến máu để xây dựng panel hồng ầ Mục tiêu 1: Nghiên cứu khảo sát các kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu của người hiến máu để xây dựng panel hồng cầu tại viện Huyết học Truyền máu Trung ương Mục tiêu 2: Bước Sử dụng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường đầu ứng dụng panel hồng cầu của Viện Huyết học Truyền máu Trung. .. Mai An (1995), Nguyễn Thị Thu Hà (1999) đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ kháng thể bất thường ở người cho máu và nhận máu nhiều lần bằng panel hồng cầu được sản xuất tại Viện Huyết học Truyền máu 20 Qua phần tổng quan ở trên cho thấy việc khảo sát tần suất xuất hiện kháng nguyên của các hệ nhóm máu hồng cầu là cần thiết để xây dựng panel hồng cầu tại viện Huyết học Truyền máu trung ương Sử dụng panel hồng. .. ương Sử dụng panel hồng cầu được xây dựng tại Viện Huyết học Truyền máu TW để triển khai kỹ thuật sàng lọc kháng thể bất thường một cách thường quy cho người cho máu và bệnh nhân là cần thiết để nâng cao chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch 21 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - 1026 người hiến máu nhóm O đến cho máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW từ 2004- 2007... việc có máu để điều trị là rất khó khăn, do vậy tại mỗi quốc gia cần thiết phải xây dựng một giàn hồng cầu riêng để kịp thời cung cấp cho người bệnh khi cần truyền máu và xây dựng panel hồng cầu để triển khai xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường nhằm đảm bảo cung cấp máu kịp thời và an toàn cho người bệnh [45], [46] Tại các nước tiên tiến ở Châu Âu và Châu Mỹ, việc xây dựng panel hồng cầu để sàng... 100 22 2.2 Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu: - Thiết kế nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang - Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu Sơ đồ 2-1 Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu Người hiến máu tại viện huyết học Truyền máu TW (2004-2007) ( Đủ tiêu chuẩn hiến máu Lấy máu để xác định các KN nhóm máu hệ hồng cầu Kỹ thuật ngưng kết trên ống nghiệm và trên lam... an toàn truyền máu về mặt miễn dịch tại Việt Nam [1], [3], [30], [34], [44], [58] Tính đa dạng của các kháng nguyên nhóm máu và các hệ nhóm máu hồng cầu ở trên đã cho thấy nếu chúng ta không thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân trước khi truyền máu thì vấn đề an toàn truyền máu về mặt miễn dịch vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ 1.2 Ngân hàng người cho máu có nhóm máu. .. một số hệ nhóm máu hồng cầu chưa được đầy đủ (Thiếu hồng cầu của những người có kháng nguyên D âm, Fyb +, S+) Cũng do những người cho panel này là nhân viên y tế mà không phải là người hiến máu nên mỗi lần lấy hồng cầu để làm panel cũng rất khó khăn vì không lấy được một lượng máu lớn (Thường lấy hồng cầu làm panel dưới dạng máu chứng), do vậy khi muốn sản xuất với số lượng lớn hồng cầu panel để cung... nhóm máu ở các cặp bố, mẹ của bệnh nhi bị bệnh thiếu máu tan máu [13] Việc xây dựng panel 19 hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường cũng đã được tác giả Đỗ Mai Dung (2004) triển khai nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức nhưng với số lượng người cho máu nhóm O chỉ hạn chế là 120 người nên việc sản xuất panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể cũng mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu Do vậy, trong nghiên cứu. .. bảo an toàn truyền máu Panel hồng cầu là một giàn kháng nguyên hồng cầu của những người có nhóm máu O mà trên mỗi hồng cầu đó đã được xác định chính xác các kháng nguyên của một số hệ nhóm máu hồng cầu Kháng nguyên trên các hồng cầu này sẽ phát hiện được một hoặc nhiều kháng thể chống lại các kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu Số lượng các hồng cầu được lựa chọn để xây dựng panel sàng lọc kháng thể... mẫu lớn hơn (Khoảng 1.000 người cho máu nhóm O) chúng tôi sẽ dễ dàng chọn được những người cho máu với đầy đủ các kháng nguyên để xây dựng được giàn panel hồng cầu hoàn chỉnh và đưa xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường vào thực hiện thường quy cho cả người cho máu và bệnh nhân để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch Giàn hồng cầu sử dụng để làm panel hồng cầu sàng lọc kháng thể bất thường . TẾ VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PANEL HỒNG CẦU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC -TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG. Xây dựng panel hồng cầu để sàng lọc kháng thể bất thường tại Viện Huyết học truyền máu trung ương 63 2. Bước đầu ứng dụng panel hồng cầu đã được sản xuất tại Viện Huyết học Truyền máu để sàng. tiêu nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu khảo sát các kháng nguyên của một số nhóm máu hệ hồng cầu ở người cho máu để xây dự ng panel hồng cầu tại Viện Huyết học Truyền máu TW. 2. Bước đầu nghiên cứu

Ngày đăng: 23/08/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tom tat ket qua noi bat cua de tai

  • Dat van de

  • Tong quan tai lieu

  • Doi tuong va phuong phap nghien cuu

  • Ket qua nghien cuu

    • 1. Khao sat khang nguyen nhom mau he hong cau de xay dung panel hong cau

    • 2. Tan suat xuat hien khang nguyen cua mot so he nhom mau hong cau o nguoi hien nhom mau O

    • 3. Xay dung va quan ly panel hong cau de sang loc KT bat thuong

    • 4. Ung dung panel hong cau de sang loc KT bat thuong

    • Ban luan

    • Ket luan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan