nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng anh của sinh viên khối ngành không chuyên anh trường đại học phương đông

117 3.2K 16
nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng anh của sinh viên khối ngành không chuyên anh trường đại học phương đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 1. Lí do chọn đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 12 3. Giới hạn nghiên cứu đề tài 12 4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 13 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 14 5.1. Câu hỏi nghiên cứu: 14 5.2. Giả thuyết nghiên cứu: 14 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 14 7. Công cụ nghiên cứu 15 8. Phạm vi nghiên cứu 15 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHE TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC 17 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 17 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 17 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 19 1.2. Cơ sở lý luận về đo lường đánh giá 21 1.2.1. Lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục 21 1.2.2. Lý thuyết đánh giá cổ điển 25 1.2.3. Lý thuyết đánh giá hiện đại 25 1.2.4. Các loại hình đánh giá 27 1.2.5. Mục đích của đánh giá trong giảng dạy: 30 1.3. Đánh giá theo năng lực 33 1.3.1. Một số khái niệm cơ bản 33 1.3.2. Đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên không chuyên Anh 43 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51 2.1. Địa bàn nghiên cứu 51 2.2. Mẫu nghiên cứu 52 2.2.1. Quy trình chọn mẫu 52 2.2.2. Tính toán trọng số mẫu: 52 2 2.3. Tiến trình nghiên cứu 53 2.3.1. Xây dựng cơ sở lý luận 53 2.3.2. Xây dựng bộ công cụ đo lường 53 2.3.3. Đánh giá thực trạng, xác định năng lực học nghe của sinh viên 53 2.3.4. Xử lý số liệu và viết luận văn 54 2.4. Phương pháp nghiên cứu 54 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 54 2.4.2. Phương pháp xử lý định lượng 54 2.4.3. Phương pháp chuyên gia 54 2.4.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi (phỏng vấn) 54 2.5. Phương pháp thu thập thông tin 55 2.6. Chuẩn bị công cụ đánh giá 55 2.6.1. Bài thi đánh giá năng lực nghe tiếng Anh 55 2.5.2. Phiếu phỏng vấn: 68 CHƯƠNG 3. NĂNG LỰC NGHE TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 70 3.1. Phân tích độ tin cậy, giá trị của bộ công cụ 70 3.1.1. Sự phù hợp với mô hình Rasch 70 3.1.2. Độ tin cậy 71 3.2. Phân tích thông tin định lượng (qua bài Test) 72 3.2.1. Năng lực của nhóm thí sinh 72 3.2.2. Sự khác biệt về ảnh hưởng của các yếu tố khác đến năng lực của thí sinh 75 3.3. Phân tích thông tin định tính (qua phỏng vấn) 77 3.4. Kết luận về năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên 79 KẾT LUẬN 87 Phụ lục 1. Bảng biểu khi thử nghiệm bộ công cụ 95 Phụ lục 1.1. Câu lệnh phân tích bằng phần mềm Quest và Conquest 95 Phụ lục 1.2. Thang năng lực giữa độ khó của câu hỏi và năng lực sinh viên 96 Phụ lục 1.3. Sự phù hợp với mô hình Rasch của câu hỏi 97 Phụ lục 1.4. Phân tích câu hỏi (Item estimate) 97 Phụ lục 2. Bảng biểu đánh giá năng lực chính thức 103 Phụ lục 2.1. Thang năng lực của sinh viên với độ khó của câu hỏi 103 Phụ lục 2.2. Năng lực của từng sinh viên (Case estimate) 104 3 Phụ lục 2.3. Đường biểu diễn năng lực của sinh viên đối với từng câu hỏi 108 Phụ lục 3. Bảng hỏi phỏng vấn sinh viên về việc học nghe tiếng Anh 112 Phụ lục 4. Bảng hỏi phỏng vấn giảng viên về việc học nghe tiếng Anh của sinh viên 113 Phụ lục 5. Bài thi đánh giá năng lực 114 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Trường ĐHPĐ Trường Đại học Phương Đông ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GV Giảng viên Bộ GD và ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo HS Học sinh SV Sinh viên 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng Trang 1.1 Mô hình quá trình đào tạo 22 1.2 Phân loại câu hỏi dùng để đo lường và đánh giá trong giáo dục 23 1.3 Đường cong đặc trưng đối với một câu hỏi theo Mô hình Rasch 25 1.4 Mối quan hệ giữa Lý thuyết đánh giá hiện đại và Lý thuyết đánh giá cố điển (CCT) 25 1.5 Biểu đồ khái niệm theo Mc Milan 30 1.6 Mối quan hệ giữa giảng dạy và đánh giá 31 1.7 Các thành phần của năng lực ngôn ngữ 33 1.8 Khung năng lực ngôn ngữ của Cummins 35 1.9 Các bậc nhận thức theo thang Bloom 39 1.10 Khung tham chiếu trình độ chung - Thang đo Tổng quát 41 1.11 Trích dẫn trong Current IPs (2007, 2008, 2009) 46 1.12 Đặc tả khung tham chiếu Châu Âu cho kỹ năng nghe trong bối cảnh Việt Nam (Cấp độ A1, A2, B1, B2) 48 2.1 Quy trình nghiên cứu 50 2.2 Trọng số mẫu theo ngành học 51 2.3 Trọng số bài kiểm tra 58 2.4 Đối chiếu từng câu hỏi thi với từng cấp độ năng lực theo khung tham chiếu Châu Âu 59 2.5.1 Sự phù hợp của bình phương giá trị trung bình (thử nghiệm) 60 2.5.2 Sự phù hợp của bình phương giá trị trung bình (thử nghiệm) 61 2.6 Các giá trị đo được của câu hỏi số 2 61 6 2.7 Độ phân biệt của các câu hỏi thi (thử nghiệm) 62 2.8 Các giá trị đo được của câu hỏi số 16 63 2.9 Độ giá trị và độ thống nhất (thử nghiệm) 63 2.10 Giá trị Cronbach Alpha của từng câu hỏi (thử nghiệm) 64 2.11 Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi (thử nghiệm) 65 3.1.1 Sự phù hợp của câu hỏi (bài thi chính thức) 70 3.1.2 Sự phù hợp của câu hỏi (bài thi chính thức) 71 3.2 Độ phân biệt của câu hỏi (bài thi chính thức) 72 3.3 Thang năng lực của thí sinh và độ khó của câu hỏi (chính thức) 73 3.4.1 Bảy nhóm câu hỏi chia theo cấp độ năng lực đo được 81 3.4.2 Bảy nhóm câu hỏi chia theo cấp độ năng lực đo được 82 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực giao tiếp ngoại ngữ trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để tuyển dụng nhân lực. Từ đầu những năm 1990, ngoại ngữ được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam như là môn học bắt buộc. Kết quả nổi bật thực hiện chủ trương đó là mặt bằng năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên đã được nâng cao. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác dạy và học ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, kể cả ở trong các trường đại học và cao đẳng. Nhiều sinh viên đại học, cao đẳng, thậm chí học viên sau đại học, khi ra trường, vẫn không thể sử dụng tiếng Anh hay một ngoại ngữ khác một cách thành thạo, chưa đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, dẫn đến chất lượng nguồn lực lao động ở Việt Nam còn hạn chế. Với các trường thuộc khối ngành kỹ thuật, tình trạng sinh viên “mù mờ” ngoại ngữ là một trong những trở ngại lớn đối với việc đào tạo một thế hệ lao động có tay nghề vững vàng, có thể tham gia thị trường lao động quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay. Nếu tình trạng này không được giải quyết kịp thời, thì lực lượng lao động ở Việt Nam khó có thể tiếp cận đến những công việc đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cao và không thể tham gia xu hướng chung về dịch chuyển nhân lực xuyên biên giới. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nói chung và ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp trong hội nhập quốc tế. Do vậy, dạy và học ngoại ngữ đang là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Người Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung thường chịu khó học ngoại ngữ, nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn, nhất là trong khâu nghe và nói. Ở Hàn Quốc, người học đạt điểm rất cao ở 3 kỹ năng: Nói, Viết, Đọc hiểu trong kỳ thi TOEFL, nhưng kết quả Nghe lại thấp, người học không sử dụng được trong những tình huống giao tiếp thực sự (Kim, J. 2010) Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt hạn chế thì vẫn có những thành công, nhưng theo tác giả Hiển với môn ngoại ngữ dạy mãi mà học sinh, sinh viên vẫn không sử dụng được, đó thật sự là một thất bại (trong Vĩnh Hà, 2011). Học 8 ngoại ngữ là để hiểu người nước ngoài muốn truyền đạt cái gì và để chuyển thể ngôn ngữ mẹ đẻ sang một ngoại ngữ khác để người nước ngoài có thể hiểu. Tuy nhiên, mục đích đó, nói chung, chưa đạt được ở môn Ngoại ngữ. Có nhiều nguyên nhân dấn đến tình trạng này. Một trong số đó là do nhiều cơ sở giáo dục có quan điểm coi ngoại ngữ như một môn học để lấy kiến thức chứ không phải là môn học rèn luyện kỹ năng; quá chú trọng đến giảng dạy ngữ pháp hơn là khả năng sử dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy, từ chương trình cho đến cách dạy, cách học đã không chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Việc dạy và học chủ yếu phục vụ công tác thi cử, trong đó có các kỳ thi cuối cấp, thi vào đại học vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Những cách hiểu trên đã cản trở việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên. Theo tác giả Hiển, đánh giá thực tiễn dạy học ngoại ngữ trong các trường đại học cho thấy: giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học (trong Vĩnh Hà, 2011), trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ. Những bất cập trong quan niệm, chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy là những yếu tố dẫn đến bất cập về chất lượng đào tạo (sản phẩm đầu ra). Đó là hiện trạng chung về cách tiếp cận, cách học tập và trình độ ngoại ngữ của sinh viên. Sinh viên học xong, mặc dù thi đạt điểm cao, nhưng không sử dụng được ngoại ngữ vào công việc và cuộc sống do thiếu kỹ năng. Theo tác giả Hùng, nguyên do là việc học không nhắm đến mục tiêu sử dụng mà chỉ để có vốn liếng đi thi, lấy bằng (trong Vĩnh Hà, 2011). Qua phỏng vấn sơ bộ giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho các ngành không chuyên Trường Đại học Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ…kỹ năng nghe, nói, viết luận bằng tiếng Anh của sinh viên đại học được các giáo viên nhận xét là rất kém, sinh viên không quen với việc phát âm đúng âm điệu, ngữ điệu, không quen với phong cách giao tiếp, và vốn từ vựng còn ít, nhiều sinh viên không nắm được cấu trúc câu trong tiếng Anh. Kỹ năng nghe và kỹ năng nói thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về nguyên tắc, trong học ngoại ngữ, không thể nói tốt hơn nghe, có nghe được mới nói được. Do vậy, cần cải thiện kỹ năng nghe cho người học, từ đó cải thiện được các 9 kỹ năng giao tiếp khác. Đã có một số nghiên cứu về việc tăng cường hiệu quả dạy và học Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên nhưng chưa cụ thể ở kỹ năng nghe. Ví dụ như: “Hướng tới nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh không chuyên”, Trần Thị Nga, Đại học Quốc gia Hà Nội. “Việc dạy và học ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ ở trường đại học Hải Phòng”, ThS. Lê Thị Hồng, Trường Đại học Hải Phòng. “Thách thức và triển vọng của giảng dạy ngoại ngữ tại các trường Đại học không chuyên ngữ ở Việt Nam” Đào Thị Tạo, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội. “Một số ý kiến về việc dạy học tiếng Anh như là một ngoại ngữ không chuyên”, ThS. Lý Thị Mỹ Hạnh, Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh… Vì vậy, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá năng lực nghe của sinh viên để tìm ra các giải pháp dạy và học nghe nói cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành không chuyên- đối tượng thực sự thấy học kỹ năng nghe là công việc khó khăn. Nhằm giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, vai trò của tiếng Anh trong việc Quốc tế hoá giáo dục, đồng thời hỗ trợ các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị “Quốc tế hóa Giáo dục – Nâng cao năng lực tiếng Anh” vào ngày 29/5/2013 tại Hà Nội. Tại hội thảo này, Hội đồng Anh đã giới thiệu các nguồn tài nguyên học liệu phong phú phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh, thông tin về các khóa học và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực tiếng Anh thông qua việc trình bày phương thức hợp tác giữa Hội đồng Anh và các trường ở Việt Nam trong việc nâng cao năng lực dạy và học tiếng Anh hướng tới các mục tiêu quốc gia. Ngoài ra còn có rất nhiều hội thảo, đề án, nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ, cũng như kỹ năng nghe hiểu Tiếng Anh như: Hội thảo Quốc tế “Nâng cao năng lực giảng dạy Tiếng Anh thông qua Nghiên cứu hành động và các thực hành đổi mới” ngày 12/5/2012 tại Thành phố Thái Nguyên; Hội thảo 2 “Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh trong các trường đại học đào tạo giáo viên trung học cơ sở” Dự án 10 đào tạo giáo viên THCS 2003; Hội thảo khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 11/2005; Đề án Ngoại ngữ 2020… Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã xác định rất rõ vai trò của việc học ngoại ngữ trong thời kỳ hiện đại. Ông Nguyễn Ngọc Hùng lập luận ‘Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện công tác dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở tất cả các bậc học. Đề án này cam kết đa số các sinh viên tốt nghiệp sẽ có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ vào năm 2020, giúp cho sinh viên tự tin hơn trong giao tiếp và nâng cao cơ hội học và làm trong những môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Trong buổi hội thảo “Xây dựng các định dạng đề thi cho 4 kỹ năng của từng bậc năng lực và định dạng chung cho đề thi chuẩn đoán năng lực” do Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN tổ chức, có nêu ra chuẩn kiến thức và kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh theo khung tham chiếu Châu Âu theo 6 bậc năng lực. Mỗi bậc xác định rất rõ những tiêu chí cần đạt được của người học. Có thể nói đây là bước tiến rất lớn trong quá trình đánh giá năng lực giao tiếp ngoại ngữ của người học, tạo điều kiện đánh giá chính xác năng lực học tập cho người học. Sinh viên không chuyên ngữ, nhất là sinh viên của các trường đại học nói chung và các trường ngoài công lập nói riêng, thường không chú trọng nhiều đến khâu nghe và nói. Kết quả khảo sát cho thấy sau khi tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có thể sử dụng được thành thạo tiếng Anh là rất ít, đặc biệt là kỹ năng nghe còn yếu kém (Ân, 2006). Thực tế cho thấy: khi đi xin việc, sinh viên hay bị trượt chỉ vì kỹ năng giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Sinh viên chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc giao tiếp tiếng Anh trong học tập và công việc tương lai. Cho nên, việc chọn sinh viên không chuyên ngữ của Trường Đại học Phương Đông làm đối tượng nghiên cứu sẽ có ý nghĩa về một mẫu nghiên cứu đại diện cho đối tượng có nhiều khó khăn trong khâu nghe nói tiếng Anh. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên thuộc các khối ngành không chuyên cũng sẽ có ý nghĩa cho đề tài này vì khả năng nghe của sinh viên khối ngành này còn rất hạn chế, cần tìm ra các trở ngại của sinh viên [...]... và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhât: Những thành tố nào cấu thành năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Phương pháp đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Thực trạng năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh của Trường ĐHPĐ như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Những... giảng viên giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên Anh và sinh viên khối ngành không chuyên tiếng Anh của Trường ĐHPĐ học tiếng Anh tổng quát (GE) học kỳ 2 năm học 2012- 2013, từ đó có thể khái quát cho các đối tượng khác là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng không chuyên ngữ 14 Đối tượng nghiên cứu là năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên; cách thức đánh giá năng lực; đồng thời nghiên cứu. .. nghe tiếng Anh của giảng viên Trường ĐHPĐ 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên; vận dụng vào việc đo lường, đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối không chuyên Trường ĐHPĐ; và đề xuất những giải pháp góp phần cải thiện năng lực nghe tiếng Anh cho sinh viên trong quá trình học tập... khảo thêm ý kiến của các chuyên gia (giảng viên Trường ĐHPĐ) để làm cho bài test phù hợp với trình độ của sinh viên + Nghiên cứu cách thức đánh giá năng lực và đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên không chuyên; xác định kỹ thuật học nghe và các giải pháp nâng cao kỹ năng nghe Tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Trường ĐHPĐ, Học kỳ 2, năm học 2012- 2013 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận... khâu nghe hiểu tiếng Anh để giúp họ cải thiện được kỹ năng nghe của mình và tự tin trong giao tiếp Trên đây là những lý do để tác giả chọn đề tài Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh Trường Đại học Phương Đông làm đề tài luận văn thạc sỹ nhằm góp phần cải tiến, nâng cao năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên không chuyên Anh Trường ĐHPĐ nói riêng và sinh. .. và học nghe cho sinh viên khối ngành không chuyên Anh của Trường ĐHPĐ 7 Công cụ nghiên cứu Bài test để đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên được lấy từ một bài Test của giáo trình TOEIC, sau khi thử nghiệm kiểm tra độ tin cậy, độ giá trị, bộ công cụ đã được điều chỉnh và thiết kế lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu Phiếu phỏng vấn sâu lấy ý kiến của sinh viên và chuyên gia về việc học nghe. .. tài là một nghiên cứu đo lường đánh giá về năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên Lần đầu tiên năng lực học tập của người học được đưa ra làm đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy của Trường ĐHPĐ Nắm được các vùng năng lực cận phát triển kỹ năng nghe Tiếng Anh sẽ giúp sinh viên có hướng điều chỉnh phương pháp học tập của mình, đồng thời giúp giảng viên thay đổi phương pháp giảng... ngoại ngữ giao tiếp, có các phương pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp viết (đọc, viết) và cả kỹ năng giao tiếp nói (nghe, nói) Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu, đánh giá kỹ năng nghe tiếng Anh của sinh viên đại diện cho khối ngành không chuyên Anh của Trường Đại học Phương Đông- một trường đại học dân lập và có năng lực đầu vào thấp hơn so với các trường công lập, từ đó đưa... kiểm tra, không có đánh giá thì không có giáo dục theo đúng nghĩa của nó Theo Popham (1999), thi - kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm: - Dự đoán những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh để giáo viên tránh giảng dạy lại hoặc giảng dạy quá kỹ những điều học sinh đã biết và giáo viên có cơ hội giúp học sinh khắc phục những yếu kém của học sinh; - Giám sát quá trình tiến bộ của học sinh và giúp giáo viên thấy... giúp cải thiện năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên? 5.2 Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết thứ nhất: Những thành tố cấu thành nên năng lực nghe tiếng Anh là kiến thức (ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng ), kỹ năng và thái độ học tập Giả thuyết thứ hai: Dựa vào những thành tố cấu thành nên năng lực thì đánh giá năng lực nghe tiếng Anh cần dựa vào khung đánh giá cụ thể, theo các cấp độ nhận thức của Bloom hoặc . sơ bộ giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho các ngành không chuyên Trường Đại học Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công nghệ…kỹ năng nghe, nói, viết luận bằng tiếng Anh của sinh viên đại học được. nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu thứ nhât: Những thành tố nào cấu thành năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên? Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Phương pháp đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh. kỹ năng nghe tiếng Anh của giảng viên Trường ĐHPĐ. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh

Ngày đăng: 23/08/2014, 00:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan