Đồ án tốt nghiệp phân tích và thiết kế HTTT

61 566 1
Đồ án tốt nghiệp phân tích và thiết kế HTTT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Đặt bài toán 1. Bài toán Một nhà hàng X có quy mô lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Họ có nhu cầu cài đặt một phần mềm để giúp họ thuận tiện hơn trong việc quản lý các bộ phận trong nhà hàng. Một Nhà hàng thông thường bao gồm các bộ phận Bộ phận quản lý. Bộ phận thu ngân. Bộ phận nhà bếp. 2. Xây dựng biểu đồ UseCase (ca sử dụng) cho bài toán ban đầu  Usecase đăng nhập 17 II.Phân tích thiết kế hệ thống. 1.Mục đích của hệ thống Hệ thống được xây dựng nhằm cung cấp một môi trường thuận lợi cho người quản lý có thể quản lý được toàn bộ các hoạt động của nhà hàng như: quản lý nhân viên, quản lý khách hàng, thống kê các tiêu chí như: thống kê mặt

Nhóm 3: Quản lý nhà hàng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA: TOÁN – CƠ – TIN HỌC. BÁO CÁO CUỐI KÌ Môn: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Đề tài: Quản lý nhà hàng. Nhóm thực hiện : Nhóm 3 Lớp: A3K55 Toán-Tin ứng dụng Hà Nội – 6/2014 1 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng b.Quy trình nghiệp vụ 5 Usercase thống kê của thu ngân 10 Usecase quản lý thực đơn 12 UserCase Quản lý kho hàng 13 3.Xây dựng biểu đồ lớp cho bài toán bài toán ban đầu 14 4.Một số biểu đồ tuần tự cho bài toán ban đầu 14 Biểu đồ tuần tự Login 14 1.Mục đích của hệ thống 16 Đối với người quản lí 17 Đối với nhân viên thu ngân: 17 2.Phân tích chức năng của hệ thống 17 a. Các tác nhân tác động vào hệ thống 17 b.Ca sử dụng của các chức năng chính trong hệ thống 18 Thiết kế Cơ sở dữ liệu cho hệ thống 19 Biểu đồ UseCase cho toàn hệ thống 23 Biểu đồ tuần tự Login 24 III.Xây dựng chương trình 34 1.Hệ thống thử nghiệm 34 5.Các biểu mẫu 53 Đánh giá chung 58 2 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng LỜI NÓI ĐẦU Nếu như những năm về trước, người ta thường cố gắng “ăn no - mặc ấm” thì ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội và các thành tựu khoa học kĩ thuật đời sống con người được cải thiện rõ rệt, hướng tới nhu cầu “ăn ngon - mặc đẹp”. Việc ăn uống trở thành dịch vụ nên đã có rất nhiều nhà hàng, hệ thống phục vụ ăn uống ra đời nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thực khách. Và chính sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường mở cửa và khốc liệt hiện nay đã khiến các nhà hàng càng ngày càng phải nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm và không gian ẩm thực để có thể tồn tại và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng nghỉ đó nhà hàng cần nhiều nhân viên hơn, nhu cầu phục vụ căng thẳng hơn để làm sao phục vụ tốt nhất toàn bộ khách hàng với các yêu cầu rất đa dạng. Chính vì vậy, hệ thống quản lý xưa cũ qua con người và giấy tờ không còn thật hiệu quả, chính xác và phù hợp. Bởi lẽ đó để giảm bớt khó khăn trên thì việc sử dụng một phần mềm quản lí hoạt động của một nhà hàng là điều thực sự cần thiết và hữu ích. Vì vậy, nhóm chúng em xin được đề cập và giới thiệu về một hệ thống Quản lí nhà hàng với hi vọng hệ thống này sẽ góp phần khắc phục những nhược điểm của hệ thống quản lí kinh doanh nhà hàng hiện nay đồng thời mang lại nhiều tiện ích trong việc quản lý hoạt động nhà hàng. Trong quá trình xây dựng đề tài và triển khai công việc, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình cùng những lời khuyên xác đáng của Thầy giáo – Tiến sĩ Lê Trọng Vĩnh. Bên cạnh đó là những đóng góp giúp đỡ của các bạn bè nhờ vậy mà nhóm chúng em đã hoàn thành cơ bản đề tài với các chức năng chính của hệ thống trong thời gian và khả năng có hạn. Nhóm chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo cùng các bạn đã luôn đồng hành và sát cánh cùng chúng em trong thời gian vừa qua ! 3 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng I. Đặt bài toán 1. Bài toán Một nhà hàng X có quy mô lớn hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Họ có nhu cầu cài đặt một phần mềm để giúp họ thuận tiện hơn trong việc quản lý các bộ phận trong nhà hàng. Một Nhà hàng thông thường bao gồm các bộ phận -Bộ phận quản lý. -Bộ phận thu ngân. -Bộ phận nhà bếp. -Bộ phận nhân viên phục vụ. Và các nghiệp vụ sau: -Nghiệp vụ quản lý nhân viên. -Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng. -Nghiệp vụ của nhà bếp. -Nghiệp vụ bán hàng. -Nghiệp vụ của thu ngân. -Nghiệp vụ nhập nguyên liệu đồ dùng. a. Các bộ phận Bộ phận quản lý + Là bộ phận thường xuyên theo dõi và kiểm tra hoạt động của nhà hàng, quản lý nhân viên, khách hàng, phân công và sắp xếp công việc cho nhân viên trong cửa hàng. + Phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định, chiến lược kinh doanh trong tương lai cho cửa hàng. + Thống kê lượng hàng bán nhiều-ít. + Xuất báo cáo ra excel báo cáo lên cấp trên. Bộ phận thu ngân 4 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng + Là bộ phận giúp khách hàng thanh toán sau khi kết thúc bữa ăn tại nhà hàng. + Lập báo cáo định kì về tình hình thu chi của nhà hàng.(mẫu 0) + Thống kê doanh thu và lượng thất thoát trong nhà hàng. + Lập báo cáo đánh giá năng lực của nhân viên phục vụ ghi order để người quản lí xét duyệt (mẫu 1). Bộ phận nhà bếp +Thực hiện kiểm tra nguyên liệu nhập vào từ nhà cung cấp xem có đạt tiêu chuẩn hay không. +Thực hiện chế biến các món ăn theo thực đơn mà khách hàng đã gọi. ( mẫu 3) + Kiểm tra lại món ăn sau khi chế biến có đúng với order mà khách đã gọi hay không. Bộ phận phục vụ + Nhân viên tiếp tân: là bộ phận mời chào và hướng dẫn khách hàng vào chỗ ngồi, tư vấn và giúp khách hàng chọn món. + Nhân viên chạy bàn: là bộ phận thực hiện vận chuyển các món ăn từ trong nhà bếp ra bàn ăn cho khách. b. Quy trình nghiệp vụ Quản lí thực đơn các món ăn. + Hệ thống sẽ quản lý một loạt các món ăn, mỗi món ăn bao gồm các thông tin như: mã món ăn, tên món, hình ảnh minh họa, đơn giá. (mẫu 4) + Món ăn có thể thay đổi đơn giá bởi người quản lý tùy vào tình trạng nhập nguyên liệu. + Tùy vào từng mùa trong năm mà người quản lý sẽ đưa ra các món ăn phù hợp để làm thực đơn trong nhà hàng. Nghiệp vụ quản lý nhân viên. 5 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng Nhân viên trong nhà hàng được quản lí bởi: + Thông tin nhân viên: Họ tên, bí danh, ngày tháng năm sinh, mã nhân viên, CMTND, SĐT, địa chỉ, bộ phận, chức danh, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ. + Theo dõi ngày công của nhân viên. + Cập nhật lương, thưởng, phạt, tăng ca và chi trả lương cho nhân viên. + Thống kê hiệu quả làm việc của nhân viên ghi order báo cáo lên người quản lý. Nghiệp vụ chăm sóc khách hàng. + Mỗi khi thanh toán tên và số điện thoại của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống. + Với những khách hàng có số lần thanh toán tại nhà hàng trên x lần sẽ được nâng lên làm khách hàng quen thuộc. + Với khách hàng quen thuộc khi thanh toán tại nhà hàng sẽ được chiết khấu y % nào đó. + Ngoài ra khách hàng quen thuộc cũng sẽ được nhận voucher hay thư mời khi nhà hàng có tổ chức sự kiện nào đó. Nghiệp vụ bán hàng. + Nhà hàng được chia làm nhiều khu vực, mỗi khu vực có một nhân viên chính và nhiều nhân viên chịu trách nhiệm. Mỗi nhân viên có thể phục vụ một hay nhiều khu vực. Mỗi nhân viên sẽ có một cuốn sổ với những phiếu order nhỏ (mẫu phiếu 3) gồm số bàn, số order, tên món ăn, số lượng, chữ kí của nhân viên, để ghi yêu cầu của khách hàng. + Sau khi khách hàng chọn món xong nhân viên sẽ ghi lại các món khách đã chọn vào mẫu (mẫu số 2) và đặt tại bàn cho khách. Nhà bếp chế biến món ăn có trong phiếu yêu cầu. Sau khi đã chế biến xong nhân viên chạy bàn sẽ có nhiệm vụ vận chuyển các món ăn ra bàn cho khách. 6 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng + Khi khách hàng gọi thêm món nhân viên sẽ ghi lại món khách gọi vào mẫu (mẫu số 3) và số order phải trùng khớp với số của phiếu order được đặt trên bàn của khách đồng thời cũng ghi thêm món ăn mà khách gọi vào phiếu order đó (mẫu số 2). Nghiệp vụ của nhà bếp. + Dựa trên thống kê số lượng món ăn được gọi nhiều hay ít (mẫu 5) mà từ đó bộ phận nhà bếp sẽ đưa ra con số nguyên liệu cần nhập một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng tồn đọng và hỏng nguyên liệu. + Nhiệm vụ chính của nhà bếp: - Kiểm tra chất lượng nguyên liệu khi nhập nguyên liệu. - Thực hiện chế biến các món ăn theo order của khách hàng - Lưu giữ phiếu order để đối chiếu với bộ phận thu ngân vào cuối ngày làm việc (mẫu 3). Nghiệp vụ của thu ngân. + Khi khách hàng yêu cầu thanh toán, nhân viên tiếp tân sẽ chuyển phiếu order (mẫu số 2) đặt tại bàn của khách cho quầy thu ngân, nhân viên thu ngân sẽ tiến hành nghiệp vụ và xuất hóa đơn cho khách hàng. + Thống kê lợi nhuận (tình hình thu chi) theo ngày, tháng để báo cáo lên cấp trên. + Kiểm tra sự thất thoát giữa order (ticket) và phiếu thanh toán. Nghiệp vụ nhập nguyên liệu. + Sau khi nguyên liệu được chuyển đến bởi các nhà cung cấp dựa trên đơn đặt hàng mà người quản lý đã đặt. Nguyên liệu sẽ được chuyển đến kho để bộ phận nhà bếp kiểm tra chất lượng. Nếu có vấn đề về mặt chất lượng bộ phận quản lý sẽ báo cáo lại với người 7 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng quản lý để người quản lý kịp thời liên hệ lại với bên cung cấp nguyên liệu. + Cuối cùng sau khi đã thông qua khâu kiểm tra chất lượng, nguyên liệu sẽ được đưa vào kho để bảo quản và hóa đơn nhập hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống để tiện quản lý và thống kê (mẫu 6). 2. Xây dựng biểu đồ UseCase (ca sử dụng) cho bài toán ban đầu  Usecase đăng nhập  Usecase quản lý khách hàng 8 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng  Usecase quản lý nhân viên  UserCase Quản lý kho hàng 9 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng Usercase thống kê của thu ngân  Usecase thống kê lợi nhuận 10 [...]... Crystal Reports cho phép người dùng đồ họa, thiết kế kết nối dữ liệu và bố trí báo cáo Trong chuyên gia cơ sở dữ liệu, người dùng có thể lựa chọn và liên kết các bảng từ nhiều nguồn dữ liệu c) Đôi nét VB.NET VB.NET là một trong 25 ngôn ngữ lập trình của NET được cung cấp bởi NET Framework và CLR VB.NET khác hẳn VB6 và thực sự chuyển mình thành ngôn ngữ lập trình OOL chính yếu và không khác gì các ngôn ngữ...Nhóm 3: Quản lý nhà hàng  Usecase lập phiếu nhập hàng  Usecase thanh toán 11 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng Usecase quản lý thực đơn 12 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng UserCase Quản lý kho hàng 13 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng 3.Xây dựng biểu đồ lớp cho bài toán bài toán ban đầu 4.Một số biểu đồ tuần tự cho bài toán ban đầu Biểu đồ tuần tự Login 14 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng Nguoi quan ly Form dang nhap DK Dang... • • • Hỗ trợ việc thanh toán hóa đơn cho khách hàng Thống kê doanh thu (thu chi, lỗ lãi) nhà hàng Xuất báo cáo Kiểm tra thất thoát giữa order và phiếu thanh toán theo ngày Đối với nhà bếp • Hỗ trợ nhập Order một cách tiện dụng • Hỗ trợ nhập thực đơn • Hỗ trợ việc nhập kho • Quản lý số lượng tồn kho của các mặt hàng 2 .Phân tích chức năng của hệ thống a Các tác nhân tác động vào hệ thống Hệ thống gồm... L phải trả = TongTien + VAT Cơ sở dữ liệu hệ thống : 21 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng 22 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng Biểu đồ UseCase cho toàn hệ thống a Thiết kế biểu đồ Lớp cho toàn hệ thống 23 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng b Mô tả hoạt động của từng chức năng của hệ thống qua biểu đồ tuần tự Biểu đồ tuần tự Login Nguoi quan ly Form dang nhap DK Dang nhap CSDL Yeu cau quan ly dang nhap Nhap ten DN va MK Kiem tra... dụng ngay • Hỗ trợ giao dịch mạnh • Nơi lưu trữ Web và Data đáng tin cậy 34 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng • Chế độ bảo mật dữ liệu mạnh • Sự phát triển ứng dụng hỗn hợp • Dễ dàng quản lý • Mã nguồn mở tự do và hỗ trợ 24/7 • Tổng chi phí thấp nhất b) Phần mềm Crystal Report Crystal Reports là một ứng dụng kinh doanh thông minh được sử dụng để thiết kế và tạo ra các báo cáo từ một loạt các nguồn dữ liệu Nhiều... II .Phân tích thiết kế hệ thống 1.Mục đích của hệ thống Hệ thống được xây dựng nhằm cung cấp một môi trường thuận lợi cho người quản lý có thể quản lý được toàn bộ các hoạt động của nhà hàng như: quản lý nhân viên, quản lý khách hàng, thống kê các tiêu chí như: thống kê mặt 16 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng hàng, đánh giá khả năng làm việc của nhân viên, thống kê khách hàng…một cách dễ dàng, thuận tiện và. .. nhap lai Truy van CSDL Hien thi ket qua Mô tả: Thu ngân lựa chọn chức năng thanh toán, giao diện chương trình sẽ hiển thị và Thu ngân sẽ nhập đầy đủ thông tin cần thanh toán bao gồm: Bàn, Số Order, Khách hàng, Mặt hàng, Đơn giá, Số lượng Và nhấn nút OK Nếu lựa chọn hợp lý thì chương trình sẽ hiển thị tổng tiền cần thanh toán Nếu nhập thông tin sai hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập lại cho đúng Nhà bếp Quản... Ứng với mỗi dòng về một người, sẽ có 2 chức năng đi kèm là Sửa và Xóa Ngoài ra, nằm ngoài danh sách có thêm chức năng Thêm nhân viên và Xóa nhiều nhân viên cùng một lúc  Thêm nhân viên: 25 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng Người quản lí cũng chính là người tạo tên đăng nhập và mật khẩu cho mỗi nhân viên.Để cho đơn giản, mỗi lần thêm một nhân viên vào hệ thống, người quản lí sẽ tạo tên đăng nhập là ĐệmTên của... nhật, sửa, xóa các dữ liệu trong hệ thống, tìm kiếm thông tin , xem thống kê thu chi các mặt hàng dựa vào các mẫu báo cáo được xuất dạng excel, đánh giá khả năng làm việc của nhân viên, thống kê danh sách mặt hàng bán nhanh – chậm 17 Nhóm 3: Quản lý nhà hàng  Thu ngan: Tìm kiếm thông tin, thanh toán hóa đơn, thống kê doanh thu, chi phí của cửa hàng, kiểm kê thất thoát theo ngày, xuất ra báo cáo dạng... quản lý 3 Thống kê(đánh giá nhân viên, thống kê mặt hàng, danh sách nhân viên, danh sách khách hàng) Người quản lý 4 Quản lý khách hàng(thêm, sửa, xóa, tìm kiếm) Người quản lý 5 Thanh toán Thu ngân 6 Thống kê (thống kê doanh thu, kiểm kê thất thoát) Thu ngân 7 Lập phiếu nhập hàng Thu ngân 6 Nhập Order NV bếp 7 Nhập thực đơn NV bếp 8 Nhập kho NV bếp 9 Thống kê kho hàng NV bếp 3 .Thiết kế hệ thống 18 Nhóm

Ngày đăng: 21/08/2014, 22:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b. Quy trình nghiệp vụ

  • Usercase thống kê của thu ngân

  • Usecase quản lý thực đơn

  • UserCase Quản lý kho hàng

  • 3.Xây dựng biểu đồ lớp cho bài toán bài toán ban đầu

  • 4.Một số biểu đồ tuần tự cho bài toán ban đầu

    • Biểu đồ tuần tự Login

    • 1.Mục đích của hệ thống

      • Đối với người quản lí

      • Đối với nhân viên thu ngân:

      • 2.Phân tích chức năng của hệ thống

        • a. Các tác nhân tác động vào hệ thống

        • b.Ca sử dụng của các chức năng chính trong hệ thống

        • Thiết kế Cơ sở dữ liệu cho hệ thống

        • Biểu đồ UseCase cho toàn hệ thống

        • Biểu đồ tuần tự Login

        • III. Xây dựng chương trình

          • 1. Hệ thống thử nghiệm

          • 5. Các biểu mẫu

          • Đánh giá chung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan