Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam (tóm tắt)

24 862 7
Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam (tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong các thập kỷ qua, bệnh động mạch vành (ĐMV) đặc biệt là nhồi máu cơ tim (NMCT) vẫn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng được quan tâm ở các nước phát triển và ngày càng trở nên quan trọng hơn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Can thiệp động mạch vành qua da (PCI) được Andreas Grüntzig thực hiện lần đầu tiên năm 1977 tại Zurich (Thụy Sĩ), cho đến nay đã có nhiều bước tiến bộ vượt bậc mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh ĐMV. Phương pháp PCI bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1996 bằng 2 thủ thuật: nong tổn thương ĐMV bằng bóng và đặt Stent trong ĐMV. Theo một báo cáo của Phạm Gia Khải và cộng sự về 516 trường hợp PCI tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ năm 2003 đến 2004 cho thấy: tỷ lệ thành công đạt 92,4%. Tỷ lệ một số biến chứng liên quan đến thủ thuật như: tử vong (5,1%), rối loạn nhịp tim (1,2%), tắc ĐMV cấp (3,6%). Yếu tố nguy cơ trong PCI đóng vai trò rất quan trọng, nó góp phần sự thành công và thất bại trong thủ thuật can thiệp ĐMV. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ, từ các nghiên cứu này, nhiều hệ thống thang điểm nguy cơ dự báo biến chứng và tử vong hình thành và đã được áp dụng tại nhiều Trung tâm Tim mạch can thiệp như: Mayo Clinic Risk Score, Euro Score, New York Risk Score, Syntax Score Bên cạnh sự hoàn thiện và tiến bộ về kỹ thuật vẫn còn tồn tại tỷ lệ biến chứng cũng như tử vong. Do vậy, người thầy thuốc cần phải nắm bắt nhanh chóng khả năng các biến chứng có thể xảy ra cũng như đánh giá một cách đầy đủ các yếu tố nguy cơ đối với người bệnh. Những biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp ĐMV qua da chưa được nghiên 1 cứu có hệ thống ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam”, nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Phân tích tỷ lệ, đặc điểm một số biến chứng thường gặp và tử vong trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến các biến chứng và tử vong trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da thông qua thang điểm Mayo Clinic Risk Score và New York Risk Score. 3. Bước đầu đánh giá điểm nguy cơ dự báo biến chứng và tử vong trong PCI bằng áp dụng thang điểm Mayo Clinic Risk Score và New York Risk Score. * Những đóng góp mới của luận án: - Cho thấy tỷ lệ một số biến chứng thường gặp trong 24 giờ đầu PCI ở Việt Nam. - Xác định một số yếu tố nguy cơ dự báo biến chứng hoặc tử vong có thể xảy ra trong can thiệp động mạch vành. - Bước đầu áp dụng giá trị thang điểm Mayo Clinic Risk Score và New York Risk Score cho kết quả điểm dự báo nguy cơ biến chứng và tử vong trong PCI. * Bố cục của luận án Luận án bao gồm 118 trang. Trong đó có 4 chương: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 30 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 30 trang, bàn luận 30 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Có 65 bảng, 7 biểu đồ, 10 hình ảnh, 1 sơ đồ thiết kế nghiên cứu. Có 154 tài liệu tham khảo, trong đó có 26 tài liệu tiếng Việt và 128 tài liệu tiếng Anh. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Can thiệp động mạch vành qua da Là phương pháp dùng bóng mở rộng lòng ĐMV bị tổn thương hẹp hoặc tắc, sau đó đặt Stent vào vị trí tổn thương đó, với mục đích phục hồi tuần hoàn ĐMV. 1.1.1. Sơ lược kỹ thuật nong động mạch vành bằng bóng Tỷ lệ đường kính bóng nong được chọn so với đường kính ĐMV là 1,1 lần. Đường kính ĐMV được đánh giá bằng so sánh mạch đích với kích thước ống thông (6F = 2 mm). Bóng được đẩy theo dây dẫn đến tổn thương đích. Chụp ĐMV để xác định chính xác bóng ở vị trí tổn thương, bơm bóng từ từ bằng bơm áp lực (2 - 6 atm) cho đến khi bóng giãn nở hoàn toàn từ 10 - 60 giây. Chụp ĐMV để kiểm tra. Nếu tình trạng BN ổn định, mức độ hẹp tồn lưu < 30%, dòng chảy đạt TIMI 3 và không có các biến chứng, các dụng cụ được rút ra ngoài và chụp kiểm tra ĐMV lần cuối cùng khi kết thúc. 1.1.2. Sơ lược kỹ thuật đặt Stent trong động mạch vành Kích thước bóng và Stent được chọn theo tỷ lệ: Đường kính bóng trong Stent/ Đường kính đoạn ĐMV bình thường = 1,1 lần.Đưa ống thông vào lỗ ĐMV cần nong, bơm nitroglycerin 100 - 200 µg qua ống thông để làm dãn ĐMV, đồng thời tiêm tĩnh mạch heparin 70 - 100 UI/kg. Lái nhẹ nhàng dây dẫn qua chỗ hẹp hoặc tắc, đưa bóng vào đúng vị trí tổn thương, bơm bóng tăng dần áp lực 2 - 6 atm bằng bơm áp lực trong thời gian từ 10 - 60 giây đến khi đạt kết quả nong tốt nhất, bóng được làm xẹp và rút trở lại ống thông. Chụp kiểm tra ĐMV vừa được nong, nếu kết quả tốt và không có biến chứng thì rút tất cả các dụng cụ ra. 3 1.2. Các biến chứng thường gặp trong can thiệp động mạch vành 1.2.1. Các biến chứng tại động mạch vành * Nhồi máu cơ tim xung quanh thủ thuật: được xác định khi có sự tăng các dấu ấn sinh học (các troponin trên tăng 99% giới hạn cao của bình thường), các men CK hoặc CK-MB tăng ≥ 3 lần giới hạn cao của bình thường. Đa số các cơ chế chủ yếu gây tổn thương cơ tim trong thủ thuật là do tắc mạch đoạn xa và tắc nhánh bên. Các nguyên nhân khác cũng có thể gây tổn thương cơ tim như lóc tách ĐMV, thủng ĐMV, huyết khối, không dòng chảy hoặc dòng chảy chậm. * Tắc nhánh bên: nghiên cứu của Páez L và cộng sự với tỷ lệ tắc nhánh bên là 12% trong thủ thuật đặt Stent trực tiếp. Theo Kralev S. và cộng sự: can thiệp nhánh bên có đường kính lòng mạch nhỏ ≤ 0,6 mm và can thiệp hẹp lỗ vào nhánh bên là yếu tố nguy cơ gây tắc nhánh bên. * Tắc mạch đoạn xa: thủ thuật nong bóng hoặc đặt Stent tại các tổn thương thủ phạm làm cục huyết khối hoặc mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch đoạn xa. Nguy cơ cao trong thủ thuật can thiệp cầu nối tĩnh mạch vì có nhiều mảng xơ vữa dễ vỡ. Tắc mạch đoạn xa dẫn tới tắc các vi mạch máu, gây dòng chảy chậm hoặc không dòng chảy từ đó làm tăng hoại tử cơ tim. * Thủng động mạch vành: đa số thủng ĐMV trong thủ thuật do các cơ chế cơ học: dụng cụ sắc nhọn như đầu của dây dẫn can thiệp làm thủng thành mạch. Kích thước của bóng nong hoặc Stent quá lớn so với kích thước lòng mạch. Cắt bỏ nhiều các mảng xơ vữa dính liền nhau bằng các thiết bị khoan cắt, gây tổn thương lớp nội mạc và hình thành nứt rách thành mạch. * Lóc tách động mạch vành: thủ thuật can thiệp làm giãn rộng lòng mạch gây nứt vỡ các mảng xơ vữa và tách lớp nội mạc từ đó hình thành lóc tách cục bộ. Lóc tách mức độ nhẹ: lớp nội mạc bị xé rách nhưng chưa đến lớp áo giữa. Lóc tách phức tạp: lớp áo giữa bị xé rách do lực tác động của thiết bị can thiệp, từ đó hình thành đường lóc tách 4 kéo dài hoặc xoắn vặn, dòng cản quang tách rời lòng mạch hoặc hẹp tồn lưu > 50%. * Tắc động mạch vành cấp tính: lực giãn căng của bóng nong làm lóc tách lớp nội mạc, lớp nội mạc và lớp áo giữa bị nứt vỡ hình thành mảng lóc tách thành mạch, lóc tách này lan rộng gây hẹp lòng mạch. Khi lớp nội mạc bị nứt vỡ gián đoạn, lớp collagen lộ ra gây hoạt hóa các yếu tố đông máu và các yếu tố tổ chức, kèm theo sự tích tụ các lắng đọng tiểu cầu và kết quả hình thành cục nghẽn, cuối cùng dẫn đến ứ máu và giảm dòng chảy. Ngoài ra một số yếu tố trung gian hoạt mạch và chống viêm cũng được giải phóng gây co thắt mạch tại nơi hình thành cục nghẽn. * Hiện tượng không dòng chảy: Eric R. Bates và cộng sự năm 1986 đã nghiên cứu và mô tả hiện tượng không dòng chảy cho thấy có sự suy yếu dòng chảy xuôi trong ĐMV. Thủ phạm chính của hiện tượng không dòng chảy là do các vi huyết khối và vi mảng xơ vữa bong ra gây tắc hoặc co thắt các vi mạch, đặc biệt các vi mạch có đường kính < 200 µm. 1.2.2. Các biến chứng nội khoa * Hội chứng tái tưới máu: tổn thương tái tưới máu có liên quan đến cơ tim, mạch máu, và/hoặc rối loạn chức năng điện sinh lý cơ tim, do sự phục hồi dòng chảy ĐMV tới các mô cơ tim bị thiếu máu trước đó. Các biểu hiện của thiếu máu và tổn thương tái tưới máu bao gồm: - Rối loạn nhịp tim. - Rối loạn chức năng vi mạch. - Cơ tim choáng váng (Myocardial Stunning). * Rối loạn nhịp tim trong thủ thuật: cơ chế sinh lý bệnh gây rối loạn nhịp tim do các yếu tố sau: - Thiếu máu và tái tưới máu cơ tim. - Cường phế vị. - Sử dụng thuốc cản quang và các thuốc đo dự trữ lưu lượng vành. 5 * Bệnh thận do thuốc cản quang (CIN): CIN là tình trạng suy giảm chức năng thận xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi người bệnh được dùng TCQ. Sau khi TCQ vào cơ thể, nồng độ creatinin máu tăng ≥ 44,2 µmol (≥ 0,5 mg/dl) hoặc tăng ≥ 25% trong vòng 24 giờ đầu và đạt nồng độ đỉnh từ 48 - 96 giờ. Chức năng thận trở lại bình thường hoặc gần bình thường trong vòng 1 - 3 tuần. 1.2.3. Các biến chứng tại đường vào động mạch * Đường vào động mạch quay: bao gồm: - Chảy máu-máu tụ vết chọc ĐM. - Tắc ĐM quay và thiếu máu cục bộ bàn tay. * Đường vào động mạch đùi: bao gồm: - Chảy máu và máu tụ đường vào ĐM đùi. - Giả phình mạch đùi. - Chảy máu sau phúc mạc. 1.3. Các yếu tố nguy cơ trong can thiệp động mạch vành * Tính chất can thiệp cấp cứu và can thiệp có chuẩn bị: tính chất và mức độ bệnh ĐMV trong can thiệp cấp cứu và can thiệp có chuẩn bị rất khác nhau, do đó có ảnh hưởng đến kết quả của thủ thuật. * Yếu tố người bệnh: bao gồm 2 yếu tố chính: bệnh nhân lớn tuổi và nữ giới. * Yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng: bao gồm các biểu hiện bệnh lý như rối loạn chức năng tâm thu thất trái, sốc tim, suy tim NYHA và suy tim Killip. Ngoài ra còn các bệnh lý đi kèm như đái tháo đường và suy thận. * Yếu tố giải phẫu bệnh: bao gồm tính chất và vị trí tổn thương ĐMV như tổn thương thân chung, tổn thương 3 thân và tắc hoàn toàn động mạch vành. 6 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Bao gồm 511 BN nam và nữ nhập viện cấp cứu và điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam được chia thành 2 nhóm: - Nhóm các BN được chẩn đoán hội chứng ĐMV cấp, có chỉ định can thiệp ĐMV cấp cứu (PCI cấp cứu). - Nhóm các BN được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định, có chỉ định can thiệp ĐMV thường quy (PCI có chuẩn bị). 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: những BN có đặc điểm sau: - Đang có bệnh lý cơ quan tạo máu hoặc có rối loạn đông máu. - Suy gan cấp có hôn mê, suy thận độ III-IV. - Chỉ chụp mà không tiến hành thủ thuật can thiệp ĐMV. - Thủ thuật can thiệp cho bất thường về giải phẫu ĐMV. - Biến chứng và tử vong ngoài 24 giờ sau thủ thuật can thiệp. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trong 24 giờ kể từ khi bắt đầu thủ thuật can thiệp ĐMV. 2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu * Quy trình khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng trước thủ thuật: - BN nhập viện cấp cứu: thăm khám lâm sàng như: nhịp tim, huyết áp, ran ở phổi Sốc tim, suy tim NYHA, suy tim Killip. Làm điện tâm đồ, siêu âm tim, các xét nghiệm máu CK, CK-MB, công thức máu, đông máu cơ bản, điện giải đồ. - BN nhập viện thông thường: thăm khám lâm sàng như BN nhập viện cấp cứu. Làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo ngoại vi, siêu âm tim, các xét nghiệm máu, nghiệm pháp gắng sức, chụp cắt lớp ĐMV 64 dãy. 7 * Quy trình theo dõi diễn biến trong thủ thuật: - Lâm sàng: khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, da lạnh và tím… Nhịp tim, ran phổi Biểu hiện dị ứng: nổi mề đay, khó thở, buồn nôn. - Các trang thiết bị theo dõi diễn biến trong thủ thuật: hệ thống monitoring đo áp lực ĐM liên tục. Hệ thống monitoring điện tâm đồ liên tục. Hai màn hình tăng sáng kết nối với máy chụp mạch. * Quy trình theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật: - Lâm sàng: đau ngực, khó thở, tình trạng sốc tim, nhịp tim, huyết áp ĐM, nước tiểu 24 giờ, vết chọc đường vào ĐM. - Cận lâm sàng: các xét nghiệm máu: ure, creatinin, đường huyết, điện giải đồ, CK, CK-MB, điện tâm đồ 12 chuyển đạo, siêu âm tim, Xquang tim-phổi, siêu âm bụng. * Quy trình can thiệp động mạch vành qua da: - Nong động mạch vành bằng bóng. - Đặt Stent trong động mạch vành. * Thống kê các biến chứng và tử vong trong 24 giờ đầu thủ thuật: Các biến chứng được phân loại thành 3 nhóm: (1) nhóm các biến chứng tại ĐMV, (2) nhóm các biến chứng nội khoa, (3) nhóm các biến chứng tại đường vào ĐM. Thống kê số bệnh nhân tử vong. * Thống kê và đánh giá kết quả điểm dự báo nguy cơ biến chứng và tử vong: bằng áp dụng thang điểm MCRS và NYRS: 2.2.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu * Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh động mạch vành: bao gồm nhồi máu cơ tim cấp, đau thắt ngực không ổn định, đau thắt ngực ổn định. * Tiêu chuẩn chẩn đoán NMCT và định khu NMCT trên điện tâm đồ * Chỉ định can thiệp động mạch vành qua da: - Can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu: bao gồm NMCT cấp có đoạn ST chênh lên, NMCT cấp không có đoạn ST chênh lên và đau thắt ngực không ổn định. 8 - Can thiệp động mạch vành qua da có chuẩn bị: bao gồm các BN được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định. * Tiêu chuẩn đánh giá kết quả thủ thuật can thiệp: bằng đánh giá dòng chảy trong ĐMV theo thang điểm TIMI. * Tiêu chuẩn đánh giá một số biến chứng: bao gồm: - NMCT xung quanh thủ thuật. - Lóc tách động mạch vành. - Thủng động mạch vành. - Hiện tượng không dòng chảy. - Hội chứng tái tưới máu. - Rối loạn nhịp tim trong thủ thuật. - Bệnh thận do thuốc cản quang. * Tiêu chuẩn đánh giá một số yếu tố nguy cơ: bao gồm: - Sốc tim. - Suy tim Killip. - Suy tim NYHA. - Suy thận. - Tăng huyết áp. - Đái tháo đường. * Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống các yếu tố nguy cơ: Thang điểm đánh giá hệ thống các yếu tố nguy cơ biến chứng (Mayo Clinic Risk Score), thang điểm đánh giá hệ thống các yếu tố nguy cơ tử vong (New York Risk Score). 2.3. Xử lý thống kê số liệu nghiên cứu * Xử lý thống kê số liệu: xử lý bằng thuật toán T-test để so sánh trung bình, so sánh tỷ lệ bằng thuật toán χ 2 (Chi-Square test), tính OR và ước lượng khoảng tin cậy của OR để tính nguy cơ. Các số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Giá trị p < 0,05 được cho là có ý nghĩa thống kê. * Kết quả điểm nguy cơ dự báo biến chứng và tử vong trong PCI: Bằng áp dụng biểu đồ với đường cong ROC. Đường cong ROC biểu diễn mối liên hệ giữa độ nhạy và độ đặc hiệu của tổng số điểm nguy cơ biến chứng hoặc tổng số điểm nguy cơ tử vong. Độ chính xác được đo bằng diện tích dưới đường cong ROC. Nếu diện tích = 1 là test rất tốt, nếu diện tích = 0,5 thì test không có giá trị. 9 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1. Tỷ lệ, đặc điểm các biến chứng và tử vong 3.1.1. Tỷ lệ biến chứng trong can thiệp động mạch vành Qua theo dõi và nghiên cứu 511 BN ở 2 nhóm PCI trong 24 giờ đầu thủ thuật, có 116 BN mắc biến chứng, chiếm tỷ lệ 22,7%. Nhóm PCI cấp cứu có 81 BN biến chứng, chiếm tỷ lệ 30,2%, nhóm PCI có chuẩn bị có 35 BN biến chứng, chiếm tỷ lệ 14,4%. Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ biến chứng trong can thiệp ĐMV Biến chứng Không OR Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Cấp cứu (n = 268) 81 30,2 187 69,8 < 0,001 2,57 Có chuẩn bị (n = 243) 35 14,4 208 85,6 Chung (n = 511) 116 22,7 395 77,3 3.1.2. Các biến chứng tại động mạch vành * Thủng và lóc tách động mạch vành: 10 [...]... 0,001 3 Điểm nguy cơ dự báo biến chứng và tử vong trong can thiệp động mạch vành Qua biểu đồ với đường cong ROC có điểm cắt (cut off): - Của tổng số điểm nguy cơ = 6,5 Người bệnh có nguy cơ biến chứng trong PCI khi tổng số điểm nguy cơ theo thang điểm Mayo Clinic Risk Score ≥ 6,5 (lấy số nguyên ≥ 7 điểm) - Của tổng số điểm nguy cơ = 15,5 Người bệnh có nguy cơ tử vong trong PCI khi tổng số điểm nguy... Tỷ lệ biến chứng trong can thiệp động mạch vành Có 116/511 BN biến chứng (22,7%) Kết quả này cũng gần tương tự với tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu của Mandeep Singh, Charanjit và các cộng sự là 29,4% So sánh về tỷ lệ biến chứng giữa 2 nhóm PCI: tỷ lệ biến chứng của nhóm PCI cấp cứu cao hơn tỷ lệ biến chứng nhóm PCI có chuẩn bị (OR = 2,57; 95% CI từ 1,65 đến 4,01; p < 0,001) Nghiên cứu hồi cứu của... hợp các điểm nguy cơ tử vong của 511 BN trên đường biểu diễn, biểu đồ có điểm cắt của tổng số điểm nguy cơ = 15,5 Như vậy, dự báo nguy cơ tử vong trong PCI khi BN có tổng số điểm theo NYRS ≥ 15,5, với độ nhạy của điểm cắt = 1,0 (100%) và độ đặc hiệu = 0,96 (96,0%) Chúng tôi lấy số nguyên 15,5 ≈ 16 điểm KẾT LUẬN 1 Biến chứng và tử vong trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành - Tỷ lệ biến chứng chiếm... 0,01) 2 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến biến chứng * Biến chứng: - Sốc tim: tỷ lệ biến chứng ở những BN sốc tim (100%) cao hơn tỷ lệ biến chứng ở những BN không sốc tim (20,4%) với p < 0,001 - Suy tim Killip III: OR = 3,61; 95% CI từ 1,40 đến 9,31; p < 0,01 - EF < 29%: OR = 3,27; 95% CI từ 1,68 đến 6,38; p < 0,01 - Suy thận: tỷ lệ biến chứng ở những BN suy thận (100%) cao hơn tỷ lệ biến chứng ở... hồi cứu của H Vernon Anderson và cộng sự từ các số liệu ACC-NCDR cho thấy tính chất khác nhau giữa PCI cấp cứu và PCI có chuẩn bị: tỷ lệ biến chứng trong PCI cấp cứu cao hơn tỷ lệ biến chứng trong PCI có chuẩn bị với p = 0,0055 4.1.2 Các biến chứng tại động mạch vành * Thủng động mạch vành: có 1 BN biến chứng thủng ĐMV, xảy ra trong thủ thuật đặt Stent tại đoạn 2 ĐM liên thất trước Mức độ thủng loại... 3.1.3 Các biến chứng nội khoa * Hội chứng tái tưới máu: - Can thiệp cấp cứu - Tắc hoàn toàn ĐMV - Huyết khối 5-6 Thấp 13 Bảng 3.14 Đặc điểm hội chứng tái tưới máu trong thủ thuật Quy trình và tiêu chuẩn Đặc điểm Tính chất can thiệp PCI cấp cứu Số BN (tỷ lệ) Thủ thuật can thiệp 37 (7,2%) Tắc hoàn toàn ĐMV (huyết khối) Hoàn cảnh xuất hiện Sau khi nong bóng Triệu chứng (tỷ lệ) Rối loạn nhịp tim (13,8%),... chiếm 2,2% - Tỷ lệ biến chứng trong PCI cấp cứu (30,2%) cao hơn tỷ lệ biến chứng trong PCI có chuẩn bị (14,4%), tỷ lệ tử vong trong PCI cấp cứu (3,7%) cao hơn tỷ lệ tử vong trong PCI có chuẩn bị (0,4%) - Nguy cơ biến chứng trong PCI cấp cứu cao gấp 2,57 lần so với nguy cơ biến chứng trong PCI có chuẩn bị (OR = 2,57; 95% CI từ 1,65 đến 4,0; p < 0,001), nguy cơ tử vong trong PCI cấp cứu cao gấp 9,38 lần... Kết quả điểm dự báo nguy cơ dự báo tử vong theo NYRS Biểu đồ với đường cong ROC có điểm cắt của tổng số điểm nguy cơ = 15,5, tương ứng với độ nhạy = 1,0 và độ đặc hiệu = 0,96 Nguy cơ tử vong trong PCI được dự báo khi 1 BN có tổng số điểm theo NYRS ≥ 15,5, với độ nhạy của điểm cắt = 1,0 (100%) và độ đặc hiệu = 0,96 (96,0%) 17 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Tỷ lệ, đặc điểm các biến chứng trong 24 giờ đầu thủ... cứu cao hơn điểm trung bình nguy cơ ở nhóm PCI có chuẩn bị với p < 0,001 Kết quả cho thấy điểm trung bình nguy cơ tử vong của nhóm PCI cấp cứu cao hơn điểm trung bình nguy cơ tử vong của nhóm PCI có chuẩn bị với p < 0,001 Như vậy, điểm trung bình nguy cơ tử vong phù hợp với thang điểm NYRS 4.3.2 Kết quả điểm nguy cơ dự báo biến chứng và tử vong trong can thiệp động mạch vành * Điểm nguy cơ dự báo biến. .. điểm bệnh nhân tử vong Trong vòng 24 giờ đầu thủ thuật PCI có 11/511 BN tử vong, chiếm tỷ lệ chung 2,2% 15 Bảng 3.23 Phân bố tỷ lệ tử vong trong can thiệp động mạch vành Tử vong Không tử vong OR Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ % Cấp cứu (n = 268) 10 3,7 258 96,3 Có chuẩn bị (n = 243 ) 1 0,4 242 99,6 Chung (n = 511) 11 2,2 500 97,8 9,38 < 0,05 3.2 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến biến chứng 3.2.1 Hệ thống các . 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam , nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Phân tích tỷ lệ, đặc điểm một số biến chứng thường gặp và tử vong trong 24 giờ đầu can. biến chứng trong 24 giờ đầu can thiệp ĐMV qua da chưa được nghiên 1 cứu có hệ thống ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đặc điểm một số biến chứng trong 24. đầu can thiệp động mạch vành qua da. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến các biến chứng và tử vong trong 24 giờ đầu can thiệp động mạch vành qua da thông qua thang điểm Mayo

Ngày đăng: 21/08/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • * Bố cục của luận án

  • Luận án bao gồm 118 trang. Trong đó có 4 chương: đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 30 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 30 trang, bàn luận 30 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang. Có 65 bảng, 7 biểu đồ, 10 hình ảnh, 1 sơ đồ thiết kế nghiên cứu. Có 154 tài liệu tham khảo, trong đó có 26 tài liệu tiếng Việt và 128 tài liệu tiếng Anh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan