đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng anh 11 tại ptth đoàn kết, hai bà trưng, hà nội

103 355 0
đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng anh 11 tại ptth đoàn kết, hai bà trưng, hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI VIệN ĐảM BảO CHấT LƯợng giáo dục Hoàng Thị Thu Hà đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng anh 11 tại tr-ờng phổ thông trung học đoàn kết hai bà tr-ng - hà nội Luận văn thạc sĩ H Ni 2012 ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI VIệN ĐảM BảO CHấT LƯợng giáo dục Hoàng Thị Thu Hà đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng anh 11 tại tr-ờng phổ thông trung học đoàn kết hai bà tr-ng - hà nội Chuyên ngành: Đo l-ờng và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) Luận văn thạc sĩ Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Xuân Hoa H Ni 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Thị Xuân Hoa đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ của Viện Đảm bảo chất lượng, ĐHQG Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Tôi xin cảm ơn Sở GD&ĐT Hà Nội và trường THPT Đoàn Kết –Hai Bà Trưng Hà Nội nơi tôi công tác đã tạo mọi thuận lợi để tôi hoàn thành tốt việc học tập cũng như công tác của mình Tôi mong nhận được những đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài của tôi để tôi tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu của mình. Tác giả Hoàng Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục với đề tài “Đánh giá hoạt động giảng dạy Tiếng Anh 11 tại THPT Đoàn Kết- Hai Bà Trưng Hà Nội”: 1. Là sản phẩm nghiên cứu của tôi 2. Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực 3. Nội dung luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng nào. Tác giả Hoàng Thị Thu Hà DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Ban giám hiệu BGH Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Cán bộ quản lý CBQL Đoàn Kết – Hai Bà Trưng ĐK-HBT Giáo viên GV Hoạt động giảng dạy HĐGD Học sinh HS Sinh viên SV Sở Giáo dục và Đào tạo Sở GD&ĐT Tiếng Anh TA Trung học phổ thông THPT 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động giảng dạy (sau đây được viết tắt là HĐGD) của giáo viên, bao gồm hoạt động chuẩn bị trước khi lên lớp như tìm tài liệu, xây dựng bài giảng, soạn giáo án và hoạt động trên lớp như tổ chức, hướng dẫn, động viên học sinh chủ động tích cực tiếp thu tri thức, là một trong những nội dung chủ đạo không thể thiếu của các cơ sở giáo dục đào tạo. Cùng với sự phát triển của xã hội, trường học mở ra ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc học sinh càng có thêm cơ hội lựa chọn cho mình cơ sở đào tạo phù hợp. Điều này buộc các trường học phải khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục và cạnh tranh trong việc thu hút học sinh bằng chất lượng đào tạo. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các trang thiết bị đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, đổi mới chương trình sách giáo khoa, chuẩn hóa công tác quản lý… thì yếu tố then chốt, quyết định chất lượng của trường học là hiệu quả hoạt động giảng dạy của người giáo viên. Vì thế, việc định kỳ đánh giá hoạt động giảng dạy có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở đào tạo. Đánh giá HĐGD của giáo viên không chỉ giúp cho bản thân người dạy biết được những ưu điểm cũng như tồn tại của mình trong công việc để tiếp tục điều chỉnh, cải tiến, phát huy mà quan trọng hơn là giúp các nhà quản lý có được cái nhìn đầy đủ, sâu sắc trong việc thiết kế, hoạch định chính sách, đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng đào tạo. Tầm quan trọng của việc đánh giá HĐGD của người giáo viên đối với việc nâng cao, cải tiến, công khai hóa chất lượng giảng dạy là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa nhận thức và hành động. Mặc dù nhu cầu về công tác đánh giá của phụ huynh, của học sinh và toàn xã hội ngày càng cao, song hoạt động này ở các trường học nói chung, đặc biệt là ở bậc phổ thông nói riêng còn rất hạn chế. Trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên phải kể đến sự phức tạp, đa dạng về vùng miền, văn hóa, đối tượng giảng dạy… làm cho thước đo giá trị HĐGD của giáo viên rất khó thống nhất, đây cũng là 2 một trong những khó khăn của công tác đánh giá. Làm thế nào để vừa có thể nhìn nhận công việc của giáo viên bằng con mắt khách quan, công bằng, phù hợp, có tác dụng điều chỉnh, thúc đẩy hiệu quả công việc, lại vừa có thể so sánh đối chiếu giữa người này với người kia, trường này với trường kia, nước này với nước khác… quả là việc không dễ dàng. Để đáp ứng phần nào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy - học, trong lúc chưa có bộ công cụ đo chuẩn quốc gia và các nghiên cứu đánh giá khoa học trên quy mô đại trà, rộng khắp cho các trường Trung học phổ thông (THPT), mỗi trường cần tìm cho mình giải pháp riêng như: tổ chức các hội thảo về nâng cao hiệu quả giảng dạy, tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, đổi mới chính sách thi đua khen thưởng, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá HĐGD cấp trường. Đây cũng là xu hướng tất yếu của các trường THPT, tiến tới thực hiện hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng bắt buộc đối với mỗi cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ sở lý luận của công tác đánh giá HĐGD là những nhận định đã được kiểm nghiệm qua các nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước về quy trình đánh giá, về hoạt động giảng dạy và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy. Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng Hà Nội (sau đây được viết tắt là ĐK - HBT) cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Hoạt động giảng dạy ở trường được thực hiện với 12 môn học. Trong đó tiếng Anh là môn học có thời lượng từ 3 - 4 tiết/tuần. Bên cạnh tầm quan trọng cung cấp kiến thức nền đa dạng nói chung cho học sinh như các bộ môn khác, ngoại ngữ còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ phía phụ huynh và học sinh bởi nó là công cụ, là cầu nối giữa các nền văn hóa, tri thức, văn minh, thương mại, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Trên thế giới, việc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ vừa là mối quan tâm hàng đầu của công dân các nước, vừa là cơ hội để người học phát triển nghề nghiệp, thâm nhập vào các thị trường kinh tế khác nhau, đồng thời là chìa khóa giúp họ biết và hiểu được các nền văn hóa khác nhau trong cộng đồng. 3 Sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với bộ môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng đồng nghĩa với sức ép ngày càng lớn, đòi hỏi đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh phải không ngừng nâng cao hiệu quả công tác của mình. Giáo viên tiếng Anh của trường cần biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì, phải cải tiến thế nào để có thể thực hiện ngày một tốt hơn công việc của mình. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại THPT ĐK - HBT vẫn được thực hiện định kỳ vào cuối mỗi năm học căn cứ trên kết quả đạt được của học sinh so với chỉ tiêu đề ra đầu năm cho môn học đó. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang ý nghĩa tổng kết kết quả đạt được chứ chưa chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, phương hướng khắc phục…Vì vậy, việc tiến hành đánh giá HĐGD một cách hệ thống với bộ công cụ được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với đặc thù bộ môn, đem lại thông tin có độ tin cậy cao là một hoạt động cần thiết. Từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11 tại THPT ĐK – HBT Hà Nội” được đề xuất để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11, bao gồm đánh giá việc xác định mục tiêu bài học, sử dụng phương pháp giảng dạy, lựa chọn nội dung giảng dạy và kiểm tra đánh giá đối với học sinh khối 11 tại trường THPT ĐK - HBT Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp cải thiện nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh tại trường. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Việc xác định mục tiêu bài học cho học sinh được thực hiện như thế nào? - Phương pháp giảng dạy đã phù hợp với yêu cầu bộ môn chưa? - Nội dung giảng dạy được lựa chọn như thế nào? - Công tác kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện như thế nào? 3.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ quản lý trường THPT ĐK - HBT Hà Nội; 4 - Giáo viên tiếng Anh đang giảng dạy tại trường; - Học sinh khối 11 ban cơ bản 1 (C1), cơ bản 2 (C2) và ban tự nhiên (ban A) đang học tập tại trường. 3.2.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh 11 bao gồm việc xác định mục tiêu bài học, sử dụng phương pháp giảng dạy, lựa chọn nội dung giảng dạy và kiểm tra đánh giá học sinh. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin: - Khảo sát điều tra (đối với học sinh), phỏng vấn (đối với giáo viên và cán bộ quản lý) - Nghiên cứu tài liệu: kết quả đánh giá cuối năm môn tiếng Anh của học sinh, điểm xét tuyển đầu vào của học sinh giai đoạn 2007 - 2012 3.3.2. Công cụ được sử dụng để nghiên cứu: - Bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn để thu thập thông tin dữ liệu; - Phần mềm chuyên dụng SPSS, QUEST để xử lý số liệu. 4. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm những phần sau: Mở đầu: Chương I: Cơ sở lý luận . Chương II: Phương pháp nghiên cứu Chương III: Đánh giá hoạt động giảng dạy tại trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng Hà Nội Kết luận và đề xuất. Tài liệu tham khảo và Phụ lục. 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về hoạt động giảng dạy Có khá nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề đánh giá HĐGD như Nguyễn Đức Chính (2001) [22] và Nguyễn Đức Chính (2003) [23], trong đó tác giả mô tả đầy đủ quá trình đánh giá gồm 4 bước: - Bước 1: Mô tả đầy đủ hoạt động của người thầy; - Bước 2: Xây dựng các kết quả mong đợi hay còn gọi là chuẩn đánh giá; - Bước 3: Tiến hành thu thập, phân loại bằng chứng, rồi sắp xếp, lựa chọn bằng chứng; - Bước 4: Sử dụng bằng chứng trong đánh giá. Mô tả hoạt động của giảng viên, tác giả đưa ra 4 yếu tố chính cấu thành gồm: giảng dạy, nghiên cứu, dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng, bổn phận công dân với tư cách là nhà khoa học. Giảng dạy trong “Đánh giá giảng viên” [23] được mô tả, cụ thể hóa ở 3 mặt: - Truyền đạt kiến thức; - Tư vấn giám sát; - Hướng dẫn, cố vấn cho sinh viên và công tác nghiệp vụ sư phạm. Về tiêu chí đánh giá HĐGD: giảng dạy và học tập là 1 trong 8 lĩnh vực nghiên cứu trong “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam” của GS. Nguyễn Đức Chính, được đề cập tới như là khâu trọng yếu nhất quyết định chất lượng nhà trường. Trong đó, tác giả đưa ra 4 tiêu chí với 25 chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập (từ tiêu chí 14 - 17), bao gồm: - Tiêu chí 1: chương trình học và tài liệu chuyên môn; - Tiêu chí 2: phương pháp giảng dạy và học tập; - Tiêu chí 3: kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; - Tiêu chí 4: tải trọng giảng dạy. Đây là cơ sở rất quan trọng cho công tác nghiên cứu đánh giá HĐGD. [...]... thống trong các nhà trường THPT hiện nay Công cụ đánh giá có tính pháp quy hiện hành: (Phụ lục 8, trang 90) Trong phiếu đánh giá tiết dạy của giáo viên trung học do Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành, hoạt động giảng dạy được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn: nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, kết quả với 10 chỉ số đánh giá 20 - Nội dung: bài giảng chính xác, khoa học; có tính hệ thống, đủ nội dung, rõ trọng... hoạt động giảng dạy; (3) khái niệm hoạt động giảng dạy tiếng Anh tốt và một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đây cũng chính là cở sở lý luận để chúng tôi vận dụng xây dựng mô hình nghiên cứu và các tiêu chí đánh giá HĐGD tiếng Anh 11 tại trường THPT ĐK – HBT Hà Nội Cụ thể bằng mô hình hóa nhƣ sau: Mục tiêu Nội dung Hoạt động giảng dạy Tiếng Anh Phƣơng pháp 30 Kiểm tra – đánh giá CHƢƠNG II:... nói giáo viên được gắn với rất nhiều vai trò, tương đương với rất nhiều hoạt động mà nghiên cứu này đề cập tới: hoạt động giảng dạy của giáo viên 1.2.4 Hoạt động giảng dạy Theo quan điểm của rất nhiều nhà nghiên cứu như Bowen & Schuster (1989), Rhodes (1990), Rice (1991), Boyer (1990) [23] giảng dạy là một trong các yếu tố chính cấu thành hoạt động của người dạy 1.2.4.1 Khái niệm hoạt động giảng dạy. .. viên bao gồm việc xác định mục tiêu bài học cho học sinh, lựa chọn nội dung giảng dạy, sử dụng phương pháp giảng dạy và công tác kiểm tra đánh giá học sinh 1.2.4.3 Hoạt động giảng dạy tốt Để xem xét về hoạt động giảng dạy tốt hay chưa tốt, người ta thường nhắc tới các từ chất lượng hay hiệu quả Hoạt động giảng dạy tốt là hoạt động của giáo viên đáp ứng được nhu cầu học tập của đông đảo học sinh, phù... chương trình đang giảng dạy; - Thiết kế khóa học phù hợp; - Phương pháp giảng dạy đa dạng; - Thiết kế đánh giá phù hợp; - Sẵn sàng hỗ trợ người học; - Đáp ứng các yêu cầu hành chính Hoạt động giảng dạy cũng được cụ thể hóa qua 5 bước trong mô hình đánh giá HĐGD của Oliva (1997) [26] bao gồm: 1.2.4.2 Hình thức của hoạt động giảng dạy Giảng dạy có thể được tiến hành trực tiếp trên lớp hoặc gián tiếp (tập... quản lý đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên một cách chính xác, từ đó có kế hoạch phát triển đội ngũ cơ sở Để xây dựng thước đo đánh giá giờ dạy tiếng Anh 11 tại trường THPT ĐKHBT Hà Nội hiện nay chúng tôi căn cứ trên những tiêu chí có trong công cụ đánh giá hiện hành của Sở GD&ĐT Hà Nội, đồng thời cụ thể hóa các tiêu chí dựa trên những nghiên cứu trong và ngoài nước như đã trình bày ở... giá mà hoạt động đánh giá có những cách thức, loại hình khác nhau như: đánh giá mức độ phù hợp; đánh giá hiệu quả hoạt động; đánh giá tìm điểm mạnh, điểm yếu… Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy của giáo viên đối với học sinh được thực hiện trên cơ sở thử nghiệm, so sánh phương pháp này với phương pháp kia cho cùng nhóm đối tượng cho ra những kết quả khách quan như thế nào Đánh giá hiệu... trình dạy - học, vào thiết kế chương trình giảng dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên); Thu hút sự tham gia của học sinh Giảng dạy tiếng Anh theo đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, có nghĩa là: Giao tiếp hiệu quả là mục tiêu giảng dạy vì vậy hoạt động giảng dạy ngoại ngữ tốt được gợi ý thực hiện như sau: 1 Chú trọng vào ý nghĩa ngôn ngữ chứ không phải là vỏ ngôn ngữ 2 Ngữ cảnh hóa các hoạt. .. việc đánh giá giáo viên phổ thông hiện nay đều tập trung vào năng lực của giáo viên Một trong những thành tố tạo nên năng lực của giáo viên đó chính là chất lượng hoạt động giảng dạy Trong các nghiên cứu đã trình bày ở phần trước thì tiêu chí đánh giá HĐGD đã được đề cập đến Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng HĐGD của đội ngũ giáo viên phổ thông nói chung và HĐGD tiếng Anh. .. rút ra bài học kinh nghiệm Mâu thuẫn giữa lý thuyết với thực tế, giữa yêu cầu đổi mới với thực hiện đổi mới cũng là một điểm bất cập trong công tác đánh giá 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1 Đánh giá 1.2.1.1 Khái niệm đánh giá Đánh giá là hoạt động có mối liên hệ đặc biệt chặt chẽ với quá trình dạy học Đó là một chuỗi liên tục các hoạt động kế tiếp nhau giữa dạy học - kiểm tra đánh giá - điều chỉnh - dạy học . GIA Hà NộI VIệN ĐảM BảO CHấT LƯợng giáo dục Hoàng Thị Thu Hà đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng anh 11 tại tr-ờng phổ thông trung học đoàn kết hai bà tr-ng - hà nội. GIA Hà NộI VIệN ĐảM BảO CHấT LƯợng giáo dục Hoàng Thị Thu Hà đánh giá hoạt động giảng dạy tiếng anh 11 tại tr-ờng phổ thông trung học đoàn kết hai bà tr-ng - hà nội. hoạt động giảng dạy tiếng Anh 11, bao gồm đánh giá việc xác định mục tiêu bài học, sử dụng phương pháp giảng dạy, lựa chọn nội dung giảng dạy và kiểm tra đánh giá đối với học sinh khối 11 tại

Ngày đăng: 20/08/2014, 23:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan