THÔNG TIN LỊCH SỬ LÀNG THỌ HƯƠNG XÃ QUẢNG HẢI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA

16 512 0
THÔNG TIN LỊCH SỬ LÀNG THỌ HƯƠNG XÃ QUẢNG HẢI HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TỈNH THANH HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Làng Thọ Hương ngày xưa sau đó chia làng thành 2 làng: Làng Sênh nay thuộc xã Quảng Nhân, nữa còn lại đặt tên là Làng Bào có từ thời Nhà Lý. Căn cứ vào các di tích lịch sử còn lại như Sắc phong các vị Thần, các Thượng lương của các ngôi đình, các gia phả của các dòng họ và qua các cụ bô lão trong làng truyền lại từ đời này sang đời khác thì Làng Bào trước đây thôn 11 ngày nay đã phát triển trên 500 năm lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển là một chuỗi dài của lịch sử. Trong quá trình phát triển cả một cộng đồng dân cư. Trên tất cả các mặt, kinh tế, chính trị, xã hội và truyền thống văn hóa trải qua các thời đại lịch sử thăng trầm khác nhau về sự biến đổi của con người, thiên nhiên và xã hội. Do thiên nhiên, chiến tranh và cả sự hủy hoại của con người nên các gia phả, tài liệu để lại không còn nữa. Nên việc nhớ lại, tìm hiểu viết về lịch sử thôn là cả một việc rất khó khan, ở đây chúng tôi chỉ sao chép ghi lại qua các di tích của Làng của họ và nghe các lời kể của các cụ cao niên, tiền bối trong làng lược lại những nét cơ bản có tính chất lược sử, miêu tả những sự kiện có thật của thôn kể từ khi khai cư lập ấp của các dòng họ đầu tiên về vùng đất này để khai canh lập thôn, lập nghiệp. Vì vậy có chỗ có sự kiện chưa thật chính xác hoặc có những sự kiện lịch sử chưa được ghi lại đầy đủ. Chúng tôi mong muốn được sự tham gia góp ý kiến của nhân dân trong thôn và những người có tâm huyết để bản lược sử truyền thống lịch sử văn hóa của thôn được đầy đủ chính xác và phong phú hơn. Ban soạn thảo chúng tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ 1. Theo dư địa chí huyện Quảng Xương Theo các nguồn sử liệu khác bằng trực tiếp và gián tiếp qua truyện kể của cá bô lão trong thôn kể lại Làng Bào trước đây là một vùng đất hoang sơ chỉ có cây lau sậy… mọc như rừng đến đời Nhà Lý có khoảng 20 – 25 hộ từ các nơi về đây sinh sống, rồi những năm sau đó dần dần các cư dân từ các nơi khác cũng lần lượt về đây trở thành một khu dân cư đông đúc, do đó Làng đặt tên là làng Thọ Hương. Sau một thời gian do dân cư đông, địa bàn hoạt động rộng nên làng chia ra thành 2 làng: Làng Sênh và Làng Bào. Làng Bào lúc đó có 4 xóm: Xóm Đông, xóm Tây, xóm Bắc và xóm Nam (xóm Đông và xóm Nam thuộc thôn 11 ngày nay) Sau cách mạng tháng 8 thành công, xóm Đông và xóm Nam tháp lại đặt tên là Cẩm Bào trực thuộc xã Quảng Hải cũ trước đây. Hòa bình lập lại thực hiện chủ trương 3 năm khôi phục kinh tế đất nước phong trào đoàn đổi công ra đời xóm Cẩm Bào có 2 đoàn đổi công là Đông Nam và Đông Đức. Đến năm 1959 Làng Bào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp do đó xóm Cẩm Bào lại trở thành 2 đội sản xuất là đội 3 và đội 4. Đến năm 1967 theo chủ trương của trên Hợp tác xã nông nghiệp Làng Bào tháp với Hợp tác xã nông nghiệp Vinh Quang đặt tên là Hợp tác xã Vinh Tiến. Thôn 11 lại có tên là Đội 5. Đến năm 1976 toàn xã Tháp lại thành một Hợp tác xã lúc đó thôn ta lại thay đổi thành tên Đội 7. Đến năm 1992, hợp tác nông nghiệp giải thể, Làng Bào lại trở về vị trí cũ và được đặt tên mới là Thôn 5. Đến năm 1995 do dân đông, khó quản lý nên UBND xã chia Thôn 5 thành 2 thôn, thôn ta bây giờ được đặt tên là thôn mới. Qua 7 lần thay đỏi cái tên chính thức có từ năm 1995 kéo dài suốt thời kỳ 20 năm cho tới ngày nay là thôn 11. Vị trí địa lý Thôn 11 ở vào vị trí trung tâm văn hóa chính trị của xã Quảng Hải, Phía đông giáp song Rào, phía Tây giáp thôn 5, phía Nam giáp thôn 7, phía Bắc giáp thôn 1. Thôn có diện tích tự nhiên - Diện tích canh tác là 18,1 ha - Hai lúa 11,4 ha - Một lúa một màu 6,7 ha 2. Cấu trúc về dân số Có thể nói Thôn 11 là một hợp cư, người đến đây cư trú sớm nhất gồm có họ Nguyễn Đình, họ Nguyễn Văn, họ Lê Văn và họ Hắc Văn. Dần dần tốt đất chim cò đậu đến đây sinh sống. Năm 1955 có 2 hộ thôn 6 và thôn 7. Năm 1963 có 27 hộ từ thôn 8, thôn 9 đến. Do xã thu hồi đất để bán cho dân nên hầu hết thôn nào cũng có người đến đây cư trú, có 1 hộ người Pháp, 1 hộ Quảng Đại, 1 hộ Thành phố Thanh Hóa, 1 hộ Tỉnh Sóc Trăng, 1 hộ Quảng Nhân. Mặc dù còn nhiều khó khan, nhưng nhân dân thôn 11 đã dang rộng vòng tay đón tiếp người các nơi đến trên tinh thần đoàn kết than ái giúp đỡ về mọi mặt, tạo điều kiện để họ đỡ khó khăn bước đầu. Dân số trong thôn hiện nay có 147 hộ, 570 nhân khẩu, chưa kể đến 15 hộ đang ở xen cư với dân thôn 11 nhưng chưa có hộ khẩu. Trong khi đó cùng thời gian Thôn 11 đón nhận người các nơi đến ở thì bản than người bản xứ dân 11 lại ra đi lên Công Liêm – Nông Cống, lên Như Thanh và đi vào các nơi khác để sinh sống. Người ở lại phải đóng góp công đức và tiền của cho người ra đi lên nơi mới làm ăn đỡ khó khăn. Hiện nay mặc dù có nhiều người các nơi đến đây vào các thời điểm khác nhau nhưng nhân dân đang cùng chung sống trong một cộng đồng dân cư đoàn kết hữu ái. II. LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ LÀNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Làng Bào có 5 di tích lịch sử là: 1. Đến thờ Danh tướng Nguyễn Phục, Ngài sinh ra ở xã Đoan Hùng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương thi đỗ Hoàng giáp tiến sỹ niên hiệu Thái Hòa năm 1443 – 1453 đời vua Lê Thánh Tông ông đã làm quan Hàn Lâm Viện, Di viện tướng quân kim chức Sứ phó dạy học cho các thần vương, Hoàng tử trong triều. Năm 1467 ông làm quant ham chính sứ tại Thanh Hóa. Khi vua Lê đi đánh giặc Chiêm Thành ông được bổ nhiệm quan Đốc vận quân lương bằng đường thủy ông đã hy sinh trên đường ra mặt trận. Nàng Hoàng Mỹ Dạ mang thi hài ông về an tang tại làng Cổ Đàng, Mào cá huyện Yên Mỗ, gần cửa thần phủ nơi mà ông đóng thuyền ra trần rồi ở đó trông coi phần mộ của Ngài. Do có nhiều công lao hộ quốc trị dân nên Nhà vua phong cho ông 4 chữ: Minh – Đạo – Hiển – Ứng xuống chỉ cho nhân dân các vùng duyên hải lập đền thờ ông và phong ông là Thượng đẳng tôn thần Đông hải đại vương. Hàng năm quan tỉnh đều về đền thờ Ngài tại làng ta để tế lễ và mang theo sắc phong tặng Ngài, đến nay làng ta còn giữ được 8 sắc phong. 2. Đền thờ Ngài Đông Phương Sóc cố vấn nhà vua Do có nhiều công lao nên được đời vua Khải Định phong cho ngài Đông Phương chi thần hộ quốc trí dân và hang năm đều có sắc phong đến nay làng còn giữ được 2 cái sắc phong Vua Khải Định phong tặng ngài. 3. Đền thờ Ngài Duy nhạc tôn thần Hộ quốc trí dân Vua Khải Định đã phong ngài nhiều sắc phong nay làng còn lưu giữ được 2 bản sắc phong. 4. Đền thờ Thần Hoàng Làng Đền thờ thần Hoàng Làng cũng là nơi dùng để hội họp dân làng. 5. Chùa Khua Nga thờ đức phật tổ Ngoài ra làng còn xây dựng 5 cái cầu bằng đá khối kiên cố để nhân dân đi lại được thuận lợi. Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng và rằm tháng 4 nhân dân tổ chức tế lễ của các cửa họ các hộ gia đình đều đem lễ nghi đến đền để làm lễ tế báo đáp công ơn của các vị thần. Phần hội làng tổ chức rước kiệu múa lân đi quanh làng, tổ chức đấu vật, đánh đu, mời các phường bội, gánh hát về làng hát nhiều đêm để nhân dân được hưởng thụ về nghệ thuật. Tất cả các di tích trên do bàn tay vô tình của con người đã hủy hoại tàn phá hết, duy chỉ còn lại một số sắc phong và một cổ ngai thờ bị vứt bỏ ra sân ra bờ các cụ cao tuổi trong làng thu nhặt và giao cho cụ Nguyễn Văn Tếu lưu giữ đến ngày nay. Đến năm 1996 theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5 Khóa 8, các di tích lịch sử đều được khôi phục lại. Làng có thể đề nghị lên chính quyền các cấp và được sở văn hóa thông tin quyết định số 61 – QĐVHTT ngày 09/02/1996 công nhận sắc phong các vị thần của làng Bào là một di tích lịch sử cấp tỉnh theo nguyện vọng của nhân dân trong Làng muốn đóng góp để khôi phục lại di tích song cũng gặp rất nhiều khó khăn về địa điểm và diện tích xây dựng. - Trong thời kỳ phong kiến theo tổ chức hành chính của thời phong kiến tập quyền thì Làng Bào cũng có đầy đủ các chức sắc như Lý trưởng, Hương kiểm, Hương hào, theo chế độ đương thời để làm việc. - Sau cách mạng tháng 8 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tuy thôn chỉ có 1 đảng viên là ông Nguyễn Đình Lạp được kết nạp vào Đảng năm 1950 mãi đến năm 1960 mới có đảng viên chính thức là ông Nguyễn Đình Tiến, sau đó dần dần hàng năm mới kết nạp thêm được một số đảng viên cho đến năm 1965 thôn mới có 1 Chi bộ hoàn thiện để lãnh đạo nhân dân. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch hàng chục thanh niên tình nguyện lên đường tòng quân nhập ngũ như ông Nguyễn Đình Đựng, Nguyễn Đình Hương, Lê Văn Tuân và ông Đới Văn Nhờ, ông Đới Văn Nhờ đã hy sinh ở mặt trận Biên giới năm 1953. 40 người đã đi dân công tiếp đạn tải lương cho các mặt trận Biên giới, mặt trận phía Thượng Lào cao điểm là mặt trận Điện Biên Phủ trong đó có ông Nguyễn Văn Đảm hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Một số người sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương đã bị bệnh sốt rét chết. Ở hậu phương có 2 tiểu đội dân quân du kích có 2 điểm canh ở cồn mốc và cồn trải ngày đêm có dân quân trực chiến, tổ chức cho nhân dân rèn dáo mác, làm bàn chông, rào làng kháng chiến đào hầm cá nhân, đào giao thông hào xây dựng trận địa chiến đấu bảo vệ làng. Trong kháng chiến chống Mỹ, một lần nữa hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch không có gì quý hơn độc lập tự do, với khẩu hiệu thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người mọi người trong thôn lại lần lượt ra tiền tuyến đi bộ đội, đi dân công hỏa tuyến, đi thanh niên xung phong, mọi người đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có 9 đồng chí đã anh dũng hy sinh trên chiến trường đó là: Đồng chí Nguyễn Đình Thông, Nguyễn Đình Thước, Nguyễn Đình Lâm, Nguyễn Đình Sử, Nguyễn Đình Điện, Nguyễn Văn Lợi, Hắc Văn Cống, Lê Văn Lợi, Lê Văn Huấn. Nhiều đồng chí đã để lại một phần xương máu ở chiến trường thành thương binh, bệnh binh như ông Nguyễn Đình Nghị, Hắc Văn Tất, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Đình Tiến. Ở hậu phương với tay cày tay súng nhân dân trong thôn ra sức tăng gia sản xuất, đi đôi với việc sẵn sàng chiến đấu, các lực lượng dân quân du kích ngày đêm thường trực ở trận địa bắn máy bay, đào hào, đào hầm để trú ấn khi máy bay địch ném bom giữ bí mật, bảo vệ an toàn căn cứ quân sự ra đa mắt thần suốt thời gian dài đóng ở cồn mốc, cồn trãi, cồn mã đông có cả cố vấn quân sự Liên Xô đến giúp đỡ, sở chỉ huy đơn vị đặt ở vườn Bà Thảo Mơ mãi mãi là dấu ấn lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là niềm tự hào của nhân dân thôn 11. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1953 thôn ta đã bảo vệ an toàn cho hàng trăm cán bộ cốt cán, và 1 đại đội du lích của xã Quảng Hải đã sơ tán ngay trong lúc máy bay địch đang ném bom về trú ẩn tại thôn ta. Sau đó chợ Bùi cũng đã di dời từ Quảng Giao về Cồn Trãi, Mã Rò để nhân dân trong vùng duy trì họp chợ trao đổi, giao lưu hàng hóa. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ chợ Đai cũng đã sơ tán về họp tại cồn Đông ông nhà ông Huấn Kỳ. Mặc dù hàng ngày đêm máy bay địch trinh sát rình rập dò tìm các mục tiêu để ném bom song với tinh thần dám nhận trách nhiệm, dám nhận sự khó khăn thậm chí sự hy sinh mất mát nhân dân thôn ta bảo vệ an toàn tuyệt đối để nhân dân họp chợ cả 2 thời kỳ Pháp và Mỹ. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hàng trăm gia đình được cấp Huân huy chương kháng chiến, đặc biệt có Bà Nguyễn Thị Lưu được Đảng và Nhà nước phong tặng bà mẹ Việt Nam anh hùng đây là một vinh dự lớn cho nhân dân thôn ta. Nhiều đồng chí đã phát triển thành sỹ quan quân đội và công an nhân dân như Đại tá Lê Văn Dũng, Trương Văn Dưởng, Nguyễn Văn Hồng… Thiếu tá như đồng chí Nguyễn Đình Tiến, Đới Văn Thắng và nhiều sỹ quan cấp ủy. III. Truyền thống văn hóa, giáo dục 1. Hưởng ứng cuộc phát động thi đua trở thành đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo Chi bộ và cấp ủy thường xuyên quán triệt mục đích ý nghĩa và nội dung cuộc vận động nhân dân đã thấm nhuần và tổ chức thực hiện. Phong trào vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm sạch sẽ, đường thôn xóm và gia đình, đổ bê tông xây tường rào làm cho cảnh quan môi trường trong thôn đẹp đẽ. Phong trào làm nhà tiên tự hưởng, xây bể omega, xây lò đốt rác thải đã được nhân dân hưởng ứng 50% số hộ thực hiện. Xây cổng chào làm đường điện sáng trong thôn, nhân dân ta ban đêm đi lại tiện lợi làm cho phong cảnh trong thôn vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn. Đã có 50% gia đình đạt danh hiệu gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; 75% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Tình trạng rượu chè bê tha, chửi bới lẫn nhau ăn nói tục tằn đã giảm hẳn, mọi người trong thôn đoàn kết thân ái ứng xử với nhau lịch sự văn minh. Trong đám cưới, ma chay, tiệc tùng mọi gia đình đều thực hiện theo tinh thần chỉ thị số 27 của Chính phủ. Tình trạng ca thuê khóc mướn ăn uống linh đình xa hoa lảng phí đã giảm hẳn. 2. Giáo dục Trước cách mạng trong thôn chỉ có vài người biết chữ hán, từ năm 1950 trở đi có một số ít người biết chữ quốc ngữ càng đến trình độ đọc thông viết thạo, còn 95% dân là mù chữ. Đến cách mạng tháng 8 thành công nhờ có chủ trương diệt giặc dốt của Đảng và Bác Hồ, một số người biết chữ được dân chỉ ra làm thầy dạy học bình dân học vụ, như ông Bếp Khang, ông Thùy, ông Bình Ngân. Chỉ trong một thời gian hầu hết mọi người trong thôn đều biết chữ, thôn tổ chức kiểm tra qua các vọng gác ai đọc viết được thì vẽ một vòng trắng lên mũ, nón, ai không đọc viết được thì vẽ một vòng đen. Có biện pháp đó nên đã thúc đẩy mọi người thi đua nhau học tập thoát được nạn mù chữ. Hòa bình lập lại được sự quan tâm của Đảng tổ chức các trường học. Vinh dự cho thôn ta được 3 nhà trường Mầm non, Tiểu học, và Trung học cơ sở hàng ngày có hàng ngàn con em trong xã đến để đi học tập như ngàn đóa hoa đang xòe hoa hé nụ tỏa ngát hương thơm. Nhân dân thôn ta được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Mọi gia đình đều cho con cái đến tuổi đi học, những năm đầu kinh tế khó khăn nên việc học tập của các cháu cũng chưa được bố mẹ quan tâm chăm sóc, từ năm 2000 trở lại đây tình trạng bỏ học đã chấm dứt các cháu ngồi trên ghế nhà trường thi đua nhau học tập nên năm nào cũng có từ 30 – 35% học sinh đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Đặc biệt năm 2011 em Nguyễn Đình Hoàng mồ côi cả cha lẫn mẹ những vẫn vượt khó khăn vươn lên học tập và đã thi đỗ học sinh giỏi toán nhất tỉnh; Năm 2012 có em Đới Thị Lương thi đạt giải toán olimpic toàn tỉnh, em Nguyễn Đình Huy đạt giải 3 về hội họa toàn tỉnh. Tính chung cho đến thời điểm năm 2014 đã có 26 em tốt nghiệp đại học 30 em tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp nghề, hầu hết các em ra trường đã có việc làm ổn định. Đặc biệt năm 2014 có đồng chí Nguyễn Văn Trường tốt nghiệp tiến sỹ tại nước cộng hòa Pháp, đây là một vinh dự lớn cho gia đình và nhân dân thôn 11. Phong trào sinh đẻ có kế hoạch đã được nhân dân thấm nhuần chủ trương chỉ sinh 2 con dù trai hay gái chấm dứt tình trạng trọng nam khinh nữ và sinh đẻ đông con. IV. LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Làng bào trước cách mạng đời sống kinh tế của nhân dân 95% nông dân không có ruộng cày, cuộc sống chủ yếu đi vào nông cống xuống các xã Quảng Bình, Quảng Ninh đi cày, cấy thuê, một số nam giới đi ra biển đánh cá thuê cho các chủ nghề, đời sống vô cùng cực khổ cơm không đủ ăn, áo không có để mặc, quần áo chủ yếu vá víu nhau lại để che thân. Đến cách mạng tháng 8 thành công, nhờ có chính sách giảm tô, giảm thuế rồi đến cải cách ruộng đất vào năm 1955 nông dân được chia ruộng đất từ địa vị người làm thuê nông dân nay được làm chủ đánh dấu một mốc son lịch sử từ đó đời sống dần dần được cải thiện. Thực hiện chủ trương của Đảng 3 năm khôi phục kinh tế từ đoàn đổi công lên hợp tác xã rồi hợp tác xã liên thôn bồi bào, tiểu liên làm ăn lên xã hội chủ nghĩa, toàn xã thành một hợp tác xã. Cơ chế mới ra đời nhưng nền sản xuất còn lạc hậu cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp những nông nghiệp chậm phát triển lúa chỉ được 100kg/sào khoai lang là chủ yếu, nông dân quanh năm ăn khoai lang, ruộng bừa ít khi được bữa cơm gạo không độn, chăn nuôi chủ yếu là con lợn ỷ, con bò cỏ, lại bị cơ chế ràng buộc ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác do tập thể quản lý, nông dân đi lao động theo kiểu bình công chấm điểm. Do đó nền sản xuất phát triển chậm chạp, lại vào thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn gay go quyết liệt, hậu phương phải chi viện cho tiền tuyến Miền Nam, lao động khỏe mạnh lên đường nhập ngũ, lương thực thực phẩm phải dành dụm gửi ra chiến trường, tình hình thực tế đó làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Từ năm 1990 nhờ có đường lối đổi mới của Đảng từ khoán sản đến giao hẳn quyền sử dụng đất đai cho nông dân, như vậy cơ chế mới ra đời, sức sản xuất, lực lượng sản xuất bung ra, lại được nền khoa học sản xuất nông nghiệp ra đời, cây lúa lai, lợn siêu nạc, bò lai sin, cây ngô, cây lạc được nông dân nhạy bén tiếp thu đưa vào sản xuất đại trà trên đồng ruộng, hình thành một cơ cấu 2 cây, 2 con, là cây lúa, cây ngô, cây lạc, con lợn siêu nạc, bò lai sin đã lên ngôi thay thế cho cây khoai lang, cây lúa lốc chành, lúa chạu kém năng suất. [...]... mắt và cả những sự hy sinh xương máu để giữ gìn và xây dựng quê hương thôn 11 thành một chốt thép kiên cường trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, con cháu thế hệ mai sau mãi mãi là niềm tự hào với lịch sử và truyền thống của thôn và phải biết gìn giữ, phát huy để xây dựng thôn ta ngày càng phát triển VII HƯỚNG PHẤN ĐẤU NHỮNG NĂM TỚI Lịch sử làng Thọ Hương trước đây và thôn 11... biết bao sự kiện lịch sử, giàu tính nhân văn, cuộc sống con người phát triển từ thế hệ này đến thế hệ khác là một quy luật tồn tại khách quan, thôn xóm là một sự phát triển và tồn tại mãi mãi tổ tiên ta đã có công khai canh lập nên làng nên xóm phát triển cho đến ngày nay Chúng ta bây giờ và các thế hệ mai sau phải ra sức phát huy truyền thống lịch sử của thôn, của xóm làng xây dựng làng quê và xây... thực hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đạt số hộ gia đình văn hóa + Năm 2014 đạt 80% + Năm 2015 đạt 85% + 100% cụm dân cư đạt danh hiệu cụm dân cư văn hóa 3) Phấn đấu làm tốt công tác vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp; 100% các hộ có lò đốt rác thải + 100% đường liên gia được bê tông hóa và xây tường rào + 100% các hộ được dùng nước sạch hợp vệ sinh 4)... sắc cấp huyện và được Thường vụ huyện ủy cấp giấy khen Các đoàn thể cũng hình thành có tổ chức từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và duy trì liên tục cho đến ngày nay luôn luôn là lực lượng nòng cốt, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương Sự phát triển của Chi bộ luôn luôn là một nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của thôn, mãi mãi là niềm tin yêu... lên trang lịch sử vẻ vang là: 1) Tuyệt đối trung thành với đường lối chính sách của Đảng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam 2) Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước 3) Bất luận trong hoàn cảnh khó khăn nào nhân dân thôn ta kiên quyết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao 4) Toàn dân đoàn kết thành một khối thống nhất, thương yêu... vào chiều sâu ngày càng có chất lượng cao 6) Luôn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có lối sống trung thực, thẳng thắn, thật thà ứng xử với nhau trên tinh thần thân ái đoàn kết, sẳn sàng nhận khó khăn về mình, nhượng thuận lợi cho người khác, có tinh thần đối ngoại, chào đón và giúp đỡ mọi người đến thôn làm ăn lập nghiệp Có tinh thần hiếu học đã đi từ không đến có, từ có vươn lên đạt các đỉnh cao... đình, rượu chè bê tha gây lảng phí 7) Phấn đấu hàng năm Chi bộ đạt Chi bộ vững mạnh trong sạch và Chi bộ tiêu biểu các chi hội tổ chức quần chúng đạt Chi hội vững mạnh trong sạch Quảng Hải, ngày 16 tháng 08 năm 2014 BBT Lịch sử thôn ... THỐNG LỊCH SỬ VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH Trong kháng chiến chông Pháp và chống Mỹ thôn có 2 Tiểu đội dân quân du kích, trực chiến để canh gác bảo vệ thôn, trong chống Mỹ có một đơn vị trực chiến phòng không bắn máy bay, phối hợp cùng bộ đội đóng quân trên địa bàn thôn bảo vệ an toàn tuyệt đối đơn vị ra đa mắt thần Từ trước đến nay năm nào cũng hoàn thành các tuyền quân Thực hiện đầy đủ các chính sách: Hậu phương... ta bây giờ và các thế hệ mai sau phải ra sức phát huy truyền thống lịch sử của thôn, của xóm làng xây dựng làng quê và xây dựng cộng đồng dân cư ngày càng phát triển theo tiêu chí xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa Trước mắt từ nay đến năm 2015 nhân dân thôn ta tập trung phấn đấu đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây: 1) Đẩy mạnh phát triển sản xuất toàn diện đưa đời sống nhân dân lên một mức cao,... nghiêm túc chỉ thị 27/CV –TW nghị quyết 138/QĐ của Thủ tướng chính phủ và NQ 09 của Trung ương Đảng Phấn đấu trong thôn không có người mắc các tệ nạn xã hội, không có nghiện hút, cờ bạc, lô đề 5) Thực hiện đầy đủ cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch – kế hoạch hóa gia đình, xóa bỏ tình trạng trọng nam khinh nữ, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 2 con dù đó là trai hay gái 6) Thực hiện tốt chỉ thị 27 phấn đấu trong . LỜI NÓI ĐẦU Làng Thọ Hương ngày xưa sau đó chia làng thành 2 làng: Làng Sênh nay thuộc xã Quảng Nhân, nữa còn lại đặt tên là Làng Bào có từ thời Nhà Lý. Căn cứ vào các di tích lịch sử còn lại. ái. II. LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TRUYỀN THỐNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ LÀNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Làng Bào có 5 di tích lịch sử là: 1. Đến thờ Danh tướng Nguyễn Phục, Ngài sinh ra ở xã Đoan Hùng huyện Gia Lộc tỉnh Hải. khu dân cư đông đúc, do đó Làng đặt tên là làng Thọ Hương. Sau một thời gian do dân cư đông, địa bàn hoạt động rộng nên làng chia ra thành 2 làng: Làng Sênh và Làng Bào. Làng Bào lúc đó có 4 xóm:

Ngày đăng: 20/08/2014, 21:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan