Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay chi tiết (70 trang)

70 23.4K 52
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay chi tiết (70 trang)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 có lời giải hay

PHÒNG GD & ĐT SÔNG LÔ TRƯỜNG T.H.C.S HOÀNG HOA THÁM ĐỀ THI CHỌN H.S.G LỚP 8(VÒNG 1) NĂM HỌC : 2012-2013 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian : 120 phút(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1 : (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 10 câu: Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. . Câu 2 : (2 điểm) Có ý kiến cho rằng : "Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ ( Ngữ văn 8, tập 2 )tràn đầy cảm xúc lãng mạn".Em hãy cho biết cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào ? Câu 3: (5 điểm) Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “…Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng , buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc,ông giáo, vợ ông giáo ,Binh 1 Tư trong tác phẩm “Lão Hạc” ,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GD & ĐT SÔNG LÔ TRƯỜNG T.H.C.S HOÀNG HOA THÁM HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 (VÒNG 1) NĂM HỌC : 2012 - 2013 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề) .HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM CÂU YÊU CẦU-NỘI DUNG CẦN ĐẠT Câu 1 : (3điểm) - Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. - Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. - Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối Câu 2 : (2 điểm) Nêu được nội dung cơ bản sau: - Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám- 1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. 2 - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau: (1điểm). + Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm. + Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận. Câu 3: (5điểm) A.Yêu cầu chung: Thể loại: Giải thích kết hợp chứng minh. Nội dung:Cách nhìn, đánh giá con người cần có sự cảm thông, trân trọng con người. Yêu cầu cụ thể 1.Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể. -Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên. 2.Thân bài(4 điểm) a. Giải thích nội dung của đoạn văn: + Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: - Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người. b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật: + Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm - Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”. 3 - Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm. - Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối… - Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ. - Xin bả chó. + Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. + Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”. + Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…” Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài: - Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. - Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của ngưêi ta bị những 4 nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”. → Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. 3.Kết bài: -Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả. -Suy nghĩ của bản thân em ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ. Câu 2: (2,0 điểm) Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó. 5 b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó. Câu 3: (2,0 điểm) Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) a. Giống nhau: (1,0 điểm) - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: (1,0 điểm) - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết) - Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 2: (2,0 điểm) a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. (0,5 điểm) - Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm) b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm) - Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm) - Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao. (0,5 điểm) Câu 3: (2,0 điểm) 6 Đoạn văn tham khảo: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, quằn quại của lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng đều bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao lão Hạc chết tức tưởi như vậy! ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: (4 điểm) Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết: “… Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu ” (Ông đồ) a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? b. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ? c. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ? Câu 2: (4 điểm) Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri. Câu 3: (12 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người. 7 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: (4 điểm) a. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (0,25 điểm) b. Các trường từ vựng: - Vật dụng: giấy, mực, nghiên (0,25 điểm) - Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm) - Màu sắc: đỏ, thắm (0,25 điểm) c. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu). (1 điểm) Phân tích có các ý: (2,0 điểm) - Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng. - Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết. - Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán. - Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng… Câu 2: (4 điểm) - Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. (1 điểm) - Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo: Cụ Bơ-men, Xiu và Giôn-xi. Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sĩ trẻ; Xiu lo lắng chăm sóc Giôn-xi khi cô đau ốm). (1,5 điểm) - Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổi già vẫn kiên trì làm người mẫu. Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió, rét buốt. (1 điểm) 8 - “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi. (0,5 điểm) Câu 3: (12 điểm) * Yêu cầu chung: a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. - HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. - Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. - Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. * Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài: (1,5 điểm) - Có thể nêu mục đích của văn chương (văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương). - Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b) Thân bài: (8 điểm) Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội. - Tình cảm xóm giềng: + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm vợ chồng: Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). 9 + Tình cảm cha mẹ và con cái: • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường (Tôi đi học - Thanh Tịnh); Lão Hạc thương con (Lão Hạc - Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha (Lão Hạc - Nam Cao); bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng). c) Kết bài: (1,5 điểm) Nêu tác dụng của văn chương (khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). * Hình thức: (1 điểm) Có đủ bố cục 3 phần, kết cấu chặt chẽ, liên hệ hợp lí, dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết đẹp. ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Bảo vệ môi trường thiên nhiên (bầu không khí, nguồn nước, cây xanh ) chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta. Em hãy chứng minh. Yêu cầu: - Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, mạch lạc, kết cấu hợp lý; - Văn phong trong sáng. không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp Biểu điểm: a. Đặt vấn đề: (1.0 đ) Giới thiệu về môi trường thiên nhiên (nguồn sống ) và sự cần thiết phải bảo vệ nó. b. Giải quyết vấn đề: (4.0 đ) - Bảo vệ bầu không khí trong lành trước tác hại của khói, bụi, khí thải (làm thủng tầng ô- zôn) - Bảo vệ nguồn nước sạch trước sự tác hại của rác sinh hoạt, chất thải công nghiệp (làm bẩn nguồn nước) - Bảo vệ cây xanh trước sự tàn phá của con người, thiên tai (làm thay đổi hệ sinh thái: chim thú bị huỷ diệt, sông ngòi sẽ khô cạn, trái đất sẽ nóng lên, lụt lội, hạn hán ) c. Kết thúc vấn đề: (1.0 đ) Mỗi chúng ta phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 10 [...]... chuyn mc thi gian v khong cỏch khụng gian học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 Câu 2( 6 điểm ) Nhận xét về một trong những cảm hứng của thơ ca lãng mạn Việt Nam có ý kiến cho rằng: Văn học lãng mạn Việt Nam đầu thế kỷ XX ( 1930 1945) thờng ca ngợi vẻ đẹp của thi n nhiên Qua các bài thơ đã học hoặc em biết , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên Câu 2 (6điểm) 1 Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận... chứng minh một khía cạnh vấn đề trong một trào lu văn học lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945 Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp, chữ viết cẩn thận rõ ràng 2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh biết khái quát tổng hợp vận dụng các dẫn chứng về thơ ca lãng mạn đã học hoặc đợc biết để làm sáng tỏ một nhận định Học sinh có thể trình bằng những cách... điểm: Đáp ứng trên 2/3 các yêu cầu của đề, lập luận khá chặt chẽ, khá hàm súc Vi phạm rất nhỏ các lỗi về diễn đạt, chính tả 3 6,0 8, 0 điểm: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu của đề, lập luận đôi lúc thi u chặt chẽ, diễn đạt thi u hàm súc Vi phạm khá nhiều các lỗi về diễn đạt và chính tả 4 3,0 5,0 điểm: Đáp ứng dới 1/2 các yêu cầu của đề, lập luận thi u chặt chẽ, mạch văn thi u tính hàm súc Vi phạm rất nhiều... việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có thể đợc dùng với những mục đích gì? Cho ví dụ minh hoạ 20 Câu 3: (2điểm) Có ý kiến cho rằng bài thơ Nhớ rừng - Ngữ văn 8, tập 2- tràn đầy cảm xúc lãng mạn Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm xúc lãng mạn đợc thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng nh thế nào? Câu 4: (4điểm) Ngời ấy (bạn, thầy, ngời thân) sỗng mãi trong lòng tôi THI HC SINH GII CP HUYN Cõu 2: (1,5im) - Trong... ỏng ci (1 im) - Cú th núi, tuy ch xut hin trong mt vi on vn ngn, nhng hỡnh nh tờn cai l cựng vi tờn ngi nh lý trng ó hin lờn rt sinh ng, sc nột, m cht hi di ngũi bỳt hin thc ca Ngụ Tt T (0,5 im) Đ THI HọC SINH GiỏI Cõu 1:( 2) Vn dng cỏc kin thc ó hc v trng t vng phõn tớch cỏi hay trong cỏch dựng t bi th sau: o em i gia ph ụng Cõy xanh nh cng ỏnh theo hng Em i la chỏy trong bao mt Anh ng thnh tro,em... cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thi ng liêng, bất diệt Lu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa c Kt bi: - Khng nh vn ó chng minh: on trớch Trong lũng m ó k li mt cỏch chõn thc v cm ng nhng cay ng, ti cc cựng tỡnh yờu thng mónh lit ca nh vn thi th u i vi ngi m bt hnh - Nờu thỏi , tỡnh cm ca ngi... cho Th mi Ngun: http://www.vnnclub.com/showthread.php/1537 18- Nho-rung-va-ngoi-but-tao-hinh-langman-cua-The-Lu?s=36351 780 c42dbab34aee4dc605596703#ixzz2HTPCmLvq NH RNG (Th L) Bi hc sinh 32 Thỏng Mi Hai 1, 2009 bi chuyenvanlqd Ngay t u khi mi xut hin trờn thi n vn hc, phong tro Th Mi ó ỏnh du cho s i thay ln lao ca nn thi ca dõn tc cú c nhng s thay i ln lao y , ú l s úng gúp mit mi v say mờ ca hng lot... Châu Trinh , em hãy làm sáng tỏ điều đó Câu 2 (6điểm) 1 Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp, chữ viết cẩn thận rõ ràng 2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh biết khái quát tổng hợp vận dụng các dẫn chứng từ hai bài thơ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh để làm sáng tỏ... Nghị luận chứng minh - Vấn đề cần chứng minh : Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con ngời - Phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen) B.Yêu cầu cụ thể : I Mở bài: (2,0 điểm) - Dẫn dắt vấn đề : Vai trò, nhiệm vụ của văn chơng : Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn,cách cảm của mỗi nhà văn về cuộc đời, con ngời - Nêu vấn đề : trích ý kiến - Giới... chõn dung kộp Th L - H hay l H - Th L thỡ cng vy! Thc n th thỡ t mc siờu cũn gỡ! Quỏi l thay l lũng tri k! Quỏi l thay l ngh thut to hỡnh! Tụi va núi n ngh thut to hỡnh - cỏi ngnh ngh thut m trc khi thnh thi s, Th L ó tng dn thõn vo, tuy na vi Du vy, cỏi mỏu hi ha, cỏi vn hi ha vn cho ụng cú c mt gu to hỡnh khi cm ngn bỳt thi nhõn Th L ó lm th bng hn th m tớnh hi ha Nh rng l thi phm rt tiờu biu Cú . coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GD & ĐT SÔNG LÔ TRƯỜNG T.H.C.S HOÀNG HOA THÁM HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 (VÒNG 1) NĂM HỌC : 2012 - 2013 MÔN : NGỮ VĂN Thời. các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có. đề: (1.0 đ) Mỗi chúng ta phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thi n nhiên chính là bảo vệ nguồn sống của chúng ta ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 8 10 Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn có

Ngày đăng: 20/08/2014, 17:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỘT GÓC NHÌN VỀ BÀI THƠ “NHỚ RỪNG” của Thế Lữ

  • Hình ảnh người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm tắt đèn_ngô tất tố và lão hạc_nam cao.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan