Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh

108 655 6
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNGDANH MỤC HÌNHMỞ ĐẦU11.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI12.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU23.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU24.PHẠM VI NGHIÊN CỨU35.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU35.1.Phương pháp tham khảo tài liệu35.2.Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có35.3.Phương pháp điều tra, khảo sát35.4.Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu35.5.Phương pháp lựa chọn, phân tích, đánh giá số liệu35.6.Phương pháp tham vấn cộng đồng35.7.Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia36.Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT XANH51.1.CÁC KHÁI NIỆM VỀ NĂNG SUẤT51.1.1.Khái niệm năng suất theo góc độ kỹ thuật51.1.2.Khái niệm năng suất theo góc độ xã hội51.1.3.Khái niệm năng suất theo góc độ kinh tế61.1.4.Khái niệm năng suất theo góc độ quản lý61.1.5.Khái niệm năng suất theo góc độ tích hợp61.2.MỐI LIÊN HỆ GIỮA NĂNG SUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG71.3.KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT XANH71.3.1.Khái niệm Năng suất xanh71.3.2.Mục tiêu của Năng suất xanh81.3.2.1.Mục tiêu về năng suất81.3.2.2.Mục tiêu về môi trường81.3.3.Lợi ích của Năng suất xanh91.3.3.1.Đối với doanh nghiệp91.3.3.2.Đối với nhân viên91.3.3.3.Đối với người tiêu dùng91.4.NGUYÊN TẮC NĂNG SUẤT XANH91.4.1.1.Nguyên tắc liên quan đến khía cạnh môi trường101.4.1.2.Nguyên tắc liên quan đến khía cạnh năng suất101.5.PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH NĂNG SUẤT XANH111.6.CÁC CÔNG CỤ NĂNG SUẤT XANH131.6.1.Huy động trí tuệ tập thể141.6.2.Biểu đồ Tiến trình Biểu đồ Dòng chảy Lưu đồ151.6.3.Biểu đồ Dòng quá trình151.6.4.Bản đồ Sinh thái151.6.5.Biểu đồ Tập trung161.6.6.Cân bằng nguyên vật liệu161.6.7.Biểu đồ Nhân quả Biểu đồ Xương cá171.6.8.Biểu đồ Pareto181.6.9.Biểu đồ Mạng nhện201.6.10.Chuẩn đối sánh201.6.11.Phân tích chi phí lợi ích211.6.12.Phiếu kiểm tra211.7.CÁC KỸ THUẬT NĂNG SUẤT XANH221.7.1.Ngăn ngừa chất thải221.7.1.1.Cải thiện quy trình hoạt động221.7.1.2.Phân tách chất thải221.7.1.3.Duy trì vệ sinh tốt231.7.1.4.Chương trình 5S231.7.1.5.“7 lãng phí”241.7.2.Bảo tồn nguồn tài nguyên241.7.2.1.Tái chế, tái sử dụng và khôi phục241.7.2.2.Thu hồi và tái chế tại chỗ251.7.2.3.Thu hồi và tái chế bên ngoài251.7.2.4.Bảo toàn năng lượng261.7.2.5.Thay đổi nguyên vật liệu đầu vào261.7.2.6.Thay đổi quá trình thiết bị261.7.3.Kiểm soát ô nhiễm271.7.3.1.Kiểm soát phát thải không khí271.7.3.2.Kiểm soát ô nhiễm dòng271.7.3.3.Quản lý chất thải rắn281.7.4.Cải thiện sản xuất281.8.HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG NSX TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM291.8.1.Hiện trạng áp dụng Năng suất xanh trên Thế Giới291.8.2.Hiện trạng áp dụng Năng suất xanh tại Việt Nam311.8.3.Một số khác biệt khi thực hiện NSX tại Việt Nam và tại các nước trên Thế Giới361.8.3.1.Giống nhau361.8.3.2.Khác nhau36CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – Xà HỘI HUYỆN CỦ CHI – TP.HỒ CHÍ MINH372.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN372.1.1.Điều kiện tự nhiên372.1.1.1.Vị trí địa lý372.1.1.2.Địa hình, địa mạo382.1.1.3.Khí hậu382.1.1.4.Thủy văn392.1.2.Các nguồn tài nguyên392.1.2.1.Tài nguyên đất392.1.2.2.Tài nguyên nước412.1.2.3.Tài nguyên rừng412.1.2.4.Tài nguyên khoáng sản412.2.TÌNH HÌNH KINH TẾ – Xà HỘI422.2.1.Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội422.2.1.1.Giao thông422.2.1.2.Thủy lợi422.2.1.3.Năng lượng422.2.1.4.Bưu chính viễn thông422.2.1.5.Cấp thoát nước432.2.2.Dân số, lao động, việc làm và thu nhập432.2.2.1.Dân số432.2.2.2.Lao động, việc làm và thu nhập442.2.3.Văn hóa, xã hội và môi trường452.2.3.1.Giáo dục – đào tạo452.2.3.2.Văn hóa – xã hội452.2.3.3.Y tế452.2.3.4.Thực trạng môi trường452.2.4.Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất462.2.4.1.Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp462.2.4.2.Thương mại – Dịch vụ472.2.4.3.Sản xuất nông nghiệp472.2.5.Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn472.2.5.1.Khu vực đô thị472.2.5.2.Khu vực nông thôn482.3.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI482.3.1.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp482.3.2.Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp482.4.NHẬN XÉT CHUNG49CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG NĂNG SUẤT XANH TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CHI513.1.HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CHI513.1.1.Hiện trạng sản xuất nông nghiệp513.1.2.Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp543.1.3.Quy hoạch sản xuất nông nghiệp563.1.4.Nhận xét573.2.NHẬN THỨC VỀ NSX CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN CỦ CHI593.2.1.Nhận thức của người dân59 3.2.2.Nhận thức của cán bộ địa phương60 3.2.3.Nhận xét chung613.3.HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG NĂNG SUẤT XANH TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CHI613.3.1.Các mô hình Năng suất xanh tại ấp Mỹ Khánh B613.3.1.1.Tuyên truyền, phổ biến các mô hình nước sạch613.3.1.2.Xây dựng trạm cấp nước tập trung623.3.1.3.Xây dựng hệ thống kênh mương tiêu thoát nước thải633.3.1.4.Hướng dẫn việc thu gom và phân loại chất thải rắn64 3.3.1.5.Áp dụng công nghệ hầm Biogas cho chăn nuôi663.3.1.6.Áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)673.3.1.7.Thành lập tổ hợp tác sản xuất mây tre đan703.3.2.Nhận xét chung713.4.ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG NĂNG SUẤT XANH TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CHI72CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH NSX TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN CỦ CHI744.1.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CÁC MÔ HÌNH NSX744.1.1.Các giải pháp chung744.1.1.1.Giải pháp quản lý744.1.1.2.Giải pháp hỗ trợ754.1.2.Các giải pháp chi tiết cho từng mô hình NSX764.1.2.1.Tuyên truyền, phổ biến các mô hình nước sạch764.1.2.2.Xây dựng trạm cấp nước tập trung784.1.2.3.Xây dựng hệ thống kênh mương tiêu thoát nước thải794.1.2.4.Hướng dẫn việc thu gom và phân loại chất thải rắn824.1.2.5.Áp dụng công nghệ hầm Biogas cho chăn nuôi854.1.2.6.Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)874.1.2.7.Thành lập tổ hợp tác sản xuất mây tre đan884.2.ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH NSX MỚI894.2.1.Mô hình nuôi giun894.2.1.1.Cơ sở khoa học của mô hình894.2.1.2.Điều kiện thuận lợi khi áp dụng mô hình904.2.1.3.Thực hiện mô hình904.2.2.Mô hình ủ phân hữu cơ924.2.2.1.Cơ sở khoa học của mô hình924.2.2.2.Điều kiện thuận lợi khi áp dụng mô hình924.2.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân934.2.2.4.Thực hiện mô hình944.3.XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM954.3.1.Mô hình nuôi giun964.3.1.1.Lắp đặt mô hình964.3.1.2.Theo dõi mô hình974.3.1.3.Kết quả thực nghiệm984.3.2.Mô hình ủ phân hữu cơ1034.3.2.1.Lắp đặt mô hình1034.3.2.2.Theo dõi mô hình1044.3.2.3.Kết quả thực nghiệm1044.4.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ – KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG1074.4.1.Đánh giá kết quả1074.4.1.1.Mô hình nuôi giun1074.4.1.2.Mô hình ủ phân1074.4.2.Khả năng nhân rộng1084.4.2.1.Tính ứng dụng1084.4.2.2.Tính kinh tế1084.4.2.3.Tính xã hội và nhân văn109KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ110KẾT LUẬN110KIẾN NGHỊ112TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách và xu thế tất yếu của toàn cầu, Việt Nam trong tiến trình hội nhập, phát triển đã và đang tích cực hưởng ứng xu thế này. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, trong những năm qua đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản phát luật của Nhà nước được ban hành; nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện và thu được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Trong số đó, phải kể đến “Dự án Năng suất xanh tại cộng đồng” do Tổ chức Năng suất Châu Á – Asian Productivity Organization (APO) hỗ trợ Trung tâm Năng suất Việt Nam – Vietnam Productivity Center (VPC) thực hiện từ năm 1998 đến năm 2003 tại 81 làng thuộc 21 tỉnh thành trong cả nước, đã mang lại nhiều kết quả ý nghĩa, giúp tăng năng suất nông nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội trong khi vẫn duy trì bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các mô hình Năng suất xanh (NSX), qua đó làm giảm tác động đến môi trường từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một trong số những địa phương đã góp phần làm nên thành công của chương trình là huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh. Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, với vị trí địa lý nằm ở đầu nguồn các dòng chảy mặt và ngầm, diện tích tự nhiên 43.496,49 ha, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ huyện đóng vai trò là vùng nông nghiệp khá lớn (24.010 ha), chiếm gần 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố (tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 48.183 ha – theo kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của thành phố đến năm 2015). Do đó, huyện Củ Chi là khu vực sản xuất nông nghiệp trung tâm và trong tương lai là nơi có tiềm năng to lớn để phát triển nền nông nghiệp đô thị theo chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ – UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân Thành phố). Theo đó, các mô hình Năng suất xanh đã thực hiện tại địa phương là nền tảng vững chắc hướng người dân vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp theo hình thức phát triển bền vững, chú trọng sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường trong sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng áp dụng các mô hình Năng suất xanh tại huyện Củ Chi, tạo cơ sở cho việc nhân rộng các mô hình này. Trước tình hình trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh” được 1 thực hiện với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện và nhân rộng các mô hình Năng suất xanh trên toàn địa bàn huyện Củ Chi, sao cho đẩy nhanh tiến trình phát triển nền nông nghiệp đô thị, kết hợp tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội với bảo vệ môi trường; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn huyện Củ Chi nói riêng và góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định và đánh giá tiềm năng ứng dụng các mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh. - Đề xuất xây dựng một số mô hình Năng suất xanh thích hợp tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu cần thực hiện gồm: 1) Thu thập tài liệu, thông tin (Tổng quan tài liệu): - Thu thập tài liệu, thông tin về Năng suất và Năng suất xanh. - Thu thập tài liệu, thông tin về hiện trạng áp dụng Năng xuất xanh trên Thế Giới và tại Việt Nam. - Thu thập tài liệu, thông tin về khu vực nghiên cứu (huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh): + Điều kiện tự nhiên; + Điều kiện kinh tế – xã hội; + Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội. 2) Điều tra, khảo sát khu vực nghiên cứu: - Điều tra, khảo sát các loại hình sản xuất nông nghiệp điển hình tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi. - Điều tra, khảo sát hiện trạng áp dụng các mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi. 3) Đánh giá tiềm năng ứng dụng các mô hình NSX tại khu vực nghiên cứu. 4) Đề xuất giải pháp cải tiến các mô hình NSX cũ tại khu vực nghiên cứu. 5) Đề xuất xây dựng một số mô hình NSX mới tại khu vực nghiên cứu. 6) Xây dựng thực nghiệm mô hình NSX đã đề xuất. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các mô hình Năng suất xanh trên địa bàn huyện Củ Chi. - Khu vực nghiên cứu: Huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 22/09/2011 đến ngày 31/12/2011. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp tham khảo tài liệu Tham khảo các tài liệu về Năng suất xanh của Việt Nam và Thế Giới. 5.2. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, phù hợp với nội dung luận văn. 5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát Điều tra, khảo sát thực tế các loại hình sản xuất nông nghiệp điển hình và các mô hình Năng suất xanh tại huyện Củ Chi. 5.4. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu Thu thập các số liệu liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp và việc thực hiện các mô hình Năng suất xanh tại huyện Củ Chi. Tổng hợp và xử lý tất cả số liệu có được. 5.5. Phương pháp lựa chọn, phân tích, đánh giá số liệu Chọn lựa các số liệu điển hình, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và nội dung của luận văn. Phân tích, đánh giá các số liệu đó. 5.6. Phương pháp tham vấn cộng đồng Thực hiện tham vấn cộng đồng để đánh giá chính xác tiềm năng ứng dụng các mô hình Năng suất xanh tại huyện Củ Chi. 5.7. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của Thầy Cô hướng dẫn và ý kiến của các cán bộ quản lý tại địa phương để có được kết quả báo cáo tốt nhất. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN 3 - Ý nghĩa khoa học: Bước đầu tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng và ứng dụng thực tế một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh. - Ý nghĩa thực tiễn: + Tính ứng dụng: Các mô hình Năng suất xanh áp dụng hiệu quả cho khu vực nông thôn với nền kinh tế sản xuất nông nghiệp chủ đạo. + Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường: Việc xây dựng và ứng dụng rộng rãi một số mô hình Năng suất xanh tại khu vực nông thôn huyện Củ Chi sẽ góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; từ đó nâng cao chất lượng môi trường, thúc đẩy tăng năng suất giúp cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư tại địa phương. Ngoài ra, còn phát huy sự chủ động tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo tại chính địa phương mình. CHƯƠNG 1 4 TỔNG QUAN VỀ NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT XANH 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NĂNG SUẤT Năng suất là một khái niệm rộng. Theo thời gian, trải qua quá trình phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đi đôi với sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống con người, có rất nhiều cách tiếp cận cũng như có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về năng suất. Do đó, các tổ chức và cá nhân có thể hiểu năng suất theo nhiều quan điểm từ nhiều góc độ khác nhau. 1.1.1. Khái niệm năng suất theo góc độ kỹ thuật Thông thường, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập đến hai khía cạnh: khía cạnh đầu vào và đầu ra. Theo cách tiếp cận mới, năng suất được định nghĩa là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra đó. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế – xã hội. - Đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất – kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. - Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý. Người ta có thể khái niệm năng suất dưới dạng công cụ đo lường theo khía cạnh kỹ thuật, nghĩa là biểu thị khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để sản xuất ra đầu ra mong muốn, nhờ đó cũng phản ánh được những thay đổi của năng suất. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra trở ngại nếu đầu vào và đầu ra được xem xét về định lượng bỏ qua khía cạnh chất lượng. Để khắc phục vấn đề này, khái niệm về năng xuất như một khái niệm xã hội rộng được giới thiệu. 1.1.2. Khái niệm năng suất theo góc độ xã hội Năng suất không chỉ đơn thuần là một khái niệm kỹ thuật thu hẹp. Nó cũng là một khái niệm xã hội. Nó có thể được tóm tắt như sau: “Năng suất còn được hiểu là một tư duy hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể. Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay”. (Trích từ "Khái niệm Năng suất và các Mục tiêu” – Trung tâm Quốc gia – Ban thư ký của Tổ chức Cơ quan Năng suất, Paris – ngày 26 tháng 8 năm 1958) 5 1.1.3. Khái niệm năng suất theo góc độ kinh tế Năng suất cũng có thể được xem xét như khả năng tạo ra giá trị nhiều hơn cho khách hàng. Đối với nhiều tổ chức kinh doanh, mục tiêu kinh tế và cơ sở cho sự tồn tại là tạo ra giá trị, lợi ích kinh tế cho tất cả (cả nhân viên, quản lý, chính phủ và các bên liên quan khác) được đo bằng giá trị gia tăng mà có thể đến từ sự gia tăng đầu vào hoặc cải tiến năng suất. Trong hầu hết các trường hợp, tăng giá trị gia tăng đạt được thông qua việc mở rộng vốn và lao động. Tuy nhiên, một mô hình năng suất tăng trưởng theo định hướng, phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên và tính ưu việt đầu ra trên thị trường, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Do đó, tăng trưởng bền vững lâu dài trong nền kinh tế không thể phụ thuộc vào một chiến lược mở rộng duy nhất. 1.1.4. Khái niệm năng suất theo góc độ quản lý Từ góc độ quản lý, năng suất được đánh đồng với năng lực và hiệu quả. Năng lực và hiệu quả là cả hai mối quan tâm về quản lý để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ mong muốn được thực hiện đúng cách theo thời gian. Khái niệm về năng suất từ góc độ quản lý cung cấp một định nghĩa để quản lý và nâng cao năng suất ở các cấp độ vi mô và tổ chức. 1.1.5. Khái niệm năng suất theo góc độ tích hợp Là một khái niệm tích hợp, năng suất có thể được xem xét theo hai cách: như là một mục tiêu và như một phương tiện. Năng suất là một mục tiêu được giải thích bằng khái niệm xã hội về năng suất. Năng suất như một phương tiện được giải thích bằng khái niệm kinh tế, kỹ thuật và quản lý năng suất. Kinh nghiệm cho thấy rằng các công ty và nền kinh tế phải đối mặt với một cuộc đua từ các nước khác cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự hoặc thậm chí tốt hơn. Do đó, một lựa chọn tốt hơn cho các công ty này là một chiến lược dài hạn để phấn đấu cho một sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng năng suất, liên quan đến việc mở rộng lao động, vốn đầu vào và cải tiến chất lượng của các đầu vào. Trong số đó, các khía cạnh chất lượng của vốn và cải thiện lực lượng lao động sẽ được quan tâm hơn. 1.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA NĂNG SUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG 6 Nâng cao năng suất là một chiến lược phát triển quan trọng, nhưng bên cạnh nâng cao năng suất là một quá trình tác động liên tục đến môi trường, từ khâu khai thác tài nguyên cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất; khâu sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đến khâu thải bỏ của sản phẩm, hàng hóa. Do đó, có thể nói, tăng năng suất và suy thoái môi trường là hai quá trình diễn ra song song và tỷ lệ thuận với nhau; nếu các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh không chú ý xem xét đến hệ quả của quá trình tăng năng suất tác động đến môi trường thì vấn đề suy thoái môi trường sẽ trở thành một hiện trạng có thể nhìn thấy trước mắt. Hình 1.1 – Mối liên hệ tích cực giữa năng suất và môi trường Tăng năng suất được xem xét từ góc nhìn của bảo vệ môi trường thúc đẩy sự ra đời của khái niệm Năng suất xanh (NSX) – Green Productivity (GP). Qua đó, khái niệm về Năng suất xanh được rút ra từ sự tích hợp của hai chiến lược phát triển quan trọng: - Tăng năng suất. - Bảo vệ môi trường. Năng suất cung cấp một khuôn khổ cho cải tiến liên tục. Bảo vệ môi trường cung cấp nền tảng cho phát triển bền vững. Tính bền vững là tầm nhìn hay động lực cho NSX. 1.3. KHÁI NIỆM NĂNG SUẤT XANH 1.3.1. Khái niệm Năng suất xanh Nhận thức được giữa bảo vệ môi trường và các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải có một sự cân bằng mới, vào năm 1994, Tổ chức Năng suất Châu Á – Asian Productivity Organization (APO) đã sáng tạo ra thuật ngữ Năng suất xanh (NSX) – Green Productivity (GP). 7 Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Năng suất xanh được khái quát như sau: “Năng suất xanh là một chiến lược nhằm nâng cao năng suất mà vẫn bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững. Nó là sự ứng dụng các phương pháp kỹ thuật, công nghệ và hệ thống quản lý thích hợp để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với môi trường”. (Trích từ “Green Productivity Manual” – Asian Productivity Organization) NSX được áp dụng trong cả công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Nó có sự tác động qua lại giữa các hoạt động kinh tế và phát triển cộng đồng. Mặt khác, NSX đóng vai trò là bộ phận cộng đồng trong việc nhận thức và bảo vệ môi trường. Với cơ cấu này, Tổ chức Năng suất Châu Á đặc biệt quan tâm tới những nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động tối đa các nguồn lực nhằm tăng năng suất và bảo vệ môi trường. 1.3.2. Mục tiêu của Năng suất xanh Mục tiêu tổng thể của Năng suất xanh là: - Nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận; - Bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững. 1.3.2.1. Mục tiêu về năng suất - Nâng cao năng suất; - Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…; - Nâng cao hiệu quả lao động; - Cải tiến liên tục; - Tăng lợi nhuận. 1.3.2.2. Mục tiêu về môi trường - Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; - Bảo vệ tính đa dạng sinh học; - Giảm thiểu, phòng ngừa ô nhiễm; - Duy trì chất lượng môi trường; - Đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. 1.3.3. Lợi ích của Năng suất xanh Áp dụng NSX sẽ mang lại lợi ích trực tiếp và lâu dài cho tất cả các bên liên quan. 8 1.3.3.1. Đối với doanh nghiệp - Giảm chất thải thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; - Giảm các tác động đến môi trường thông qua việc giảm thiểu, phòng ngừa ô nhiễm; - Tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của Chính Phủ; - Nâng cao hình ảnh trước công chúng; - Tăng lợi thế cạnh tranh; - Tăng lợi nhuận. 1.3.3.2. Đối với nhân viên - Mở rộng sự tham gia của nhân viên vào quá trình sản xuất; - Tăng khả năng chia sẻ giá trị gia tăng cho nhân viên; - Cải thiện sức khỏe của nhân viên và môi trường nơi làm việc; - Nâng cao chất lượng công việc. 1.3.3.3. Đối với người tiêu dùng - Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; - Giá cả hợp lý; - Giao hàng đúng lúc. 1.4. NGUYÊN TẮC NĂNG SUẤT XANH Khái niệm NSX được Tổ chức Năng suất Châu Á phát triển ban đầu ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp, do đó các nguyên tắc NSX cũng mang bản chất của lĩnh vực này. NSX hoạt động có hệ thống theo từng bước trong phương pháp luận được phát triển. Những nguyên tắc của NSX đã được tích hợp trong sự phát triển của phương pháp luận, cho phép việc thực hành NSX giữ đúng với tinh thần của các nguyên tắc này. Các nguyên tắc của NSX được rút ra từ hai khía cạnh: năng suất và môi trường. Một số lượng lớn các nguyên tắc này đã được hướng dẫn trong quản lý môi trường và thực tiễn cải thiện năng suất. 1.4.1.1. Nguyên tắc liên quan đến khía cạnh môi trường 9 Nguyên tắc liên quan đến khía cạnh môi trường bao gồm các nguyên tắc về sinh thái: - Trách nhiệm; - Người gây ô nhiễm phải trả; - Cách tiếp cận phòng ngừa. Trách nhiệm quy định các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với các bên liên quan, thông thường trong luật họ chịu trách nhiệm về quản lý. Tuy nhiên, các bên liên quan khác như các nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng nói chung cũng là tất cả các đối tượng có trách nhiệm cho những hành động và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Người gây ô nhiễm phải trả quy định nhiệm vụ chi trả chi phí làm sạch môi trường cho người gây ô nhiễm. Các thực thể tạo ra các thiệt hại cho môi trường sẽ bị trừng phạt và chịu trách nhiệm khắc phục môi trường bị hư hỏng. Nguyên tắc này là cơ sở của hình phạt và hệ thống thuế ô nhiễm. Đây là một dạng của hình thức xử lý cuối đường ống, công nghệ mới cho phép giảm thiểu tại nguồn. Nguyên tắc phòng ngừa ủng hộ cách tiếp cận thận trọng, chủ động và có sự định liệu trước. Nó thường được áp dụng trong các tình huống khi tác động của một sự kiện là lâu dài và khó khăn. Phòng chống ô nhiễm, sản xuất sạch hơn và giảm thiểu tại nguồn đều dựa trên nguyên tắc phòng ngừa của bảo vệ môi trường. 1.4.1.2. Nguyên tắc liên quan đến khía cạnh năng suất Nguyên tắc liên quan đến khía cạnh năng suất bao gồm: - Lợi nhuận; - Lợi thế cạnh tranh; - Nhân dân xây dựng. Lợi nhuận là nền tảng của bất kỳ doanh nghiệp nào, lợi nhuận đạt được có thể thông qua cách tiết kiệm nguyên liệu bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, cải thiện năng suất, chất lượng hàng hóa. NSX công nhận tầm quan trọng của nguyên tắc này, đối với bất kỳ hình thức hoạt động kinh tế nào, để có thể phát triển bền vững, lợi nhuận là một thành phần thiết yếu. Lợi thế cạnh tranh là điều cần thiết cho các doanh nghiệp để thiết lập và duy trì một vị trí trên thị trường. Nguyên tắc này nhấn mạnh sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả và trong trường hợp của NSX là thân thiện với sinh thái. Trong việc thực 10 [...]... Bắc : giáp huyện Bến Cát, Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương - Tây và Tây Nam : giáp huyện Đức Hoà – tỉnh Long An - Phía Nam : giáp huyện Hóc Môn – TP .Hồ Chí Minh : giáp với huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh Hình 2.1 – Bản đồ hành chính huyện Củ Chi Củ Chi nằm ở vị trí quan trọng trong chi n lược an ninh quốc phòng của thành phố, có căn cứ Đồng Dù, Địa đạo Củ Chi, Quốc lộ 22 chạy qua, Củ Chi là huyện nối... liệu Năng suất xanh – website Tổng Cục Môi Trường) 31 Trong suốt thời gian thực hiện Dự án, nhiều mô hình NSX đã được ứng dụng hiệu quả, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, cụ thể là sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư vùng nông thôn Việt Nam Bảng 1.4 – Các mô hình Năng suất xanh được áp dụng tại cộng đồng Việt Nam CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT CÁC MÔ HÌNH NĂNG SUẤT XANH. .. TẾ – XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI – TP.HỒ CHÍ MINH 35 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc của TP .Hồ Chí Minh, cách thành phố 45km, diện tích tự nhiên 43.496,49 ha, với tọa độ địa lý như sau: - Từ 106o21’22’’ đến 106o39’56’’ kinh độ Đông; - Từ 10o54’28’’ đến 10o09’30’’ vĩ độ Bắc Ranh giới hành chính của huyện như sau: - Phía Bắc - Đông và. .. dụng lần đầu tiên tại Việt Nam cũng thông qua Dự án điểm NSX của APO Qua đó, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã thực hiện Chương trình điểm Năng suất xanh – Green Productivity Demonstration Program (GPDP) với sự hỗ trợ của APO Chương trình này nằm trong “Dự án Năng suất xanh tại cộng đồng” được thực hiện và phát triển qua ba giai đoạn: GPDP năm 1998 – 1999, GPDP năm 1999 – 2000, GPDP năm 2000 – 2003 tại. .. XANH Xây dựng các chuồng nuôi lợn hợp vệ sinh Xây dựng các cơ sở nuôi bò tập trung Ô nhiễm chất thải của động vật Xây dựng các hầm Biogas Xây dựng các túi ủ khí Biogas bằng nilon Mô hình ủ phân Compost Xây dựng các nhà xí hợp vệ sinh tại hộ gia đình Ô nhiễm chất thải của người Xây dựng các nhà xí công cộng Xây dựng các nhà xí kết hợp với hầm Biogas Cải thiện hệ thống giếng nước Lắp đặt hệ thống lọc –. .. được hiệu quả thực hiện theo một số mục tiêu, sử dụng kèm theo nhiều tiêu chí Các bước thực hiện biểu đồ Mạng nhện: Bước 1: Lựa chọn các thành viên của nhóm cải tiến năng suất – chất lượng Bước 2: Lựa chọn và xác định tiêu chí; có thể từ 5 đến 10 tiêu chí Bước 3: Vẽ một vòng tròn với những nan hoa, mỗi nan hoa được tương ứng với một tiêu chí Tâm của vòng tròn đánh số 0 – tức là chưa thực hiện được... động đến môi trường thông qua thiết kế tốt hơn chứ không phải là việc giải quyết hậu quả sau đó Thiết kế môi trường sẽ giúp tổ chức giảm chi phí sản xuất một cách toàn diện thông qua tận dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu các tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường 1.8 HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG NSX TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.8.1 Hiện trạng áp dụng Năng suất xanh trên... vật Cải thiện đường giao thông nông thôn để vận chuyển chất thải rắn Xây dựng các bãi chôn lấp Sử dụng không Xây dựng các bếp lò sử dụng năng lượng hiệu quả 33 hiệu quả nhiên liệu cho nấu nướng Trồng nấm Nuôi giun Nuôi chim bồ câu Nuôi ếch Nuôi heo Nuôi ong ở qui mô hộ gia đình Thay đổi giống bò nuôi Thu nhập thấp Xây dựng lò nung cải tiến cho chế biến sản phẩm nông nghiệp Mô hình trồng lúa kết hợp với... tiến năng suất và môi trường mà còn hỗ trợ tạo ra môi trường làm việc tốt hơn Do đó, 3Rs có ý nghĩa cả với khía cạnh cải tiến năng suất và khía cạnh cải tiến môi trường Chúng có thể giúp chúng ta khi triển khai chương trình quản lý chất thải hoặc lãng phí hoặc khi muốn nâng cao hiệu lực của các quá trình kinh doanh 1.7.2.2 Thu hồi và tái chế tại chỗ Thu hồi và tái chế tại chỗ nghĩa là các dòng thải năng. .. rò rỉ năng lượng hoặc tiêu hao năng lượng trong tổ chức Các hoạt động bao gồm: - Chuyển hóa năng lượng: giảm thiểu sự chuyển hóa năng lượng thừa hoặc thiết kế lại để thu lợi từ chuyển hóa năng lượng; - Bảo toàn năng lượng: tránh việc tiêu hao năng lượng trong quá trình chuyển hóa; - Sử dụng năng lượng: cải tiến hiệu quả của thiết bị sử dụng năng lượng và cách thức sử dụng năng lượng; - Phục hồi năng

Ngày đăng: 19/08/2014, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan