Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành văn học

56 6.1K 9
Khóa luận tốt  nghiệp chuyên ngành văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên, tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Lý luận văn học và ThS. Phùng Gia Thế - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô! Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010 Tác giả khóa luận Giang Thị Bến Giang Thị Bến 1 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010 Tác giả khóa luận Giang Thị Bến Giang Thị Bến 2 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của khóa luận 8 7. Bố cục của khóa luận 9 NỘI DUNG 10 Chương 1: Khái quát về giọng điệu và giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 10 1.1. Khái quát về giọng điệu trong nghiên cứu lý luận văn học 10 1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ 10 1.1.2. Khái niệm giọng điệu 11 1.1.3. Cơ sở của giọng điệu 13 1.1.4. Vai trò của giọng điệu 13 1.1.5. Giọng điệu và ngữ điệu 18 1.1.6. Giọng điệu và nhịp điệu 19 1.1.7. Giọng điệu và nhạc điệu 20 1.2. Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 20 Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 26 Giang Thị Bến 3 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.1. Các giọng chủ âm 27 2.1.1. Giọng giễu nhại 27 2.1.2. Giọng xót xa, cay đắng 32 2.1.3. Giọng triết lý, suy tư 34 2.2. Những sắc điệu 38 Chương 3: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng tạo Nguyễn Việt Hà 41 3.1. Đôi điều về cá tính sáng tạo và vai trò của giọng điệu với việc hình thành cá tính sáng tạo nhà văn 41 3.2. Vai trò của giọng điệu trong việc biểu hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà văn 45 3.3. Vai trò của giọng điệu trong việc thống nhất các yếu tố cấu trúc tác phẩm và làm chúng phát lộ ý nghĩa 48 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 Giang Thị Bến 4 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giọng điệu là yếu tố quan trọng thuộc tổ chức nghệ thuật của tác phẩm, một trong những nhân tố quan trọng tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm và góp phần hình thành phong cách nhà văn. Bạn đọc nhớ về nhà văn trước hết là nhớ đến những nét riêng có, độc đáo trong giọng điệu của nhà văn. Nghiên cứu văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng cần đặt giọng điệu lên vị trí cần quan tâm hàng đầu. 1.2. Tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt, trung tâm của đời sống văn học hiện đại. Đối sánh với các thể loại khác, tiểu thuyết có nhiều ưu thế trong việc phản ánh sự phong phú, sinh động của đời sống khách quan. Có nhiều hướng khác nhau để tiếp cận thể loại này. Khai thác từ phương diện giọng điệu cũng là một hướng đi hợp lý để nhận diện tiểu thuyết, nhận biết cách cảm, cách nghĩ, quan điểm của nhà văn về cuộc sống, từ đó thấy được những đóng góp của tác giả về phương diện này với nền văn học dân tộc. 1.3. Nguyễn Việt Hà là nhà văn đương đại nổi tiếng. Dù còn một số điểm chưa thống nhất, song cơ bản các ý kiến về Nguyễn Việt Hà đều thừa nhận những cách tân mới mẻ trong sáng tác của ông, đặc biệt ở lĩnh vực tiểu thuyết. Có thể nói, chính từ tiểu thuyết mà những nét chính trong cá tính sáng tạo của nhà văn dần được xác lập, và trong sự thiết tạo cá tính nhà văn, giọng điệu là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Giang Thị Bến 5 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.4. Việc chọn và thực hiện đề tài này, theo tác giả khóa luận, còn mang những ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng khác. Trước hết, đó là sự cập nhật thông tin trong nhà trường ĐHSP về một hiện tượng văn xuôi đang được đông đảo bạn đọc quan tâm, và qua đó góp phần khắc phục một phần sự chia cắt giữa văn học nhà trường với đời sống văn học đương đại phức tạp, luôn đặt ra nhiều thách thức mới cho người nghiên cứu. Thứ hai, việc thực hiện đề tài trên cũng là dịp để người viết học tập, rèn luyện, trau dồi kĩ năng nghiên cứu (cả về thao tác và tư duy) trong phân tích tác phẩm văn học, từ đó, góp phần phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy văn học sau này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín quan tâm tới sáng tác của ông ở một số khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu trong số đó là các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Trần Văn Toàn, Nguyễn Chí Hoan, Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà” đã cắt nghĩa tác phẩm trên ba tiêu điểm: “Những khái quát xanh rờn”, “Những mẫu người lập thân lập nghiệp lý thú”, “Chủ đề văn hóa tôn giáo trong Cơ hội của Chúa”. Trên cơ sở đó, ông đã khẳng định cái mới của tiểu thuyết chủ yếu trên bình diện nghệ thuật [360 – books.com, Cơ hội của Chúa, tháng 5/2010]. Trong bài “Cơ hội của Chúa: từ nhật kí đến hậu trường văn học”, nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi đã ghi nhận những cách tân về hình thức của Nguyễn Việt Hà, đặc biệt ở phương diện trần thuật. [360 – books.com, Cơ hội của Chúa, tháng 5/2010]. Giang Thị Bến 6 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Trần Văn Toàn, từ góc nhìn tự sự học, trong bài “Tự sự trong Cơ hội của chúa, cách tân và giới hạn” đã phân tích những điểm mới và những chỗ chưa đạt trong “Cơ hội của chúa”: “Cồn cào và đầy ắp những cách tân, song những điều mà Nguyễn Việt Hà làm được chưa nhiều. Phần lớn chúng còn là những đề án cho tương lai” [360 – books.com, Cơ hội của Chúa, tháng 5/2010]. Về tiểu thuyết “Khải huyền muộn”, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan đã phân tích rõ nét những điểm độc đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và coi đây là cuốn tiểu thuyết “đầu tiên trong văn chương nước nhà xuất hiện một cuốn tiểu thuyết về chính nó, đúng hơn là trình bày nó như một văn bản nhiều tầng lớp đang trở thành cái mà nó tự ý thức là một cuốn tiểu thuyết” [360 – books.com, tháng 5/2010]. Bình luận về “Khải huyền muộn”, các nhà văn Trung Trung Đỉnh, Lê Thiết Cương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Chí Hoan cơ bản đều ghi nhận những đóng góp, những cách tân mới mẻ ở bình diện hình thức của tác phẩm này [360 – books.com, tháng 5/2010]. Ngoài ra, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn là đối tượng phân tích trong một số bài tổng quan về tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986. Có thể thấy, dù chưa có công trình nghiên cứu quy mô, khảo sát kỹ lưỡng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, song do tính chất mới mẻ về nghệ thuật và ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong đó mà các sáng tác của Nguyễn Việt Hà đã được khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Trong các bài viết trên đây, phương diện giọng điệu, phương diện mà chúng tôi cho là yếu tính làm nên diện mạo tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà lại chưa được quan tâm thỏa đáng và đặt ở vị trí xứng đáng. Tóm lại, phân tích các bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi nhận xét, dù đã có những lí giải thuyết phục về cái mới trong tiểu thuyết Giang Thị Bến 7 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Việt Hà, song chưa có bài viết nào nghiên cứu riêng về giọng điệu trần thuật, và theo đó, cũng chưa ai chỉ rõ được đặc điểm và những nét đặc sắc trong giọng điệu tiểu thuyết của ông. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận 3.1. Mục tiêu của khóa luận: Chỉ ra những đặc điểm cơ bản và sự độc đáo trong giọng điệu trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. 3.2. Nhiệm vụ của khóa luận: Học tập được những lý luận cơ bản về giọng điệu và về cá tính sáng tạo của nhà văn. Phân tích những nét mới ở phương diện giọng điệu, cung cấp cho độc giả cái nhìn sâu hơn về giá trị tác phẩm, thấy được một phần cá tính sáng tạo Nguyễn Việt Hà. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, chúng tôi khai thác các sáng tác văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà, tập trung vào hai tiểu thuyết, cũng là hai dấu ấn quan trọng nhất của cây bút này tính đến thời điểm hiện nay. Hai tiểu thuyết được khảo sát gồm: “Cơ hội của Chúa”, Nxb. Văn học, 2001. “Khải huyền muộn”, Nxb. Văn học, 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống 5.2. Phương pháp so sánh hệ thống 5.3. Phương pháp thống kê – so sánh 5.4. Phương pháp lịch sử - chức năng 6. Đóng góp của khóa luận Giang Thị Bến 8 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu đi sâu khám phá tiểu thuyết từ phương diện giọng điệu nhằm hệ thống hóa kiến thức về giọng điệu văn chương với tư cách một thuật ngữ khoa học; nêu bật đặc điểm giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà từ các giọng điệu chủ âm đến các sắc điệu; chỉ ra vai trò quan trọng của giọng điệu đối với việc hình thành cá tính sáng tạo của Nguyễn Việt Hà. 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận bao gồm các phần: thủ tục, mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung của khóa luận được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về giọng điệu và giọng điệu tiểu thuyết trong Văn học Việt Nam từ sau 1986. Chương 2: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà. Chương 3: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản hình thành cá tính sáng tạo Nguyễn Việt Hà. Giang Thị Bến 9 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ GIỌNG ĐIỆU VÀ GIỌNG ĐIỆU TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1986 1.1. Khái niệm giọng điệu trong nghiên cứu lý luận văn học 1.1.1. Từ ngữ, thuật ngữ Giọng điệu là một phạm trù quan trọng của thi pháp học hiện đại, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật, yếu tố cơ bản cấu thành và khu biệt đặc trưng phong cách của mỗi một nhà văn, mỗi một khuynh hướng sáng tác. Bàn về giọng điệu, có nhiều ý kiến phong phú: Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Ngôn ngữ khi bàn về “giọng” và “giọng điệu” đã xác định: Giọng: 1. Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát. Giọng ồm ồm. Hạ thấp giọng. Có giọng nói dễ nghe. Luyện giọng. 2. Cách phát âm riêng của một địa phương. Bắt chước giọng miền Trung. Nói giọng Huế. 3. Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định. Nói bằng giọng dịu dàng, âu yếm. Lên giọng kẻ cả. Giọng văn đanh thép. Ăn nói lắm giọng (cứ thay đổi ý kiến luôn). 4. Gam đã xác định âm chủ. Giọng pha Giọng điệu: Giang Thị Bến 10 K32D – Ngữ văn [...]... điểm của mình về văn chương và văn chương đương đại: “Xác chữ muôn đời chỉ là xác chữ” [8, 339]; văn Giang Thị Bến 35 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp chương bị lặp lại đáng sợ như văn chương nhạt nhẽo” [8, 341], văn chương là cái bị dùng theo thời thế, nhẹ thì bóp méo, nặng thì xuyên tạc chữ nghĩa về bản chất vốn đã sẵn sàng đạo đức giả ” [8, 342] Văn chương là một... trong văn xuôi thời kỳ đổi mới nói chung và tiểu thuyết nói riêng từ sau 1986 tiến gần hơn về sự “đa thanh”, phức điệu Giang Thị Bến 25 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2 GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN VIỆT HÀ Theo M Bakhtin, sự phát triển văn học, sự thay đổi vị trí thể loại là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên tấn kịch phát triển của văn học. .. đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [13, 167] M.B Khrapchenko trong khi khẳng định vai trò quan trọng của giọng điệu với việc thể hiện phong cách nhà văn còn nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa giọng điệu với các yếu tố cấu thành tác phẩm văn học: “Việc móc Giang Thị Bến 14 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp nối tư liệu, việc... 18 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.6 Giọng điệu và nhịp điệu Nhịp điệu là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm mạnh, nhẹ theo những trật tự, cách thức nhất định “bài thơ có nhịp điệu thanh thoát”, “giàu chất nhạc” [22, 540] “Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Nhịp điệu là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên... Trong tác phẩm văn học, khi khảo sát các yếu tố này, lẽ tất nhiên phải luôn nhìn nhận chúng trong sự vận động, tương tác và tương hợp lẫn nhau, đặt chúng trong mối quan hệ của sự toàn vẹn và thống nhất của một chỉnh thể nghệ thuật 1.2 Khái quát về giọng điệu trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 Giang Thị Bến 20 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nền văn học Việt Nam... nét độc đáo riêng Điều cơ bản của nét độc đáo ấy là vấn đề giọng điệu Chưa nói riêng về giọng điệu tiểu thuyết trong văn học sau 1986, nhìn một cách đại thể về văn xuôi Việt Nam ta thấy: văn xuôi nước ta từ 1945 Giang Thị Bến 21 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu Bao trùm hầu khắp các sáng tác là giọng khẳng định, ngợi ca của... Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng điệu trong tác phẩm văn Giang Thị Bến 13 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp chương lại cung cấp những tri thức về một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học, một thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc... hề đơn điệu Nói như Khrapchenkô “Giọng điệu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác Giang Thị Bến 16 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp nhau” Trong ý kiến này, Khrapchenkô khẳng định: trong một tác phẩm văn học có sự xuất hiện của “giọng điệu chủ yếu” (hay còn gọi “giọng chủ đạo” giọng điệu cơ bản, xuyên suốt tac phẩm,... làm cave” [8, 240]; giới văn nghệ sĩ thì đổ đốn kiểu “nhạc sĩ ở Việt Nam nhiều người có tài đào luyện gái tơ thành gái đĩ” [8, 244] Giang Thị Bến 30 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Hội nghị là nơi luôn cần sự trang nghiêm, trang trọng lại trở thành địa bàn để các quan chức, đại biểu danh giá ngủ; lễ kết nạp hội viên hội nhà văn thì “mấy nhà văn nam hội viên cũ có... Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp cơ bản cấu thành hình thức văn học, tức nhìn giọng điệu bằng quan điểm hệ thống theo tinh thần thi pháp học 1.1.3 Cơ sở của giọng điệu Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, do đó nó không tồn tại ngẫu nhiên mà được hình thành trên những cơ sở nhất định Cơ sở chủ quan của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn (thể hiện ở lòng say mê . năm 2010 Tác giả khóa luận Giang Thị Bến Giang Thị Bến 1 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Giọng điệu. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được khóa luận này, tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên, tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn. tác phẩm văn học: “Việc móc Giang Thị Bến 14 K32D – Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp nối tư liệu, việc gắn những bộ phận riêng lẻ của nó (tác phẩm văn học) chỉ có

Ngày đăng: 19/08/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan