vấn đề công tác hệ thống hóa pháp luật ở việt nam hiện nay

8 1.3K 1
vấn đề công tác hệ thống hóa pháp luật ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện nay ,đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập WTO ,hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì việc tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc ,hoàn chỉnh ,thống nhất là một việc rất cần thiết .Để làm tốt việc đó ,công tác quan trọng lúc này là cần có sự rà soát ,hệ thống hóa lại hệ thống pháp luật .Trong phạm vi bài này ,tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về công tác hệ thống pháp luật với “vấn đề công tác hệ thống hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Tôi xin được trình bày những nội dung chính trong bài viết : I .Tìm hiểu chung về công tác hệ thống hóa pháp luật II .Thực trạng công tác hệ thống hóa ở nước ta III .Một số giải pháp Một quốc gia đương đại không được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển và hội nhập .Pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội ,vừa là thước đo trình độ phát triển của các thiết chế dân chủ đang tồn tại trong nội tại của một quốc gia .Do đó Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác hệ thống hóa phải được coi trọng . I .Tìm hiểu chung về công tác hệ thống hóa pháp luật Hệ thống hóa pháp luật là hoạt động nhằm chấn chỉnh luật ,đưa chúng vào một hệ thống nhất định .Công tác hệ thống hóa pháp luật cho phép các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự nhìn nhận tổng quát về pháp luật hiện hành ,phát hiện những quan điểm không phù hợp ,mâu thuẫn ,chồng chéo và những lỗ hổng của sự điều chỉnh pháp luật ,từ đó có biện pháp khắc phục ,hoàn thiện .Hệ thống hóa pháp luật còn góp phần nâng cao ý thức pháp luật ,thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân .Đặc biệt đối với hoạt động bảo vệ pháp luật .Sự sắp xếp có trình tự và hệ thống những quy phạm pháp luật cho phép các cơ quan có thẩm quyền (Nhà chức trách ) và các đơn vị ,cá nhân dễ dàng truy cứu ,tìm kiếm những quy phạm pháp luật cần thiết ,làm sáng tỏ tư tưởng của chúng và áp dụng được đúng đắn để giải quyết những vụ việc cụ thể .Thực tế cho thấy nếu không có công tác hệ thống hóa pháp luật hoặc việc thực hiện này còn yếu ,kém hiệu quả thì nó không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng ,các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói chung và mọi tầng lớp nhân dân trong tra cứu ,tìm kiếm văn bản mà quan trọng hơn là không thể khắc phục được những sự không phù hợp ,mâu thuẫn ,chồng chéo ,thậm chí cả những lỗ hổng của sự điều chỉnh pháp luật đối với các lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định . Hệ thống hóa pháp luật hướng tới các mục đích : 1,Tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối ,hoàn chỉnh ,thống nhất trong đó vai trò của các đạo luật ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự điều chỉnh các quan hệ xã hội . 2,Khắc phục tình trạng lỗi thời ,mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật . 3,Làm cho nội dung pháp luật phù hợp với những yêu cầu của đời sống ,có hình thức rõ ràng ,dễ hiểu ,tiện lợi cho việc sử dụng . Lý thuyết về hệ thống pháp luật là cơ sở cho công tác hệ thống hóa pháp luật .Sự lựa chọn phương hướng hệ thống hóa ,tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật theo nhóm ,trình bày chúng trong văn bản quy phạm pháp luật nào đó phụ thuộc vào việc nhận thức những vấn đề lý luận về hệ thống pháp luật .Những kiến thức về hệ thống pháp luật tạo ra khả năng tiến hành có cơ sở khoa học công tác hệ thống hóa nhằm hoàn thiện pháp luật . Khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa phân biệt hai hình thức hệ thống hóa pháp luật ,đó là :Tập hợp hóa và pháp điển hóa . Tập hợp hóa là hình thức thu thập và sắp xếp các văn bản pháp quy theo từng vấn đề (theo cơ quan ban hành ,theo thời gian ban hành ,theo cấp độ hiệu lực pháp lý ) thành tập luật lệ hiện hành .Các đặc trưng của hình thức hệ thống hóa này thể hiện ở một số điểm cơ bản sau : a,Hình thức sắp xếp này không làm thay đổi phạm vi hiệu lực của các văn bản đó .Trong tập luật lệ này ,các quy phạm ,các chương ,điều hoặc toàn bộ văn bản pháp quy được trích dẫn hoặc đưa vào toàn bộ theo nguyên bản .b, Sự liên kết các quy phạm được hệ thống hóa theo vấn đề không tạo nên chế định pháp lý mới mà chỉ dừng lại ở việc tập hợp hóa các văn bản theo vấn đề đó .Toàn bộ cấu trúc hình thức của mỗi quy phạm ,mỗi chương ,điều trong bản gốc quy phạm nào đó được đánh số thứ tự chương ,điều ,mục ,khoản như thế nào thì ở trong tập luật lệ hiện hành vẫn giữ nguyên thứ tự đó như trong bản gốc .c,Hình thức này không làm thay đổi nội dung ,không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm đã hết hiệu lực hoặc rõ ràng là mâu thuẫn với văn bản của cấp trên .d,Việc thực hiện hệ thống hóa này có thể do bất cứ cá nhân ,tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước thực hiện .Các cá nhân ,tổ chức ,cơ quan Nhà nước chỉ cần tập hợp ,thu thập văn bản ,tiến hành rà soát ,sắp xếp chúng theo vấn đề và sau đó quyết định xuất bản tập hệ thống hóa pháp luật hiện hành . Pháp điển hóa là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định ,loại bỏ những quy phạm lỗi thời ,mâu thuẫn ,mà còn chế định thêm những quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được phát hiện trong quá trình tập hợp văn bản ,sửa đổi các quy phạm hiện hành ,nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng Kết quả của công việc pháp điển là một văn bản quy phạm pháp luật ra đời .Đó là một bộ luật tương ứng với một nghành luật nhất định hay một bản điều lệ tập hợp các quy phạm cho một lĩnh vực nhất định ,trong đó các kết quả của nó là một văn bản pháp luật mới hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc rộng hơn về phạm vi điều chỉnh ,hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp hoặc đồng thời đạt được tất cả các yêu cầu đó .Như vậy ,khái niệm pháp điển hóa rất gần với khái niệm sáng tạo pháp luật( hay hoạt động xây dựng pháp luật ). Hai hình thức hệ thống hóa pháp luật trên là những công việc phức tạp ,tỉ mỉ ,đòi hỏi phải tiến hành phù hợp với những yêu cầu của kỹ thuật lập pháp .Kỹ thuật lập pháp bao gồm những quy tắc ,những phương pháp ,biện pháp khoa học xử lý tư liệu quy phạm và cấu tạo ,xây dựng dự án văn bản quy phạm pháp luật . II .Thực trạng công tác hệ thống hóa ở nước ta 2.1.Công tác pháp điển hóa Ở Việt Nam ,pháp điển hóa không phải bây giờ mới được thực hiện vì trong lịch sử nước ta, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam đã có các công trình mang tính chất pháp điển hóa ,như Bộ hình thư-thời nhà Lý(1010) ,Bộ Hình luật thư- thời nhà Trần ,Quốc triều hình luật- thời nhà Lê ,Bộ luật Gia Long- thời nhà Nguyễn .Nó chứng tỏ rằng ông cha ta đã nhận thức được pháp điển hóa là một công việc rất cần thiết cho một quốc gia ,một chế độ ,để đảm bảo cho một nền thịnh trị ở một quốc gia . Hiện nay chúng ta đã có hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ như :Bộ luật Dân sự ,Bộ luật Hình sự ,Bộ luật Lao động , (những văn bản này đã được sửa đổi ,bổ sung ,hoặc thay đổi ít nhất một lần ) là những công trình mang tính chất pháp điển hóa rất cao .Xét cho cùng ,các văn bản của Quốc hội ,Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nhưng không phải chỉ do mình Quốc hội quyết định mà phải trải qua một quá trình trong đó ,có sự tham gia bắt đầu từ người đưa ra ý tưởng ,các cơ quan tham mưu cho Quốc hội trong giai đoạn soạn thảo ,thẩm tra ,các cơ quan thực thi và cả của những đối tượng chịu sự tác động của văn bản . Mặc dù vậy ,hệ thống của chúng ta cũng còn không ít vấn đề .Chúng ta đã cố gắng để đáp ứng được các yêu cầu hội nhập ,để đủ luật vào WTO nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều .Hiện nay ,Việt Nam đã có Chiến lược lập pháp đến năm 2010,định hướng đến năm 2020. Hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn thiếu ,chưa đồng bộ ,chưa thống nhất ,còn mâu thuẫn ,chia cắt ,chồng chéo ,tính minh bạch trong hệ thống pháp luật chưa cao .Tôi xin được lấy ví dụ để làm rõ hơn nhận định trên :trong Bộ luật Hình sự với thông tư liên tịch số 02/TT-LT ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao ,Viện kiểm sát nhân dân tối cao ,Bộ Công An ,Bộ Tư Pháp hướng dẫn áp dụng đối với các tội xâm phạm sở hữu vẫn còn một số bất cập. Ở tội “Trộm cắp tài sản” a, Theo khoản 1 điều 138 BLHS ,một người chỉ bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên .Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 500.000 đồng thì phải có một trong các điều kiện sau :có tiền sự về hành vi chiếm đoạt tài sản ,có tiền án về tội chiếm đoạt tài sản ,gây hậu quả nghiêm trọng . Vấn đề vướng mắc ở đây là nếu tài sản bị chiếm đoạt là những thư đã qua sử dụng và là tài sản dấp dính ở mức định tội hoặc định khung hình phạt thì căn cứ vào đâu để xác định chính xác giá trị thực của nó ? Thông tư liên tịch số 02 đã không hướng dẫn vấn đề này. b, Về điểm c khoản 2 điều 138 “tái phạm nguy hiểm” còn nhiều tranh luận nhưng thông tư liên tịch số 02 cũng chưa có hướng dẫn .Cụ thể trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 500.000 đồng mà người chiếm đoạt “đã tái phạm” .nhưng cả hai tiền án đó đều không phải là tiền án về tội chiếm đoạt thì không phạm tội trộm cắp tài sản .Nhưng nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị trên 500.000 đồng lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 điều 138. Rõ ràng người tái phạm nguy hiểm là những người có nhân thân rất xấu ,khi thực hiện hành vi phạm tội phải bị xử lý về hình sự ,bất kể là tái phạm về loại tội gì .Do đó cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản dù giá trị dưới 500.000 đồng . Trường hợp đã tái phạm (2 tiền án ) nhưng chỉ một tiền án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc cả hai tiền án về tội chiếm đoạt mà lại trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng thì xử lý ra sao ? Không chỉ có BLHS mà còn rất nhiều điều ở các bộ luật khác không rõ ràng ,khúc chiết .Vì vậy, nếu không làm pháp điển hóa ,chúng ta sẽ không biết được văn bản nào thực sự đang điều chỉnh các hoạt động xã hội (Luật hay Thông tư ). Tức là chúng ta làm rõ những văn bản nào được ban hành không đúng thẩm quyền ,trái với Hiến pháp ,luật ,pháp lệnh ,nghị định( kể cả văn bản của cấp thấp nhất là cấp phường ,xã ).Pháp điển hóa là công việc để đảm bảo trật tự của hệ thống pháp luật . Ở Việt Nam ,công tác pháp điển hóa luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và trên thực tế đã đạt được một số thành tựu .Một trong những mục tiêu của Chiến lược lập pháp là phải làm tốt công tác pháp điển hóa .Tuy nhiên ,như tôi đã trình bày ,hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế ,khiếm khuyết .Cùng một lĩnh vực có rất nhiều văn bản ,do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành .Điều đó dẫn tới tình trạng nhiều lúc không biết vấn đề kết thúc ở đâu ,văn bản nào là chính và sẽ thực thi theo văn bản nào .Do đó ,đòi hỏi chúng ta phải làm công tác pháp điển hóa ,để góp phần làm cho hệ thống pháp luật được minh bạch ,đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân ,do dân và vì dân . 2.2.Công tác tập hợp hóa pháp luật Để thực hiện tốt công tác pháp điển hóa thì trước hết phải làm tốt công tác tập hợp hóa .Bởi lẽ tập hợp hóa không chỉ tạo cơ sở tiền đề cho công tác pháp điển hóa mà các “tuyển tập văn bản” theo từng nghành ,lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật này còn có ý nghĩa rất lớn giúp các cơ quan tư pháp tra cứu ,tìm kiếm văn bản trong quá trình thực thi pháp luật . Tuy nhiên ,cũng giống như pháp điển hóa ,công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa được quan tâm đúng mức ,việc tra cứu ,tìm kiếm văn bản vì thế gặp rất nhiều khó khăn .Thông thường thì việc khai thác văn bản được lấy từ những nguồn khác như : i,Công Báo do văn phòng Chính Phủ phát hành ,là ấn phẩm chính thức công bố văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương . Công báo thường đăng những văn bản có phạm vi hiệu lực rộng ,đối với nhiều chủ thể .Tuy vậy ,Công báo không phải là kết quả của công tác tập hợp hóa ,đó chỉ là hình thức công bố chính thức văn bản pháp luật .Hơn nữa Công báo vẫn chưa được phổ cập rộng rãi ;Công báo chủ yếu đăng văn bản pháp luật của Quốc hội ,Chủ tịch nước ,Chính Phủ ,các Bộ và cơ quan ngang Bộ .Đối với văn bản của các cơ quan tư pháp thì hầu như chỉ đăng tải các văn bản liên nghành ,còn văn bản của từng nghành còn hạn chế .Ngay cả trong trường hợp có đủ thì việc khai thác văn bản từ nguồn này cũng gặp khó khăn do số lượng văn bản rất lớn ,của tất cả các cơ quan ở Trung ương ,lại nằm rải rác ở nhiều số báo khác nhau theo thời gian ban hành văn bản ,không ít các văn bản đã được sửa đổi hoặc hết hiệu lực nhưng người xem thì không thể nắm được . ii.Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ,trên thị trường đang lưu hành khá nhiều loại đĩa CD về pháp luật ,mỗi đĩa CD tập hợp một số lượng lớn văn bản văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương từ những năm 1945 đến nay .Các đĩa CD về ưu điểm là dễ khai thác ,dễ tra cứu nếu biết sử dụng thành thạo máy vi tính .Nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế như :công nghệ thông tin là một lĩnh vực mới không phải ai cũng biết sử dụng ,hiện nay nhiều đơn vị vẫn chưa được trang bị máy vi tính .Hơn nữa ,trên thực tế các đĩa CD về pháp luật còn khá nhiều lỗi phần mềm và các lỗi ngôn ngữ (dấu chấm,dấu phẩy , ) rất dễ gây ra cách hiểu và cách vận dụng khác nhau .Cũng giống như Công báo ,đây chỉ là hình thức tập hợp thuần túy ,trong nhiều trường hợp chúng ta không dễ biết văn bản đó còn hay đã hết hiệu lực . iii. Một hình thức khác nữa là sự tập hợp hóa của các cá nhân ,đơn vị tự mình đứng ra tập hợp lại .Hình thức này sẽ đưa được pháp luật vào trong nhân dân nhanh hơn ,dễ dàng hơn .Song ở đây cũng bộc lộ khá nhiều nhược điểm : do một cá nhân ,đơn vị làm nên khó có thể tập hợp được hết các loại văn bản mà chỉ có các văn bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của người đứng ra làm mới được tập hợp ;để làm công việc này tốn rất nhiều công sức nên chất lượng của văn bản sẽ không được đảm bảo , Tất cả đều bộc lộ những yếu điểm của mình .Mà làm tốt tập hợp h óa thì pháp điển hóa mới đạt kết quả cao.Do đó ,chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác tập hợp hóa để pháp luật thuận tiện cho việc sử dụng,tra cứu pháp luật . III .Một số giải pháp Như trình bày ở trên thì các bạn đã biết được tầm quan trọng của hệ thống hóa pháp luật .Ở đây ,tôi xin được đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng công tác hệ thống hóa pháp luật : 1,Trong quá trình hệ thống hóa cần chú ý tới các nguyên tắc : i,đảm bảo tính hợp hiến ,hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật. ii,Không bỏ lọt văn bản trong quá trình rà soát ,hệ thống hóa .iii,nguyên tắc hệ thống hóa theo chuyên đề ,lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật ,theo thẩm quyền ban hành và theo trình tự thời gian . iiii,Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật . 2,Các cơ quan cần tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát ,hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật ở tất cả các nghành ,lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật ,từ đó sửa đổi ,bổ sung ,bãi bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi ,bổ sung ,bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp ,đồng thời ban hành mới các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật ,đáp ứng yêu cầu của công tác áp dụng pháp luật . 3,Trên cơ sở đó tập hợp toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan tư pháp và văn bản hướng dẫn thi hành BLHS ,BLDS , của các cơ quan Nhà nước có thầm quyền khác theo năm ban hành hoặc theo từng nghành luật (mỗi năm một tuyển tập ).Trong mỗi tuyển tập này bên cạnh việc đăng tải các văn bản hướng dẫn thi hành đang có hiệu lực pháp lý ,cũng cần dành một phần đăng thông tin về các văn bản đã hết hiệu lực pháp luật hoặc sửa đổi ,bổ sung và nội dung của các văn bản sửa đổi ,bổ sung đó . 4,Cần chú trọng xây dựng ,ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động pháp luật .Vì nó sẽ hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo theo dõi được toàn diện và thường xuyên thực trạng thi hành pháp luật trên cả nước để đề ra những quyết định phù hợp và kịp thời ,trong đó có cả việc điều chỉnh pháp luật nếu thấy cần thiết ;giảm bớt các công việc trùng lặp tốn kém về nhân lực ,thời gian ,chi phí trong quá trình điều tra ,thu thập ,xử lý thông tin ;tận dụng và phối hợp được tốt hơn các tiềm lực khoa học và trang thiết bị của các đơn vị liên quan ;là cầu nối để hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới . Trên đây ,tôi đã trình bày cho các bạn đôi nét về hệ thống hóa pháp luật với công tác hệ thống hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay .Việc hệ thống hóa pháp luật giúp cho hệ thống pháp luật của chúng ta thống nhất ,hoàn thiện hơn để bước vào một “sân chơi kinh tế mới”.Đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế chung ,hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa và quan trọng hơn là xây dựng được một Nhà nước pháp quyền của dân ,do dân và vì dân . Tài liệu tham khảo : - Giáo trình “Lý luận nhà nước và pháp luật”, trường Đại học Luật Hà Nội ,Nxb Công an nhân dân(2002) - Giáo trình “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” ,Khoa Luật –Trường Đại học Quốc Gia . - Tạp chí “Nhà nước và pháp luật”(2005) - Các trang web :www.nghiepvu.moj.gov.vn www.nguoidaibieu.com.vn www.vi.wikipedia.org . đôi nét về hệ thống hóa pháp luật với công tác hệ thống hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay .Việc hệ thống hóa pháp luật giúp cho hệ thống pháp luật của chúng ta thống nhất ,hoàn thiện hơn để. đề công tác hệ thống hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay . Tôi xin được trình bày những nội dung chính trong bài viết : I .Tìm hiểu chung về công tác hệ thống hóa pháp luật II .Thực trạng công. về hệ thống pháp luật tạo ra khả năng tiến hành có cơ sở khoa học công tác hệ thống hóa nhằm hoàn thiện pháp luật . Khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa phân biệt hai hình thức hệ thống hóa pháp

Ngày đăng: 18/08/2014, 06:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan